cách vẽ Trendline

Trendline là gì? Hướng dẫn cách vẽ Trendline chuẩn xác

Cách vẽ trendline là một trong những kỹ năng cơ bản và không thể thiếu của một trader khi tham gia vào thị trường ngoại hối. Hiểu rõ bản chất của một đường xu hướng, cũng như những quy tắc khi xác nhận xu hướng trên thị trường sẽ giúp các nhà đầu tư thêm phần tự tin khi giao dịch. Vậy làm sao để giao dịch đúng chiều với xu hướng của thị trường, vẽ đường Trendline ra sao? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này cùng sàn Exness nhé.

Trendline là gì?

Trend line hay thường được các trader biết đến với tên gọi đường xu hướng. Đây là một công cụ hỗ trợ quan trọng và không thể thiếu mỗi khi các nhà đầu tư thực hiện các phân tích kỹ thuật. Về hình dạng, trendline sẽ là một đường thẳng mô tả xu hướng chuyển động của giá cả. Thông qua đường trendline, các bạn có thể dễ dàng nhận ra hướng đi của giá trong thời gian sắp tới. 

Ngoài ra, phong cách giao dịch theo xu hướng sẽ được hiểu là giao dịch theo chiều chuyển động của giá, tức là giao dịch theo cung và cầu trên thị trường. Trendline sẽ hình thành bằng cách thực hiện những bước sau:

  • Ở một xu hướng giảm, vẽ một đường thẳng đi qua các đỉnh 
  • Trong một xu hướng tăng, vẽ một đường thẳng đi qua các đáy
  • Tuy nhiên, cũng có trường hợp Trendline sẽ là đường thẳng đi qua cả đáy và đỉnh

Ý nghĩa của đường xu hướng (Trendline)

Chắc hẳn các trader đều đã từng nghe qua câu nói Trend is friend – xu hướng là bạn. Thực tế chứng minh điều này hoàn toàn chính xác. Trong các giao dịch, mọi người cần đánh theo xu hướng chính thay vì đi ngược lại với xu hướng hiện tại. Việc đánh ngược xu hướng sẽ khiến bạn gặp phải trường hợp xấu nhất – cháy tài khoản. 

Chính vì thế, đường xu hướng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, giúp các bạn tìm ra xu hướng chung của thị trường. Với những lợi ích tương tự như đường hỗ trợ và đường kháng cự, dựa vào trendline các trader có thể nhận biết xu hướng của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, các bạn sẽ tìm ra được vùng áp lực mua bán hay vùng cung cầu tiềm năng và thậm chí là điểm vào lệnh/điểm thoát lệnh thích hợp. 

Bên cạnh đó, trendline cũng có vài điểm khác biệt cơ bản so với hỗ trợ và kháng cự. Trong khi đường hỗ trợ và kháng cự là những đường thẳng thì Trendline là những đường dốc. 

Trendline gồm những dạng nào? Cách xác định Trendline 

Thị trường tài chính sẽ luôn trải qua 3 giai đoạn chính, một là uptrend, hai là downtrend và cuối cùng là sideways. Theo đó, đường xu hướng cũng sẽ được phân thành 3 dạng theo 3 giai đoạn này, cụ thể:

  • Giá tăng và xu hướng tăng (uptrend): Bạn sẽ nhận ra đường xu hướng tăng khi giá bật lên trở lại nếu chạm vào nó. Đường này sẽ nối các đáy trong xu hướng tăng của giá, gọi là đường hỗ trợ. Theo đó, những đáy và đỉnh mới được tạo sẽ cao hơn so với đỉnh và đáy cũ. Điều này báo hiệu thị trường đang xảy ra tình huống phe mua nhiều hơn phe bán. 
Đường xu hướng tăng
Đường xu hướng tăng
  • Giá giảm và xu hướng giảm (downtrend): Bạn sẽ nhận ra đường xu hướng giảm khi giá giảm xuống nếu chạm vào nó. nó. Đường này sẽ nối các đỉnh trong xu hướng giảm của giá, gọi là đường kháng cự. Theo đó, những đáy và đỉnh mới được tạo sẽ thấp hơn so với đỉnh và đáy cũ. Điều này báo hiệu thị trường đang xảy ra tình huống phe bán nhiều hơn phe mua. 
Đường xu hướng giảm
Đường xu hướng giảm
  • Xu hướng đi ngang, thị trường không có xu hướng (sideways): Trong tình huống này, thị trường đang khá cân bằng và ổn định, hoặc chưa có những biến động cụ thể nào. Khi đó, giá chỉ di chuyển trong vùng giới hạn do đường hỗ và kháng cự tạo ra chứ chưa đủ sức phá vỡ và thoát ra ngoài. Điều này cho thấy bên mua và bên bán đang cân bằng. 
Đường xu hướng đi ngang
Đường xu hướng đi ngang

