Nến Heiken Ashi

Nến Heiken Ashi là gì? Hướng dẫn giao dịch với Heiken Ashi

Nến Heiken Ashi là gì? Bên cạnh mô hình nến Nhật thì Heiken Ashi là một loại nến khác được người Nhật phát minh ra để phục vụ cho việc phân tích kỹ thuật trên thị trường Forex. Nến Heiken Ashi không phải là một đồ thị giá mà nó được xem như một chỉ báo kỹ thuật. Vậy mô hình này khác với mô hình nến Nhật ở điểm nào và được sử dụng ra sao? Hãy đọc bài viết sau đây của Exness để khám phá nến Heiken Ashi là gì và cách sử dụng chúng nhé.

Nến Heiken Aishi là gì? Công thức tính Heiken Ashi

Nến Heiken Ashi là gì?

Vào những năm 1700, Munehisa Homma người Nhật Bản đã phát minh ra nến Heiken Ashi. Trong tiếng Nhật, Heiken Ashi được hiểu là “thanh trung bình” hoặc “nến trung bình” do các mức giá của nó đều có liên quan tới các giá trị trung bình.

Tương tự với nến Nhật thông thường, Heiken Ashi cũng mang hình dáng giống với mô hình nến Nhật với thân nến và hai bóng nến, hay còn được gọi là râu nến. 4 mức giá của Heiken Ashi cũng bao gồm giá mở cửa (Open), giá đóng cửa (Close), giá cao nhất (High) và giá thấp nhất (Low). Tuy nhiên, công thức tính 4 mức giá này của Heiken Ashi lại phức tạp hơn so với các mô hình khác rất nhiều,

Đối với nến Nhật thông thường thì việc xác định Open, Close, High, Low sẽ căn cứ vào chính các mức giá của phiên giao dịch hình thành nên cây nến đó. Ttuy nhiên đối với Heiken Ashi thì 4 mức giá này còn liên quan đến các mức giá của phiên giao dịch liền kề trước đó.

 

4 mức giá của Heiken Ashi có công thức tính khá phức tạp
4 mức giá của Heiken Ashi có công thức tính khá phức tạp

Cách tính các mức giá đối với nến Heiken Ashi

Với Heiken Ashi, giá mở cửa sẽ được tính theo công thức trung bình cộng của giá mở cửa và giá đóng cửa của phiên giao dịch ngay trước hai cây nến trước. Cụ thể như sau:

Open = (Open of Pre. Bar + Close of Pre. Bar)/2

Tiếp theo, giá đóng cửa sẽ có công thức bằng trung bình cộng của 4 mức giá thấp nhất của chính phiên giao dịch hiện tại, gồm có giá mở cửa, đóng cửa, thấp nhất và cao nhất, cụ thể:

Close = (Open + Close + Low + High )/4

Tiếp đó, công thức của giá cao nhất sẽ là giá trị lớn nhất của những mức giá sau tại phiên giao dịch hiện tại: giá mở cửa, giá đóng cửa và giá khớp lệnh cao nhất – nghĩa là mức giá cao nhất đạt được. Công thức được viết như sau:

High = Max (High, Open, Close)

Cuối cùng, giá thấp nhất cũng có công thức gần như tương tự như giá cao nhất. Cụ thể, nó là giá trị nhỏ nhất của 3 mức giá sau tại phiên giao dịch hiện tại: giá mở cửa, giá đóng cửa và giá khớp lệnh thấp nhất – nghĩa là mức giá thấp nhất đạt được. Công thức của mức giá này như sau:

Low = Min (Low, Open, Close)

Cách mở và tắt biểu đồ Heiken Ashi tại nền tảng giao dịch MT4 và Trading View

Cách mở và tắt Heiken Ashi tại phần mềm giao dịch Trading View

Thao tác mở/ tắt này được thực hiện khá đơn giản. Trước hết các bạn hãy mở một biểu đồ giá bất kỳ, sau đó tại thanh công cụ, hãy tìm và nhấn chọn vào biểu tượng có hình các cây nến, sau đó nhấn vào mô hình nến Heiken Ashi như hình dưới đây.

Giao diện mở Heiken Aishi tại nền tảng Trading View
Giao diện mở Heiken Aishi tại nền tảng Trading View

Khi muốn tắt nến Heiken Ashi thì các bạn cũng thực hiện những thao tác tương tự như khi mở, chọn Biểu đồ nền và tắt chỉ báo này đi.

