Đối với nhiều người chắc hẳn cụm từ Bandwagon không có gì là xa lạ. Nhưng để hiểu được Bandwagon là gì thì đây là điều không phải người nào cũng biết. Vì vậy, để tìm hiểu xem thuật ngữ Bandwagon effect là gì cũng như các ứng dụng mà hiệu ứng Bandwagon mang lại trong chiến lược bán hàng và Marketing, Exness Việt Nam sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức chính xác và hiệu quả nhất qua bài viết sau đây.
Đôi nét Bandwagon là gì?
Bandwagon hiểu theo nghĩa tiếng Việt là một đoàn xe, đoàn tàu. Đoàn xe, đoàn tàu này có nhiệm vụ chuyên chở những gánh xiếc, đoàn diễu hành hoặc là những đoàn giải trí đi lưu diễn.
Ngài ra, thuật ngữ Bandwagon còn được dùng để chỉ đến các hiệu ứng đoàn tàu. Hiệu ứng Bandwagon mang ý nghĩa về việc con người sẽ phải đón nhận một dạng thái độ, hành vi hoặc phong cách nào đó đến từ nhiều người khác nhau và tất cả những người này đều đang làm như vậy.
Bandwagon sẽ được hình thành khi mà người người nối tiếp nhau giống hệt như những toa tàu. Như vậy, hiệu ứng Bandwagon sẽ ngày càng thành công khi mà các toa tàu cũng như người nối người ngày càng đông.
Theo khía cạnh kinh tế
Theo khía cạnh kinh tế, Bandwagon có cái nhìn rất mới mẻ. Thuật ngữ này nói đến các tình huống cung cấp hàng hóa trong thị trường. Nghĩa là khi một loại hàng hóa nào đó đang có xu hướng giảm giá cực sâu thì lúc này người mua sẽ có nhu cầu mua sắm ngày càng tăng. Chính vì vậy, điều này sẽ kéo theo nhiều người tiêu dùng cùng mua.
Theo khía cạnh tâm lý
Vậy Bandwagon là gì khi nhìn theo khía cạnh tâm lý? Đối với khía cạnh tâm lý, Bandwagon mang một ý nghĩa hoàn toàn khác lạ. Nó sẽ giải thích hiện tượng tâm lý mà khi đó con người sẽ lựa chọn thực hiện, hàng động theo điều mà số đông đang thực hiện. Chính vì điều này, mà khi được hỏi đến Bandwagon effect là gì? Nhiều người lại nói rằng đây là hiệu ứng “Năm con khỉ và một nải chuối”.
Tại sao Bandwagon lại có biệt danh là hiệu ứng 5 con khỉ và 1 nải chuối?
Để hiểu được về tên gọi “Năm con khỉ và một nải chuối” của hiệu ứng Bandwagon, chúng ta cùng nhau quay về quá khứ tìm hiểu đôi chút nhé.
Vào thế kỷ XIX, đã có một cuộc thí nghiệm về việc nhốt năm con khỉ vào một cái chuồng. Lúc bấy giờ, các nhà khoa học sẽ sử dụng một chiếc thang làm giá đỡ và đặt một nải chuối lên trên đầu chiếc thang đó. Như vậy, con khỉ bắt buộc phải leo trèo lên trên cái thang nếu như muốn ăn chuối.
Tuy nhiên, nếu như chỉ có một hoặc hai con khỉ trèo lên thì những con khỉ còn lại bên dưới sẽ bị hắt nước lạnh vào người. Cứ liên tục bị như vậy, các con khỉ này cũng đã hiểu được rằng do những con khỉ khác leo lên thang nên chúng mới bị dội nước lạnh. Vì vậy mà khoảng thời gian sau đó, không còn con khỉ nào dám leo trèo lên thang để ăn chuối nữa.
Chính vào lúc này, các đã khoa học đã đưa ra một quyết định khác đó là lấy một con khỉ cũ ra và thay thế vào chuồng bằng một con khỉ mới. Khi vào chuồng, con khỉ mới sẽ bị đám khỉ cũ bao vây và đánh nếu như nó leo lên thang để lấy nải chuối. Sau nhiều lần như vậy, con khỉ mới dừng việc leo thang để ăn chuối lại.
Cứ tiếp tục thay thế con khỉ mới cho con khỉ cũ đến khi cả năm con khỉ ban đầu đều được thay mới hoàn toàn. Lúc này, các con khỉ mới dù chưa bị dội nước lạnh lần nào nhưng chúng đều sẽ không để một con khỉ nào leo lên thang.
Nhờ vào cuộc thí nghiệm năm con khỉ và một nải chuối này mà nhiều người tò mò hơn về Bandwagon effect là gì và bắt đầu sử dụng hiệu ứng này rộng rãi. Hiệu ứng này ám chỉ rằng, mặc dù không biết được nguyên nhân nhưng một người sẽ có xu hướng tin và làm theo việc làm của nhiều người khác.
Thông qua sự thành công của anh hề Dan Rice mà đoàn xe này đã có rất nhiều nhà chính trị muốn được tham gia vào. Đặc biệt nhất là vào năm 1990, Bandwagon được sử dụng trong cuộc vận động tranh cử tổng thống như là một chuẩn mực với thành ngữ “jump on the bandwagon”. Điều này mang hàm ý chê bai, chế giễu những người không có lập trường, chỉ vì để được leo lên cao mà đã ăn theo thành công của người khác mà không để tâm đến đó là đối tượng nào, là người như thế nào.
Các ứng dụng của hiệu ứng Bandwagon
Hiệu ứng Bandwagon có rất nhiều ứng dụng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau. Như vậy, những ứng dụng của Bandwagon là gì hãy cùng Exness tìm hiểu nhé.
Thực phẩm và đồ uống
Đa phần những người mua hàng lần đầu tiên sẽ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm mà
còn ít hàng trên kệ trưng bày của thương hiệu đó. Lý do là vì nhiều người cho rằng sản phẩm còn ít hàng sẽ đồng nghĩa với việc sản phẩm đó được mua nhiều. Như vậy, chứng tỏ chất lượng của sản phẩm đó rất tốt.
Thời gian
Đối với lĩnh vực thời gian, thông thường chúng ta sẽ tham khảo, áp dụng cho mình phong cách thời trang từ những thần tượng, ngôi sao nổi tiếng mà mình yêu thích. Chẳng hạn như ca sĩ Đan Trường vào thời điểm những năm 2000 vô cùng nổi tiếng, vì vậy mà khi chàng ca sĩ này để kiểu tóc bổ luống một mái đã trở thành cơn sốt trong giới thanh niên trẻ lúc bấy giờ. Hoặc thông qua bộ phim “Ngôi nhà hạnh phúc” của Hàn Quốc, nhờ vào hiệu ứng cực kỳ tốt mà bộ phim mang lại, những chiếc áo khoác ngắn xuất hiện trong bộ phim đều cháy hàng.
Âm nhạc
Trong lĩnh vực âm nhạc cũng vậy, không cần biết bài hát đó có hay, có bắt tai hay không nhưng khi nó được mọi người chia sẻ đông đảo thì lúc này một bộ phận người còn lại sẽ có xu hướng nghe theo. Chính vì vậy, hiệu ứng này góp phần rất lớn vào thành công của bài hát đó nói riêng và sự nghiệp của ca sĩ đó nói chung.
Social media
Khi một nền tảng nhận được sự quan tâm đông đảo và được nhiều người sử dụng. Nó sẽ gây nên sự tò mò đến những cá nhân khác và những cá nhân này sẽ có xu hướng nhảy vào sử dụng theo. Chẳng hạn như nền tảng mạng xã hội Tik Tok hay Facebook.
Hiệu ứng Bandwagon đối với các chiến dịch bán hàng
Dựa vào hiệu ứng Bandwagon, Exness sẽ giới thiệu đến bạn hai cách để có thể thúc đẩy được chiến dịch bán hàng.
Thuê người nổi tiếng Pr thương hiệu bằng cách làm hình ảnh đại diện
Việc Pr thương hiệu, sản phẩm bằng cách thuê người nổi tiếng được các nhãn hàng sử dụng rất nhiều hiện nay. Khi người đại diện hình ảnh thương hiệu càng có nhiều người hâm mộ thì sẽ gây ra được tiếng vang lớn và thu hút được nhiều sự quan tâm, ủng hộ từ khách hàng hơn nữa đối với thương hiệu đang được Pr.
Chẳng hạn như chiến lược quảng bá của hãng điện thoại Oppo. Nhãn hàng này đã mạnh tay mời Sơn Tùng M-TP – một ca sĩ vô cùng hot trong giới trẻ để làm đại sứ thương hiệu khi mà Oppo lúc đó còn quá xa lạ gì với thị trường Việt Nam.
Ở thời điểm lúc bấy giờ, nhờ vào sức hút của mình mà Sơn Tùng M-TP đã giúp Oppo ngày càng phổ biến hơn và có khả năng soán ngôi Samsung.
Như vậy có thể thấy, Oppo đã vô cùng thông minh khi sử dụng hiệu ứng Bandwagon và sau đó cũng đã gặt hái được những thành công to lớn với sự đầu tư này.
Thúc đẩy thương hiệu nhờ vào Micro influencer
Chiếc lược quảng cáo này sẽ sử dụng những người có độ nổi tiếng thấp hơn với mục đích nâng tầm sản phẩm. Người này có thể không phải là ngôi sao hạng B, tuy nhiên trong bất kỳ một giới nào đó họ lại có tầm ảnh hưởng nhất định. Và các nhãn hàng, thương hiệu sẽ mời họ về hợp tác để lên tiếng quảng bá, giới thiệu về thương hiệu, sản phẩm này.
Ở chiến lược thúc đẩy thương hiệu nhờ vào Micro influencer này, người tham gia có thể là Youtuber, Vlogger, MC truyền hình hoặc cũng có thể là một người bình thường,… Chỉ cần người này có lượt theo dõi nhiều và có sức ảnh hưởng đối với lĩnh vực mà thương hiệu đang hướng tới. Thì lúc này, các thương hiệu hoàn toàn có khả năng mời họ về quảng bá và áp dụng hiệu ứng Bandwagon vào chiến lược để thúc đẩy thương hiệu của mình.
Tuy nhiên, khi áp dụng chiến lược Bandwagon với người không phải là ngôi sao hạng A thì tỷ lệ thành công mang về có cao hay không?
Đối với trường hợp này, người được mời về quảng bá thương hiệu sẽ có cách riêng của họ và họ sẽ giúp cho thương hiệu đó có được những cú hích vô cùng lớn. Phần lớn đó chính là đến từ sự chân thật, thân quen và sự gần gũi. So với những quảng cáo thông qua hình ảnh chớp nhoáng thì việc đánh giá, review và chia sẻ trải nghiệm từ những người đã sử dụng sẽ có giá trị cao hơn gấp bội lần. Nguyên nhân là vì nó nắm bắt và đánh đúng vào tâm lý của khách hàng.
Hiệu ứng Bandwagon trong Marketing
Thông qua ví dụ về Sơn Tùng M-TP và Oppo mà Exness vừa chia sẻ, có thể thấy được rằng việc áp dụng hiệu ứng Bandwagon sẽ giúp thương hiệu đó đạt được những mục tiêu doanh số vô cùng vào. Vậy trong marketing, lợi ích được mang lại từ hiệu ứng Bandwagon là gì?
Khiến người tiêu dùng chú ý đến vì xuất hiện quá nhiều
Cùng với việc sản phẩm được Pr, quảng bá rầm rộ thì bạn nên cố gắng để sản phẩm của mình phủ sóng mạnh mẽ trên khắp thị trường. Bên cạnh đó, đại sứ thương hiệu mà bạn chọn phải là người phù hợp với hình ảnh thương hiệu của bạn. Đồng thời, có một điều mà rất nhiều người không quan tâm đến đó chính là nên hạn chế trưng bày các sản phẩm tràn lan hoặc quá nhiều trên kệ.
Phủ sóng khắp mọi nơi và thống trị thị trường
Một khi độ nhận diện thương hiệu của bạn ở mức cao thì sẽ có càng nhiều người biết đến và mua sản phẩm. Khi đó, một chiến dịch truyền thông hiệu quả áp dụng tốt hiệu ứng Bandwagon sẽ nhanh chóng giúp bạn chiến thắng và thống thị thị trường.
Thống trị mạng xã hội
Đối với nền tảng mạng xã hội trực tuyến, khi bạn tạo ra càng nhiều bài thảo luận về sản phẩm của mình thì khả năng sản phẩm, thương hiệu của bạn thống trị mạng xã hội là cực lớn. Để tạo ra một xu hướng liên quan đến sản phẩm của bạn và giúp các sản phẩm này được sử dụng nhiều hơn, bạn có thể đạt được điều này bằng cách lợi dụng hình ảnh của những người có sức ảnh hưởng, những người có lượng fan đông đảo trên mạng xã hội.
Tạo dựng uy tín cho thương hiệu vì xuất hiện một cách đáng tin cậy
Bạn có thể đẩy những feedback tích cực của khách hàng về những sản phẩm của mình ở những nơi nổi bật dễ nhìn thấy. Với tâm lý thích mua hàng tốt, đẹp, chất lượng thì một feedback tốt sẽ khiến khách hàng có lòng tin vào sản phẩm hơn. Đồng thời, xác suất mà khách hàng sẽ lựa chọn mua hàng cũng sẽ tăng lên.
Ảnh hưởng của hiệu ứng đoàn tàu Bandwagon đối với việc trading
Chắc hẳn nhiều trader cũng biết, trong giao dịch tài chính nói chung cũng như giao dịch forex nói riêng, yếu tố tâm lý đóng vai trò rất lớn trong việc thành bại của mỗi người. Trên thực tế, trong quá trình giao dịch, việc phải đối mặt với vô vàn hiệu ứng tâm lý khác nhau không còn là điều xa lạ gì đối với các trader nữa. Các hiệu ứng tâm lý này có thể là hiệu ứng mỏ neo, hiệu ứng FOMO, hiệu ứng Dunning-Kruger,… Nhưng đặc biệt hơn hết phải kể đến hiệu ứng Bandwagon. Hiện nay, trên toàn bộ lĩnh vực tài chính, nguyên nhân chính gây nên các làn sóng bong bóng tài sản đều bắt nguồn từ hiệu ứng Bandwagon này.
Trong giao dịch tài chính, hiệu tượng một cá nhân bị tác động bởi những hành vi khác từ đám đông sau đó mới có thể quyết định giao dịch chính là hiệu ứng Bandwagon. Điều này tương tự như việc bạn chấp nhận các rủi ro giao dịch trên thị trường khi bạn không chịu phân tích hay thu thập thông tin trước khi quyết định giao dịch. Điều này cũng khá là dễ hiểu vì hiện nay có rất nhiều trader đang áp dụng phương pháp này.
Trong giao dịch forex, khi bạn tham gia vào các nhóm mạng xã hội như Facebook, Zalo hay các diễn đàn Forex thì rất dễ dàng bắt gặp hiệu ứng Bandwagon. Bởi vì nhiều nhà đầu tư sẽ tham gia vào những nhóm này để nghe ngóng, thu thập thông tin từ việc bàn tàn của mọi người về các cặp tiền tệ. Từ đó, họ sẽ quyết định đặt lệnh theo những gì mình nghe ngóng được với niềm tin “Mọi người cũng đặt như vậy”. Chính vì sự dễ dãi này mà nhiều trader đã phải gồng lỗ, phá sản khi bị lỗ. Đây chính là minh chứng tiêu biểu thể hiện hiệu ứng Bandwagon.
Cụ thể hơn nữa, khi làn sóng tăng giá tài sản nổ ra, một người bị kéo theo thì sau đó cũng sẽ có vô vàn người bị kéo theo vì để cố gắng đu mình theo “đoàn tàu tăng giá” này. Đồng thời, họ cũng mong muốn có được những khoản lời khổng lồ như những người khác. Điển hình nhất có thể kể đến là The Dotcom Bubble (bong bóng Dotcom) vào năm 1990s.
Vào những năm 1990, khi Mỹ đón nhận sự bùng nổ của Internet. Đồng thời khi đó, so với tài sản vật chất đang sở hữu, những công ty công nghệ này đã được định giá quá cao. Nhìn thấy một ngành công nghệ đầy tiềm năng, các trader đã bị thu hút và nhanh chóng đổ những khoản tiền khổng lồ vào các công ty công nghệ này. Tuy nhiên, vào năm 2001, sau khi những thông báo thua lỗ trầm trọng của nhiều công ty công nghệ được ban bố, bóng bóng Dotcom đã chính thức vỡ.
Hiệu ứng Bandwagon đang dẫn dắt chúng ta như thế nào?
Bạn đã từng đặt ra câu hỏi tại sao chúng ta lại bị hiệu ứng Bandwagon dẫn dắt và không thể hành động một cách lý trí hay chưa? Câu trả lời sẽ được thể hiện qua ba lý do sau đây:
Tâm lý đám đông
Hầu hết con người chúng ta ai ai cũng có những xu hướng suy nghĩ và hành động theo thứ mà đám đông đang thực hiện. Chính vì vậy, khi đã rơi vào xu hướng này thì việc suy nghĩ và quyết định một cách độc lập là điều rất khó khăn. Theo tâm lý học, hiện tượng này được gọi là hiệu ứng đám đông.
Không những thế, trường hợp một cá nhân có xu hướng đối lập với đám đông, thì vấn đề mà cá nhân gặp phải đó là những áp lực từ dư luận hoặc bị các đám đông, tập thể đó ép buộc rời đi.
Tính mơ hồ hoàn cảnh
Nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào xu hướng hiệu ứng đám đông là do họ không có đủ thông tin, kiến thức để hình thành riêng cho mình một lập trường độc lập. Để tạo sự an toàn cho bản thân khi đứng trước những tình huống này, người này sẽ nghe và tin theo những gì đám đông nói, những gì đám đông làm.
Chẳng hạn như bạn đang rất thuận lợi trong việc giao dịch cặp tiền tệ GBP/EUR. Nhưng khi nghe được thông tin bên lề “Nước Anh đang hoàn tất thủ tục Brexit và có lời khuyên hãy nhanh chóng bán hết EUR” bạn đã vội tin và thực hiện bán tháo EUR ngay lập tức. Như vậy, khi câu chuyện này chỉ là một tin đồn vô căn cứ thì có nghĩa bạn phải hứng chịu một khoản tổn thất nặng nề và mất đi một khoản lợi nhuận lớn.
Tâm lý FOMO
Như đã chia sẻ, khi hiệu ứng Bandwagon xảy ra, nó sẽ làm thị trường biến động với việc một là đẩy giá lên cao, hoặc hai là đẩy giá giảm xuống tận đáy sau đó bán hoảng loạn. Và tâm lý FOMO chính là ngọn nguồn khiến cho giá thị trường xảy ra nhiều biến động lớn như vậy.
FOMO với tên gọi đầy đủ là Fear of Missing Out – đây được hiểu là thuật ngữ ý chỉ đến một tâm lý sợ hãi, lo lắng, hoảng loạn cho rằng sẽ bị vụt mất điều gì đó. Do đó, khi nhận thấy thị trường đang dần nóng lên, phần lớn trader sẽ dựa theo lời nói của người khác mua bất chấp để có lời và ngược lại.
Một ví dụ thực tế cho việc này đó chính là vụ việc của tỷ phú xe điện Tesla Elon Musk đối với thị trường Crypto. Vào năm 2021, khi vị tỷ phú này đăng tải một dòng trạng thái với nội dung “Bitcoin là một thứ tốt” trên trang mạng xã hội tweet. Ngay lập tức chỉ trong vòng vài ngày, đồng tiền này đã tăng lên chóng mặt và đạt mức 42.000 USD. Tuy nhiên chỉ vài tháng sau đó, Elon Musk thông báo chính thức chia tay đồng tiền này và chỉ sau một khoảng thời gian ngắn kể từ lần lên đỉnh gần nhất, BTC đã tụt giảm về mức 37.000 USD.
Có thể thấy, dựa vào hiệu ứng Bandwagon và lợi dụng tâm lý đám đông, Elon Musk đã vô cùng thành công khi “kéo giá” và “gom hàng” một cách nhanh chóng và cực kỳ dễ dàng. Chính vì tâm lý hùa theo của phần lớn nhà đầu tư lúc bấy giờ mà việc thực hiện đẩy giá, kéo giá cũng như phân phối lượng hàng tương đối với ra bên ngoài là việc không hề khó khăn gì.
Như vậy, qua bài học này, bạn cần phải cẩn thận và tỉnh táo hơn nữa trong việc đón nhận và tiếp thu các thông tin được các KOLs quảng cáo trên mạng xã hội nhé. Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, mọi quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng đến túi tiền của chính bạn trong hôm nay và cả tương lai sau này.
Một vài mẹo giúp bạn vượt qua hiệu ứng Bandwagon
Kiểm soát tốt cảm xúc
Dưới sự tác động của hiệu ứng Bandwagon, bạn có khả năng sẽ mất khả năng kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ và hành động của bản thân trong quá trình giao dịch.
Để hạn chế rơi vào tình huống này, bạn cần phải học cách kiềm chế cũng như học cách kiểm soát những cảm xúc của bản thân mình.
Nhận thấy tâm lý mình đang hoảng loạn, lo sợ,… trong khi thực hiện giao dịch. Lúc này, bạn nên bình tĩnh, tạm ngưng các hoạt động hiện tại và thư giãn để đầu óc, tinh thần được thoải mái, thư giãn hơn.
Chủ động đứng ngoài đám đông
Khi chủ động đứng ngoài đám đông, bạn sẽ có thể hạn chế rơi vào tình trạng bị Bandwagon chi phối và chạy theo lời nói của người khác khi giao dịch. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ mang lại cho bạn một vài điều xấu.
Để giữ bản thân mình có được những suy nghĩ độc lập, bạn nên đứng ngoài đám đông, tiếp nhận nhận ý kiến đám đông một cách khách quan, nhìn thấu mọi vấn đề và phân tích thông tin rõ ràng trước khi quyết định giao dịch nhé.
Xây dựng kỹ năng tư duy phản biện tốt
Khi có một kỹ năng tư duy phản biện tốt, bạn sẽ luôn tự chủ được mọi suy nghĩ và hành động của bản thân mình.
Thông qua tư duy phản biện, bạn sẽ tìm ra được lỗ hổng của vấn đề và nhanh chóng nắm bắt, đánh giá chính xác vấn đề. Trong quá trình giao dịch, hãy luôn nhớ rằng, điều cần làm là quan tâm đến tài khoản của mình và hãy bỏ qua những lời nói, hành động của người khác. Có như vậy, bạn mới dễ dàng xác định được hướng đi hiệu quả và phù hợp với bản thân mình mà không phải phụ thuộc hay dựa dẫm vào người khác.
Như vậy, thông qua bài viết về Bandwagon là gì mà Cách Giao Dịch Exness vừa chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích phục vụ cho mình trong quá trình giao dịch forex cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Có thể thấy, không những trong đầu tư giao dịch mà kể cả trong tất cả các lĩnh vực khác, hiệu ứng Bandwagon đều có khả năng sẽ chi phối và kiểm soát chúng ta. Vì vậy, bạn hãy tỉnh táo và cận trong hơn trong việc tiếp nhận các thông tin đến từ đám đông nhé.
Xem thêm:
Tránh tâm lý mỏ neo như thế nào đối với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường?
Những ảnh hưởng của lãi suất Libor đối với thị trường tài chính thế giới là gì?
Diễn biến của thị trường thực tế với chiến lược Sell in May and Go Away
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.