Nến Inside Bar là gì? Inside bar là một trong những mẫu mô hình nến khá phổ biến được nhiều trader quan tâm. Họ cho rằng nếu biết cách sử dụng mô hình nến này khi giao dịch trong trường phái Price Action thì sẽ mang lại độ tin cậy khá lớn và mang về lợi nhuận khổng lồ. Nếu bạn muốn tìm hiểu về mô hình này thì viết sau đây của Exness Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn các thông tin xoay quanh Inside bars và hướng dẫn sử dụng, giao dịch với nến Inside bar hiệu quả.
Nến Inside Bar là gì?
“Inside” dịch sang tiếng Việt nghĩa là nằm trong. Vì thế Inside bar là mô hình được cấu tạo bởi 2 nến theo dạng “nến nằm trong nến”. Nghĩa là sẽ có một cây nến được ôm trọn bởi một cây nến to khác với thân dài giống như hình ảnh mẹ bồng con.
Inside bar còn được biết đến là một mô hình “hai mang”. Có nghĩa là nó vừa có vai trò báo hiệu sự kết thúc của một xu hướng để chuẩn bị bắt đầu một xu hướng mới. Ngoài ra, xu hướng trước đó đang tiếp diễn ra sao cũng sẽ được Inside bars phản ánh.
Nến Inside bar có đặc điểm là gì?
Đối với các trader thì đây chính là một công cụ đắc lực khi họ giao dịch theo hành động giá. Tuy nhiên để sử dụng nến Inside bar mang lại hiệu quả cao thì các nhà đầu tư cần nắm được những đặc điểm cơ bản của mô hình này. Dưới đây là những yếu tố cần nhớ với Inside bars.
Đặc điểm quan trọng nhất giúp nhận diện nến inside bar thật là cây nến mẹ phải ôm trọn cây nến bên trong. Ngoài ra, đỉnh của inside bar phải thấp hơn đỉnh của nến Mother còn đáy của chúng lại cần đảm bảo thấp hơn nến Mother.
Theo lý thuyết cổ điển, nến trong so với nến mẹ phải có trạng thái đối lập nhau thì mô hình Inside bars mới phát huy tác dụng một cách có hiệu quả. Cụ thể:
- Nếu nến trong là cây nến giảm và có màu đỏ thì nến mẹ phải là nến tăng và có màu xanh.
- Nếu nến trong là nến tăng và có màu xanh thì nến mẹ phải là nến giảm và mang màu đỏ.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, có khá nhiều biến thể của mô hình nến Inside bar. Chính vì thế hai cây nến của mô hình này không nhất thiết phải có màu sắc khác nhau mà có thể hoàn toàn trùng màu với nhau. Chúng chỉ cần thỏa mãn điều kiện là nến Inside bar phải nằm hoàn toàn trong Mother bar, nghĩa là tuân thủ nguyên tắc nến nằm trong nến.
Inside bar thường xuất hiện sau một biến động lớn và thị trường đi ngang. Ngoài ra, tại các ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ quan trọng thì khả năng Inside bar xuất hiện cũng khá cao.
Mô hình nến Inside bar có ý nghĩa là gì?
Inside bar được đánh giá là một mô hình nến khá quyền lực và được nhiều trader tin tưởng sử dụng. Sở dĩ nó được ưu ái đến vậy là bởi mô hình này mang khá nhiều ý nghĩa quan trọng, cụ thể như sau:
Inside bar cung cấp cho các trader tín hiệu về sự đảo chiều và cả sự tiếp diễn. Trong đó, tín hiệu phản ánh xu hướng tiếp diễn của Inside bar được đánh giá là khá đơn giản nhưng lại đáng tin cậy hơn, do đó nó phù hợp với các nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường. Còn tín hiệu đảo chiều lại đòi hỏi các nhà giao dịch phải có kinh nghiệm dày dặn cùng kiến thức chắc chắn.
Với việc thiết lập lệnh, Inside bar sẽ đóng vai trò chỉ ra những khu vực giá mà rủi ro sẽ xuất hiện ở đó để các nhà giao dịch tìm điểm bắt đầu vào lệnh hoặc đóng lệnh hợp lý.
Ngoài ra, trạng thái thị trường đang do dự hay tích lũy cũng được Inside bar phản ánh. Nghĩa là bên bán bắt đầu có dấu hiệu tạm dừng và bên mua cũng bắt đầu hạ nhiệt sau một khoảng thời gian giá trong xu hướng giảm mạnh và volume giao dịch cũng giảm dần. Đó cũng chính là lý do cây nến trong có đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn nến bên ngoài.