Cách mở và tắt Heiken Ashi trên nền tảng MT4

Bước 1: Truy cập vào phần mềm MT4. Tại thanh công cụ của nền tảng, nhấn chọn biểu tượng Line chart, giao diện phần mềm sẽ hiển thị đồ thị giá chuyển sang dạng đường như hình dưới đây.

Giao diện biểu đồ đường khi mở Heiken Ashi tại MT4
Giao diện biểu đồ đường khi mở Heiken Ashi tại MT4

Bước 2: Tại biểu đồ giá, nhấp chuột phải và chọn Properties… Lúc này, giao diện cài đặt biểu đồ sẽ hiện ra một hộp thoại như hình sau:

Hộp thoại cài đặt biểu đồ tại MT4
Hộp thoại cài đặt biểu đồ tại MT4

Tại cửa sổ này, bạn sẽ cần chú ý tới 2 mục là Line graph và Background. Tại ô Line graph, hãy nhấn chọn None.

Biểu đồ Heiken Ashi sẽ mặc định nến giảm mang màu đỏ và nến tăng mang màu trắng. Do đó nếu các bạn muốn để nguyên như mặc định thì chọn màu đen (black) ở ô Background cho dễ nhìn. Trong trường hợp bạn muốn nến tăng chuyển sang màu xanh cho giống với các mô hình nến Nhật thông thường khác thì có thể đặt Background màu trắng để tăng độ sáng cho màn hình, nếu không thì vẫn có thể giữ nguyên màu đen cho dễ nhìn vẫn được.

Bước 3: Tại thanh công cụ, thực hiện lần lượt các thao tác sau để chèn Heiken Ashi: Nhấn chọn Indicators, chọn tiếp Custom và chọn Heiken Ashi.

Lúc này, một hộp thoại chỉ báo sẽ hiện lên và bạn chỉ cần nhấn Ok là đã cài đặt chỉ báo thành công.

Trên biểu đồ, Heiken Ashi sẽ hiển thị như sau:

Heiken Ashi hiển thị trên biểu đồ của nền tảng MT4
Heiken Ashi hiển thị trên biểu đồ của nền tảng MT4

Cây nến tăng đang được mặc định màu trắng. Do đó nếu muốn đổi sang màu xanh thì tại bất cứ một cây nến nào trên đồ thị, hãy nhấn chuột phải và chọn Heiken Ashi properties…

Sau đó, giao diện sẽ xuất hiện một hộp thoại chỉ báo. Bạn mở tab Colors để đổi màu sắc của nến tăng theo mong muốn và nhấn OK để hoàn tất việc chọn màu.

Đổi màu nến tăng tại cửa sổ Colors
Đổi màu nến tăng tại cửa sổ Colors

Khi muốn chuyển về đồ thị nến Nhật và tắt Heiken Ashi thì đầu tiên, tại bất cứ cây nến Heiken Ashi nào đó trên biểu đồ, hãy bấm chuột phải và nhấn vào mục Delete Indicator. Sau đó, tại thanh công cụ, bạn nhấn lại vào biểu tượng Candlestick – đồ thị nến bên cạnh nút Line chart giống như trong bước 1 là có thể tắt nến Heiken Ashi khỏi đồ thị.

Nến Heiken Ashi có đặc điểm gì? So sánh Heiken Ashi và nến Nhật

Hãy cùng quan sát ví dụ dưới đây để so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa biểu đồ Heiken Ashi với đồ thị nến Nhật của cặp EUR/USD trên khung D1 trong cùng một giai đoạn.

Sự khác biệt của Heiken Ashi và đồ thị nến Nhật trên biểu đồ khung D1 của EUR/USD
Sự khác biệt của Heiken Ashi và đồ thị nến Nhật trên biểu đồ khung D1 của EUR/USD

Khác biệt số 1

Đầu tiên, có thể thấy so với đồ thị nến Nhật thì Heiken Ashi có vẻ đầy đặn, dày và sát nhau hơn. Nguyên nhân là do ở đồ thị nến Nhật bình thường, giá mở cửa của phiên sau sẽ tương đương với giá đóng cửa của phiên trước, chỉ ngoại trừ trường hợp GAP xuất hiện. Các cây nến cũng tiếp nối nhau lần lượt theo quy luật đuôi – đầu. Còn đối với đồ thị Heiken Ashi thì khoảng chính giữa thân nến phía trước sẽ là điểm bắt đầu của cây nến phía sau.

Chính vì thế mà GAP không bao giờ xuất hiện trên đồ thị Heiken Ashi. Đây cũng chính là một trong những đặc điểm nổi bật để căn cứ vào đó, ta có thể phân biệt được đâu là Heiken Ashi và đâu là mô hình nến Nhật bình thường.

Khác biệt số 2

Tiếp theo, cả hai mô hình đồ thị này đều có xu hướng chuyển động gần như tương đương nhau. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ, có thể thấy rằng so với đồ thị nến Nhật thì Heiken Ashi có phần mượt mà hơn, nhất là tại những điểm được khoanh tròn như trong hình. Sở dĩ có sự khác biệt này là bởi công thức tính của Heiken Ashi có tính chất trung bình cộng, giống như tính chất của đường trung bình trượt MA nên nó phần nào mượt mà hơn. Cũng chính nhờ điều này mà các tín hiệu gây nhiễu được đồ thì Heiken Ashi loại bỏ kha khá.

Khác biệt số 3

Thứ ba, đồ thị Heiken Ashi trong 2 giai đoạn xu hướng tăng và giảm mà trong hình đã đánh dấu chỉ bao gồm các cây nến đỏ trong xu hướng giảm và chỉ gồm có các cây nến xanh trong xu hướng tăng. Trong khi đó đối với đồ thị nến Nhật, các cây nến xanh vẫn xen kẽ các cây nến đỏ trong một xu hướng giảm và ngược lại, vẫn có những cây nến đỏ xuất hiện tại một xu hướng tăng. Có thể thấy xu hướng thị trường được thể hiện rõ hơn trong đồ thị Heiken Ashi so với đồ thị nến Nhật.

Khác biệt số 4

Thứ tư, đối với Heiken Ashi thì chuyển động của cây nến không phản ánh được mức giá hiện tại của thị trường, mặc dù mức giá hiện tại đều đang là 1.18864 và được biểu diễn trên đồ thị. Tuy nhiên đó không phải mức giá sẽ được khớp lệnh khi trader đặt lệnh. Dó đó đồ thị Heiken Ashi không được coi là một biểu đồ giá mà chỉ là một chỉ báo. Đó cũng chính là lý do Heiken Ashi được đặt tại mục Indicators chứ không phải ở dạng các biểu đồ giá, thanh hay đường như nến Nhật.

Đồ thị Heiken Ashi tại phần mềm Trading View
Đồ thị Heiken Ashi tại phần mềm Trading View

Tại Trading View, đồ thị Heiken Ashi sẽ thể hiện điều này rõ rệt hơn. Mức giá hiện tại của thị trường được phản ánh tại khu vực số 1. Trong khi đó, mức giá ứng với chuyển động của nến Heiken Ashi lại được phản ánh tại khu vực số 2.

Áp dụng đồ thị Heiken Ashi trong giao dịch

Đồ thị Heiken Ashi được làm mượt bởi tính chất trung bình cộng, bởi vậy việc nhận diện và cung cấp tín hiệu xác định xu hướng là hai vai trò mà nó phát huy tốt nhất. Ngoài ra, đồ thị Heiken Ashi còn có tác dụng hỗ trợ việc nhận diện một số mô hình giá trở nên thuận tiện hơn.

Nhận diện xu hướng thị trường với Heiken Ashi

Thông qua cấu trúc chuyển động của giá, ta có thể nhận diện xu hướng của thị trường bằng mắt thường. Trong một xu hướng tăng, các đỉnh và đáy cao hơn sẽ được giá tạo ra và ngược lại, trong một xu hướng giảm thì các đáy và đỉnh được tạo bởi giá sẽ thấp hơn.

Đối với đồ thị Heiken Ashi, dựa vào đặc điểm của các cây nến hình thành xu hướng, việc nhận diện xu hướng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. Trong khi đó mô hình nến Nhật hoàn toàn không làm được điều này.

Trong một xu hướng tăng mạnh mẽ, nến đỏ rất ít khi và thường xuyên không xuất hiện, trong khi đó nến xanh xuất hiện một cách khá đồng đều và áp đảo thị trường. Các cây nến xanh hình thành trong xu hướng tăng thường có bóng nến dưới khá ngắn và thậm chí là không có còn bóng nến trên lại khá dài.

Ví dụ cụ thể:

Quan sát ví dụ dưới đây về đồ thị nến Nhật và đồ thị Heiken Ashi trong khung D1 tại cùng một giai đoạn của EUR/USD.

EUR/USD trên khung D1 qua đồ thị nến Nhật và đồ thị Heiken Ashi
EUR/USD trên khung D1 qua đồ thị nến Nhật và đồ thị Heiken Ashi

Trong xu hướng tăng

Ở cả hai đồ thị, đường xu hướng có độ dốc như nhau và được xác định giống nhau.

Số lượng nến đỏ tại đồ thị Heiken Ashi xuất hiện với số lượng ít hơn và chúng chỉ xuất hiện nối tiếp nhau trong những đợt điều chỉnh giảm. Ngược lại, số lượng nến đỏ tại đồ thị nến Nhật xuất hiện nhiều hơn và chúng xen kẽ trong những đợt tăng giá. Ngoài ra, trong những đợt điều chỉnh giảm, vẫn có nến xanh xuất hiện xen kẽ với các nến đỏ.

Đối với đồ thị Heiken Ashi, chúng ta có thể nhìn thấy ngay xu hướng chính dựa vào màu sắc, đồng thời cũng nhận điện được các đợt điều chỉnh của thị trường.

Những cây nến xanh xuất hiện trong xu hướng tăng mạnh tại đồ thị Heiken Ashi đều không có bóng nến dưới, trong khi đó tại mô hình nến Nhật bình thường thì bóng nến dưới vẫn xuất hiện.

Trong xu hướng giảm

Trong xu hướng giảm, các nến đỏ có số lượng khá đông đảo và chúng xuất hiện khá đồng đều. Trong khi đó các cây nến xanh xuất hiện khá thưa thớt và đôi khi là không xuất hiện. Những cây nến đỏ hình thành nên xu hướng giảm hầu hết đều có bóng nến trên khá ngắn hoặc không có nhưng bóng nến dưới lại khá dài.

Xu hướng giảm trong đồ thị Heiken Ashi và đồ thị nến Nhật
Xu hướng giảm trong đồ thị Heiken Ashi và đồ thị nến Nhật

Tại đồ thị Heiken Ashi trong xu hướng giảm, tại những đợt điều chỉnh tăng thì các cây nến tăng sẽ xuất hiện. Còn trong những đợt điều chỉnh giảm thì nến đỏ sẽ xuất hiện với số lượng áp đảo. Ngược lại tại đồ thị nến Nhật, trong những đợt giảm chính, nến xanh vẫn xuất hiện xen kẽ và trong những đợt điều chỉnh tăng, ta vẫn thấy sự đan xen của những cây nến đỏ.

Trong xu hướng giảm, những cây nến Heiken Ashi màu đỏ cũng không có bóng nến trên hoặc có nhưng rất ngắn.

Tín hiệu dự báo xu hướng được Heiken Ashi cung cấp

Tín hiệu mua vào

Khi các nến Heiken Ashi xanh xuất hiện hàng loạt mà tối thiểu là 3 cây liên tiếp với thân nến dài, bóng nến dưới ngắn hoặc không có, bóng nến trên dài thì đây chính là tín hiệu cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng và sau đó vẫn sẽ đi theo xu hướng này. Đây chính là cơ hội để bạn tiến hành vào một lệnh Buy.

Tín hiệu bán ra

Khi các nến Heiken Ashi đỏ xuất hiện hàng loạt mà tối thiểu cũng là 3 cây nến liên tiếp như trên với thân nến dài, bóng nến trên ngắn hoặc không có, bóng nến dưới dài thì điều này chính là tín hiệu phản ánh xu hướng giảm của thị trường ở thời điểm hiện tại và cả thời điểm sau đó. Tín hiệu này báo hiệu một cơ hội thuận lợi để vào lệnh Sell.

Tín hiệu mua vào với sự xuất hiện của 4 nến xanh liên tiếp
Tín hiệu mua vào với sự xuất hiện của 4 nến xanh liên tiếp
Tín hiệu Buy

Quan sát hình trên, có thể thấy thị trường đã tăng mạnh sau khi 4 cây nến xanh thân dài và không có bóng nến dưới liên tiếp xuất hiện. Vì thế sau khi cây nến thứ 4 kết thúc, bạn có thể đặt lệnh mua vào.

