Market Sentiment là gì

Market Sentiment là gì? Đặc điểm về cảm tính thị trường

Sentiment là gì? Nó có phải là nguyên nhân khiến thị trường bị thay đổi? Nếu có thì tại sao nó có thể làm được điều đó? Làm sao để có thể giao dịch Market Sentiment với xác suất thành công cao? Nếu bạn đang thắc mắc về các câu hỏi này thì hãy đọc bài viết phía sau của sàn giao dịch Exness nhé. Mong rằng mọi thông tin dưới đây sẽ giúp ích được cho mọi người.

Khái niệm Market Sentiment là gì?

Trong thị trường tài chính, cụm từ Market Sentiment là thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với các nhà giao dịch. Market Sentiment còn được gọi là tâm lý thị trường hay cảm tính thị trường.

Thông qua Market Sentiment, chúng ta có thể biết được tâm lý của hầu hết các nhà giao dịch trong một khoảng thời gian. Điều này đồng nghĩa là chúng ta có thể biết được thị trường đang có diễn biến tâm lý ra sao. Market Sentiment được sinh ra ở cả hai thị trường ngoại hối và chứng khoán. Dựa vào những phán đoán tâm lý của bản thân, các nhà giao dịch sẽ đưa ra các phản ứng đối với thị trường. Tùy vào xu hướng thị trường tốt hay xấu mà Market Sentiment sẽ có những trạng thái khác nhau.

Market Sentiment indicator là gì?
Market Sentiment indicator là gì?

Thị trường tăng trưởng sẽ xuất hiện khi Market Sentiment có dấu hiệu lạc quan, tích cực. Ngược lại, thị trường tiêu cực sẽ được sinh ra khi Market Sentiment có dấu hiệu của sự bi quan. Tuy nhiên, thực tế thì Market Sentiment bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố. Ví dụ như như lãi suất của các ngân hàng, những thông tin sự kiện chính trị. Do đó, để có xác suất thành công cao hơn trong thị trường này bạn cần phải chuẩn bị những gì? Hãy luôn cập nhật tin tức một cách thường xuyên thông qua nhiều hình thức khác nhau. Từ đó có thể dự đoán được diễn biến tâm lý của thị trường. Ngoài ra, các trader cần phải luôn không ngừng nâng cao khả năng phân tích và đề ra những chiến lược riêng.

Ví dụ giải thích Market Sentiment là gì

Có một vài cuộc khảo sát về các yếu tố có thể tác động đến Market Sentiment. Thì hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tâm lý của người chơi chính là yếu tố tác động lớn nhất.

Ví dụ 1

Tại thời điểm hiện tại, bạn đang cảm thấy rất lo sợ về xu hướng thị trường trong tương lai. Trong đầu của bạn lúc nào cũng suy nghĩ xem liệu thị trường sẽ tăng hay giảm. Chính yếu tố tâm lý đó sẽ tác động nhiều đến những quyết định của bạn. Điều đó cũng sẽ kéo theo tâm lý thị trường biến động.

Ví dụ 1 về Market Sentiment là gì
Ví dụ 1 về Market Sentiment là gì

Ví dụ 2

Trong một giai đoạn xu hướng thị trường tăng, lúc này bên mua đang kiểm soát thị trường. Tuy nhiên trong trong thời gian này, xuất hiện nhóm các nhà giao dịch cảm thấy mình đang ở vị trí đu đỉnh. Điều đó có nghĩa là giá sẽ không thể nào tăng tiếp được nữa và có khả năng thị trường sắp đảo chiều. Với suy nghĩ như thế, họ quyết định bán sản phẩm này để giữ mức lợi nhuận hiện tại.

Vô tình thay, điều đó đã khiến cho xu hướng tăng của thị trường bị yếu đi và dần đảo chiều giá tăng sang giảm. Sau đó, khi mà lượng người bán đã trở nên quá nhiều và dư thừa khiến cho giá giảm sâu. Ngược lại, trong giai đoạn xu thế thị trường giảm, sẽ có thời điểm các trader cảm thấy mình đang ở vị trí chạm đáy. Chính vì thế lúc này các nhà giao dịch sẽ bắt đây mua lại sản phẩm đấy và khiến giá tăng lên. Như vậy, thị trường bắt đầu đi lên.

