Đường MA là gì

Đường MA là gì? Cách sử dụng đường trung bình động hiệu quả

Đường MA là gì? Đường trung bình động (Moving Average) là gì? Có ý nghĩa gì? Đây chắc chắn là câu hỏi mà những nhà giao dịch mới tham gia vào thị trường sẽ đặt ra khi nhắc đến đường MA. Còn đối với những nhà giao dịch lâu năm thì đây lại là một thuật ngữ quen thuộc bởi nó là chỉ báo được sử dụng nhiều nhất thế giới. Nếu bạn muốn làm quen với khái niệm này thì bài viết sau đây chính là dành cho bạn, cùng Exness theo dõi các thông tin về đường MA nhé.

Đường trung bình động MA là gì?

Tìm hiểu đường MA là gì trên thị trường giao dịch
Tìm hiểu đường MA là gì trên thị trường giao dịch

Đường Moving Average là gì?

MA là tên viết tắt của đường trung bình động Moving Average. Vậy Moving Average là gì và có ý nghĩa ra sao? Trong thị trường giao dịch ngoại hối, đây chính là một chỉ báo kỹ thuật (indicator) được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với N chu kỳ được chọn trước tùy ý, giá đóng cửa trung bình trong N chu kỳ đó sẽ được Moving Average nối lại với nhau.

Ví dụ: Trên biểu đồ D1, đường MA 10 sẽ nối tất cả giá đóng cửa trung bình trong khoảng thời gian 10 ngày gần nhất. Hoặc trên biểu đồ H1, đường MA 15 chính là đường nối những giá đóng cửa trung bình trong thời gian 15 giờ gần nhất.

Nếu thị trường xảy ra những biến động giá phức tạp thì đường Moving Average chính là cách để “làm dịu” và khiến cho những biến động đó trở nên mượt mà hơn. Từ đó, các nhà giao dịch có thể dễ dàng quan sát được thị trường đang đi theo xu hướng nào.

Đường M10 tại biểu đồ D1
Đường M10 tại biểu đồ D1

Vai trò của đường MA là gì?

Moving Average được coi là một chỉ báo cơ bản nhất trên thị trường ngoại hối nhưng nó lại có vai trò khá quan trọng. Lý thuyết của đường trung bình động này là tiền đề để sinh ra một số loại chỉ báo khác có thể áp dụng trực tiếp tại thị trường Forex.

Xu hướng của thị trường hoặc các điểm giao dịch sẽ được xác định nhờ sử dụng Moving Average.

Về mặt lý thuyết và khái niệm, có thể thấy định nghĩa về đường Moving Average là khá đơn giản. Tuy nhiên để có thể sử dụng chúng hiệu quả thì bạn sẽ cần biết được cách thức sử dụng cơ bản và chúng tôi sẽ làm rõ điều đó cho bạn.

Chu kỳ của đường trung bình động MA

Như đã trình bày phía trên, đường MA có thể làm đường giá trên biểu đồ trở nên “mượt” hơn. Thông số chu kỳ của đường MA (peirod) sẽ là yếu tố quyết định độ “mượt” của của giá. Cụ thể:

  • Khi chu kỳ càng nhỏ thì đường MA càng nhạy cảm và bám sát giá hơn.
  • Khi chu kỳ lớn thì đường MA càng ít biến động so với giá và càng trở nên mượt hơn.

Ví dụ:

Độ “mượt” của giá sẽ phụ thuộc vào thông số chu kỳ của MA
Độ “mượt” của giá sẽ phụ thuộc vào thông số chu kỳ của MA

Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng đường MA 20 có vẻ khá “mượt mà”. Trong khi đó đường MA 10 lại có những đường cua khá gắt và phản ứng khá nhạy bén với giá.

Có thể thấy rằng khi chu kỳ càng ngắn thì càng có ít các giá đóng cửa được thêm vào tính toán trung bình. Điều này đồng nghĩa với việc giá hiện tại sẽ ở sát với đường MA.

Tính hữu dụng của đường MA liên quan đến việc xác định xu hướng chung sẽ bị giảm đi nếu chu kỳ thời gian quá ngắn.