Sau một thời gian dài tăng giá thì 4 cây nến đỏ thân dài, không có bóng nến trên xuất hiện liên tiếp. Đây chính là tín hiệu cho việc đóng lệnh, thoát vị thế và chốt lời. Ngay sau đó, thị trường đã đảo chiều theo hướng giảm.

Tín hiệu bán ra được phản ánh qua sự xuất hiện của các nến đỏ thân dài
Tín hiệu bán ra được phản ánh qua sự xuất hiện của các nến đỏ thân dài
Tín hiệu Sell

Tương tự như vậy, tín hiệu vào lệnh Sell được phản ánh thông qua sự xuất hiện liên tiếp của các cây nến Heiken Ashi đỏ thân dài và không có bóng nến trên.

Tuy nhiên, nếu bạn đóng lệnh sau khi chờ đợi cả 3 cây nến xanh thân dài, không có bóng nến dưới xuất hiện liên tiếp thì bạn sẽ không mang về được lợi nhuận, thậm chí phải chịu thua lỗ do khoảng cách vào lệnh và đóng lệnh là rất ngắn.

Do đó, nếu lựa chọn chốt lời với tín hiệu nến Heiken Ashi thì sau khi một cây nến xanh thân dài và không có bóng nến dưới xuất hiện thì các bạn hãy đóng lệnh ngay đối với lệnh Sell. Đối với lệnh Buy, ngay sau khi một cây nến đỏ thân dài và không có bóng nến trên xuất hiện thì bạn sẽ thực hiện đóng lệnh. Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp thêm tín hiệu đảo chiều từ mô hình nến trên đồ thị nến Nhật hoặc từ các chỉ báo của mô hình này.

Tín hiệu khả năng đảo chiều được Heiken Ashi cung cấp

Thực chất, mẫu nến Heiken Ashi cung cấp tín hiệu khả năng đảo chiều chính là nến Doji. Nến Heiken Ashi Doji có khá nhiều đặc điểm tương đồng với nến Nhật Doji thông thường. Chúng đều có thân nến ngắn và gần như là một đường thẳng, cùng với bóng nến trên và bóng nến dưới.

Trong một xu hướng, nếu có sự góp mặt của nến Heiken Ashi thì đó là sự phản ánh thị trường đang do dự. Khi đó sẽ có thể xảy ra 2 khả năng, trước tiên có thể thị trường sẽ tạm nghỉ trước khi phe áp đảo tung đòn để tiếp tục xu hướng hiện tại với lực mạnh mẽ hơn dẫn đến việc tiếp diễn xu hướng. Thứ hai, có thể lực của phe áp đảo sẽ yếu dần đi, từ đó tạo ra cơ hội để phe còn lại nhảy vào thị trường và gây ra sự đảo chiều xu hướng.

Ví dụ cụ thể:

Nến Doji báo hiệu kết quả xu hướng đảo chiều
Nến Doji báo hiệu kết quả xu hướng đảo chiều

Ở hình trên, có thể thấy rằng xu hướng được tiếp diễn sau khi nến Doji 1 xuất hiện, trong khi đó, xu hướng lại đảo chiều sau sự xuất hiện của nến Doji 2 và nến Doji 3.

Các cây nến Doji không cho kết quả rõ ràng là những cây nến được đánh dấu bằng ô vuông xanh. Trên thực tế, không phải lúc nào nến Heiken Ashi Doji xuất hiện trên thị trường cũng đều mang tín hiệu giao dịch mạnh mẽ dù chúng xuất hiện khá thường xuyên. Vì vậy, mặc dù về bản chất nến Doji vẫn cung cấp tín hiệu đảo chiều trong giao dịch nhưng để mang về kết quả khả quan hơn, bạn hãy kết hợp chúng với những công cụ phân tích khác. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu được những rủi ro khi nến Doji cho ra tín hiệu tiếp diễn xu hướng hoặc gây nhiễu.

Những mô hình giá tốt hơn được Heiken Ashi nhận diện

Đồ thị nến Heiken Ashi có khả năng nhận diện mô hình giá khá tốt nhờ vào những đặc điểm của nó. Các cây nến của đồ thị này có vẻ dày đặc và sát nhau, trong xu hướng tăng thì không có bóng nến dưới còn trong xu hướng giảm thì không có bóng nến trên. Đi kèm với đó là tính chất được làm mượt khiến cho việc nhận diện mô hình giá của Heiken Ashi trở nên khá thuận tiện, nhất là trong những mô hình được các đường xu hướng xác định. Trong đó, 2 mô hình thường xuyên xuất hiện với tần số lớn trên đồ thị Heiken Ashi chính là mô hình Tam giác và mô hình Cái nêm.

Mô hình Tam giác và mô hình Cái nêm xuất hiện tại đồ thị Heiken Ashi
Mô hình Tam giác và mô hình Cái nêm xuất hiện tại đồ thị Heiken Ashi

Hai mô hình này có cách thức nhận diện không hề phức tạp mà khá đơn giản, do đó điều quan trọng các bạn cần làm là xác định được chiến lược giao dịch đạt hiệu quả cao. Giữa hai mô hình cũng tồn tại những điểm tương đồng nhất định, tuy nhiên chúng cũng có những chỗ khác biệt quan trọng cần lưu ý. Đó cũng chính là điều các bạn cần nắm bắt được để biết cách giao dịch hiệu quả với từng loại mô hình.

Cách giao dịch với 2 mô hình này tại đồ thị nến Heiken Ashi sẽ giống như giao dịch tại đồ thị nến Nhật, vì thế các bạn chỉ cần nắm được các giao dịch trên một loại đồ thị là đã có thể áp dụng cho cả hai.

Ưu điểm và hạn chế của đồ thị Heiken Ashi

Đồ thị Heiken Ashi tồn tại những ưu điểm và hạn chế nhất định mà bạn cần lưu ý đến. Bởi việc hiểu được những yếu tố đó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác xem trường hợp nào nên sử dụng đồ thị Heiken Ashi và khi nào nên áp dụng chỉ báo này thay cho việc sử dụng nến Nhật bình thường.

Ưu điểm của nến Heiken Ashi là gì?

  • Heiken Ashi có độ mượt nhất định giúp dễ dàng nhận diện xu hướng, đồng thời giảm bớt các tín hiệu gây nhiễu trong những biến động ngắn hạn có thể làm ảnh hưởng đến quyết định của các trader.
  • Bạn có thể nhận diện xu hướng một cách dễ dàng căn cứ vào đặc điểm màu sắc của các nến Heiken Ashi trong một xu hướng.
  • Tương tự như đồ thị nến Nhật thông thường, đồ thị Heiken Ashi có thể được sử dụng tại nhiều khung thời gian khác nhau.

Nhược điểm của nến Heiken Ashi là gì?

  • Không được sử dụng để đặt lệnh do không phản ánh được mức giá hiện tại của thị trường.
  • Không thể phát huy được tất cả những đặc tính của một biểu đồ giá bởi bản chất chỉ là một chỉ báo kỹ thuật.
  • So với đồ thị nến Nhật, tín hiệu mà Heiken Ashi phát ra sẽ chậm hơn do nó phụ thuộc vào dữ liệu giá của phiên giao dịch liền kề trước đó.
  • Đặc điểm của nến Heiken Ashi rất khó có thể áp dụng được với nhiều chiến lược hay giao dịch với mô hình nến tiếp diễn, đảo chiều giống như mô hình nến Nhật. Bởi đặc điểm của nến Nhật chính là yếu tố cấu thành đa số các mô hình nến.
  • Trong việc chốt lời, các tín hiệu dự báo xu hướng của Heiken Ashi gần như không có hiệu quả.
  • Trên các khung thời gian nhỏ như M1, M5, việc dự báo xu hướng sẽ không hiệu quả do các tín hiệu bị trễ hơn so với đồ thị nến Nhật.
  • Heiken Ashi hiện vẫn còn ít phổ biến nên ít được các trader biết đến và sử dụng.

Kết luận

Mặc dù chưa được sử dụng rộng rãi nhưng hiệu quả của nến Heiken Ashi trong việc nhận diện và dự báo xu hướng là khá lớn. Chắc hẳn những thông tin trên đã giúp bạn hiểu nến Heiken Ashi là gì. Hy vọng rằng qua bài viết Exness Hướng Dẫn Giao Dịch này sẽ giúp bạn bổ sung đồ thị nến này vào hệ thống giao dịch của mình để việc mua bán, đầu tư mang lại kết quả khả quan nhất có thể.

Xem thêm:

Pin bar là gì? Cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến Pinbar

Inside Bar là gì? Hướng dẫn giao dịch và sử dụng nến Inside Bar

Mô hình nến Fakey là gì? Tìm hiểu các thông tin về nến Fakey

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *