Awesome Oscillator là gì? Chỉ báo này được biết đến như một trong những chỉ báo đo lường biến động giá với xác suất thành công khá cao. Tuy không được thông dụng như các chỉ báo kỹ thuật khác, thế nhưng hiệu quả mà Awesome Oscillator mang lại vẫn được đánh giá cao. Chính vì thế, bài viết hôm nay của sàn Exness sẽ cung cấp những thông tin về bản chất cũng như cách sử dụng chỉ báo này.
Chỉ báo Awesome Oscillator là gì?
Nhắc đến các loại chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ đo lường các biến động về giá trên thị trường thì không thể bỏ qua Awesome Oscillator. Vậy chỉ báo Awesome Oscillator là gì? Thông qua Awesome Oscillator, các bạn có thể nhận biết được xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường ngay tại thời điểm đang xét. Awesome Oscillator sẽ đảm nhiệm vai trò đo lường động lượng hiện tại của thị trường. Để làm được điều đó, Awesome Oscillator sẽ tiến hành đặt lên bàn cân động lượng của thị trường trong thời gian gần đây, với động lượng ở khung thời gian lớn hơn.
Awesome Oscillator được công chúng biết đến là nhờ công nghiên cứu của Bill Williams. Ngoài Awesome Oscillator, ông còn giới thiệu các chỉ báo kỹ thuật khác như là Gator Oscillator hay Alligator,… Cũng vì thế mà ngoài tên gọi Awesome Oscillator, chỉ báo này còn được mọi người biết đến là Bill Williams.
Công thức tính chỉ báo Awesome Oscillator là gì?
Awesome Oscillator sẽ được tính bằng cách tìm ra phần chênh lệch giữa gái trị trung bình đơn giản (SMA) trong 5 kỳ và giá trị trung bình đơn giản với 34 kỳ. Trong đó, High và Low trong mỗi phiên giao dịch sẽ là các dữ liệu quan trọng để tính giá trị trung bình. Theo đó, các bạn có thể tính chỉ báo Awesome Oscillator theo công thức dưới đây:
- Giá trung bình (TB) = (Đỉnh + Đáy)/2
- AO = SMA (Giá trung bình, 5) – SMA (Giá trung bình, 34)
Lưu ý: Awesome Oscillator ở khung thời gian nào thì các bạn sẽ lấy dữ liệu giá tương ứng trong các phiên giao dịch với khung thời gian của chỉ báo AO đó.
Đặc điểm của chỉ báo Awesome Oscillator là gì?
Trường hợp 1: Đầu tiên là với Awesome Oscillator có dạng biểu đồ cột. Trong đó, mỗi cột sẽ là kết quả của hiệu số giữa SMA (TB, 5) và SMA (TB, 34).
- Nếu kết quả tính ra bé hơn 0 thì biểu đồ sẽ dưới trục 0. Tương tự với trường hợp ngược lại, biểu đồ sẽ nằm trên trục 0 nến hiệu số dương.
- Một thanh Awesome Oscillator màu xanh sẽ mô tả chiều hướng tăng lên của xu hướng. Ngược lại, thanh màu đỏ sẽ báo hiệu thị trường đang có xu hướng giảm.
Trường hợp 2: Tiếp theo là với tình huống Awesome Oscillator > 0, đồng thời đang trên đà tăng.
- Nếu biểu đồ có hàng loạt các thanh màu xanh nằm liên tiếp nhau phía trên đường 0, chứng tỏ thị trường sẽ có chiều hướng tăng lên mạnh mẽ.
- Nếu biểu đồ có hàng loạt các thanh màu đỏ nằm liên tiếp nhau phía trên đường 0, chứng tỏ thị trường vẫn diễn biến trong xu hướng tăng, thế nhưng đà tăng này lại nằm trong trạng thái giảm dần.
Trường hợp 3: AO < 0
- Nếu các thanh màu đỏ nằm liên tiếp nhau dưới đường 0 thể hiện thị trường đang giảm mạnh.
- Nếu các thanh màu xanh nằm liên tiếp nhau dưới đường 0, cho thấy thị trường đang giảm nhưng không còn đủ độ mạnh như trước.
Trường hợp 4: AO càng dài thì 2 đường trung bình sẽ càng cách xa nhau, đồng nghĩa với động lượng của xu hướng sẽ càng mạnh. Tương tự với tình huống ngược lại, khi AO càng thấp thì 2 đường trung bình càng gần nhau, theo đó động lượng xu hướng cũng giảm.
Cách cài đặt chỉ báo Awesome Oscillator trên nền tảng MT4 cụ thể
Nền tảng giao dịch MT4 đã được thiết kế với bộ công cụ có sẵn chỉ báo Awesome Oscillator. Do đó, bạn chỉ cần cài đặt AO rồi bắt đầu sử dụng.
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy nhấn chọn mục Insert hiển thị trên thanh Menu ở phần trên cùng của giao diện. Kế đến, lần lượt chọn Indicators, Bill Williams và cuối cùng là Awesome Oscillator.
Bước 2: Tiếp theo, bạn sẽ thấy 1 hộp thoại xuất hiện trên màn hình với những tab chứa các thông tin cần được bổ sung, bạn chỉ việc cài đặt tương tự như sau:
Trong đó:
- Color: Lựa chọn màu sắc xanh hoặc đỏ cho cột giá trị tăng hoặc giảm của Awesome Oscillator.
- Tab Levels: Lựa chọn màu sắc, độ dày hay mỏng của đường 0 trên biểu đồ.
- Tab Visualization: Lựa chọn khung thời gian hình thành chỉ báo Awesome Oscillator.
Bước 3: Cuối cùng là thao tác chọn ô “OK” để kết thúc quá trình cài đặt chỉ báo Awesome Oscillator trên nền tảng giao dịch MT4.
Các chiến lược trong giao dịch với Awesome Oscillator
Việc nắm rõ các chiến lược giao dịch với chỉ báo Awesome Oscillator sẽ giúp các nhà đầu tư có được những cái nhìn toàn diện nhất về chỉ báo này. Theo đó, các bạn có thể dễ dàng xác định chiến lược thích hợp khi các tín hiệu dần hình thành. Nhờ đó, hy vọng các nhà đầu tư có thể giảm thiểu tối đa rủi ro và khớp lệnh nhiều nhất để mang về thật nhiều lợi nhuận trong mỗi phiên giao dịch.
Sử dụng tín hiệu giao cắt đường Zero (đường 0)
Có thể nói, sử dụng tín hiệu giao cắt đường Zero là chiến lược cơ bản nhất. Theo đó, dưới đây là những tín hiệu cần được các nhà đầu tư xác định:
- Khi Awesome Oscillator nằm trên đường Zero và giá đang chuyển động theo đà tăng. Lúc này, các bạn có thể vào lệnh Buy ngay khi Awesome Oscillator di chuyển từ dưới lên và cắt đường 0.
- Khi Awesome Oscillator nằm dưới đường Zero và giá đang chuyển động theo đà giảm. Lúc này, các bạn có thể tham gia thị trường với lệnh Bán ngay khi AO di chuyển từ trên xuống và cắt đường 0.
Chiến lược đĩa bay (Saucer)
Nếu muốn sử dụng chiến lược này, bạn cần sở hữu một mô hình cụ thể được cấu tạo từ 3 thanh liên tiếp trên biểu đồ Awesome Oscillator và phải nằm về 1 phía của đường 0.
Dưới đây là những đặc điểm của một mô hình có đĩa bay tăng:
- Awesome Oscillator nằm trên đường 0
- Hai thanh đầu tiên có màu đỏ cùng với thanh thứ 3 có màu xanh
- Thanh đỏ thứ 2 có kích thước ngắn hơn so với thanh đỏ thứ 1.
- Thanh xanh thứ 3 trong mô hình phải cao hơn thanh đỏ thứ 2 sẽ mang đến độ tin cậy cao.
Ngoài ra, giá mở cửa của thanh nến thứ 4 sẽ là thời điểm lý tưởng để các nhà đầu tư vào lệnh Buy.
Dưới đây là những đặc điểm của một mô hình có đĩa bay giảm:
- Awesome Oscillator nằm dưới đường 0
- Hai thanh đầu tiên là thanh xanh cùng thanh thứ 3 màu đỏ
- Thanh xanh thứ 2 có kích thước ngắn hơn so với thanh xanh đầu tiên
- Thanh đỏ thứ 3 trong mô hình phải cao hơn thanh xanh thứ 2 để tạo ra độ tin cậy cao.
Ngoài ra, giá mở cửa của thanh nến thứ 4 sẽ là thời điểm lý tưởng để các nhà đầu tư vào lệnh Sell.
Sử dụng cùng những chỉ báo kỹ thuật khác
Kết hợp với các tín hiệu phân kỳ, hội tụ như sau:
- Phân kỳ trong trường hợp giá tạo đỉnh cao hơn. Thế nhưng, giá chỉ đảo chiều giảm nếu chỉ báo tạo ra một đỉnh thấp hơn so với đỉnh cũ.
- Hội tụ xuất hiện nếu giá tạo ra đáy mới thấp hơn. Trong trường hợp chỉ báo tạo ra đáy cao hơn thì thị trường xuất hiện giá đảo chiều tăng.
Trường hợp đỉnh đôi giảm, các bạn có thể nghĩ đến việc bán nếu những yếu tố sau được thỏa mãn:
- AO nằm trên đường 0
- Hai đỉnh kề nhau được hình thành, trong đó đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước đó.
- Sau khi đỉnh thứ 2 hình thành thì một thanh đỏ xuất hiện.
Trường hợp đỉnh đôi tăng, các bạn có thể nghĩ đến việc mua nếu những yếu tố sau được thỏa mãn:
- Awesome Oscillator nằm dưới đường Zero
- Hai đáy kề nhau được hình thành, trong đó đáy sau cao hơn đáy trước đó.
- Sau sự hình thành của đáy thứ 2 là một thanh xanh xuất hiện.
Sử dụng đồng thời hội tụ và phân kỳ khi mô hình có những đặc điểm sau:
-
- Các bạn nên vào lệnh mua khi có sự hội tụ giữa giá và AO. Ngoài ra, mô hình hình thành đáy đôi tăng.
- Các bạn nên vào lệnh bán nếu có sự phân kỳ giữa giá và AO. Ngoài ra, mô hình hình thành đỉnh đôi giảm.
Để tăng độ an toàn cho tài khoản, đặt Stop Loss cách đỉnh gần nhất vài pip khi vào lệnh bán và cách đáy vài pip nếu đặt lệnh Buy.
Giao dịch với 2 đỉnh
Giao dịch 2 đỉnh hay còn gọi là giao dịch kép là một phương thức xác định tín hiệu tăng hoặc giảm giá tiềm năng nhờ chỉ báo Awesome Oscillator. Để không bỏ lỡ các cơ hội đạt đỉnh kép, mọi người cần lưu ý những điểm sau:
- Đỉnh kép tăng khi mô hình xuất hiện 2 đỉnh kề nhau bên dưới đường Zero. Trong đó, đỉnh phía sau tạo đỉnh cao đỉnh trước đó và tiếp theo sau đỉnh thứ 2 là một thanh màu xanh. Bên cạnh đó, Pullback (đáy) ở giữa 2 hai đỉnh phải nằm dưới đường 0.
- Đỉnh kép giảm khi mô hình xuất hiện 2 đỉnh đều nằm trên đường Zero. Trong đó, đỉnh thứ 2 sẽ có kích thước thấp hơn đỉnh thứ nhất và sau đỉnh 2 là một thanh màu đỏ. Bên cạnh đó, Pullback giữa các đỉnh nên duy trì trên đường Zero.
Ví dụ về giao dịch với đỉnh kép răng, đỉnh kép giảm
Hãy cùng phân tích 1 ví dụ về cách thiết lập đỉnh kép tăng, đỉnh kép giảm ở biểu đồ hàng tuần của cặp tiền tệ EUR/USD.
Trong đó, các đường màu trắng mô tả những đỉnh kép tăng giá. Bên cạnh đó, mô hình tạo ra 2 đỉnh có đỉnh 2 cao hơn đỉnh thứ 1 với có sự xuất hiện của một thanh màu xanh phía dưới đường 0. Tiếp theo, Pullback vẫn duy trì dưới đường 0 trong cả quá trình. Ngoài ra, đường màu xanh phía dưới các thanh giá thể hiện giá tăng sau thi xác lập 2 đỉnh tăng giá.
Trong khi các đường màu đỏ lại xác nhận giảm giá nhờ 2 đỉnh trên đường 0, cụ thể là đỉnh 2 thấp hơn đỉnh đầu tiên và biểu đồ sau đó có màu đỏ. Đồng thời, pullback cũng đảm bảo trên đường 0 trong cả quá trình. Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể thấy được đường màu đỏ bên dưới thanh giá đang mô tả xu hướng giảm của giá do đỉnh kép giảm giá xuất hiện.
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của chỉ báo Awesome Oscillator
Ưu điểm của chỉ báo Awesome Oscillator trong phân tích kỹ thuật là gì?
- Chỉ báo Awesome Oscillator sẽ mang lại hiệu quả trong một thị trường có xu hướng cụ thể.
- Chỉ báo Awesome Oscillator là một trong những chỉ báo kỹ thuật hàng đầu, được sử dụng để đo động lượng của thị trường
- Có thể sử dụng chỉ báo Awesome Oscillator trong bất kỳ loại tài sản nào đang lưu hành trên thị trường.
Mặt hạn chế của chỉ báo Awesome Oscillator trong phân tích kỹ thuật là gì?
- Chỉ báo Awesome Oscillator có thể cung cấp một vài tín hiệu sai, phụ thuộc vào chiến lược mà bạn sử dụng
- Các nhà đầu tư cần lưu ý hạn chế dùng Awesome Oscillator dưới dạng chỉ báo độc lập.
Một vài câu hỏi thường gặp
Awesome Oscillator có phải là một chỉ báo tốt không?
Awesome Oscillator chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi bạn dùng nó trong một thị trường có xu hướng vì nhiệm vụ của nó là đo lường động lượng của thị trường. Bạn có thể sử dụng chỉ báo Awesome Oscillator như một chỉ báo hàng đầu và kết hợp dùng với nhiều loại tài sản khác nhau trên thị trường. Thế nhưng, mọi người cần lưu ý không dùng chỉ bảo này độc lập, trong một số chiến lược, bạn có thể nhận về một vài tín hiệu sai từ Awesome Oscillator.
Làm sao để phân biệt MACD và chỉ báo Awesome Oscillator?
MACD và chỉ báo Awesome Oscillator đều được dùng trong đo lường động lượng thị trường. Theo đó, bạn sẽ được cung cấp các tín hiệu về hướng xu hướng tiềm năng, các tín hiệu về đảo ngược xu hướng cùng cảnh báo vào lệnh hay ra lệnh thông qua kết quả so sánh ưu và nhược điểm của tài sản. Bên cạnh những điểm tương đồng vừa rồi, 2 chỉ báo này cũng có nhiều khác biệt khác nhau trong cách chúng hình thành và các chiến lược khi sử dụng.
Trong khi Awesome Oscillator sử dụng giá trung bình thì MACD chọn giá đóng cửa để thực hiện các tính toán. Kế đến, Awesome Oscillator sử dụng đường trung bình động đơn giản 34 kỳ và 5 kỳ, nhưng MACD dùng đường trung bình động hàm mũ 26 kỳ và 12 kỳ kết hợp với đường tín hiệu 9 kỳ.
Theo đó, nếu các nhà đầu tư chọn đường trung bình động hàm mũ để tính toán thì MACD sẽ có phản ứng nhanh hơn Awesome Oscillator.
Kết luận
Bài viết hướng dẫn của Enxess đã lần lượt trình bày các khía cạnh về chỉ báo Awesome Oscillator là gì. Nhìn chung, Awesome Oscillators sẽ phát huy hiệu quả nếu thị trường có một xu hướng cụ thể. Qua đó, mọi người có thể dễ dàng xác định động lượng hiện tại của thị trường, cùng thời điểm vào lệnh ra lệnh hợp lý. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
Hướng dẫn giao dịch Market Sentiment với xác suất thành công cao
Hướng dẫn cách xác định xu hướng thị trường Forex hiệu quả
Cách thức giao dịch dựa vào các ngưỡng kháng cự hỗ trợ
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.