Còn khi chu kỳ càng dài thì càng có nhiều hơn các giá đóng cửa được thêm vào để tính toán. Và khi đó sẽ không có nhiều điểm giá đơn lẻ có thể ảnh hưởng đến đường MA.

Đường MA sẽ trở nên quá “mượt mà” khi chu kỳ thời gian quá dài, lúc này bạn sẽ không thể phát hiện ra một xu hướng nào cả.

Phân loại đường trung bình trượt MA

Các loại đường trung bình trượt MA phổ biến hiện nay
Các loại đường trung bình trượt MA phổ biến hiện nay

Đường trung bình SMA – Simple Moving Average

Thế nào là SMA?

SMA được coi là một đường trung bình động đơn giản, viết đầy đủ là Simple Moving Average. Trong forex, đây là đường trung bình động đơn giản nhất được dùng để phân tích cũng như giao dịch.

SMA là đường trung bình động đơn giản được dùng phổ biến trong giao dịch
SMA là đường trung bình động đơn giản được dùng phổ biến trong giao dịch

Các đường SMA trên biểu đồ

Hãy quan sát hình sau đây:

Ví dụ về các đường SMA trên cùng một biểu đồ
Ví dụ về các đường SMA trên cùng một biểu đồ

Theo biểu đồ trên, tại khung 1 ngày D1 của cặp tiền EURUSD, có 2 đường MA khác nhau được vẽ ra, trong đó:

  • SMA 10 bám sát với đường giá và thể hiện những biến động giá rất nhỏ
  • SMA 30 chuyển động bám sát từng nhịp biến động của giá và gần giá hơn so với SMA 100
  • SMA 100 cách khá xa đường giá, không bị ảnh hưởng bởi những biến động của giá và biến chuyển khá mượt mà.

Như vậy, có thể thấy rằng chu kỳ của SMA càng lớn thì càng chậm hơn so với những biến động của giá.

Ví như đường SMA 10 là đường bám sát giá nhất, sau đó là đường SMA 30 và đường cách xa giá nhất là SMA 100.

Điều này có thể lý giải do đường SMA 100 sẽ lấy tổng của các giá đóng cửa 100 phiên gần nhất chia cho 100. Khi càng nhiều phiên được sử dụng để tính toán thì SMA càng phản ứng chậm hơn so với những biến động của giá.

Công thức tính SMA

SMA được tính theo công thức sau:

Công thức tính đường SMA
Công thức tính đường SMA

Theo đó, SMA chính bằng trung bình cộng của giá đóng cửa trong N phiên gần nhất. Nhìn vào công thức này, có lẽ bạn sẽ hiểu được vì sao SMA lại được xem là một chỉ báo trễ. Bởi lẽ giá trị của nó được tính toán bằng cách sử dụng giá đóng cửa trong các phiên quá khứ.

Đường EMA – Exponential Moving Average

Thế nào là EMA?

Đường EMA là một đường trung bình động lũy thừa với tên gọi đầy đủ là Exponential Moving Average.

Cấu tạo của đường trung bình động này có phần phức tạp hơn so với SMA. tuy nhiên trong phân tích cũng như giao dịch Forex, đường EMA lại được sử dụng khá phổ biến.

Đường trung bình động lũy thừa EMA
Đường trung bình động lũy thừa EMA

Công thức tính EMA

EMA được tính bởi công thức sau:

Công thức tính đường trung bình động luỹ thừa EMA
Công thức tính đường trung bình động luỹ thừa EMA

Có thể thấy rằng công thức tính EMA phức tạp hơn so với công thức tính SMA cho dù chúng đều là đường trung bình động.

Đường WMA – Weighted Moving Average

Thế nào là WMA?

Ngoài SMA và EMA, đường MA còn có dạng WMA – nghĩa là đường trung bình trượt có trọng số. Tên đầy đủ của đường WMA là Weighted Moving Average.

Ý tưởng của đường trung bình động này có phần giống với EMA và công thức của nó cũng khá phức tạp. Trọng tâm của đường WMA sẽ được đặt vào những giá trị gần sát với hiện tại nhất. Chu kỳ của đường WMA sẽ được dùng làm trọng số lớn nhất cho giá đóng cửa của phiên gần nhất, sau đó giá trị của những trọng số còn lại sẽ đi theo chiều giảm dần.

WMA có ý tưởng tương tự như EMA nhưng công thức phức tạp hơn
WMA có ý tưởng tương tự như EMA nhưng công thức phức tạp hơn

Công thức tính WMA

WMA được tính theo một công thức khá phức tạp, đó là:

Công thức tính đường trung bình động WMA
Công thức tính đường trung bình động WMA

Ví dụ với đường WMA 10 thì trọng số lớn nhất sẽ là giá đóng cửa của phiên giao dịch thứ 10 (P10), tiếp theo sẽ là P9 có trọng số là 9 và trọng số của P1 sẽ là 1.

SMA và EMA – Sử dụng đường nào tốt hơn?

Trên thị trường forex, SMA và EMA là 2 đường trung bình động phổ biến hơn cả. Vậy câu hỏi đặt ra là các nhà đầu tư nên lựa chọn đường nào, đâu sẽ là lựa chọn khả quan hơn trong quá trình giao dịch? Sẽ thật không rõ ràng nếu trả lời rằng không có cái nào tốt hơn cái còn lại, tuy nhiên đây chính là đáp án cho câu hỏi đó. Bởi sự lựa chọn và công dụng của cả 2 sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bạn.

Tiêu chí so sánh

Đường SMA 

Đường EMA

Ưu điểm

Tránh được những tín hiệu giá do phản ứng với giá khá chậm

Có điểm vào tốt hơn, phản ứng với giá nhanh hơn, từ đó giúp sớm nắm bắt được xu hướng thị trường

Nhược điểm

Những cơ hội có điểm vào tốt dễ bị bỏ lỡ

Dễ bị những tín hiệu giả dụ dỗ nhảy vào thị trường

Đánh giá đường trung bình động đơn giản SMA

SMA sẽ là một lựa chọn hợp lý dành cho bạn khi bạn muốn một đường trung bình phản ứng với hành động giá chậm hơn và chuyển động mềm mượt hơn.

So với giá, SMA phản ứng khá chậm và điều đó sẽ giúp bạn giảm thiểu việc va phải các tình huống đảo chiều giả.

Tuy nhiên, đường trung bình động này lại có nhược điểm là báo hiệu xu hướng quá chậm khiến bạn rất dễ bỏ lỡ cơ hội với mức giá tốt.Chỉ đến khi giá đã ở nửa cuối của một xu hướng, SMA mới báo hiệu rõ ràng xu hướng đó.

Đánh giá đường trung bình động lũy thừa EMA

Ngược lại với SMA, EMA sẽ là lựa chọn khả thi dành cho những người muốn có một đường trung bình động phản ứng với giá một cách nhanh nhạy.

Xu hướng của thị trường sẽ được EMA nắm bắt rất sớm. Điều đó sẽ giúp bạn sớm có thể phát hiện ra điểm bắt đầu xu hướng, từ đó dễ dàng bán ở điểm cao và mua ở điểm thấp để mang về nhiều lợi nhuận hơn.

Tuy nhiên, có một nhược điểm lớn của EMA đó là một tín hiệu giả có thể dụ dỗ bạn nhảy vào thị trường.

Bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn việc giá chỉ đang điều chỉnh tăng hoặc giảm rồi tiếp tục đi theo xu hướng cũ với việc giá bắt đầu một xu hướng mới do phản ứng quá nhanh của đường EMA với giá.

Đường MA có ý nghĩa là gì trong phân tích?

Sau khi đã hiểu đường MA là gì, bạn có thắc mắc vì sao rất nhiều người sử dụng chúng để phục vụ cho việc phân tích hay không? Trên thực tế, hầu hết trên đồ thị giá của tất cả các trader đều có sự xuất hiện của đường MA. Dù có rất nhiều trường phái như phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản hay phân tích hành động giá price action thì các trader vẫn khá ưu ái sử dụng đường MA. Để hiểu được điều này thì bạn cần nắm được ý nghĩa và bản chất của đường MA trong phân tích là như thế nào.

Trong lĩnh vực xác suất thống kê, đường trung bình trượt MA là một đại lượng khá cơ bản. Các nhà thống kê và phân tích sẽ dự báo sự thay đổi giá trị trong tương lai của mẫu dữ liệu dựa vào đại lượng này. Chính vì vậy nó được coi là một mức tiêu chuẩn để xác định sự thay đổi. Ngoài ra, phạm vi hoạt động của trung bình cộng MA là khá rộng. Nó có thể được sử dụng trong đa dạng các lĩnh vực như bất động sản, nông nghiệp hay kể cả kế hoạch hóa gia đình,…

Ý nghĩa của đường MA đối với các nhà giao dịch tài chính là gì?

Thông thường, bằng việc so sánh các giai đoạn với nhau, các nhà giao dịch có thể tiến hành dự đoán xu hướng tương lai của thị trường. Ví dụ ở quý 1 đã xảy ra một đợt tăng mạnh cổ phiếu AAA, sau đó bắt đầu xuất hiện tình trạng giảm với lực khá nhẹ khi sang đến quý 2, vậy giá sẽ biến đổi như thế nào trong quý 3? Các nhà phân tích sẽ phải nhận xét sự thay đổi của giá từ quý 1 sang quý 2. Với một số lượng dữ liệu khá lớn như vậy thì họ không thể xem xét tất cả mọi giá trị của cổ phiếu AAA và so sánh chúng với nhau được.

Và vì thế phương pháp tốt nhất sẽ là so sánh giá cổ phiếu trung bình của quý 1 và quý 2 với nhau để từ đó có thể dự đoán được cổ phiếu ở quý 3 sẽ đi theo xu hướng như thế nào. Trong phân tích tài chính, trung bình trượt MA sẽ đóng vai trò như vậy.

Ngoài ra, kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ chính là giá trị trung bình trượt của một giai đoạn. Giả sử quý 1 có giá cổ phiếu trung bình cao hơn quý 2 thì điều đó đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư kỳ vọng giá cổ phiếu quý 1 cao hơn quý 2 và nó cho thấy sự lạc quan, tự tin đối với tương lai của giá cổ phiếu.

Ví dụ ở thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu đang có xu hướng cao hơn so với giá trung bình của giai đoạn trước, có nghĩa là các nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng khá cao và như thế trong thời gian tới, rất có thể giá sẽ tăng lên hơn nữa.

Hướng dẫn giao dịch với đường MA hiệu quả

Cách sử dụng MA như kháng cự và hỗ trợ

Chắc hẳn bạn đã không còn xa lại gì với kháng cự và hỗ trợ, hay còn gọi là đường ngang của giá hay đường chéo của trendline/ kênh giá.

Điều đặc biệt là đường trung bình động MA cũng có thể đảm nhiệm vai trò giống như kháng cự và hỗ trợ. Do đường MA luôn di chuyển bám theo đường giá nên tại một số thị trường, chúng được gọi là kháng cự và hỗ trợ động. Bạn cần nắm bắt được ý nghĩa và cách sử dụng đường MA sao cho hiệu quả với vai trò này của nó. Cụ thể như sau:

Sử dụng 1 đường MA với vai trò kháng cự và hỗ trợ

Không giống như kháng cự và hỗ trợ thông thường, đường MA có thể tùy thuộc vào hành động giá mà thay đổi liên tục. Do đó chúng tôi gọi nó là kháng cự và hỗ trợ động.

Trong quá trình giao dịch, có khá nhiều nhà đầu tư forex coi những đường trung bình động này là kháng cự và hỗ trợ chính.

Khi giá giảm xuống và chạm vào đường trung bình động thì các nhà giao dịch sẽ tiến hành mua. Ngược lại, họ sẽ bán khi giá tăng lên và chạm vào đường trung bình động.

SMA 20 với cặp tỷ giá GBP/NZD trên khung D1
SMA 20 với cặp tỷ giá GBP/NZD trên khung D1

Có thể thấy rằng mỗi lần giá điều chỉnh chạm tới SMA 20 thì nó sẽ lập tức bật lên trong tổng thể xu hướng lên của GBP/NZD. Vì thế đường hỗ trợ động SMA 20 trong trường hợp này hoạt động khá tốt.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác thì đường trung bình động này sẽ không hoạt động tốt như trường hợp trên. Hầu hết ngay khi gần chạm tới MA, giá sẽ tiếp diễn xu hướng hoặc quay trở lại sau khi xuyên qua đường MA.

Do đó, nhiều trader đã tìm đến phương thức kết hợp sử dụng 2 đường MA để đảm nhiệm vai trò kháng cự và hỗ trợ động.

Sử dụng 2 đường MA với vai trò kháng cự và hỗ trợ

Hãy quan sát ví dụ sau với khu vực giữa SMA 10 và SMA 20 là vùng hỗ trợ của cặp USD/CHF trên khung D1.

USD / CHF trên khung D1 với SMA 10 và SMA 20
USD / CHF trên khung D1 với SMA 10 và SMA 20

Có thể thấy rằng nhìn vào xu hướng đi lên của USD / CHF, giá sẽ bật lên liên tục khi thị trường điều chỉnh tới khu vực mà SMA 10 và SMA 20 tạo thành, từ đó xu hướng tăng sẽ phát triển liên tục.

Sử dụng 2 đường MA giao cắt

Sự giao cắt giữa 1 đường MA với giá

Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc về điều này, liệu có sự nhầm lẫn gì không? Tuy nhiên hãy nhớ lại công thức tính của SMA.

SMA có công thức là (P1 + P2 + P3 +…+ PN)/ N

Như vậy SMA sẽ bằng giá đóng cửa hiện tại nếu chu kỳ N bằng 1. Hay nói cách khác đường giá tại biểu đồ đường Line (Line chart) lúc này sẽ chính là SMA 1.

Khi đó sự giao cắt giữa 1 đường SMA khác và đường giá cũng tương tự như 2 đường SMA giao cắt nhau. Chỉ khác ở chỗ trong đó chỉ có 1 trong 2 là đường SMA mà thôi.

Chu kỳ phổ biến nhất của đường SMA thông thường sẽ là 200, 100 , 50, 20, 14 và 7.

Bạn hãy tập trung vào sử dụng SMA 10 và SMA 20 khi muốn sử dụng SMA để áp dụng trực tiếp trong giao dịch nhằm xác định xu hướng của giá.

Bạn cần lưu ý một điều rằng hãy căn cứ vào nhận định, chiến lược cũng như kinh nghiệm cá nhân để lựa chọn sử dụng đường MA phù hợp. Bạn có thể “test” trong quá trình rèn luyện để thử nghiệm xem đường MA nào thích hợp với giao dịch của mình.

Khi 1 đường MA và đường giá giao cắt nhau, sẽ có 2 cách sử dụng như sau:

  • Sử dụng biểu đồ đường Line chart.
  • Sử dụng biểu đồ nến Candlestick chart.
Sử dụng biểu đồ đường Line chart

Hãy quan sát hình ảnh minh họa về đường line chart dưới đây:

Đường SMA 1 và SMA 10 với cặp EUR/ JPY trên khung D1
Đường SMA 1 và SMA 10 với cặp EUR / JPY trên khung D1

Theo hình ảnh trên, SMA 1 chính là đường giá và nó có màu đen.

SMA 10 chính là đường màu đỏ.

Bạn sẽ xác định xu hướng theo cách thức sau:

  • Xu hướng sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng lên trong trường hợp giá cắt SMA 10 theo hướng từ dưới lên.
  • Xu hướng sẽ đảo chiều từ tăng thành giảm trong trường hợp giá cắt SMA 10 theo hướng từ trên xuống dưới.

Lúc này, bạn sẽ giao dịch theo cách thức sau:

  • Đặt lệnh BUY khi đường giá cắt đường SMA 10 theo hướng từ dưới lên. Khi giá bắt đầu cắt xuống SMA 10 thì thực hiện thoát lệnh.
  • Ngược lại, đặt lệnh SELL khi đường giá cắt đường SMA 10 theo hướng từ trên xuống dưới. Khi giá bắt đầu cắt lên SMA 10 thì thực hiện thoát lệnh.
Sử dụng biểu đồ nến Candlestick chart
SMA 10 với EUR / JPY trong khung D1
SMA 10 với EUR / JPY trong khung D1

Đối với biểu đồ nến, bạn hãy xác định xu hướng theo cách thức sau đây:

  • Xu hướng sẽ đảo chiều từ giảm thành tăng trong trường hợp giá cắt qua và đóng cửa tại phía trên của đường SMA 10.
  • Ngược lại, xu hướng sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm trong trường hợp giá cắt qua và đóng cửa phía bên dưới đường SMA 10.

Tương tự như thế, cách giao dịch sẽ là:

  • Tiến hành đặt lệnh BUY khi giá cắt qua và đóng cửa phía bên trên đường SMA 10. Sau đó khi giá đóng cửa dưới SMA 10 thì thực hiện thoát lệnh.
  • Tiến hành đặt lệnh SELL khi giá cắt qua và đóng cửa phía bên dưới đường SMA 10. Sau đó khi giá đóng cửa trên SMA 10 thì sẽ thực hiện thoát lệnh.

Ưu điểm và nhược điểm của cách thức sử dụng biểu đồ nến:

Giao dịch theo phương thức này là xác định xu hướng của giá bằng cách xem xét vị trí tương đối giữa đường SMA (trong ví dụ là SMA 10 so với giá (đóng cửa). Việc sử dụng sự giao nhau giữa đường MA và đường giá sẽ giúp bạn có thể đưa ra phương thức giao dịch phù hợp theo xu hướng đã xác định.

Ưu điểm của cách thức này là bạn sẽ có thể vào được những lệnh vào đầu xu hướng bởi nó cung cấp những điểm vào lệnh khá sớm.

Tuy nhiên nó cũng tồn tại một vài nhược điểm nhất định. Hãy quan sát kỹ hơn điểm vào lệnh – chính là những vị trí giao cắt giữa đường SMA 10 và giá trong hình trên. Có thể nhận thấy một điều rằng thị trường tạo khá nhiều tín hiệu đảo chiều giả, bởi thế sẽ có khá nhiều điểm vào lệnh từ rất sớm. Nếu tham gia vào thị trường trong những trường hợp này thì bạn sẽ phải chịu thua lỗ.

Sự giao cắt của 2 đường MA

Dưới đây là ví dụ về 2 đường MA là SMA 20 và SMA 10.

Sự giao cắt giữa SMA 20 và SMA 10 với EUR/ JDP trên khung D1
Sự giao cắt giữa SMA 20 và SMA 10 với EUR/ JDP trên khung D1

Bạn sẽ xác định xu hướng bằng cách thức sau đây:

  • Xu hướng sẽ đảo chiều từ giảm thành tăng khi SMA 10 cắt SMA 20 theo chiều từ dưới lên trên.
  • Xu hướng sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm khi SMA 10 cắt SMA 20 theo chiều từ trên xuống.

Khi đó, hãy giao dịch như hướng dẫn dưới đây:

  • Đặt lệnh BUY khi SMA 10 cắt SMA 20 theo chiều từ dưới lên. Khi chúng cắt nhau theo chiều đi xuống thì thực hiện thoát lệnh.
  • Ngược lại, đặt lệnh SELL khi SMA 10 cắt SMA 20 theo chiều từ trên xuống. Khi 2 đường MA này cắt nhau theo chiều đi lên thì tiến hành thoát lệnh.

Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng 2 đường MA giao cắt:

Phương pháp này sở hữu những ưu điểm riêng biệt. Đó là tại những điểm giao cắt giữa hai đường SMA này, không có quá nhiều tín hiệu đảo chiều giả như ở phương pháp đầu tiên mà tỷ lệ đảo chiều của xu hướng là khá cao. Để dễ quan sát, bạn có thể đánh dấu những điểm giao cắt này lại trên biểu đồ. Từ đó việc giao dịch theo xu hướng cũng được đảm bảo và có cơ sở hơn.

Bên cạnh đó, cách thức này vẫn còn một số hạn chế. Hạn chế lớn nhất chính là những điểm giao cắt giữa 2 đường SMA này xảy ra khá chậm. Sự giao cắt chỉ xảy ra sau khi xu hướng đã đảo chiều và phát triển tương đối một thời gian rồi. Như thế, bạn sẽ rất dễ bỏ lỡ những cơ hội tốt để vào lệnh. Nếu vào lệnh thì thao tác chỉ được thực hiện vào nửa cuối của xu hướng.

Sử dụng đường MA kết hợp với Fibonacci Retracement

Vai trò của Fibonacci Retracement

Fibonacci Retracement là một công cụ khá quen thuộc đối với các trader. Khi thị trường điều chỉnh giá, chúng sẽ được sử dụng để tìm điểm vào lệnh và tối ưu điểm vào của giá.

Vấn đề nằm ở chỗ xác định thị trường đang điều chỉnh như thế nào để có thể sử dụng công cụ này. Làm thế nào để phân biệt được việc thị trường đảo chiều luôn so với việc nó đang điều chỉnh giá?

Khá nhiều trader đã dành nhiều thời gian đi tìm đáp án cho câu hỏi này để tìm ra phương án giao dịch tối ưu nhất.

Hãy nhớ rằng chỉ khi bạn xác định được thị trường đi theo xu hướng chính nào thì Fibonacci mới có thể hoạt động hiệu quả.

Việc xác định xu hướng chính, sau đó xác định điểm vào lệnh là hai yếu tố không thể thiếu trong mọi hệ thống giao dịch.

Bạn sẽ cần tận dụng ưu điểm của cách thức sử dụng SMA 10 và SMA 20 như đã trình bày ở trên để xác định xu hướng một cách chính xác.

Đồng thời chúng ta cũng sẽ sử dụng Fibonacci để xác định điểm vào lệnh. Điều này sẽ giúp khắc phục được nhược điểm vào lệnh khi thị trường đã đi một đoạn cách đáy và đỉnh khá xa.

Các bước thực hiện kết hợp Fibonacci với MA

Tóm lại, giao dịch theo phương thức này sẽ phải được thực hiện như sau:

Bước 1: Chờ đợi đường SMA 10 và SMA 20 cắt nhau để xu hướng của thị trường được chắc chắn xác nhận một cách rõ ràng.

Bước 2: Vào lệnh tại các mốc điều chỉnh bằng cách sử dụng công cụ Fibonacci Retracement. Các mốc điều chỉnh chính sẽ bao gồm 61.8, 50, 38.2.

Trên thực tế, bạn có thể thực hành các bước ở cả 3 cách thức này khá đơn giản, chỉ có việc lý giải độ hiệu quả của cách giao dịch này mới phức tạp mà thôi.

Ưu điểm và hạn chế của các đường trung bình trượt MA là gì?

Bạn cần phải có một chu kỳ chung thì mới có thể tiến hành so sánh ưu điểm và hạn chế của các đường trung bình trượt MA. Theo nguyên tắc, chúng phải được đặt trên cùng một khung thời gian tại chu kỳ đó. 

Ví dụ 1

Hãy theo dõi hình minh họa sau đây để hiểu hơn về điều này:

Các đường trung bình MA trên cùng một chu kỳ và một khung thời gian
Các đường trung bình MA trên cùng một chu kỳ và một khung thời gian

Theo hình trên, có 3 đường MA trên cùng một khung thời gian D1 của cặp USD/ CAD, bao gồm: WMA (50), EMA (50) và SMA (50).

Các đường trung bình MA này trở nên khá mượt mà nhờ việc sử dụng chu kỳ trung hạn 50. Tuy nhiên vẫn có một vài điểm không quá bằng phẳng và độ trễ cũng không quá cao. Nhờ đó khả năng vào lệnh và xu hướng có thể được dự báo một cách tốt nhất.

Trên khung thời gian D1, chu kỳ 50 được sử dụng nhằm thể hiện khoảng thời gian giao dịch trong quý 1. Do đó, có thể quan sát thấy trên biểu đồ, các đường MA phản ứng so với giá là khá chậm và điều này là hết sức bình thường.

Đường SMA (50) là đường có độ trễ cao nhất so với hai đường còn lại bởi nó có thời điểm vào lệnh trễ nhất. Do đó khi bạn tìm tín hiệu đón đầu xu hướng thì nên nhớ rằng với SMA (50), tiềm năng lợi nhuận của nó cũng thấp nhất do nó cho tín hiệu vào lệnh trễ nhất. Hai đường SMA còn lại có khả năng phản ứng so với giá là gần như xấp xỉ với nhau, độ trễ của chúng cũng tương đương nhau.

Xét về tiêu chí mượt mà thì đường bám sát đường giá nhất chính là WMA (50), sau đó là EMA (50) và SMA (50) là cuối cùng. Mặc dù cả 3 đường này đều có khả năng dự báo xu hướng tương tự nhau nhưng đường WMA (50) lại dễ tạo ra nhiều tín hiệu gây nhiễu hơn bởi nó gần với đường giá nhất.

Ví dụ 2

Cùng quan sát thêm ví dụ tiếp theo qua hình minh họa sau đây:

3 đường trung bình động trên khung thời gian H4 của chu kỳ 20
3 đường trung bình động trên khung thời gian H4 của chu kỳ 20

Hình trên là chu kỳ 20 trên khung thời gian H4 với 3 đường trung bình động.

Độ mượt cũng như độ trễ của những đường trung bình động được thể hiện rất rõ ở ví dụ này. Điểm mà các bạn cần chú ý ở minh hoạt này chính là những chu kỳ nhỏ hơn tại những khung thời gian nhỏ hơn cũng có thể được sử dụng để xác định điểm vào lệnh tốt nhất.

Do cả 3 đường MA lúc này đều phản ứng khá nhanh với giá, chúng cũng bám đường giá rất sát. Tất nhiên giống như ở ví dụ trên, chu kỳ lớn hơn ở khung thời gian lớn hơn cũng được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ dự báo xu hướng chung.

Tổng kết ưu nhược điểm

Tóm lại, có thể đưa ra những kết luận sau:

  • Trên cùng 1 chu kỳ và một khung thời gian thì đường SMA là đường mượt nhất. Nó có khả năng loại bỏ tín hiệu gây nhiễu khá tốt và dự báo xu hướng hiệu quả. Tuy nhiên độ trễ của SMA cũng là cao nhất, do đó nó còn hạn chế về khả năng xác định điểm vào cũng như điểm thoát lệnh.
  • Hai đường EMA và WMA gần như tương đương nhau về độ trễ và độ mượt. Chúng có thể vào lệnh tốt hơn do có độ trễ thấp hơn SMA nhưng lại có nhiều tín hiệu gây nhiễu do bám sát đường giá hơn.

Chọn đường MA nào để sử dụng?

Sẽ không có một kết luận rõ ràng về việc sẽ sử dụng đường MA nào trong giao dịch. Bởi từ những ví dụ trên, có thể thấy rằng mỗi đường MA đều sở hữu những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì thế mà mỗi trader sẽ dựa vào chiến lược giao dịch và mục đích sử dụng cụ thể của bản thân để lựa chọn sử dụng đường MA phù hợp. Tuy nhiên, từ những ví dụ mà chúng tôi đã đưa ra, bạn hãy ghi nhớ những kết luận sau :

  • Bạn nên sử dụng đường SMA với chu kỳ lớn trên một khung thời gian lớn khi muốn xác định một xu hướng chung dài hạn. 
  • Bạn nên sử dụng EMA hoặc WMA với chu kỳ nhỏ tại một khung thời gian nhỏ hơn nếu khi muốn tìm kiếm một điểm vào lệnh hoặc thoát lệnh hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến đường trung bình động Moving Average. Vậy bạn đã hiểu đường MA là gì chưa? Hy vọng rằng những thông tin nêu trên sẽ giúp bạn nắm bắt được cách sử dụng những đường MA trên thị trường forex sao cho hiệu quả nhất. Chúc bạn sẽ luôn thành công với những giao dịch của mình.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *