Đường trung bình động MA là chỉ báo kỹ thuật mà hầu như nhà giao dịch nào cũng biết và được sử dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên bên cạnh đó lại có rất ít trader biết được MA cross là gì? Vậy, chỉ báo MA cross có cách thức hoạt động như thế nào và các chiến lược giao dịch cơ bản của MA cross là gì? Những thắc mắc này sẽ được Exness giải đáp tất tần tật thông qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu đôi nét về MA Cross
Đường MA Cross là gì?
Theo khái niệm, khi các đường MA kết hợp với nhau sẽ hình thành nên đường MA cross. Để có thể tìm kiếm các tín hiệu giao dịch, trader có thể dựa vào những mối tương quan, những mối liên hệ giữa các đường MA.
Bên cạnh đó, MA cross còn được hiểu như là một phương pháp, một hệ thống giao dịch. Hay một cách hiểu đơn giản khác, chỉ báo MA cross được sử dụng như là một công cụ để phân tích biểu đồ trong quá trình giao dịch.
Vậy, lợi ích mà chúng ta nhận được từ các đường MA cross là gì? Khi các đường MA cross liên kết với nhau, chúng sẽ cung cấp cho các trader một hệ thống giao dịch vô cùng hoàn chính. Tuy nhiên, có thể xem MA cross như một công cụ kỹ thuật cũng như có thể kết hợp chúng với các chỉ báo, công cụ khác nhằm phục vụ cho việc phân tích, dự đoán thị trường.
Đối với các đường trung bình động MA, trader có thể sử dụng chúng với những chu kỳ khác nhau. Khi sử dụng, số lượng đường MA sẽ không bị giới hạn. Nhưng để có thể hình thành nên MA cross, phải cần ít nhất là hai đường MA trở lên.
Sự hình thành và cách thức sử dụng MA Cross là gì?
Nếu như chỉ sử dụng hai đường MA, thì trader sẽ có được một đường MA với chu kỳ dài và một đường MA chu kỳ ngắn hơn. Trong đó, đường MA có chu kỳ ngắn hơn sẽ có nhiều biến động hơn. Vì vậy, các đường còn lại sẽ thường xuyên bị đường này cắt ngang và các tín hiệu giá trị sẽ được thể hiểu qua các điểm giao cắt này.
Trường hợp sử dụng từ hai đường MA trở lên, khi các đường MA kết hợp lại với nhau cũng sẽ tạo nên các chu kỳ được sắp xếp từ ngắn đến dài.
Nguyên lý chung khi sử dụng MA cross mà trader nào cũng cần phải biết đó là khi đường MA có chu kỳ dài bị đường MA có chu kỳ ngắn cắt lên đó là dấu hiệu của một xu hướng tăng. Và tương tự điều ngược lại, một xu hướng giảm xuất hiện sẽ thể hiện qua việc đường chu dài bị đường chu kỳ ngắn cắt xuống từ phía bên dưới.
Cho dù trader có sử dụng 3 đường, 4 đường hay nhiều đường MA hơn nữa thì nguyên lý này vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, trader cần chú ý hơn vào những vị trí giao dịch của các đường MA nhanh (các đường MA có chu kỳ ngắn) và những đường MA chậm (đường MA có chu kỳ dài hơn).
Để hiểu rõ hơn, trader có thể tham khảo hình ảnh minh họa về MA cross bên dưới đây của đường MA20 và đường MA9.
Bên cạnh đó, các loại MA mà trader có thể sử dụng hiện nay khá đa dạng, chẳng hạn như EMA, SMA, VWMA. Trong MA cross, khi ba loại đường MA này khi kết hợp với nhau sẽ không xảy ra bất kỳ hạn chế nào. Tức là, trader có thể tùy ý kết hợp 3 loại trader này ví dụ như một đường SMA kết hợp với một đường EMA và một đường VWMA hoặc có thể là các cách kết hợp khác.
Những chiến lược giao dịch với MA cross
Sau khi đã nắm được khái niệm MA cross là gì, các trader sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng các chiến lược giao dịch với MA cross.
Các liệu lược giao dịch với MA cross mặc dù đơn giản, tuy nhiên so với các hệ thống giao dịch khác, nó cũng mang lại hiệu quả vô cùng to lớn trong quá trình giao dịch.
Vậy các chiến lược giao dịch với đường MA cross là gì? Hãy cùng Exness Việt Nam theo dõi phần tiếp theo sau đây nhé.
Chiến lược giao dịch MA cross với hai đường MA (2 MAs)
Chiến lược này còn được gọi tắt là 2 MAs. Đây là chiến lược được xem là có cách thiết lập đơn giản nhất của MA cross. Chỉ cần sử dụng một đường MA có chu kỳ lớn (MA chậm) và một được MA có chu kỳ nhỏ (MA nhanh) kết hợp với nhau thì chiến lược này đã được hình thành.
Khi hai đường trung bình động này cắt nhau, những tín hiệu giao dịch của thị trường sẽ được tạo nên. Chi tiết như sau:
- Theo hướng từ phía dưới đi lên, khi đường MA chậm bị đường MA nhanh cắt qua thì điều này thể hiện một tín hiệu mua.
- Theo hướng từ trên đi xuống dưới, khi đường MA châm bị cắt bởi đường MA nhanh thì có nghĩa là một tín hiệu bán.
Để hiểu hơn, trader có thể nhìn vào biểu đồ bên trên được tạo ra bởi đường MA20 và đường MA9.
- Một tín hiệu bán được trả về khi đường MA9 cắt từ trên xuống đường MA20.
- Một tín hiệu mua được trả về khi đường MA9 cắt từ dưới lên trên đường MA20.
Chiến lược giao dịch MA cross với 3 đường MA (3 MAs)
Chiến lược này còn được gọi là 3 MAs. Chiến lược giao dịch với ba đường MA đúng như tên gọi của nó sẽ phải sử dụng ba đường MA là MA nhanh, MA chậm và MA trung bình. Chẳng hạn như MA200, MA10 và MA50.
Các tín hiệu mua và bán mà chiến lược giao dịch này mang lại như sau:
Tín hiệu mua
Một tín hiệu mua khi xuất hiện sẽ được thể hiện qua những điều sau:
- Theo hướng từ phía dưới đi lên, đường MA chậm bị đường MA trung bình cắt.
- Đường MA trung bình đang nằm dưới đường MA nhanh.
Như vậy, khi đường MA trung bình bị đường MA nhanh cắt theo hướng từ trên xuống dưới thì trader có thể thực hiện việc đóng lệnh.
Tín hiệu bán
- Khi đường MA trung bình có dấu hiệu cắt từ trên xuống dưới đường MA chậm thì đây là lúc vào lệnh bán.
- Đường MA trung bình đang nằm trên đường MA nhanh.
Như vậy, khi nhận thấy theo hướng từ bên dưới đi lên, đường MA nhanh cắt đường MA trung bình thì trader nên đóng lệnh bán.
Chẳng hạn như ví dụ về chiến lược giao dịch MA cross với ba đường SMA. Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy được 3 đường MA sẽ gồm đường MA nhanh với 9 phiên, đường MA trung bình với 20 phiên và đường MA chậm với 50 phiên.
Nhận thấy đường màu cam (chính là đường MA20) cắt đường màu đỏ (MA50) theo hướng từ trên xuống thì có nghĩa đây là một tín hiệu bán. Và cũng lúc này, đường MA20 nằm bên trên đường màu xanh (MA9).
Khi đường MA20 bị đường MA9 cắt lên, lúc này sau khi lệnh bán đã được vào, giá cũng đã giảm tương đối mạnh thì trader có thể lựa chọn thoát lệnh.
Chiến lược với nhiều đường trung bình động (Multiple MAs)
Chiến lược giao dịch với nhiều hơn 3 đường trung bình động MA đã không còn đơn giản như hai chiến lược giao dịch trên. Ở phần này, Exness sẽ giới thiệu đến bạn việc nhờ vào Daryl Guppy mà chỉ báo Multiple MA được hình thành. Trong đó sẽ bao gồm 12 đường MA không giống nhau bao gồm đường MA dài hạn là 6 đường và 6 đường còn lại là đường MA ngắn.
Đối với chiến lược này, các chỉ báo MA cross được dùng sẽ gồm có:
- Nhóm thứ nhất: Gồm 6 đường EMA ngắn hạn là 15, 12, 10, 7, 5, 3.
- Nhóm thứ hai: Gồm 6 đường EMA dài hạn là 60, 50, 45, 40, 35, 30.
Như vậy, các nhà giao dịch ngắn hạn sẽ được đại diện bởi nhóm 1 và các nhà giao dịch dài hạn sẽ được đại diện bởi nhóm 2.
Tùy thuộc vào khung thời gian mà trader có thể tùy ý điều chỉnh chu kỳ của các đường MA khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu như chưa có nhiều kinh nghiệm khi giao dịch với chiến lược này, trader không nên thay đổi hay điều chỉnh chu kỳ các đường MA.
Vậy các các tín hiệu có được khi sử dụng chiến lược giao dịch với Multiple MAs của đường MA cross là gì? Các tín hiệu giao dịch này cụ thể như sau:
Tín hiệu phân kỳ và hội tụ
- Trường hợp trong cùng một nhóm, khi các đường MA gần nhau hoặc song song nhau thì tức là trong nhóm đó, phần lớn các nhà giao dịch đều có chung một quan điểm.
- Trong cùng một nhóm, các quan điểm khác nhau đang dần xuất hiện trong thị trường sẽ được thể hiểu qua việc các đường MA có xu hướng mở rộng ra.
- Trong cùng một nhóm đang có sự thay đổi quan điểm được thể hiện qua việc các đường MA cắt nhau (hội tụ lại với nhau).
Tín hiệu thể hiện sức mạnh của xu hướng
- Khi các đường MA dài dài song song với nhau, điều này thể hiện việc xu hướng mạnh đang diễn ra, tức là xu hướng dài hạn đang nhận được sự ủng hộ lớn của các nhà đầu tư dài hạn.
- Sức mạnh của xu hướng sẽ được củng cố hơn nữa khi mà trong nhóm dài hạn, các đường MA ngắn hạn đang có xu hướng tách ra.
Tín hiệu của một xu hướng yếu
- Xu hướng đang có tín hiệu suy yếu khi mà có nhiều biến động xảy ra giữa hai nhóm MA và hai nhóm MA này cắt lên nhau.
Trong quá trình sử dụng chỉ báo Multiple MAs, trader nên chú ý rằng khoảng cách của các đường MA trong các nhóm sẽ quan trọng hơn những vị trí giao cắt nhau. Ngoài ra, để chỉ báo MA cross phát huy tác dụng một cách hiệu quả nhất thì chỉ nên sử dụng chỉ báo này để xác nhận xu hướng và sức mạnh của xu hướng đó.
Các trader có thể kết hợp chỉ báo MA cross với các công cụ hỗ trợ phân tích xu hướng khác nữa khi tìm kiếm tín hiệu để vào lệnh nhé.
Nguyên tắc cắt lỗ khi dùng MA cross
So với các nguyên tắc cắt lỗ của những chiến lược khác, thì đối với MA cross, trader nên chú ý đến một vài điểm để tránh nhầm lẫn.
Có thể nói nguyên tắc cắt lỗ khi sử dụng MA cross khá đơn giản. Khi trader thực hiện việc vào lệnh ở vị trí mà tại đó là nơi giao cắt nhau của các đường Ma. Thì lúc này, trước vị trí cắt nhau của các đường MA, tại đáy hoặc đỉnh gần nhất trader hãy tiến hành đặt stop loss.
Nhìn vào biểu đồ minh họa bên trên, trader có thể suy ra được vài điều như sau:
- Khi đường MA50 bị đường MA9 cắt từ trên xuống thì trader có được một lệnh bán.
- So với vị trí thực hiện vào lệnh, trader có thể tiến hành đặt stop loss ở tại phía trên đỉnh gần nhất.
Chốt lời khi sử dụng MA cross
Phần lớn các trader sẽ không sử dụng cách đặt sẵn lệnh take profit mà sẽ sử dụng cách chốt lời thủ công khi sử dụng chỉ báo MA cross trong quá trình giao dịch. Điều này là vì điểm chốt lời cố định không được các được MA cung cấp.
Nhắc đến nguyên tắc thoát lệnh và sau đó chốt lời, trader nên thực hiện việc này khi các đường MA xuất hiện sự giao cắt nhau ở hướng ngược lại với hướng khi vào lệnh. Bởi vì đây chính là tín hiệu thông báo về việc giá có khả năng sẽ đảo chiều mạnh. Chẳng hạn như ví dụ minh họa về việc thoát lệnh của đường MA50 và MA9 dưới đây.
Bên cạnh đó, trader cũng có thể sử dụng các nguyên tắc chốt lời khác ví dụ như tỷ lệ RR, dựa vào các mức kháng cự, hỗ trợ hay dựa theo mục tiêu lợi nhuận. Sử dụng cách nào cũng được miễn sao là khoản lợi nhuận thu hồi về đạt được cao nhất.
Chiến lược kết hợp nâng cao MA cross với Price Action
Bên cạnh việc chỉ sử dụng một vài chiến lược giao dịch MA cross cơ bản, trader cũng có thể kết hợp các công cụ phân tích kỹ thuật khác với MA cross. Ví dụ như việc sử dụng kết hợp MA cross với Price Action chẳng hạn. Việc kết hợp này sẽ mang đến cho trader các tín hiệu giao dịch mạnh mẽ và chính xác hơn.
Đối với chiến lược nâng cao kết hợp với Price Action này, thông qua các điểm cắt nhau của MA, cộng thêm việc kết hợp với các tín hiệu Price Action ví dụ như mô hình nến, mô hình giá,… các trader sẽ thì tìm ra được các tín hiệu vào lệnh. Không những thế, việc chốt lời, cắt lỗ hay còn gọi là thoát lệnh cũng sẽ được tiến hành thông qua việc kết hợp nguyên tắc thoát lệnh của MA cross với những tín hiệu của hành động giá như đã được chia sẻ.
Để có thể hiểu hơn về chiến lược này, Exness sẽ cung cấp đến trader một ví dụ vô cùng thực tế sau đây:
- Như hình minh họa, có thể nhận thấy đường màu đỏ (đường MA chậm) bị đường màu cam (đường MA nhanh) cắt từ trên xuống. Điều này thể hiện việc bắt đầu một xu hướng giảm.
- Trường hợp chưa đủ tự tin để vào lệnh khi đã đứng tại vị trí cắt nhau của hai đường Ma, các trader hãy nên đợi thêm các tín hiệu Price Action để có thể thực hiện việc vào lệnh thuận theo một xu hướng đang giảm.
Đối với trường hợp này, các trader có thể nhìn thấy được sự xuất hiện của mô hình nến Inside giảm trong thời gian chẳng lâu nữa. Mặc dù lúc này đường MA chậm vẫn đang nằm trên đường MA nhanh. Nếu nhận thấy các dấu hiệu này, trader có thể tiến hành vào một lệnh bán. Như vậy, khả năng cao một khoản lời lớn sẽ về túi trader nếu như giá thực sự giảm mạnh sau khi vào lệnh.
Thông qua ví dụ đơn giản này, mong rằng trader sẽ hiểu hơn về chiến lược này. Đồng thời từ đây cũng có thể tự phát triển chiến lược cho riêng mình với các mô hình giá khác (mô hình cờ, mô hình hai đỉnh hai đáy, vai đầu vai,..) hoặc kết hợp với các tín hiệu nến khác để có được những tín hiệu vào lệnh, thoát lệnh hiệu quả và tối ưu lợi nhuận nhất.
Kết luận
Bài viết hướng dẫn giao dịch vừa rồi là những kiến thức chính xác nhất về MA cross là gì mà Exness muốn giới thiệu đến các trader. Hy vọng qua những chia sẻ chi tiết về chỉ báo MA cross cũng như các chiến lược cơ bản với MA cross, trader sẽ có thêm được những kiến thức bổ ích phục vụ cho các giao dịch sau này. Chúc trader sẽ thành công và mang về các khoản lợi nhuận khổng lồ ở những giao dịch sau trong tương lai nhé.
Xem thêm:
Đường EMA là gì? Cách sử dụng đường EMA trong forex
Trendline là gì? Hướng dẫn cách vẽ Trendline chuẩn xác
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.