Hiệu ứng mỏ neo được đánh giá là một trong những khuynh hướng tâm lý ảnh hưởng đến việc ra quyết định của con người, đặc biệt là trong đầu tư. Tâm lý mỏ neo trở thành rào cản, ngăn con người ra quyết định đúng đắn. Vậy hiệu ứng mỏ neo là gì? Nó tác động đến tâm lý, suy nghĩ con người như thế nào? Tất cả sẽ được tổng hợp chi tiết trong bài viết này của Exness.
Hiệu ứng mỏ neo là gì?
Hiệu ứng mỏ neo hay cũng có thể gọi là tâm lý mỏ neo là thuật ngữ được phiên dịch từ cụm Anchoring Effect, mô tả việc quyết định của con người bị ảnh hưởng bởi những thông tin, dữ liệu ban đầu. Hiểu đơn giản, tâm lý mỏ neo đề cập đến việc những thông tin đầu tiên sẽ khiến bạn ấn tượng và thường dùng nó để so sánh những sự kiện tiếp theo.
Khuynh hướng tâm lý này gắn liền với hình ảnh mỏ neo – một công cụ được ngư dân thả xuống biển để giữ cho tàu chuyển không bị dòng nước xô đi. Cách mỏ neo hoạt động khiến người ta liên tưởng đến việc con người thường bị ám ảnh bởi những ấn tượng ban đầu.
Nhìn chung, những người mắc phải hiệu ứng mỏ neo sẽ luôn cố định suy nghĩ của mình vào một giá trị tham chiếu, một thông tin nhất định khi đánh giá sự việc. Về cơ bản, các quyết định sẽ được đưa ra dựa vào việc so sánh mức độ hấp dẫn, thay vì phân tích ưu nhược điểm của từng lựa chọn.
Ví dụ minh họa về Anchoring Effect
Hiệu ứng tâm lý này khá phổ biến và xuất hiện trong đời sống hàng ngày, chỉ là mọi người gọi nó theo một cách khác, thay vì tâm lý mỏ neo.
Chẳng hạn như bạn muốn mua một chiếc ô tô mới, sau khi tìm kiếm thông tin trên mạng bạn nhận ra mức giá trung bình của chiếc xe đó là khoảng 1 tỷ. Ngày hôm sau, khi được tư vấn tại một showroom ô tô, bạn được cửa hàng này báo giá là 970 triệu và bạn chấp thuận đề nghị này vì nó có mức giá thấp hơn so với khi bạn tìm kiếm trên google 30 triệu. Thế nhưng, bạn phát hiện ra rằng mình có thể mua chiếc xe giống hệt như thế ở một cửa hàng khác với giá 890 triệu, rẻ hơn so với 1 tỷ giá trung bình, thậm chí thấp hơn 970 triệu ở showroom ô tô mà bạn phải trả.
Khi đó, bạn sẽ tự trách mình vì ra quyết định quá vội vàng, mà không tham khảo nhiều mức giá khác nhau. Vậy tại sao bạn lại nhanh chóng chấp thuận đề nghị đó? Khuynh hướng tâm lý mỏ neo chứng tỏ con người thường ưu tiên những thông tin đầu tiên mà mình có, cụ thể là mức giá 1 tỷ. Vì bạn chỉ so sánh mức giá 970 triệu với dữ kiện ban đầu và xem nó như một món hời rồi nhanh chóng bỏ qua việc tham khảo thêm những thông tin khác. Có thể nói, 1 tỷ tựa như điểm neo trong tâm trí bạn, nó chi phối suy nghĩ của bạn trước những mức giá khác.
Khuynh hướng mỏ neo trong đầu tư
Hiệu ứng mỏ neo còn được đề cập trong đầu tư, thậm chí là các giao dịch. Anchoring Bias mô tả rằng các nhà đầu tư thường ra quyết định dựa trên dữ liệu ban đầu, hay họ chủ yếu dựa vào những thông tin được cung cấp. Thế nhưng, những thông tin đó có thể sẽ không thực sự phù hợp với những quyết định đầu tư.
Tâm lý mỏ neo trong thị trường chứng khoán
Tâm lý này được xem như một phần trong nghiên cứu tài chính hành vi. Theo đó, các nghiên cứu giúp tìm ra mối quan hệ giữa quyết định lựa chọn đầu tư với cảm xúc và các yếu tố bên ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy các điểm thả neo có tác động đáng kể đến quyết định giao dịch của các nhà đầu tư. Chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ nhỏ dưới đây để hiểu rõ những tác động của tâm lý mỏ neo trong đầu tư chứng khoán.
Chẳng hạn như bạn quyết định mua cổ phiếu ABC, được đánh giá là cổ phiếu tăng trưởng tốt và có tính thanh khoản cao. Thế nhưng, những tin tức xấu về công tin này được công bố khiến một số nhà đầu tư ồ ạt bán tháo. Khi đó, giá của cổ phiếu sụt giảm mạnh mẽ, từ 50,000 đồng giảm xuống còn 32,000 đồng và gần chạm đến mức giá vào của bạn. Khi đó, bạn giữ suy nghĩ rằng mức 50,000 đồng mới là giá trị của cổ phiếu. Vì vậy, bất kỳ mức giá nào thấp hơn 50,000 đồng đều không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu và không công bằng.
Thực tế thị trường đang hoạt động bình thường và dĩ nhiên, nó không có cơ chế nào để đối xử thiếu công bằng với 1 cổ phiếu. Hiệu ứng mỏ neo khiến suy nghĩ của bạn cố định ở mức giá 50,000 đồng. Điều này tác động đến lý trí, phối mọi suy nghĩ và khiến bạn cảm thấy thất vọng.
Đối với thị trường ngoại hối
Từ những phân tích cùng các ví dụ trong phần trên của bài viết, có thể dễ dàng nhận ra quyết định giao dịch của các nhà đầu tư sẽ phụ thuộc khá nhiều vào cảm xúc. Thế nhưng, hầu hết các giao dịch đầu tư thành công lại nhờ vào lý trí, tư duy phân tích các yếu tố và thông tin một cách hợp lý.
Thị trường vốn dĩ luôn tràn ngập thông tin nên các nhà đầu tư cần phải sáng suốt, chọn lọc những dữ liệu có ích. Mỏ neo thường trở thành rào cản, khiến bạn gặp trở ngại trong việc đưa ra quyết định hợp lý. Mức giá hiện tại mới là điều cần được quan tâm, đừng để mức giá neo trong quá khứ chi phối quyết định.
Thị trường ngoại hối cũng không ngoại lệ, không ai có thể đảm bảo mức giá trong lịch sử sẽ không lặp lại ở tương lai. Tâm lý mỏ neo được hình thành từ việc các nhà đầu tư lo sợ những rủi ro thua lỗ, hay tổn thất khi giao dịch. Bạn tham gia vào một cặp tiền có giá trị tăng trong khoảng thời gian trước đó. Mặc dù thị trường ổn định với những điều kiện duy trì xu hướng khá vững chắc, nhưng bạn thoát vị thế sớm vì bạn nghĩ đợt tăng/giảm gần đây không kéo dài. Chính vì thế, bạn cần làm chủ cảm xúc của mình và thay điểm neo sao cho phù hợp.
Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ đề cập đến cách tránh hiệu ứng mỏ neo trong quá trình ra quyết định.
Tránh tâm lý mỏ neo như thế nào?
Nhìn chung, tâm lý mỏ neo có vài ảnh hưởng tiêu cực đến việc ra quyết định của con người, thế nhưng nó không quá đáng sợ hay tồi tệ như bạn nghĩ. Chính vì thế, giúp tôi sẽ gợi ý một vài phương pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ hiệu ứng mỏ neo.
- Thừa nhận hiệu ứng mỏ neo là lời khuyên đơn giản nhất để vượt qua khuynh hướng tâm lý này. Cụ thể, các bạn cần theo dõi hành vi và tìm ra điểm thả neo mà bạn thường mắc phải. Dĩ nhiên, phương pháp chỉ thực sự mang lại hiệu quả nếu bạn duy trì nó trong một thời gian dài.
- Thực tế, khuynh hướng tâm lý này không hoàn toàn tiêu cực. Nó có thể có ích nếu phù hợp với điều kiện hiện tại của thị trường. Việc bạn cần làm là thay đổi, điều chỉnh điểm thả neo dựa trên mục tiêu và khả năng tài chính của mình. Đặc biệt là khi hoàn cảnh có một vài thay đổi nhất định.
- Tận dụng các nguồn lực khách quan trong quan trình ra quyết định. Cụ thể, khi thiết lập các điểm thả neo các bạn hãy kết hợp phân tích những nguyên tắc cơ bản. Chẳng hạn như trong thị trường chứng khoán, các bạn có thể điều chỉnh điểm neo dựa vào các báo cáo tài chính của công ty, về đối thủ cạnh tranh và tham khảo các phân tích từ những chuyên gia. Bên cạnh đó, việc này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xác định mức độ phù hợp của cổ phiếu với danh mục đầu tư của bạn.
Lời kết
Hiệu ứng mỏ neo khiến con người luôn bị chi phối bởi những thông tin không liên quan, đặc biệt là trong các quyết định đầu tư. Về cơ bản, mỏ neo trong tâm trí có thể khiến bạn mắc kẹt nhưng nó không hoàn toàn xấu. Điều đáng lưu ý đó là điểm thả neo, cụ thể là mức giá mua hay mức giá bán ban đầu hoàn toàn không liên quan đến những yếu tố khác trên thị trường.
Những quyết định sáng suốt nên được xây dựng trên các phân tích có hệ thống và cách tiếp cận thực tế từ những nghiên cứu, thay vì cảm xúc. Tâm lý mỏ neo xuất hiện cả trong đời sống hàng ngày chứ không riêng ở thị trường chứng khoán.
Hy vọng những thông tin hướng dẫn vừa rồi sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích về hiệu ứng mỏ neo, cũng như tác động của nó đến thị trường tài chính nói chung.
Xem thêm:
Bê bối của Libor về gian lận lãi suất và ảnh hưởng của nó đến thị trường
Ảnh hưởng của hiệu ứng đoàn tàu Bandwagon đối với việc trading
Sell in May có còn thực sự hiệu quả trên hầu hết các thị trường hiện nay hay không?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.