Phương pháp Volume Spread Analysis (VSA) là gì? Đây là phương pháp hỗ trợ rất nhiều cho các nhà đầu tư. So với những phương pháp khác thì VSA có nhiều nhưng công dụng và lợi ích hơn. Chính vì thế nó khiến cho rất nhiều nhà giao dịch yêu thích và sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu những ưu điểm của phương pháp VSA thông qua nội dung sau của sàn giao dịch Exness.com.co nhé.
Khái niệm phương pháp Volume Spread Analysis – VSA là gì?
Volume Spread Analysis có tên viết tắt là VSA. Nó được định nghĩa là phân tích chênh lệch khối lượng và giá. Mục đích của phương pháp này là hỗ trợ việc dự đoán của các nhà giao dịch liên quan đến xu thế thị trường. Nhờ vậy mà các trader có thể dự đoán một cách chính xác hơn. Vậy nguyên lý để dự đoán khi áp dụng phương pháp VSA này là gì?
Chúng ta sẽ dựa vào sự chênh lệch giữa nguồn cung cấp và nhu cầu. Tức là chúng ta sẽ biết được sự biến động của khối lượng giao dịch cung cầu thông qua sự biến động của giá. Để thấy được giá của sản phẩm thay đổi ra sao chúng ta sẽ dựa vào biểu đồ hình nến. Nhờ thế mà các nhà giao dịch có thể để dự đoán được xu hướng thị trường một cách chính xác và dễ dàng hơn.
Nguyên nhân nào khiến cho nguồn cung và cầu lại chênh lệch tạo ra VSA?
Theo như phương pháp VSA thì thị trường bị biến động là do yếu tố mất ổn định của cán cân cung cầu. Vậy nguyên nhân nào khiến cho nguồn cung và cầu lại chênh lệch như thế? Nó bị ảnh hưởng bởi các chuyên gia giao dịch và những cá mập tại sàn môi giới. Họ còn được gọi là tiền thông minh hoặc là nhà khai thác chuyên nghiệp.
Chính vì chịu ảnh hưởng bởi các nhà khai thác chuyên nghiệp. Do đó, mọi hành động của họ sẽ làm cho thị trường biến động. Chúng ta sẽ nhận biết được điều này thông qua biểu đồ giá. Dựa vào phương pháp VSA, chúng ta sẽ xác định được hai điều. Thứ nhất là biết được sợi dây liên hệ giữa nguồn cung và nguồn cầu. Thứ hai, chúng ta sẽ biết được mức độ mật thiết của ba đại lượng sau:
- Volume: Khối lượng giao dịch – lượng sản phẩm rất lớn mà bạn giao dịch trong một phiên.
- Spread: Giá trị chênh lệch giữa hai mức giá khi tham gia giao dịch.
- Close: Mức giá của sản phẩm tại thời điểm đóng cửa.
Phương pháp VSA có bản chất là gì?
Hiện nay, mọi sàn môi giới đều hỗ trợ người dùng sử dụng phương pháp VSA. Chính vì thế tại bất kể thời gian nào bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này khi giao dịch. Để biết được hướng đi của thị trường, chúng ta sẽ chỉ cần sử dụng một yếu tố ở trên biểu đồ. Đó chính là chỉ số khối lượng.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp VSA trong forex
Các nhà đầu tư cần phải biết rằng phương pháp VSA sử dụng trong thị trường forex sẽ có một vài nhược điểm. Vậy nguyên nhân tại sao lại có sự khác biệt giữa thị trường forex và các thị trường khác? Bởi vì trong thị trường forex thì khối lượng giao dịch là ảo vì thế rất khó để xác định được chúng. Song, đó chỉ là một vài nhược điểm. Đừng vì các khuyết điểm này mà bạn bỏ qua phương pháp VSA trong thị trường forex nhé. Vì nó có thể hỗ trợ các công cụ khác và giúp chúng có xác suất dự đoán cao hơn. Do đó, hiện nay tại thị trường forex thì phương pháp này được sử dụng phổ biến.
Mục đích phát triển phương pháp VSA là gì?
Mục đích mà các nhà phát triển tạo ra phương pháp VSA chính là mong muốn rằng: Phương pháp này có thể hỗ trợ người chơi tìm ra được sự khác biệt giữa hai nguồn cung cầu. Mà nguyên nhân khiến chúng khác biệt là do những lão làng có nhiều kinh nghiệm trong thị trường làm ra. Hoặc là bị ảnh hưởng bởi những đơn vị tài chính đầu tư. Họ được gọi với cái tên composite man.
Thông thường trên biểu đồ giá sẽ thể hiện mọi hành động và giao dịch của composite man một cách rõ ràng và cụ thể. Tuy rõ ràng là thế nhưng phải là người nắm rõ kiến thức thì mới hiểu được những thông tin này trên biểu đồ. Đây chính là lời giải thích tại sao rất nhiều trader lại dành thời gian của mình ra để nghiên cứu phương pháp VSA. Sau khi thành hiểu được phương pháp này, họ sẽ bắt đầu sử dụng chúng vào trong giao dịch đầu tư.
Lịch sử hình thành phương pháp VSA là gì?
Tác giả của Volume Spread Analysis
Ở nội dung này Exness sẽ cung cấp cho bạn thông tin về lịch sử hình thành phương pháp VSA. Cha đẻ của phương pháp này chính là ông Tom Williams. Không chỉ là nhà phát triển VSA mà ông còn là người đã chế tạo ra phần mềm giao dịch rất nổi tiếng. Không dừng lại ở đó, ông còn là một một nhà đầu tư rất giỏi và tài ba. Chính vì thế, ông đã trở thành thần tượng của rất là nhiều nhà giao dịch.
Sau khi học lớp học của Wyckoff, ông đã bắt đầu tìm tòi và hiểu rõ được nguyên nhân và những vấn đề của thị trường. Ông thu thập tất cả những dữ liệu liên quan đến thị trường vào sau đó tiến hành nghiên cứu và nhận xét chúng.
Sau một thời gian dài cố gắng, cuối cùng Tom Williams cũng đã gặt hái được thành công. Ông đã tìm kiếm ra được mối liên kết giữa khối lượng giao dịch, giá đóng cửa và giá dựa trên phương pháp Wyckoff. Vào năm 1993, ông cho ra ra mắt công chúng công trình nghiên cứu này thông qua quyển sách Master Of Master. Đồng thời, ông cũng tạo ra một phần mềm giao dịch dựa trên phương pháp Volume Spread Analysis.
Quan điểm của tác giả về Volume Spread Analysis
Theo ông, rất nhiều nhà giao dịch hiện nay gặp phải tình trạng thua lỗ rủi ro là vì chủ yếu một nguyên nhân. Đó chính là họ chưa thực sự hiểu ra được cái cách mà thị trường đang hoạt động. Chính những suy nghĩ sai lầm đấy đã đẩy họ vào một con đường thua lỗ. Sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại chính là ở chỗ: Những người thành công họ nắm chắc những kỹ thuật phân tích dựa trên liên kết của nguồn cung cầu thông qua biểu đồ giá. Chính nhờ thế mà nó giúp họ luôn đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn so với các nhà giao dịch khác.
Lý do nào giúp cho phương pháp VSA được tin tưởng sử dụng?
Tại các thị trường thì phương pháp VSA không còn quá xa lạ đối với những nhà giao dịch có nhiều năm kinh nghiệm. Nếu là người chơi mới thì việc sử dụng phương pháp này sẽ khá là khó khăn. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt giữa những nhà lão luyện và những nhà giao dịch non trẻ. Bạn nên biết rằng chiến thuật nhỏ lẻ sẽ không bao giờ được những chuyên gia đầu tư sử dụng.
Như đã đề cập ở trên thì sự biến động nguồn cung cấp bị ảnh hưởng bởi những nhà lão luyện. Chính vì thế, khi họ tham gia giao dịch thì sẽ làm cho thị trường bị biến động lớn. Kèm theo đó là tạo ra một dấu ấn lớn có khả năng tác động đến nguồn cung cầu. Nếu bạn muốn giao dịch theo hướng đi của các lão làng ấy thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị nhiều yếu tố. Đầu tiên là bạn cần phải quan sát những biến động giá cả. Thứ hai là bạn cần phải biết đánh giá mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và spread. Khối lượng giao dịch sẽ phản ánh số tiền bạn dùng để giao dịch. Còn spread sẽ phản ánh sự thay đổi về giá mà có mối liên kết với khối lượng.
Theo ông Wyckoff thì hiện nay chu kỳ giá sẽ gồm có bốn thời kỳ:
- Tích lũy. Trong xu thế quá bán, các chuyên gia đầu tư sẽ bắt đầu thực hiện lệnh buy.
- Biến động tăng (Markup).
- Phân phối. Trong xu thế quá mua, các chuyên gia đầu tư sẽ bắt đầu thực hiện lệnh sell.
- Biến động giảm (Markdown).
Thị trường nào cũng hỗ trợ phương pháp VSA đúng không?
Như đã đề cập ở trên thì hầu như tất cả mọi thị trường đều hỗ trợ người chơi sử dụng phương pháp VSA. Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp này để biết được hướng đi và những giao dịch của các cá mập. Để biết được những thông tin này, chúng ta sẽ sử dụng khối lượng và giá trị sản phẩm đầu tư. Để có thể sử dụng phương pháp VSA một cách tối ưu thì chúng ta sẽ cần phải sở hữu hai điều kiện sau:
- Thứ nhất, thị trường phải có sự xuất hiện của những dấu ấn do các cá mập để lại.
- Thứ hai, để không bỏ sót lượng thông tin chính xác nào thì chúng ta cần phải tối ưu hóa những tin tức đó.
Với hai điều kiện mà Exness đã đề cập ở trên thì dường như ở mọi thị trường đều có thể đáp ứng được. Đó là các loại thị trường như thị trường tiền tệ mã hóa, chứng khoán, ngoại hối,…
Cũng đã được đề cập ở phía trên thì tại thị trường forex, phương pháp VSA sẽ có một vài hạn chế. Do đó mà việc sử dụng phương pháp này tại thị trường forex sẽ thường là khó khăn hơn. Bởi vì lượng giao dịch không phải là thật nên việc xác định khối lượng giá một cách chính xác sẽ gặp nhiều khó khăn. Chúng ta sẽ dựa vào nguồn cung và cầu để xác định điều đó. Chính vì thế, để sử dụng phương pháp VSA hiệu quả tại thị trường forex bạn sẽ cần phải nắm chắc những phương pháp khác. Để tăng hiệu quả cao hơn bạn cũng cần phải luôn trau dồi thêm kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết.
Cấu tạo của phương pháp VSA là gì?
Ở nội dung này, Exness sẽ giới thiệu với mọi người thành phần cấu tạo nên phương pháp VSA. Nắm rõ được nội dung sau sẽ giúp các bạn sử dụng phương pháp VSA một cách đơn giản và dễ hiểu hơn.
Khối lượng giao dịch (Volume)
Để có thể xác định được xu hướng của thị trường, chúng ta sẽ dựa trên khối lượng giao dịch. Chính vì thế, việc làm này là một trong những hành động cực kỳ quan trọng. Đa số những người chơi đều chưa thật sự hiểu về khối lượng giao dịch. Do đó mà họ thường sẽ bỏ qua vấn đề này khi tham gia giao dịch. Chính điều này đã khiến cho họ không thể nào bao quát được thị trường và khiến họ gặp phải những rủi ro thua lỗ.
Trong phương pháp VSA thì sẽ gồm có hai mức khối lượng mà tất cả các nhà giao dịch cần phải biết:
Khối lượng cao hơn mức trung bình: Tuy rằng mức khối lượng này đang cao hơn so với mức trung bình. Nhưng nếu như so với đỉnh thì nó vẫn sẽ thấp hơn. Trong phương pháp Volume Spread Analysis, người ta thường sử dụng đường MA 20 để làm đường trung bình.
Khối lượng cực kỳ cao: So với các đỉnh trước đó thì khối lượng cực kỳ cao này sẽ nằm ở vị trí cao hơn. Lưu ý là chúng ta đang xét trong một khoảng thời gian.
Chênh lệch giá (Spread)
Spread là một thuật ngữ không mấy xa lạ đối với các nhà giao dịch tại thị trường. Thông qua giá spread, chúng ta có thể biết được giá đang nằm trong mức thay đổi là bao nhiêu. Để xác định được khoảng này chúng ta sẽ thực hiện bằng hai cách. Cách thứ nhất là ta sẽ sử dụng khoảng cách chênh lệch giá giữa hai mức đóng và mở cửa. Cách thứ hai chúng ta sẽ sử dụng chiều dài của thân nến Nhật. Có nghĩa là chúng ta sẽ lập tỉ lệ giữa đoạn dài và đoạn ngắn thân nến.
Giá đóng cửa (Close)
Thành phần thứ ba của phương pháp VSA chính là giá đóng cửa. Thông qua cây nến, bạn có thể biết được mức giá đóng cửa của sản phẩm là bao nhiêu.
Hướng dẫn giao dịch sử dụng Volume Spread Analysis
Trong nội dung này, Exness sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng phương pháp Volume Spread Analysis vào trong giao dịch. Để sử dụng phương pháp này, chúng ta có 2 cách làm. Thứ nhất là thông qua giao dịch ứng dụng tín hiệu Giảm giá – Sign Of Weakness (SOW). Thứ hai là sử dụng tín hiệu Tăng giá – Sign Of Strength (SOS).
Tín hiệu giảm giá – Sign Of Weakness
Nếu như nhu cầu thị trường thấp hơn so với nguồn cung thì đây chính là tín hiệu của phương pháp Sign Of Weakness. Điều này có nghĩa là trong một xu hướng thị trường tăng trong thời gian dài thì nhu cầu đã trở đã giảm đi. Như vậy, nguồn cung sẽ trở nên quá lớn và sư thừa.
Như đã đề cập ở trên thì phương pháp VSA sẽ bao gồm có bốn thời kỳ: Tích lũy, biến động tăng, phân phối và biến động giảm. SOW sẽ được sinh ra ở thời điểm biến động xuống. Lúc này, lượng cầu sẽ thấp hơn so với lại nguồn cung. Chính vì thế mà vào giai đoạn này thì giá sẽ có sự chênh lệch khá lớn. Các hình mẫu có giá chênh lệch thông dụng nhất hiện nay là lực đẩy lên, cao trào mua và nến không nguồn mua.
Lực đẩy lên (UpThrust)
Hình mẫu này sẽ có khối lượng giao dịch cao hơn mức trung bình hoặc là cực kỳ cao. Tuy rằng có sự sinh ra của mô hình nến đảo chiều giảm và thân cây nến này thì lại cực kỳ ngắn. Bạn sẽ thấy có một điều bất thường ở đây. Thông thường thì khối lượng sẽ tỷ lệ thuận với thân nến. Nhưng ở đây thì thân nến và khối lượng giao dịch lại có mối liên hệ ngược chiều nhau. Điều này phản ánh nguồn cung đang quá lớn và dư thừa trong khi nguồn cầu lại ít hơn. Do đó mà có khả năng cao giá sẽ giảm sâu trong thời gian tới.
Cao trào Mua (Buying Climax)
Để nhận diện được hình mẫu Buying Max, chúng ta sẽ dựa vào bốn đặc điểm sau:
- Thân nến dài và giá spread có sự chênh nhau lớn.
- So với đỉnh cao nhất của các phiên trước thì giá đóng cửa ở phiên hiện tại sẽ nằm ở vị trí cao hơn.
- Thị trường sẽ ngừng tăng giá khi mà bóng nến trên có đồ dài rất lớn.
- Khối lượng giao dịch nằm ở trên mức trung bình hoặc là cực kì cao.
- Trong xu hướng thị trường tăng giá rõ ràng thì cao trào mua sẽ được sinh ra. Lúc này xu hướng vẫn sẽ tăng mạnh về gần cuối sẽ dốc dần.
Nến không nguồn mua (No Demand Bar)
Nếu hình mẫu no demand bar xuất hiện thì chứng tỏ bên mua đang suy yếu và lượng cung hiện đang rất lớn. Chính vì thế mà trong khoảng thời gian tới có khả năng cao giá sẽ tiếp tục đi xuống.
No demand bar sẽ được xác định ở hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, khi ta so sánh với tối thiểu hai phiên giao dịch trước mà lần giao dịch này có khối lượng thấp. Kèm theo đó là thân nến ngắn hơn. Hoặc là sự có mặt của mức spread có sự chênh lệch ít của một cây nến tăng. Chúng ta sẽ dễ bắt gặp hình mẫu này khi mà thị trường đang rơi vào giai đoạn cuối của đợt điều chỉnh tăng. Chính vì thế rất có khả năng cao giá sẽ tiếp tục đi xuống trong thời gian tới.
Tín hiệu tăng giá – Sign of strength
Nếu như nguồn cung thấp hơn so với nhu cầu thị trường thì đây chính là tín hiệu của phương pháp SOS. Điều này có nghĩa là trong một xu hướng thị trường giảm trong thời gian dài thì nguồn cung đã trở nên cạn dần. Như vậy, lúc này thị trường đang có nhu cầu rất lớn và nguồn cung không thể đáp ứng được.
Như đã đề cập ở trên thì phương pháp Volume Spread Analysis sẽ bao gồm có bốn thời kỳ: Tích lũy, biến động tăng, phân phối và biến động giảm. SOS sẽ được sinh ra ở thời điểm biến động lên. Lúc này, nguôn cung sẽ thấp hơn so với lại nguồn cầu. Chính vì thế mà vào giai đoạn này thì giá sẽ có sự chênh lệch khá lớn. Các hình mẫu có giá chênh lệch thông dụng nhất hiện nay là lực đẩy xuống, cao trào bán và nến không nguồn cung.
Lực đẩy xuống (DownThrust)
Hình mẫu này sẽ có khối lượng giao dịch cao hơn mức trung bình. Kèm theo đó là sự sinh ra của mô hình nến đảo chiều tăng.
Cao trào bán (selling Climax)
Để nhận diện hình mẫu này chúng ta dựa vào bốn đặc điểm sau:
- Có sự xuất hiện của nến giảm với thân nến dài và giá spread có sự chênh lệch lớn.
- So với đáy của phiên trước gần nhất thì giá đóng cửa nằm ở vị trí thấp hơn.
- Thị trường sẽ ngưng giảm giá khi mà bóng nến dưới rất dài.
- Khối lượng giao dịch nằm ở trên mức trung bình và rất lớn.
- Trong xu hướng thị trường giảm giá thì selling climax sẽ được sinh ra. Càng về cuối phiên thì xu thế thị trường càng tăng kèm theo là volume rất cao.
Nến không nguồn cung (No supply Bar)
Nếu hình mẫu no supply bar xuất hiện thì chứng tỏ bên bán đang suy yếu và nhu cầu thị trường hiện đang rất lớn. Chính vì thế mà trong khoảng thời gian tới có khả năng cao giá sẽ càng tăng cao.
No supply bar sẽ được xác định ở hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, khi ta so sánh với tối thiểu hai phiên giao dịch trước mà lần giao dịch này có khối lượng thấp. Kèm theo đó là mức spread chênh lệch ít. Hoặc là sự có mặt của một cây nến giảm với thân ngắn. Chúng ta sẽ dễ bắt gặp hình mẫu này khi mà thị trường đang rơi vào giai đoạn tăng giá. Chính vì thế rất có khả năng cao giá sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Nguyên lý hoạt động chính của phương pháp VSA
Thông qua nội dung đã được đề cập ở phía trên thì bạn có thể nhận thấy được sự liên kết của hai nhân tố. Đó là sợi dây giữa khối lượng giao dịch và mức giá spread.
Khi mà lượng cung cấp và nhu cầu không có sự biến động về mặt khối lượng và giá spread. Lúc này, nó phản ánh thị trường đang giữ được khả năng cân bằng và sự ổn định. Nhưng khi mà nguồn cung cấp và nhu cầu có sự biến động về mặt khối lượng và mức giá spread. Lúc này, thị trường đang đi vào giai đoạn mất cân bằng và không ổn định.
- Sự xác nhận: Tại thời điểm này bên mua và bên bán đã có sự xác nhận về khối lượng giao dịch cũng như là giá spread. Chính vì thế mà khối lượng giao dịch và chiều dài thân nến sẽ có quan hệ cùng chiều với nhau. Tức là khi khối lượng giao dịch lớn thì thân nến sẽ dài. Ngược lại, khi khối lượng giao dịch càng nhỏ thì thân mến sẽ càng ngắn.
- Sự bất thường: Tại thời điểm này bên mua và bên bán sẽ không thống nhất với nhau về khối lượng giao dịch cũng như mức giá spread. Chính vì thế mà khối lượng giao dịch và chiều dài thân nên sẽ có quan hệ ngược chiều với nhau. Tức là khi khối lượng giao dịch càng lớn thì thân nến sẽ càng ngắn. Ngược lại, khi khối lượng giao dịch thấp thì thân nến sẽ dài.
Những điểm biến động bất thường của SOW và SOS
Down Thrust (SOS) và UpThrust (SOW)
Như đã đề cập ở trên thì hai hình mẫu này đều có nến pin bar với thân hình ngắn và nhỏ. Tuy nhiên lượng giao dịch lại có khối lượng rất lớn. Trong khi thông thường thì thân mến sẽ tỷ lệ thuận với khối lượng giao dịch.
Selling Climax (SOS) và Buying Climax (SOW)
Điểm bất bình thường của hình mẫu này chính là việc khối lượng giao dịch cao nhưng lại đang trong tình huống chối giá.
Như hình minh họa về mẫu hình cao trào mua ở phía trên, có thể thấy bóng nến trên của cây nến rất dài. Cụ thể là bóng nến bằng 25 đến 50% chiều dài thân nến. Điều này phản ánh bên bán đang nỗ lực giúp giá tăng lên còn bên mua thì đang làm giá giảm xuống. Nhưng trên thực tế thì khối lượng giao dịch vẫn còn rất lớn.
Với mẫu hình cao trào bán thì bóng nến dưới của cây nến rất dài. Chứng tỏ rằng bên mua đang nỗ lực giúp giá giảm xuống. Tuy nhiên, tương tự với cao trao bán thì ở cao trào mua khối lượng giao dịch vẫn cao trên thực tế.
No Supply Bar (SOS) và No Demand Bar (SOW)
Nhìn vào hình minh họa của hai mẫu hình này chúng ta có thể thấy mọi thứ đều bình thường. Tuy nhiên, nếu phân tích kĩ hơn chúng ta sẽ nhận ra điểm khác thường ở đây. Vậy điểm bất thường ở đây là gì? Bạn có thể thấy đó, nguồn cầu SOW và nguồn cung SOS bất ngờ bị suy yếu đi. Điều này đã ảnh hưởng không hề nhỏ đến với sự ổn định của thị trường. Chúng làm cho giá tăng lên bất chấp nguồn cầu không có nhưng nguồn cầu lại giảm.
So với công cụ phân tích khác thì lý do giúp cho các nhà đầu tư tin tưởng VSA là gì?
So sánh VSA với phân tích kỹ thuật và cơ bản
Khi áp dụng phân tích kỹ thuật, chúng ta sẽ phân tích dựa trên các mô hình. Tuy nhiên những mô hình này thì hầu như sẽ giống nhau. Do đó, thông thường các nhà đầu tư sẽ phân tích dựa trên các vùng và chỉ số quan trọng. Nhờ đó mà họ có thể dự đoán được xu hướng tiếp theo của thị trường. Tuy nhiên đây chính là một yếu điểm của phương pháp phân tích kỹ thuật. Bởi vì phương pháp này sẽ giúp các cá mập lớn nhận ra được hướng đi của các trader. Chính vì thế mà các nhà giao dịch nhỏ lẻ thường sẽ dễ bị các cá mập thao túng. Ngoài ra, nó còn khiến họ khó có thể kiểm soát được giao dịch của mình.
Nếu bạn lựa chọn sử dụng phương pháp phân tích cơ bản thì nó sẽ có các nhược điểm. Thông thường những khái niệm hay là phương thức giao dịch sẽ có lượng kiến thức rất là rộng và khá mờ nhạt. Chính vì thế nó khiến cho bạn dễ bị rối khi thực hiện phân tích cũng như là nhận xét giá sản phẩm.
Có nên áp dụng phân tích kỹ thuật kết hợp phân tích cơ bản?
Thực tế có rất nhiều nhà giao dịch kết hợp hai kỹ thuật này. Nhờ vậy mà giúp cho họ có thể dự đoán chính xác xu hướng của thị trường. Tuy nhiên việc kết hợp này khá là khó nên nó đòi hỏi bạn cần phải sở hữu lượng kiến thức đủ. Kèm theo đó là khả năng xem xét linh hoạt thì mới có thể sử dụng tối ưu kết hợp hai phương pháp này.
Mỗi loại phương pháp sẽ cho chúng ta những lợi ích khác nhau. Đối với phân tích cơ bản nó sẽ thúc đẩy tham gia giao dịch. Đối với phân tích kỹ thuật thì sẽ giúp chúng ta nhận ra vùng quan trọng hay thời điểm nên vào/ra lệnh hợp lý. Phương pháp VSA sẽ bao gồm cả hai ưu điểm này. Ngoài ra, Volume Spread Analysis còn giúp cho bạn tập trung hơn vào nhiều vấn đề như phân tích, giá cả hay là khối lượng giao dịch. Lưu ý: Giá cả có thể bị cá mập thao túng nhưng cá mập sẽ không làm được điều đó với volume.
Với các phương pháp khác thì sao?
Để hỗ trợ người chơi, mỗi thị trường đều cung cấp cho các nhà giao dịch đa dạng phương pháp phân tích. Tuy nhiên, không có phương pháp nào mà lại không bao gồm cả những hạn chế riêng. Nhưng nếu phân tích kĩ hơn thì sẽ nhận thấy các phương pháp này khiến cho bạn không thể nào bao quát được thị trường. Bởi vì thông qua tâm lý và con mắt của mỗi người thì sẽ có cách đánh giá xu hướng thị trường khác nhau. Không chỉ có thế, những phương pháp này đều theo một hướng nhất định. Do đó nó khiến cho bạn dễ bị thao túng bởi những cá mập lớn.
Tuy nhiên, Volume Spread Analysis lại khác, nó sẽ dựa vào thực tế để giúp các nhà giao dịch đánh giá một cách trực quan hơn. Kèm theo đó là giúp bạn khó bị các cá mập lớn dắt mũi. Vậy lý do tại sao phương pháp VSA có thể làm được điều đó? Bởi vì phương pháp này có thể để tìm ra được nguyên nhân mà giá thay đổi. Hay nhận ra được khi nào thì giá thị trường đang bị thao túng. Chính vì thế mà sẽ giúp cho bạn hạn chế được nhiều rủi ro hơn so với các phương pháp khác.
Kết luận
Volume Spread Analysis là phương pháp được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn sử dụng. Như bài viết trên cũng đã nêu ra những ưu điểm vượt trội của phương pháp VSA là gì so với các phương pháp khác. Mong rằng mọi người sẽ luôn ủng hộ các bài viết tiếp theo của chuyên mục Exness Hướng Dẫn nhé.
Xem thêm:
Lý thuyết hộp Darvas là gì? Giao dịch với Darvas Box Theory
Chaikin Money Flow (CMF) là gì? Lịch sử hình thành và công thức tính CMF
Wyckoff là gì? Các bước tiếp cận thị trường với phương pháp Wyckoff
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.