Các biến thể của Inside bar
Như đã giới thiệu, hiện nay có khá nhiều biến thể của Inside bar. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 4 dạng mẫu hình Inside bar dưới đây bởi chúng chính là những biến thể tiêu chuẩn và phổ biến nhất.
Double (multi) Inside bar – Inside bar đa nến
Đây là loại mô hình có từ 3, 4 nến và thậm chí nhiều hơn, được mở rộng từ Inside bar cơ bản. Quan sát hình minh họa bên dưới, có thể thấy dạng phổ biến của mô hình này sẽ gồm có 3 cây nến. Trong đó có một Mother bar (cây nến mẹ) và 2 Inside bar (nến trong).
Tương tự với mẫu hình cơ bản, các cây nến trong mô hình Inside bar đa nến này không nhất thiết phải mang màu sắc đối lập nhau. Kích cỡ của Inside bar mới là điều mà các nhà đầu tư cần quan tâm, nó phải nhỏ hơn và nằm hoàn toàn trong nến Mother bar. Nếu kích thước của các nến mẹ nhỏ hơn kích thước của các nến trong thì nến trong đó không phải là Inside bar.
Về cơ bản, mô hình mở rộng này phản ánh trạng thái thị trường đang tích lũy kéo dài và sau đó một biến động mạnh đã xảy ra và giá bị đẩy đi xa hơn. Tuy nhiên ta không thể đoán được chiều đi của giá.
Mô hình Coiling Inside bar – Inside bar lồng nhau
Khi hai hoặc nhiều cây nến Inside bar lần lượt có động thái bao trọn lẫn nhau thì khi đó Coiling Inside Bar cũng đã được tạo thành. Có nghĩa là các cây nến trước sẽ bao trọn toàn bộ các cây nến sau từ đỉnh đến đáy.
So với mô hình Inside bar cơ bản thì Coiling Inside bars được xem là mô hình mạnh hơn. Nguyên nhân nằm ở chỗ nó phản ánh khá đẹp sự tích lũy của thị trường và đi theo quy luật hết sức đều đặn. Sau đó, một sự tích lũy đang bị dồn nén cũng đang được báo hiệu và một cú nổ lớn – một cú tăng hoặc một đợt giảm mạnh mẽ sẽ rất có thể xảy ra.
Mô hình Inside bar false break – Mô hình Fakey Inside bar
Sơ với Inside cơ bản mình mô hình này cho thấy tín hiệu đảo chiều diễn ra mạnh mẽ hơn và vì thế nó là một mô hình hoàn chỉnh là hàm chứa nhiều ý nghĩa quan trọng.
Khi Inside bar kết hợp với false breakout – nghĩa là sự phá giá thì Fakey Insdie bar được hình thành. Cụ thể, khi giá bắt đầu phá ra khỏi mô hình Inside bar theo một hướng nhưng ngay lập tức đảo chiều để đi theo hướng ngược lại. Lúc này rất nhiều nhà đầu tư đã tiến hành đặt lệnh theo xu hướng ban đầu và nhưng vậy nghĩa là họ đã sập bẫy của cá mập.
Trên thực tế, đây chỉ là cú breakout nhằm phá vỡ giá. Chỉ khi hình thành nến Fakey thì thị trường mới tiếp tục đi theo xu hướng trước đó.
Mô hình kết hợp Inside Bar – pin bar
Khi một cây nến Mother bar đằng trước có dấu hiệu bao trọn một cây pin bar đằng sau thì lúc này Inside Bar – pin bar đã xuất hiện. Mô hình này vừa có thể được gọi là Pin bar lại vừa có thể được gọi là Inside bar.
Đây được coi là mô hình hành động giá dự báo xu hướng đảo chiều diễn ra mạnh mẽ so với Inside cơ bản. Nó cho thấy trạng thái tích lũy hiện tại của thị trường, đồng thời phản ánh xu hướng cho sự bứt phá mới.
Diễn biến tâm lý giao dịch sau mô hình Inside bar
Diễn biến tâm lý của hai phe trên thị trường
Khi mỗi cây nến được hình thành thì tâm lý các nhà giao dịch cũng được phản ánh và Inside bar cũng không phải ngoại lệ.
Cây nến đầu tiên chính là một cây nến mẹ khá lớn. Vì thế nó cho thấy một trong hai phe đang nắm quyền áp đảo và đang kỳ vọng giá sẽ đi theo mong muốn và dự đoán của họ. Nếu là phe Sell thì có thể giá sẽ ngày càng giảm mạnh và ngược lại, nếu là phe Buy thì giá được hy vọng sẽ tăng cao.
Tuy nhiên, diễn biến kết quả lại không như họ mong đợi. Thậm chí giao dịch diễn ra với khối lượng khá hạn chế và điều đó khiến cho nến Inside bars trở nên bé nhỏ và lọt thỏm trong cây nến mẹ thứ nhất. Vậy điều này thể hiện tình trạng gì ?
Khi một cây nến tăng mạnh, lại mang màu xanh lá xuất hiện thì các trader thường kỳ vọng giá sẽ tăng lên tiếp tục. Tuy nhiên khi kết quả không được như kỳ vọng thì câu hỏi đặt ra sẽ là liệu lúc này có phải thời điểm chốt lời hợp lý.
Chính ví phải cân nhắc điều đó nên các giao dịch bắt đầu trong trạng thái cẩn trọng và ít dần đi. Điều này dẫn đến việc nến Inside bars thường nhỏ hơn nến một. Đối với Inside bars đa nến, có thể thấy đằng sau nến Mother bar sẽ xuất hiện hàng loạt nến nhỏ. Bạn có thể đối chiếu chúng tại các khung nhỏ hơn như H1, H4 nếu như chúng xuất hiện tại khung D1. Khi đó bạn có thể thấy các mô hình tam giác tích lũy được hình thành bởi giá.
Ví dụ
Sở dĩ mô hình tích lũy tam giác được hình thành là bởi phe thắng không thể cố gắng đẩy giá lên cao hoặc xuống thấp hơn được nữa. Bên cạnh đó phe yếu thế cũng không có đủ sức để tạo ra những đáy thấp hơn hoặc cao hơn bằng cách đẩy giá xuống thấp hoặc lên cao. Vì vậy bạn sẽ thấy rằng với mẫu đa nến, những nến Inside bars thường có dấu hiệu rút chân. Và dù trong trường hợp nào chúng cũng luôn nằm lọt thỏm trong cây nến mẹ phía trước.
Có thể hình dung quá trình tích lũy tương tự với một quả mình đang được nhồi. Mìn càng được nhồi lâu và chặt thì giá sẽ bị đẩy đi cực mạnh khi một trong hai phe cướp cờ. Tùy vào phe nào đang thắng thế mà giá sẽ có thể tiếp diễn hoặc đảo chiều. Do đó quá trình tích lũy cũng là một cơ hội để hai phe cân nhắc cho những hành động sau này.
Nến Harami mẹ bồng con và nến Inside bar
Thực chất, có thể xem hai loại nến này là một. Bởi Inside bars trong tiếng Anh dùng để chỉ mô hình nến nằm trong nến, xuất phát từ cách giao dịch theo trường phái Price Action. Trong khi đó, Harami theo tiếng Nhật có nghĩa là “mẹ bồng con”. Vì vậy nên cả hai dạng thức này đều có mô hình một cây nến nhỏ nằm trong một cây nến to phía trước.
Mẫu mô hình ngược lại với kết cấu này được gọi là mẫu nến nhấn chìm. Mô hình đó cũng có 2 nến nhưng cây nến lớn không phải là cây đầu tiên mà là cây thứ hai, cây đều tiên sẽ là nến nhỏ hơn.
Inside Day và Inside Bar
Nếu theo dõi các bài phân tích trên một số trang web nước ngoài thì thỉnh thoảng bạn sẽ nghe thấy cụm từ Inside day. Trên thực tế, mẫu nến này vẫn chính là Inside bars. Tuy nhiên nó được gọi là Inside Day khi nó xuất hiện trong khung ngày.
So với những khung khác, đặc biệt là từ H4 trở xuống thì khung ngày sẽ giúp cho mô hình Inside bar trở nên đáng tin cậy hơn nhiều. Điều này còn biểu thị tình trạng phe bán không thể kiểm soát giá trong suốt một ngày và so với giá của ngày hôm trước, giá có thể vượt khá xa.
Như vậy, thực chất hai mô hình này đều chính là Inside bar. Nó chỉ thay đổi cách gọi tên nhằm ám chỉ tính chất giao dịch trên khung ngày thay vì các khung như H1, H4 hay M15.
Cách thức giao dịch với mô hình nến Inside bars
Như đã trình bày phía trên, khi thị trường đang trong giai đoạn tích lũy cũng là lúc Inside bar xuất hiện. Đặc biệt, nếu bạn soi chiếu mô hình này tại những khung thấp hơn thì sẽ thấy giá chạy thu hẹp dần và hình thành một tam giác. Quá trình tích lũy càng diễn ra lâu thì sự bùng phát sẽ càng mạnh. Các trader cần kiên trì chờ đến mức giá phá vỡ thì mới tiến hành vào lệnh do nó co cụm dần về phía đuôi tam giác.
Và vì vậy sẽ có 2 cách giao dịch với nến Inside bar, hay chính xác là đi theo hướng của cạnh mà giá phá vỡ.
Giao dịch Inside bar theo hướng tiếp diễn
Các trader rất yêu thích xu thế giao dịch này bởi việc xác định được xu hướng là điều quan trọng nhất. Nếu xu hướng giá đang chạy trùng với mô hình Inside bars thì đây được xem là một cú nổ cực lớn. Bởi sau khoảng thời gian chuẩn bị đà và tích lũy thì đây chính là lúc quả lựu đạn bùng nổ và không có gì khó hiểu khi giá có thể chạy từ vài chục pip.
Quan sát hình minh họa trên, có thể thấy rằng GBPUSD đã hình thành các mẫu Inside bar đa nến. Sau đó giá đã phá vỡ mô hình nến Inside bars và bước vào những đà giảm cực mạnh.
Việc tìm điểm vào lệnh sẽ phải chờ đến khi mô hình hoàn thành nến Inside bar, nghĩa là nến thứ hai. Hãy nhẫn nại chờ đợi đến khi nến Inside bar đóng lại bởi sau một quá trình tích lũy, cây nến này sẽ tạo nên sự đột phá.
Chính vì vậy, sau khi hoàn tất quá trình hình thành nến Inside bar thì các trader cần phải chờ đợi sự phá vỡ của cây nến thứ 3. Nếu tại các khung H4 hoặc D1 có sự hình thành của Inside bar thì hãy tìm kiếm điểm vào lệnh bằng cách đối chiếu chúng tại các khung nhỏ hơn.
Ví dụ
Lấy ví dụ với cặp GBPUSD tại khung D1 như trên, hãy xem tại khung H4, Inside bar sẽ mang lại điều gì nhé.
Theo dõi hình trên, có thể thấy rằng tam giác tích lũy đã bị giá phá vỡ. Sau đó giá đã bắt đầu giảm dần nhưng trước khi thực sự lao xuống, nó vẫn sẽ test đi test lại nhiều lần.
Những mô hình như vậy sẽ có tính chất như sau:
- Điểm giá được phá vỡ chính là điểm vào lệnh.
- Điểm cắt lỗ nằm trên cây nến Inside bar, nghĩa là cây nến thứ hai một vài pip. Bạn nên đặt cắt lỗ với cặp GBPUSD do chúng có biên độ giao động quá lớn, tránh trường hợp giá quay đầu sau khi chạm cắt lỗ. Có thể lý giải nguyên nhân điểm cắt lỗ nằm trên cây Inside bar từ lý thuyết Dow. Đó là khi giá vượt qua đó thì một đỉnh cao hơn hoặc một đáy thấp hơn sẽ được hình thành. Lúc này có thể mô hình đã bị False Break.
- Điểm chốt lời: mô hình nến Inside bars trong ví dụ trên được hình thành ở Inside Day. Vì thế chúng đã “cắm mỏ” khá mạnh khi tiếp tục đi theo xu hướng giảm.
Giao dịch Inside bar theo hướng đảo chiều
Trên thực tế, độ hiệu quả của phương thức giao dịch đảo chiều này không được đánh giá cao như phương thức giao dịch tiếp diễn.
Chính vì thế, bạn cần xem xét xem Inside bars xuất hiện tại vị trí nào để khẳng định tính hiệu quả của giao dịch. Rủi ro sẽ giảm đi khá nhiều nếu Inside bar trùng với các mức hỗ trợ và kháng cự, tỷ lệ win trong tình huống này cũng được nâng cao hơn.
Nguyên nhân là do vùng kháng cự và hỗ trợ chính là điểm phản ánh rõ mức độ tâm lý của phe mua và phe bán. Ví như nếu lượng người mua ít hơn người bán thì giá sẽ bị đẩy xuống thấp dưới mức hỗ trợ. Khi đó, một số người bán sẽ tìm cách ra khỏi thị trường và “thoát hàng” do lo sợ mức hỗ trợ bị phá vỡ khiến họ mất tiền. Trong khi đó, quyền kiểm soát thị trường nếu đang thuộc về phe Sell thì họ sẽ tiếp tục khiến giá xuống thấp hơn nữa.
Nếu là một trader thì bạn cần biết rằng phe sell đang kiểm soát tình hình khi giá phá vỡ hỗ trợ và chuyển thành kháng cự. Liệu đây có phải cơ hội tốt cho việc đặt một lệnh Sell khống hay không ? Vấn đề nằm ở chỗ bạn cần tỉnh táo để biết rằng đây có phải là mồi nhử của Mr Market hay không, liệu đây có thực sự là một cơ hội tốt ?
Ngay lúc này, mẫu nến Inside bars sẽ xuất hiện và nó sẽ trở thành tín hiệu đáng tin cậy nhất liên quan trực tiếp đến hành vi giá.
Ví dụ
Vùng chữ nhật được khoanh màu vàng chính là cặp EURUSD sau khi mô hình nến Inside bar được hình thành. Cũng chính tại điểm này, giá đã chạm vào vùng hỗ trợ khá cứng nhưng không thể trụ vững tại đó. Vì thế EURUSD đã giảm bởi hỗ trợ đã được chuyển thành kháng cự.
Tuy nhiên, mô hình nến Inside bar chỉ có hiệu nghiệm nếu nó đi theo xu hướng tiếp diễn bởi nó được cấu tạo theo dạng tích lũy. Bởi lẽ đó giá không giảm quá nhiều đối với xu hướng đảo chiều như trên. Sau khi kết thúc đà giảm này, có thể thấy nó đã vòng lên và trở lại với độ tăng khá mạnh.
Vì thế, lời khuyên cho bạn là hãy sử dụng thêm một số dữ kiện như các mô hình giá cơ bản hay các đường kháng cự hỗ trợ để chắc chắn hơn.
Các điểm cắt lỗ hay vào lệnh của hình thức này cũng giống với mô hình Inside bars tiếp diễn nêu trên.
Những lưu ý khi giao dịch với nến Inside bar
Nếu đã hiểu nến Inside bar là gì và nắm được phương pháp giao dịch thì đừng quên những lưu ý không thể bỏ qua sau đây:
- Nếu bạn là một trader mới làm quen với công cụ này thì lựa chọn tốt nhất sẽ là khung thời gian ngày từ H4 trở lên. Bởi đây chính là khung thời gian Inside bar hoạt động hiệu quả nhất. Trong các khung thời gian nhỏ hơn, Inside bar chỉ phản ánh sự phá giá chứ không có ý nghĩa gì đặc biệt.
- Khi giao dịch đảo chiều với mô hình Inside bar tại các khu vực giá quan trọng thì các trader sẽ cần có kinh nghiệm dày dặn để thao tác thành thạo.
- Khi mô hình Inside bar đa nến xuất hiện trên thị trường nghĩa là một Mother bar sẽ ôm trọn 2 hoặc nhiều hơn 2 Inside bar bên trong. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang trong một giai đoạn dài tích lũy và một cú phá vỡ mạnh sẽ có thể chuẩn bị diễn ra.
- Với Inside bar, điểm entry khá gần với điểm stoploss và đây chính là một lợi thế lớn của Inside bar. Tuy nhiên nó cũng là một hạn chế không nhỏ bởi điểm cắt lỗ quá gần sẽ khiến cho các trader dễ bị quét stoploss.
- Với mẫu hình Fakey – mẫu hình phá vỡ giá thì bạn cần cẩn thận bởi khi đối mặt với nó, phần lớn các nhà đầu tư đều bị mắc bẫy.
Kết luận
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp cho bạn hiểu nến Inside bar là gì cũng như hướng dẫn cách giao dịch với mô hình nến này. Nếu biết cách sử dụng hợp lý thì chắc chắn Inside bars sẽ mang đến xác suất thành công khá lớn. Chúc bạn sẽ thành công với công cụ giao dịch này.
Xem thêm:
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.