Cách cài đặt công cụ vẽ Trendline trên nền tảng Tradingview

Sau khi trình bày đường trendline là gì, chúng tôi sẽ lần lượt hướng dẫn cách cài đặt công cụ vẽ trendline trên Tradingview. Tương tự như những công cụ hỗ trợ kỹ thuật khác, mọi người cần đăng ký một tài khoản, đăng nhập và kết nối vào phần chart. Sau khi hoàn tất bước này, các bạn hãy lựa chọn cặp giao dịch cần tiến hành phân tích và hãy thực hiện lần lượt những bước sau:

  • Trên thanh công cụ hiển thị ở góc trái của giao diện, chọn ô thứ 2 có hình đường thẳng.
  • Bạn sẽ được chuyển sang một màn hình với toàn bộ công cụ hỗ trợ vẽ đường Trendline. Trong đó, những công cụ thông dụng nhất sẽ được Tradingview đánh dấu bằng ký hiệu đặc biệt cho người dùng dễ dàng nhận biết. 
Cài đặt Trendline trên nền tảng Tradingview
Cài đặt Trendline trên nền tảng Tradingview

Hướng dẫn cụ thể cách vẽ đường xu hướng (Trendline)

Để có cách vẽ được chính xác đường trendline, đầu tiên mọi người cần xác định xu hướng hiện tại của thị trường. Cụ thể về cách nhận biết xu hướng đã được chúng tôi trình bày chi tiết ở những phần trên:

  • Trường hợp thị trường hình thành các đỉnh và đáy cao hơn so với đỉnh, hay đáy cũ tức là thị trường có xu hướng tăng.
  • Trường hợp thị trường hình thành các đỉnh và đáy thấp hơn so với đỉnh, hay đáy cũ tức là thị trường có xu hướng giảm.

Sau khi hoàn tất quá trình xác định hướng chuyển động của thị trường, mọi người cần tiến hành đánh dấu các đáy và đỉnh trong chart. Kế đến, hãy nối các đỉnh lại nếu thị trường đang tăng và với xu hướng giảm thì mọi người hãy nối các đáy lại với nhau nhé!

Xác định xu hướng thị trường trước khi vẽ đường Trendline
Xác định xu hướng thị trường trước khi vẽ đường Trendline

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến cách vẽ 2 đường xu hướng chính. Một là đường cơ bản là đường chỉ đi qua đỉnh hoặc đáy của chart. Hai là đường nâng cao là đường phải đi qua đồng thời các đỉnh, đáy và cả nến bao trùm hay còn gọi là điểm phá vỡ mạnh. 

Cách vẽ đường trendline cơ bản

Nếu thị trường đang ở một xu hướng tăng thì mọi người chỉ việc vẽ một đường thẳng dốc lên, đồng thời đi qua càng nhiều đáy càng tốt.

Đường xu hướng cơ bản đối với thị trường có chiều hướng tăng
Đường xu hướng cơ bản đối với thị trường có chiều hướng tăng

Nếu thị trường đang ở một xu hướng giảm thì mọi người chỉ việc vẽ một đường thẳng dốc xuống, đồng thời đi qua càng nhiều đáy càng tốt.

Đường xu hướng cơ bản đối với thị trường có chiều hướng giảm
Đường xu hướng cơ bản đối với thị trường có chiều hướng giảm

Cách vẽ đường trendline nâng cao

Nhìn chung, đường xu hướng sẽ mang vài đặc điểm khá tương đồng với đường hỗ trợ và kháng cự. Theo đó, một đường trendline đủ mạnh sẽ đáp ứng đủ 3 yêu cầu sau:

  • Đường Trendline nâng cao của thị trường có xu hướng tăng sẽ là đường thẳng cắt ít nhất 2 đáy, 1 đỉnh và buộc phải có nến bao trùm hay còn gọi là điểm phá vỡ mạnh.
Đường trendline nâng cao của xu hướng tăng
Đường trendline nâng cao của xu hướng tăng
  • Đường Trendline nâng cao của thị trường có xu hướng giảm sẽ là đường thẳng cắt ít nhất 2 đỉnh, 1 đáy và buộc phải có sự xuất hiện của nến bao trùm trên đường thẳng này.
Đường trendline nâng cao của xu hướng giảm
Đường trendline nâng cao của xu hướng giảm
  • Đường Trendline nâng cao của thị trường có xu hướng giảm sẽ là đường thẳng cắt 2 đáy, 3 đỉnh cùng 1 nến bao trùm.
Cách vẽ Trendline nâng cao
Cách vẽ Trendline nâng cao

Một vài lưu ý nhỏ với cách vẽ Trendline

Về cách vẽ Trendline chuẩn xác nhất, các trader cần lưu ý một vài vấn đề sau, bao gồm:

  • Dù giá phá vỡ bất kỳ xu hướng hiện tại nào của thị trường và quay về thì đường xu hướng vẫn còn sử dụng được.
  • Những đường trendline càng dốc thì sẽ tạo ra độ tin cậy càng kém, đồng thời cũng dễ dàng bị phá vỡ hơn.
  • Hãy uyển chuyển, linh hoạt thay đổi tùy tình hình của thị trường để tạo ra những đường xu hướng chính xác nhất. Tránh rập khuôn lý thuyết, hay cố gắng tạo những đường Trendline vừa vặn với thị trường.
  • Trường hợp đường trendline không bị phá vỡ dù cho giá đã chạm vào rất nhiều lần báo hiệu một đường xu hướng mạnh. Do đó, một khi đường trendline này bị phá vỡ thì khả năng rất cao thị trường sẽ diễn ra tình huống đảo chiều.
  • Sẽ có lúc bạn không thể xác định chính xác đường xu hướng do thị trường diễn biến quá xấu.
  • Xu hướng không cố định là một đường thẳng mà có thể hiển thị dưới dạng vùng giá, hay một đường parabolic bạn nhé!

Giao dịch theo xu hướng như thế nào?

Không nên giao dịch ngược xu hướng

Như các bạn đều đã biết, xu hướng được hình thành nhờ lượng cung và cầu trên thị trường thông qua những đợt giằng co quyết liệt giữa phe bán và phe mua. Khi phe mua chiếm ưu thế, thị trường sẽ có xu hướng tăng. Ngược lại, nếu phe mua đang làm chủ thị trường thì mọi người sẽ bắt gặp một xu hướng giảm. Chính vì thế, việc lựa chọn nên theo phe nào tùy từng thời điểm sẽ tạo nên bước ngoặt giúp bạn gia tăng lợi nhuận trong các giao dịch của mình.

Sử dụng phương pháp đảo chiều

Khi chọn giao dịch với phương pháp đảo chiều tức là các bạn sẽ mua khi giá chạm xu hướng tăng, kế đến là bán khi giá chạm xu hướng giảm.

Mua khi giá và xu hướng tăng chạm nhau
Mua khi giá và xu hướng tăng chạm nhau
Bán khi giá và xu hướng giảm chạm nhau
Bán khi giá và xu hướng giảm chạm nhau

Về nguyên tắc thì phương pháp này khá đơn giản, thế nhưng nó vẫn có một nhược điểm khá lớn. Đó là cách bạn vẽ đường xu hướng sẽ quyết định điểm vào lệnh của bạn. Những đường xu hướng khác nhau sẽ tạo ra thời điểm gia nhập thị trường không giống nhau.

Do đó, để tăng độ an toàn với những tín hiệu ổn định hơn thì mọi người nên kết hợp đồng thời với tín hiệu phân kỳ ẩn của chỉ số RSI hoặc MACD đều được. Theo đó, những tín hiệu này sẽ báo hiệu những diễn biến tiếp theo của xu hướng thị trường.

Khi bạn thấy giá đã chạm vào đường xu hướng và phân kỳ ẩn cũng được hình thành thì có thể yên tâm về độ chính xác của đường xu hướng. Từ đó, bạn có thể tiến hành các giao dịch với tín hiệu này.

Phân kỳ ẩn giúp tăng độ an toàn cho các giao dịch
Phân kỳ ẩn giúp tăng độ an toàn cho các giao dịch

Sử dụng phương pháp phá vỡ (Breakout)

Nhìn chung, phương pháp phá vỡ cũng sẽ an toàn hơn nếu các nhà đầu tư kết hợp đồng thời với những tín hiệu phân kỳ thường của chỉ báo MACD và chỉ số RSI. Nhờ đó, các trader có thể dễ dàng nhận ra những tín hiệu đảo chiều tiếp theo của xu hướng trên thị trường.

Kết hợp cùng những chỉ báo khác để tối ưu hóa lợi nhuận
Kết hợp cùng những chỉ báo khác để tối ưu hóa lợi nhuận

Tương tự như khi giao dịch với phương pháp đảo chiều, nếu giá phá vỡ đường xu hướng cùng với sự hình thành của phân kỳ đảo chiều sẽ cung cấp một tín hiệu khá tốt. Theo đó, đường xu hướng bạn vẽ lúc này khá chính xác và có thể tiến hành gia nhập vào thị trường cùng những tín hiệu này.

Bên cạnh các chỉ báo vừa được giới thiệu, các trader cũng có thể cân nhắc thêm mô hình nến đảo chiều và cả đường hỗ trợ kháng cự cho cả 2 các giao dịch đã được trình bày.

Vào lệnh mua khi giá phá vỡ xu hướng giảm

Nếu điểm phá vỡ mạnh là một cây nến bao trùm tăng thì mọi người sẽ mua ngay ở cây nến hình thành tiếp sau đó.

Với những khung thời gian nhỏ hơn có dấu hiệu giảm thì vị trí mua lý tưởng là khi giá retest đường xu hướng giảm.

Vào lệnh mua khi nào?
Vào lệnh mua khi nào?

Vào lệnh bán khi giá phá vỡ xu hướng tăng

Nếu điểm phá vỡ mạnh là một cây nến bao trùm giảm thì mọi người sẽ bán ngay ở cây nến hình thành tiếp sau đó.

Với những khung thời gian nhỏ hơn có dấu hiệu tăng thì vị trí mua lý tưởng là khi giá retest đường xu hướng tăng.

Vào lệnh bán khi nào?
Vào lệnh bán khi nào?

Cần lưu ý gì để vẽ một đường Trendline đúng?

Đường xu hướng là đường chéo, tuyệt đối không vẽ đường ngang

Như đã trình bày, đường xu hướng chỉ xuất hiện dưới dạng đường xu hướng tăng hoặc đường xu hướng giảm. Khi thị trường có trendline nằm ngang hay còn được gọi là sideway thì không được xem là một đường xu hướng. Chỉ có 2 khả năng xảy ra dù bạn đang ở trong bất kỳ tình huống nào:

  • Đường xu hướng giảm báo hiệu một xu hướng giảm của thị trường. Chỉ khi bị phá vỡ thì nó mới đảo chiều từ giảm sang tăng. Nếu không thì xu hướng cũ vẫn được duy trì trong tương lai.
  • Đường xu hướng tăng báo hiệu một xu hướng tăng của thị trường. Chỉ khi bị phá vỡ thì nó mới đảo chiều từ tăng sang giảm.

Tối thiểu 2 đáy hoặc 2 đỉnh sẽ tạo ra đường xu hướng

Bạn sẽ cần tối thiểu 2 đáy hoặc 2 đỉnh trên thị trường để hình thành một đường xu hướng. Tuy nhiên chỉ khi đỉnh thứ 3 được tạo ra thì mới có thể xác nhận đường xu hướng đó. Nói chung, đường trendline chỉ được xác nhận nếu giá chạm vào đường xu hướng và hình thành một đỉnh thứ 3.

Đường trendline dốc thì độ tin cậy thấp và dễ bị phá vỡ

Nhìn chung, đường trendline càng được giá chạm vào nhiều lần thì sẽ có giá trị sử dụng càng cao. Đó là vì nhiều nhà đầu tư dùng nó như khi sử dụng hỗ trợ và kháng cự vậy. Chính vì thế mọi người hãy tạo ra những đường trendline theo dòng chảy của thị trường thay vì theo cái nhìn chủ quan của bản thân. 

Đường trendline càng dốc thì càng không đáng tin
Đường trendline càng dốc thì càng không đáng tin

Thân nến và râu nến – phần nào tối ưu hơn?

Các trader có người dùng toàn bộ râu nến để vẽ trendline trong khi những người khác lại chỉ chọn thân nến để xác định đường trendline cho mình. Nói chung, với những râu nến có kích thước quá dài thì mọi người có thể cân nhắc bỏ qua. Thế nhưng, tốt hơn hết vẫn là sử dụng cả phần râu để tạo ra một biểu đồ hoàn thiện nhất. Dưới đây là 2 hình minh họa mô tả 2 cách vẽ đường xu hướng có râu nến và không râu nến:

Biểu đồ có đầy đủ râu nến
Biểu đồ có đầy đủ râu nến
Biểu đồ không dùng phần râu nến
Biểu đồ không dùng phần râu nến

Thông qua 2 hình minh họa vừa rồi, dễ dàng nhận ra ở trường hợp chỉ sử dụng phần thân nến thì giá chạm trendline khá nhiều lần. Thế nhưng, đôi khi giá có thể bị phá vỡ nếu bạn chỉ vẽ đường xu hướng với phần thân của nến. Từ đó, bạn có thể gia nhập vào thị trường sai thời điểm. Để hiểu rõ hơn tình huống này, chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ sau:

Nên vẽ đường xu hướng với thân nến hay râu nến?
Nên vẽ đường xu hướng với thân nến hay râu nến?

Trong trường hợp đường trendline được hình thành có phần râu nến thì UACD đang kiểm tra lại đường xu hướng này. Tiếp theo, bạn có thể vào lệnh Buy. Ngược lại, hình ảnh dưới đây sẽ mô tả trường hợp không có râu nến:

Đường xu hướng không sử dụng phần râu nến
Đường xu hướng không sử dụng phần râu nến

Trước tình hình này, bạn sẽ có suy nghĩ rằng đường trendline đã bị phá vỡ và đang đảo chiều nên sẽ vào lệnh Sell. Điều này sẽ khiến bạn có khả năng bị cắt lỗ.

Xu hướng chỉ được xác nhận khi 1 đường có ít nhất 3 điểm xuất hiện

Chỉ với 2 điểm là các trader đã có thể vẽ một đường trend line. Nhưng để xác nhận cụ thể xu hướng hiện tại thì các nhà đầu tư cần có sự xuất hiện của điểm thứ 3 cùng nằm trên một đường cùng với 2 điểm vừa rồi.

Biểu đồ giá của cặp EUR/USD
Biểu đồ giá của cặp EUR/USD

Hai đỉnh đầu tiên được khoanh tròn mô tả một xu hướng giảm của thị trường lúc này. Trong khi đỉnh thứ 3 sẽ xác nhận xu hướng hiện tại của cặp tiền tệ. Hình minh họa phía trên được xét trong biểu đồ khung ngày, vì vậy nhiều sẽ có nhiều cây nến chạm đường xu hướng để có thể kiểm tra. Thế nhưng, dường như giá chưa đủ mạnh để phá vỡ đường xu hướng nên EU sẽ tiếp tục xu hướng giảm của mình.

Trendline không chỉ là 1 đường mà là 1 ngưỡng hay 1 vùng

Khi điều kiện 3 điểm được tạo ra trên một đường thẳng thuộc khoảng thời gian có những mức giá khác nhau được thỏa mãn thì xu hướng được xác nhận. Cụ thể là các đáy cao hơn trong xu hướng tăng và đỉnh thấp hơn khi xu hướng giảm thì đường thẳng còn là 1 phạm vi hay 1 vùng cụ thể thay vì 1 đường thẳng đơn thuần.

Một điểm khá quan trọng trong các vấn đề liên quan đến trendline là khi đường xu hướng hình thành càng cứng sẽ đồng nghĩa với việc giá “bounce” ở phạm vi này để kiểm tra lại. Do đó, nếu không bị breakout thì khả năng cao nến rút chân sẽ xuất hiện.

Đường xu hướng đang giảm đã được xác nhận nhờ đỉnh thứ 3
Đường xu hướng đang giảm đã được xác nhận nhờ đỉnh thứ 3

Xem xét thật kỹ hình minh họa phía trên, các bạn sẽ nhìn ra hành vi giá được tạo ra khá nhiều lần vào lúc nến đang tìm cách để chạm vào đường xu hướng ở trên. Chính vì thế, nhiều râu nến xuất hiện mô tả giá bị từ chối khi nó đang trong quá trình breakout. Cuối cùng, giá không đủ mạnh để phá vỡ nên thị trường có một sự giảm sâu trước lúc xu hướng bị breakout và đảo chiều.

Kết luận 

Nắm rõ cách vẽ trendline cùng những quy tắc quan trọng trong quá trình xác nhận xu hướng sẽ giúp bạn có một nền tảng vững chắc trong phân tích thị trường. Thực tế thì phương pháp nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng trong quá trình sử dụng. Thay vì tìm hiểu toàn bộ những phương pháp đó thì bạn chỉ cần nắm rõ bản chất của từng cách sử dụng để có thể áp dụng chúng một cách linh hoạt nhất. 

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chuyên mục Exness Hướng Dẫn hi vọng sẽ giúp bạn có thêm tự tin trong việc xác nhận xu hướng của thị trường. Từ đó, mong rằng các trader có thể tối ưu hóa các chiến lược của mình để gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro nhiều nhất có thể. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Những chiến lược giao dịch với đường MA cross

Đường MA có ý nghĩa là gì trong phân tích?

Vì sao nên sử dụng đường EMA trong forex?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *