Nhiều nhà đầu tư đều có chung thắc mắc rằng Sell in May là gì trong lần đầu tiên nghe nói đến. Sell in May là một câu ngạn ngữ cổ xưa, có nguồn gốc từ Anh quốc và dần trở nên phổ biến ở các thị trường khác nhau, từ Mỹ đến Việt Nam. Vậy ngạn ngữ Sell in May là gì, nó có ý nghĩa như thế nào đối với thị trường tài chính? Tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây, hãy khám phá ngay cùng Exness bạn nhé!
Sell in May là gì? Thế nào là “Sell in May and Go Away”?
Ngạn ngữ “Sell in May and Go Away” có thể hiểu đơn giản theo nghĩa là “Hãy bán cổ phiếu trong tháng 5 rồi đi chơi thôi!”. Thuật ngữ này ngụ ý rằng thị trường tài chính sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn trong khoảng giai đoạn từ đầu tháng 5 cho đến tháng 10. Ngược lại, trong khoảng thời gian từ tháng 11 cho đến tháng 4 thì thị trường tài chính sẽ có những diễn biến mạnh mẽ. Khi đó, thị trường có thể sẽ tạo ra những mức tăng trưởng đáng để theo dõi và cân nhắc đầu tư.
Hiện nay, nhiều nhà đầu tư vẫn áp dụng nguyên tắc Sell in May này cho các giao dịch đầu tư của mình. Theo đó, họ sẽ bán cổ phiếu vào giai đoạn từ đầu tháng 5 hay vào thời điểm cuối mùa xuân. Kế đến, các nhà đầu tư này sẽ quay trở lại vào thời điểm cuối tháng 11, hay vào cuối mùa thu để tiếp tục hành trình đầu tư của mình. Dựa vào chiến thuật này, các nhà đầu tư sẽ phải chọn đúng thời điểm mua vào và bán ra lý tưởng để mang về kết quả giao dịch tốt nhất.
Nhiều nhà đầu tư tin rằng chiến lược này thật sự có hiệu quả trong các giao dịch chứng khoán Mỹ qua nhiều năm. Vì họ cho rằng, vào thời điểm khí hậu trở nên nóng hơn thì khối lượng giao dịch sẽ thấp và các nhà đầu tư gia nhập vào thị trường cũng giảm. Việc này cũng có thể khiến các giao dịch khó có thể tạo ra kết quả như mong đợi.
Lịch sử hình thành của ngạn ngữ Sell in May
Như đã trình bày, “Sell in May and Go Away” có nguồn gốc từ Anh và cụ thể hơn là bắt nguồn từ khu tài chính lớn nhất tại thủ đô Luân Đôn, Vương Quốc Anh. Thuật ngữ “Sell in May and Go Away” thực chất được nói ngắn gọn từ câu ngạn ngữ gốc là “Sell in May and go away, and come on back on St. Leger’s Day”. Các bạn có thể hiểu ý nghĩa khái quát của câu nói này là “Hãy bán cổ phiếu trong tháng 5 rồi đi chơi, và quay lại vào dịp ngày lễ Thánh Leger”.
Ngày lễ thánh Leger bắt đầu từ năm 1776 và được biết đến là một giải đua ngựa nổi tiếng ở Anh. Cuộc đua này thường được tổ chức định kỳ vào dịp lễ ở mỗi tháng 9 của các năm tại trường đua Doncaster, ở Nam Yorkshire.
Tại thời điểm đó, các quý tộc người Anh và chủ ngân hàng Anh đã cùng bàn luận với nhau rằng nên bán của phiếu trong tháng 5. Sau đó, họ sẽ lên kế hoạch đi thư giãn và tận hưởng để vượt quá cái nóng bức đến mệt mỏi của mùa hè ở Anh. Cuối cùng, họ sẽ trở lại thị trường và tiếp tục hành trình đầu tư của mình sau mùa lễ đua ngựa .
Nhiều nhà đầu tư Mỹ vẫn sử dụng nguyên tắc Sell in May như một chiến lược giao dịch để giảm thiểu sự “vận động chậm chạp”, cũng như tránh được các rủi ro thua lỗ trong giai đoạn giữa Ngày Tưởng Niệm (Memorial Day) vào tháng 5 đến tận Ngày Lao động (Labour Day) trong tháng 9.
Diễn biến của thị trường thực tế với chiến lược Sell in May
Kể từ những thập niên đầu của thế kỷ 20, người ta đã định nghĩa được Sell in May là gì, cũng như xác định giá trị của nó trong các giao dịch tại thị trường chứng khoán Mỹ.
Theo nghiên cứu của Forbes, trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2013 thì chỉ số DJIA, hay còn gọi là Dow Jones Industrial Average đã dao động với mức lợi nhuận trung bình khoảng 0,3% từ tháng 5 đến tháng 10. Ngược lại, từ tháng 11 đến tháng 4 chỉ số DJIA lại tăng trưởng một cách mạnh mẽ chạm mức trung bình 7,5% lợi nhuận.
Từ đó, có thể thấy rằng rất nhiều nhà đầu tư ứng dụng chiến thuật này trong giao dịch của mình. Thế nhưng không phải ai cũng đồng tình và ủng hộ với chiến lược giao dịch này. Dựa vào kết quả nghiên cứu mới nhất của Barron’s, Sell in May trong tổng thể 30 năm không còn giữ được độ chính xác và có nhiều chênh lệch giữa các thị trường, hay tài sản khác nhau.
Cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng Sell in May chỉ mang lại lợi nhuận cao hơn 0,7% một chút vào mỗi năm so với các giao dịch không dùng chiến lược này. Nhìn chung, phần lợi nhuận chênh lệch được tạo ra khá thấp, thậm chí là khi các bạn trừ đi một vài chi phí khác và thuế phải đóng thì mọi người có thể phải chịu lỗ.
Có thể thấy, thuật ngữ này chưa thực sự được định nghĩa rõ ràng tại Việt Nam và còn khá mơ hồ, vì thị trường Việt Nam chưa có bán khống và cũng chưa phát triển mạnh mẽ như các quốc gia khác.
Ngạn ngữ Sell in May còn hiệu quả hay không?
Sau khi tìm hiểu Sell in May and Go Away là gì thì câu hỏi chung được đặt ra lúc này là nó còn phù hợp với thị trường đầy biến động với nhiều diễn biến khó lường như hiện nay hay không? Đặc biệt là tại thời điểm xảy ra đại dịch Covid – 19 tác động đến toàn cầu và những sự kiện chính trị đáng chú ý khác. Hãy cùng chúng tôi tìm ra đáp án trong phần tiếp theo của bài viết bạn nhé.
Chỉ số S&P 500 đã giảm 34% trong thời gian 24 ngày thực hiện giao dịch kể từ tháng 3 năm 2020. Đến tháng 10 năm 2020, chỉ số này lấy lại cân bằng chạm mức 88% và tăng trưởng với thanh khoản giao dịch đạt mức cao kỷ lục trên nghìn tỷ đô. Từ đó, có thể thấy “Sell in May and Go Away” không thực sự mang lại hiệu quả trong toàn bộ trường hợp trên thị trường tài chính.
Vì vậy, mọi người nên tiến hành đa dạng hóa danh mục đầu tư của bản thân để gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên nghiên cứu các chiến lược giao dịch thật hợp lý thay vì chạy theo tâm lý đám đông để mang về kết quả giao dịch tốt nhất.
Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ lần lượt liệt kê các nguyên nhân vì sao các bạn nên tìm chiến thuật hợp lý cho từng giai đoạn, thay vì chọn “Sell in May and Go Away” cho cả quá trình.
Sell in May không thực sự hiệu quả trên hầu hết các thị trường hiện nay
Từng thị trường khác nhau sẽ cho ra một quy tắc Sell in May không giống nhau, kể cả các sản phẩm tài chính khác nhau cũng không có điểm chung về chiến lược Sell in May. Chẳng hạn như trong tháng 5 tại Mỹ, đây là thời điểm thu hút rất nhiều dòng tiền đến cổ phiếu tăng trưởng. Nguyên nhân đến từ việc hầu hết các doanh nghiệp sẽ thực hiện tiến độ kinh doanh của mình một cách mạnh mẽ trong giai đoạn nửa cuối năm. Ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này là việc tỷ trọng của các công ty công nghệ nằm trong rổ S&P 500 đang tăng nhanh đáng kể, đạt mức 27% so với tỷ lệ 8% của rổ MSCI ở Châu Âu.
Các bạn có thể lỡ mất một vài cơ hội đầu tư vào các loại cổ phiếu có đà tăng trưởng tốt nếu phải căn cứ vào từng thời điểm để mua vào hay bán ra. Bên cạnh đó, khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 là cột mốc đánh dấu những biến động đáng kể trên nhiều thị trường khác nhau, như thị trường ngoại hối hay chứng khoán.
Chẳng hạn như thị trường chứng khoán của Trung Quốc tăng hơn 20% trong giai đoạn tháng 5 đến tháng 10 trong vòng 3 năm liên tiếp từ 2017 đến 2020. Sau đó, chứng khoán của Eurozone cũng tăng trưởng hơn 10% trong 6 tháng đầu tiên của 2019.
Sell in May không còn phù hợp với bối cảnh đại dịch Covid – 19
Nguyên nhân tiếp theo khiến Sell in May không phải là một giải pháp tối ưu là vì nó không còn thích hợp với bối cảnh dịch bệnh hiện tại. Cụ thể là trước diễn biến phức tạp của đại dịch, việc đoán đỉnh trong ngắn hạn của cổ phiếu, tiền ảo hay Forex là điều bất khả thi. Do sự xuất hiện của hàng loạt gói kích thích tài khóa và phục hồi sau đại dịch, mức lạm phát bắt đầu tăng nhanh khiến thị trường chứng khoán, tiền ảo và cả Forex tại Mỹ tăng trưởng một cách bất thường. Xu hướng tăng này có thể tiếp tục kéo dài trong vòng ít nhất 1 năm tiếp theo.
Bài học từ năm ngoái cho thấy việc các nhà đầu tư thay nhau bán tháo tài sản trong giai đoạn tháng 3 năm 2020 là một sai lầm. Nguyên nhân là do chỉ sau vỏn vẹn 6 tháng tiếp theo, tức vào tháng 9 năm 2020, chứng khoán toàn cầu đã hồi phục hơn gần 88% so với trước đó. Ngoài ra, thị trường này còn tăng trưởng thêm 12% trong thời gian từ tháng 5 cho đến tháng 10 năm 2020.
Sell in May khiến các nhà đầu tư mất nhiều chi phí cơ hội
Sell in May trong chứng khoán còn khiến chúng ta đánh mất khá nhiều chi phí cơ hội trong suốt quá trình đầu tư. Cụ thể, thị trường chứng khoán tại Mỹ đã từng đối mặt với mức sụt giảm điểm nghiêm trọng kỷ lục trong lịch sử, thế nhưng nó cũng hồi phục vô cùng nhanh chóng. Theo đó, nếu các nhà đầu tư đã bán tháo vào thời điểm hoảng loạn thì các bạn có thể đã bỏ lỡ một khoản chi phí cơ hội vô cùng lớn. Điều này cũng đúng với các nhà đầu tư thực hiện lệnh bán vào tháng 5, cụ thể là việc mua lại trong giai đoạn sau khiến các bạn phải đánh đổi một khoản chi phí cơ hội đắt đỏ hơn. Việc này chưa kể đến thị trường tăng điểm liên tục ở thời gian sau đó.
Hơn nữa, với bối cảnh thị trường có lãi suất danh nghĩa thấp nhưng tỷ lệ lạm phát cao, mang theo tỷ giá lãi suất thực âm sẽ khiến đồng tiền mất giá. Do đó, nếu các bạn giữ tiền mặt trong người một khoảng thời gian dài sẽ khiến giá trị của tiền giảm. Từ đó, mọi người có thể đánh mất các cơ hội đầu tư tốt cho bản thân.
Bên cạnh đó, kể từ tháng 11 trở đi các chi phí giao dịch, thuế thu nhập của các danh mục đầu tư sẽ có thể giảm mạnh và khó có thể bù đắp thua lỗ.
Lời kết
Sell in May là gì đã được đề cập cụ thể trong bài viết qua phần định nghĩa thuật ngữ Sell in May, nguồn gốc hình thành của ngạn ngữ này cũng như mức độ thích hợp của chiến lược này với thị trường hiện nay. Về câu trả lời cho việc có nên “Sell in May and Go Away” hay không thì sẽ tùy thuộc vào mỗi người. Tùy vào chiến lược đầu tư mà các nhà đầu tư sẽ quyết định “Sell in May and Go Away”. Tuy nhiên, với bối cảnh đại dịch như hiện giờ thì Sell in May không thực sự là một chiến lược tối ưu để tạo ra kết quả giao dịch tốt.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chuyên mục Exness Hướng Dẫn sẽ giúp các nhà đầu tư có được một cái nhìn toàn cảnh và khách quan hơn về ngạn ngữ “Sell in May and Go Away” trong các thị trường khác nhau, cũng như tính hiệu quả của chiến thuật này. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Hiệu ứng mỏ neo là gì? Tránh Anchoring Effect như thế nào?
Bandwagon là gì? Giới thiệu chi tiết hiệu ứng Bandwagon nên biết
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.