Ví dụ 2 về Market Sentiment là gì
Ví dụ 2 về Market Sentiment là gì

Đó chính là lý do mà giải thích tại sao Market Sentiment phụ thuộc rất lớn đến tâm lý của thị trường. Nếu như trong một khoảng thời gian, các trader có chung 1 một tâm lý thì khả năng cao thị trường sắp đảo chiều.

Tại sao Market Sentiment lại biến động thường xuyên?

Đã có bao giờ bạn thắc mắc rằng: Tại sao cùng chơi trên thị trường tài chính lại có người giàu nhưng cũng có người phá sản chưa? Thông thường, những người giàu họ sẽ luôn có khả năng phán đoán ra được tâm lý tiếp theo của thị trường là gì. Chính vì thế, họ sẽ thường đi trước được thị trường và khiến cho mức lợi nhuận họ thu vào sẽ cao hơn. Nếu như nói đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong thị trường tài chính thì quả là không sai. Vậy làm cách nào để các nhà đầu tư ấy có thể nhận biết được khi nào thị trường sẽ có tâm lý thay đổi? Sau đây, Exness sẽ đưa ra cho các bạn một vài nguyên nhân khiến cho thị trường biến động tâm lý.

  • Một sự kiện hay một số liệu nào đó được phát hành ra thị trường.
  • Sự thay đổi và biến động của một nền chính trị.
  • Các thông tin bất ngờ, chấn động được tung ra trên thị trường.

Trên thực tế, việc thực hiện giao dịch sẽ càng lớn khi mà thị trường càng có nhiều sự thay đổi. Do đó, việc nắm bắt được thị trường có cảm xúc ra sao là một điều cực kỳ quan trọng. Nếu như dự đoán được chính xác tâm lý của thị trường trong tương lai sẽ giúp bạn rất nhiều. Ví dụ như bạn sẽ có xác suất thành công cao và thu về một mức lợi nhuận không hề nhỏ.

Diễn biến tâm lý thị trường theo chu kỳ
Diễn biến tâm lý thị trường theo chu kỳ

Đặc điểm riêng của Market Sentiment là gì?

Ở nội dung này, Exness Việt Nam sẽ cung cấp cho các bạn những đặc điểm nổi bật của Market Sentiment. Thông qua đó, các bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn về diễn biến tâm lý của thị trường.

Đôi khi thông tin xảy ra sẽ không làm cho thị trường thay đổi

Có phải mọi thông tin xảy ra đều sẽ làm cho thị trường có tâm lý bị thay đổi hay không? Câu trả lời là không nhé. Bởi vì hàng ngày sẽ có rất là nhiều thông tin liên quan đến kinh tế hay chính trị được tung ra. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ tác động rất nhỏ đến với thị trường. Do đó, thị trường sẽ không bị biến động mạnh bởi các thông tin này. Tùy vào mức độ của các thông tin hay sự kiện mà thị trường sẽ có những phản ứng tâm lý khác nhau.

Thị trường liên tục bị thay đổi và không bao giờ có xu hướng dừng lại

Đặc điểm riêng thứ hai chính là thị trường liên tục bị thay đổi và không bao giờ có xu hướng dừng lại. Tùy thuộc vào tính nghiêm trọng của các thông tin mà thị trường sẽ có những phản ứng trong thời gian khác nhau. Đôi lúc thị trường sẽ chỉ biến động trong một giây phút nào đó ngắn ngủi. Nhưng đôi khi nó có thể biến động trong một khoảng thời gian dài từ vài tuần đến vài tháng.

Chính vì thế, nó khiến cho các nhà giao dịch cảm thấy rất là khó khăn khi xác định xu hướng thị trường. Điều đó có nghĩa là họ phải luôn luôn cập nhật và phân tích thị trường một cách không ngừng nghỉ. Qua đó mới giúp họ có thể biết được hiện tại thị trường đang có những cảm xúc ra sao. Nhờ thế mà các quyết định đúng đắn mới được đưa ra.

Thông thường, cảm xúc tiêu cực sẽ xuất hiện ở hầu hết các nhà giao dịch, đó chính là sự sợ hãi và lòng tham. Dựa vào hai loại cảm xúc này, nó sẽ khiến cho thị trường bị tác động theo. Điều đó có nghĩa là xu hướng tăng hoặc giảm cũng sẽ phụ thuộc vào hai loại cảm xúc này. Do đó mà thị trường có thể đảo chiều hay không cũng cũng sẽ do yếu tố tâm lý quyết định.

Market Sentiment có những loại chỉ số đo lường nào?

Với nội dung này, Exness sẽ cung cấp cho mọi người những chỉ số để có thể đo lường được Market Sentiment. Hiện nay, có bốn loại Market Sentiment indicator giúp các trader có thể làm được điều đó. Đó chinh là chỉ số VIX, the high-low, BPI (Bullish percent) và cam kết của các nhà giao dịch.

VIX

Chỉ số VIX còn được biết tới với tên gọi chỉ số sợ hãi. Vậy tại sao nó lại được gọi với cái tên như thế? Trong giai đoạn xu hướng thị trường tăng giá, lúc này các nhà đầu tư sẽ luôn cảm thấy lo lắng. Bởi vì họ lo sợ mình đang đứng ở vị trí đu đỉnh. Bởi vì nếu đứng ở vị trí này thì khả năng cao thị trường sắp đảo chiều xu hướng và giá từ tăng thành giảm. Điều này sẽ khiến cho họ bị giảm mức lợi nhuận thu về. Chính vì thế, chỉ số VIX trở thành giải pháp giúp các trader có thể đo lường Market Sentiment.

VIX - Market Sentiment indicator
VIX – Market Sentiment indicator

The High-Low

Nếu như bạn muốn đối chiếu giá của cổ phiếu ở giá cao nhất với thấp nhất thì bạn sẽ sử dụng chỉ số này. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ chỉ được sử dụng với thời gian dưới 1 năm gần nhất. Thị trường sẽ có khối lượng giao dịch thấp khi mà chỉ số the high-low nằm ở dưới mức 30. Điều này chứng tỏ tâm lý thị trường bất ổn và giảm sút. Ngược lại, thị trường sẽ có khối lượng giao dịch cao khi mà chỉ số the high-low nằm ở trên mức 70. Lúc này, xu hướng giá tăng và thị trường có một tâm lý rất là ổn định.

Bullish Percent (BPI)

BPI hay còn được gọi với cái tên chỉ số bullish percent. Thông qua các biểu đồ hình hay biểu đồ điểm thì chỉ số BPI sẽ được sử dụng để đo lường thị trường tăng. Market Sentiment sẽ có tỷ lệ tăng là 50%. Thị trường sẽ có tâm lý tích cực khi mà BPI vượt qua mức 80%. Điều đó thể hiện bên mua đang chiếm lĩnh thị trường với cường độ rất mạnh. Ngược lại, thị trường sẽ có tâm lý tiêu cực khi mà BPI nằm dưới mức 20%. Điều đó thể chứng tỏ tình trạng quá bán đang xảy ra tại thời điểm đó, giá giảm sâu.

Cam kết của các nhà giao dịch

Ngoài ba Market Sentiment indicator ở phía trên thì chúng ta có thể biết được diễn biến Market Sentiment bằng cách khác. Đó là thông qua những cam kết của các nhà giao dịch.

Mỗi tuần vào ngày thứ 6 là thời điểm mà chỉ số này được công bố ra thị trường. Thông qua cam kết của các nhà giao dịch, chúng ta có thể biết được bên bán hay bên mua đang chiếm ưu thế. Nhờ đó mà nó giúp các bạn có thể hình dung bao quát hơn về hướng đi tiếp theo của thị trường.

Đừng quên kết hợp thêm các công cụ khác để hỗ trợ bạn trong việc dự đoán cảm xúc của thị trường trong tương lai. Bởi vì nếu áp dụng hiệu quả các công cụ này sẽ giúp bạn có thể đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn hơn. Ngoài ra, nó cũng sẽ hỗ trợ bạn giảm thiểu được rủi ro thua lỗ và thu về mức lợi nhuận cao hơn.

Hướng dẫn giao dịch Market Sentiment với xác suất thành công cao

Hướng dẫn giao dịch Market Sentiment
Hướng dẫn giao dịch Market Sentiment

Sau đây, Exness Việt Nam sẽ hướng dẫn cho các bạn cách giao dịch Market Sentiment với tỉ lệ thành công cao.

Tùy thuộc vào kế hoạch cũng như quy định riêng của bản thân

Tùy thuộc vào kế hoạch cũng như quy định riêng của bản thân mà các nhà giao dịch sẽ đề ra những phương pháp riêng. Do đó, exness sẽ không nói phương pháp nào có thể giúp các bạn giao dịch với tỉ lệ thành công cao nhất. Mà qua nội dung ở phần này, Exness sẽ giúp bạn hiểu ra được vấn đề cốt lõi của thị trường là gì.

Để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn khi giao dịch, bạn sẽ cần phải biết thị trường có tâm lý ra sao. Có thể là cảm xúc tích cực hay là cảm xúc tiêu cực. Thông qua đó, bạn mới có thể đưa ra những phương pháp riêng của bản thân để phù hợp với thị trường lúc đó. Tức là bạn sẽ quyết định xem nên giao dịch bán hay mua để gia tăng mức lãi suất thu về.

Nắm bắt tâm lí thị trường

Bởi vì tâm lý thị trường luôn biến động liên tục nên do đó việc cập nhật thông tin là điều rất cần thiết.

Theo bạn, làm cách nào để có thể giao dịch hay kịp thời phản ứng đối với các xu thế của thị trường? Để làm được điều này, chúng ta sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian của bản thân. Như vậy, bạn mới có thể xem xét và đánh giá trực quan mức độ mua hay bán sản phẩm ở thời điểm hiện tại. Sử dụng thêm các công cụ hay chỉ báo sẽ giúp bạn đưa ra các dự đoán chính xác hơn về tâm lý thị trường.

Bởi vì khi áp dụng những công cụ này nó sẽ giúp bạn tăng khả năng chính xác của dự đoán. Ngoài ra nó cũng sẽ hỗ trợ bạn phân tích một cách đơn giản và dễ dàng hơn. Nói tóm lại, bạn sẽ hình dung được hướng đi rõ ràng của thị trường khi mà sử dụng chỉ báo phân tích kỹ thuật.

Lưu ý về Market Sentiment

Tuy rằng việc đi cùng chiều với xu hướng là một điều khá an toàn. Nhưng trong thị trường vẫn sẽ có những trader đi ngược chiều với Market Sentiment. Lúc này, họ sẽ đưa ra những ý kiến ngược chiều dẫn đến những hành động ngược hướng. Thông thường, họ sẽ mong rằng thị trường sẽ đảo chiều xu hướng và như vậy họ sẽ thu được mức lãi cao hơn. Tuy nhiên, việc làm này rất là nguy hiểm và có độ rủi ro thua lỗ rất cao. Chính vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đi ngược chiều với tâm lý chung của thị trường.

Nhóm nhà giao dịch đi ngược chiều xu hướng thị trường
Nhóm nhà giao dịch đi ngược chiều xu hướng thị trường

Kết luận

Sentiment là gì? Market Sentiment là gì? Thông qua diễn biến tâm lý thị trường chúng ta sẽ có thể đưa ra những quyết định khi tham gia giao dịch. Nếu nắm rõ được thời điểm mà tâm lý thị trường thay đổi sẽ giúp bạn thu về mức lãi cao hơn. Hãy ủng hộ các bài viết tiếp theo của exness để chúng mình có thêm động lực nhé.

Xem thêm:

Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của chỉ số Awesome Oscillator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *