Trailing Stop là gì

Trailing Stop là gì? Cách sử dụng lệnh Trailing Stop hiệu quả

Trailing Stop là gì? Công cụ này có gì đặc biệt mà khiến cho rất nhiều nhà giao dịch phải sử dụng nó nhỉ? Làm sao để sử dụng lệnh Trailing Stop này trong giao dịch forex một cách hiệu quả nhất? Nếu bạn đang tìm hiểu và có ý định sử dụng công cụ này thì hãy cùng Exness tìm hiểu rõ hơn về Trailing Stop này nhé.

Khái niệm công cụ Trailing Stop là gì?

Trailing Stop là một loại công cụ dùng để cắt lỗ và lệnh này hoạt động theo nguyên tắc cùng chiều với xu hướng lệch. Có nghĩa là khi bạn sử dụng một lệnh nào đó để thực hiện giao dịch tại Trailing Stop. Lúc này, lệnh mà bạn sử dụng sinh ra cho bạn một khoản lợi nhuận. Khoản lãi này sẽ không đứng yên mà nó sẽ di chuyển lên vị trí cao hơn. Đi kèm với nó chính là số pip đã được quy định.

Bạn đã hiểu được khái niệm về Trailing Stop Order chưa?
Bạn đã hiểu được khái niệm về Trailing Stop Order chưa?

Nhờ vậy mà khi giao dịch, Trailing Stop giúp các nhà đầu tư giữ được một khoản lợi nhuận khá lớn. Cho dù giá đang có dấu hiệu hoạt động ngược chiều với xu hướng đã được dự đoán từ trước. Lúc này Trailing Stop sẽ đứng yên ở một vị trí mà không đi theo chiều ngược lại. Nó sẽ được thực hiện chuyển giao thành một công cụ khác được gọi là stop loss.

Hai nền tảng MT5 (MetaTrader 5) và MT4 (MetaTrader 4) chính là hai nền tảng sở hữu lệnh cho Trailing Stop này. Lệnh Trailing Stop có nhiệm vụ giúp cho các nhà giao dịch giảm tối thiểu mức độ rủi ro có khả năng sinh ra. Tại thị trường tài chính Forex lệnh Trailing Stop sẽ lệ thuộc vào từng loại tài sản mà mỗi sàn quy định. Ngoài ra nó còn bị phụ thuộc vào sàn môi giới mà bạn lựa chọn đầu tư. Chỉ số Points min (Points nhỏ nhất) chính là nguyên tắc để hình thành lệnh Trailing Stop.

Vai trò và mục đích tạo ra công cụ Trailing Stop là gì?

Vai trò của Trailing Stop là gì?

Tại sàn giao dịch tài chính Forex, Trailing Stop có vai trò quan trọng ra sao?

Để có thể giao dịch với xác suất thành công cao thì bạn cần phải thoát lệnh ở một thời điểm thích hợp. Bởi vì nó sẽ giúp cho bạn thu được một khoản lợi nhuận lớn. Hãy nhớ, bất kể bạn có đang giao dịch với thời gian dài hay ngắn thì đừng bao giờ quên việc này nhé.

Khi giao dịch, thông thường nhiều nhà đầu tư sẽ lựa chọn việc  thoát lệnh dựa vào lệnh nào nhanh hơn. Vậy nguyên nhân tại sao khiến họ lại hành động như thế? Bởi vì họ cảm thấy việc xác định thời điểm để có thể thoát lệnh là một điều cực kỳ khó khăn và mệt mỏi. Nên do đó chỉ cần lệnh mà họ đang sở hữu có thể sinh lời thì họ sẽ lập tức thoát lệnh.

Chính ý nghĩ này đã khiến cho họ phải cảm thấy hối hận. Bởi vì sẽ có lúc nó khiến cho họ gặp phải những tình huống thua lỗ bất ngờ mà không kịp phản ứng. Vì thế khi giao dịch bạn cần phải chú ý điều này nhé bởi vì làm giàu được hay không sẽ tùy thuộc vào bạn.

Vai trò và Mục đích của Trailing là gì?
Vai trò và Mục đích của Trailing là gì?

Mục đích chính của Trailing Stop là gì?

Tại thị trường tài chính, cảm xúc không phải là một yếu tố có thể giúp bạn làm giàu. Do đó đừng bao giờ dựa vào nhân tố này để quyết định việc bán hay mua tại thị trường tài chính. Vậy làm sao để cảm xúc không thể nào tác động đến những quyết định của bạn khi thực hiện giao dịch?

Lúc này, sự ra đời của Trailing Stop chính là giải pháp tốt nhất. Lệnh stop loss tĩnh chỉ có thể được đặt khi mà có sự biến động giá xảy ra. Trước lúc đó, công cụ Trailing Stop sẽ giúp cho khoản tiền lãi mà bạn đang sở hữu được dịch chuyển.

Nhờ vào lệnh Trailing Stop này mà giúp cho các nhà đầu tư có thể thoát lệnh tại thời điểm lý tưởng nhất. Nhờ vậy mà giúp cho khoản lợi nhuận mà họ thu có thể được bảo đảm an toàn. Ngoài ra lệnh Trailing Stop còn giúp cho các nhà đầu tư hạn chế được tối thiểu mức độ rủi ro thua lỗ.

Đánh giá công cụ Trailing Stop hiệu quả ra sao?

Tại thị trường tài chính, Trailing Stop là một công cụ được rất nhiều nhà đầu tư yêu thích. Nhờ công cụ Trailing Stop, nó giúp cho các nhà giao dịch có thể giữ được tinh thần minh mẫn nhất có thể. Nhờ đó, họ có thể đưa ra được những quyết định mua bán sáng suốt nhất.

Chính vì thế mà lệnh này được sử dụng rất thường xuyên. Để có thể tối ưu được những chức năng của lệnh này thì nhà đầu tư cần phải thực hiện lệnh đúng lúc và đúng cách. Bên cạnh những ưu điểm thì chắc chắn sẽ phải tồn tại những nhược điểm. Sau đây, exness xin giới thiệu với mọi người về những ưu và nhược điểm của loại lệnh này.

Đánh giá tổng quan về công cụ Trailing Stop
Đánh giá tổng quan về công cụ Trailing Stop

Ưu điểm của Trailing Stop là gì?

Không giới hạn lợi nhuận: Thật khó để có thể dự đoán được khi nào mà giá có thể tăng lên và khi nào thì mức giá giảm xuống. Nhưng việc xác định mức giá tăng hay giảm bao nhiêu thì sẽ lại càng khó hơn. Lúc này, giả sử như bạn sử dụng limit order để đặt lệnh với một mức giá nhất định. Tuy nhiên tại một thời điểm nào đó bạn quyết định chốt lệnh trong khi thị trường vẫn đang có xu hướng tăng. Điều này đồng nghĩa với việc khoản lãi mà bạn thu về về sẽ không được nhiều nhất.

Lúc này, tâm lý nuối tiếc sẽ xuất hiện bên trong tâm trí của bạn. Vậy giải pháp ở đây là gì?  Khi sử dụng công cụ Trailing Stop với mức giá hợp lý. Lúc này nhiệm vụ của lệnh Trailing Stop chính là theo dõi mức giá của thị trường. Nhờ vậy, nó giúp cho các nhà giao dịch có thể tối ưu được mức lợi nhuận thu được.

Không chỉ có ưu điểm trên, mà công cụ này còn có khả năng tự động hóa. Nhờ vậy mà thời gian của bạn có thể được tiết kiệm đi rất là nhiều. Bởi vì hệ thống sẽ điều khiển tự động cho công cụ này hoạt động. Do đó mà bạn có thể giảm bớt đi bước cập nhật tình hình của giá thông qua các thao tác thủ công.

Nhược điểm của Trailing Stop là gì?

Tuy rằng công cụ Trailing Stop có khả năng tối ưu hóa, song nó cũng tồn tại một khuyết điểm. Đó chính là vẫn có khả năng mức giá của công cụ sẽ không khớp với lệnh mà các nhà đầu tư đưa ra. Các loại sản phẩm mà có mức giá thay đổi nhanh chóng thì sẽ không phải là sự lựa chọn phổ biến của các trader. Bởi vì những sản phẩm này sẽ rất khó để có thể khớp lệnh một cách tự động.

Các sản phẩm có sự thay đổi lớn và rất nhanh sẽ khiến cho việc dừng lỗ cũng sẽ khó để có thể tại điểm lý tưởng nhất. Ngoài ra khi mà sự thay đổi cao hơn so với khi bạn thực hiện giao dịch thì việc gì sẽ xảy ra? Lúc này, lệnh Trailing Stop sẽ rất khó có thể khớp cách.

Một lời khuyên dành cho mọi người đó chính là không nên lệ thuộc quá nhiều vào những chức năng của công cụ này. Bởi vì khi mà bạn dựa dẫm vào nó quá lâu thì khả năng nhanh nhạy và sáng suốt của bạn sẽ bị giảm xuống. Hoặc thậm chí là nó có thể mất đi. Trong thị trường tài chính đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng và cần thiết.

Trailing Stop hoạt động như thế nào?

Khi các nhà giao dịch bắt đầu đặt một vị thế mới thì ngay lập tức bạn vẫn có thể đặt được lệnh Trailing Stop. Ngoài ra, Trailing Stop còn được sử dụng với vai trò là một lệnh giảm khi mở vị thế. Hay cũng có thể sử dụng nó khi bạn muốn giảm vị thế.

Với giao dịch long trade (giao dịch mua)

Khi thiết lập lệnh Trailing Stop để thực hiện giao dịch bán thì giá vào lệnh giao dịch phải thấp hơn giá kích hoạt lệnh. Thông qua một tỷ lệ phần trăm đã được xác định, mức giá Trailing Stop cũng sẽ được tăng dần. Khi mà xu hướng thị trường tăng lên lúc này mức giá mới sẽ được xuất hiện.

Giao dịch Long Trailing là gì?
Giao dịch Long Trailing là gì?

Lệnh Trailing Stop sẽ tự động dừng lại khi xu hướng thị trường giảm. Khi tỷ lệ thu hồi vốn với giá trị cao nhất (đạt ngưỡng giá Trailing Stop) thấp hơn nhiều so với thay đổi về giá. Thì lúc này các nhà giao dịch sẽ đặt lệnh bán. Với thị trường nêu trên, hoạt động bán sẽ bị đóng lại bởi hệ thống.

Với giao dịch short trade (giao dịch bán)

Khi thiết lập lệnh Trailing Stop để thực hiện giao dịch mua thì giá vào lệnh giao dịch phải cao hơn giá kích hoạt lệnh. Thông qua một tỷ lệ phần trăm đã được xác định, mức giá Trailing Stop cũng sẽ được giảm dần.

Giao dịch Short Trailing là gì?
Giao dịch Short Trailing là gì?

Khi mà xu hướng thị trường giảm, lúc này mức giá mới sẽ được xuất hiện. Lệnh Trailing Stop sẽ tự động dừng lại khi xu hướng thị trường tăng. Khi tỷ lệ thu hồi vốn với giá trị thấp nhất (đạt ngưỡng giá Trailing Stop) thấp hơn nhiều so với thay đổi về giá. Thì lúc này các nhà giao dịch sẽ đặt lệnh bán. Với thị trường nêu trên, hoạt động mua sẽ bị đóng lại bởi hệ thống.

Lưu ý: Để có thể áp dụng được lệnh Trailing Stop thì người chơi cần phải đảm bảo hai yếu tố. Đó chính là tỷ lệ thu hồi vốn đã được xác định và mức giá tối thiểu để kích hoạt.

Sự khác biệt giữa Stop loss và Trailing Stop

Cắt lỗ và chốt lời sẽ được tối ưu hóa cho nhà đầu tư khi họ sử dụng phương pháp này. Đối với công cụ Stop loss thì việc cắt lỗ sẽ không được chủ động.

Thông qua những thay đổi về giá mà lệnh Trailing Stop sẽ tự động điều chỉnh theo. Lệnh Stop loss thì ngược lại, nó sẽ không thể di chuyển mà đứng cố định tại một vị trí. Ngoài ra, nó được thiết lập bằng phương pháp thủ công.

Khác nhau giữa Stop Loss và Trailing Stop
Khác nhau giữa Stop Loss và Trailing Stop

Hướng dẫn cài đặt Trailing Stop trên MT4 và MT5

Sau đây, exness Việt Nam sẽ hướng dẫn với mọi người cách cài đặt Trailing Stop tại hai phầm mềm MT4 và MT5 nhé.

Bước 1: Tại một sàn môi giới, bạn đăng nhập vào tài khoản của bản thân. Tiếp theo, bạn Click vào phần danh mục sản phẩm. Sau đó hãy xem xét và chọn ra cho mình một sản phẩm mà bạn muốn đầu tư.

Bước 2: Bạn sẽ tìm cặp tiền và click vào đó bằng chuột phải để có thể điều chỉnh và thiết lập lệnh. Tiếp theo đó chọn Trailing Stop rồi click vào cụm từ Custom.

Custom để tìm cặp tiền cụ thể
Custom để tìm cặp tiền cụ thể

Bước 3: Sau khi hoàn thành hai bước trên, lúc này bạn sẽ di chuyển điểm cắt lỗ thông qua việc thay đổi mức giá tự động. Tiếp theo đó bạn chỉ việc bấm OK là hoàn tất.

Hoàn tất quá trình cài đặt lệnh Trailing Stop
Hoàn tất quá trình cài đặt lệnh Trailing Stop

Chú ý: Point chính là đơn vị tiền của lệnh Trailing Stop. Vì thế khi mà xu hướng thị trường tăng, thông qua số point được đặt lệnh Trailing Stop cũng sẽ tăng theo tỷ lệ đó. Vì thế các nhà giao dịch cần phải nắm rõ, phân tích và đánh giá những biến động giá một cách chính xác. Điều này giúp họ có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất khi giao dịch có thiết lập Trailing Stop.

Hướng dẫn giao dịch Trailing Stop hiệu quả

Trailing Stop là công cụ mang lại cho các nhà giao dịch khá nhiều sự hữu ích và tiện lợi. Tuy vậy, để công cụ này hoạt động một cách hiệu quả nhất thì các bạn phải sở hữu những chiến riêng khi sử dụng. Sau đây, exness sẽ hướng dẫn cho mọi người cách sử dụng hiệu quả công cụ này nhé.

Tại mức rủi ro có thể chấp nhận được

Với phương pháp này việc đầu tiên mà các nhà giao dịch cần làm là gì? Đó chính là họ phải xem xét khả năng mà họ có thể chấp nhận được khi gặp thua lỗ. Ngoài ra họ cũng cần phải xác định ảnh các mốc một 1R, 2R…nR. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể sử dụng được chiến lược này một cách dễ dàng và đơn giản hơn.

Bạn nên xem xét khi thiết lập Trailing stop bằng hoặc cao hơn mức 2R với thị trường có sự thay đổi lớn.

Nhưng khi thị trường có sự thay đổi nhỏ và không tác động nhiều đến với các hoạt động giao dịch của bạn. Lúc này bạn hãy đặt Trailing stop với mức 1R. Như vậy, nó giúp cho nguồn vốn của bạn có thể được tối ưu. Ngoài ra, trước khi thị trường bước vào giai đoạn giảm mạnh thì bạn vẫn có thể nhận được một khoản lãi tối đa.

Tại mức kháng cự và hỗ trợ

Đặt lệnh tại vùng kháng cự và hỗ trợ là một trong những cách được rất nhiều nhà giao dịch sử dụng. Bởi vì nó mang đến cho người dùng những hiệu quả khi áp dụng nó. Trong cùng một xu hướng thị trường để có thể tìm ra được đỉnh và đáy thì người chơi phải thông qua những vùng kháng cự và hỗ trợ.

Nếu bạn đã quá mệt mỏi với việc tìm kiếm đỉnh và đáy thì exness.com.co sẽ đề xuất cho bạn một giải pháp. Đó chính là tại mức kháng cự và hỗ trợ chúng ta sẽ đặt lệnh Trailing Stop tại đây.

Tại mức trung bình vượt

Đường trung bình động (MA) sẽ cùng với lệnh Trailing Stop trượt với nhau. Thì đây được gọi là phương pháp áp dụng Trailing Stop tại vị trí trung bình vượt. Những loại đường trung bình động được sử dụng phổ biến hiện nay đó chính là SMA20 và MA20. Tùy theo mục tiêu đầu tư với thời gian dài hay ngắn và nhu cầu riêng của mỗi người. Lúc này, người chơi có thể chọn lựa đường MA trượt lại sẽ giảm hay tăng.

MA Trailing Stop là gì?
MA Trailing Stop là gì?

Tại mức X – nến

Với phương pháp này bạn sẽ sử dụng hai mức giá của cây nến phía trước, đó là giá thấp nhất và giá cao nhất. Để có thể đặt lệnh một cách hợp lý bạn có thể dựa vào những điều kiện hoặc mục tiêu đặt lệnh của bản thân. Ngoài ra việc kết hợp các tín hiệu khác với nhau cũng là một trong những hay có thể áp dụng cho phương pháp này.

Ví dụ: Bạn muốn phân tích thông qua việc sử dụng ba cây nến và bạn muốn mở một vị thế với thời gian ngắn. Lúc này, bạn hãy chọn điểm cao nhất của ba cây nến để đặt lệnh tập trung tại đây. Ngược lại nếu bạn muốn mở một vị thế với thời gian dài thì tại điểm thấp nhất bạn hãy tập trung đặt lệnh tại đó.

Tại mức Bar plus

Tương tự với phương pháp áp dụng cây nến bên trên thì lệnh Trailing Stop cũng gần giống vậy. Tuy nhiên nó vẫn có điểm khác biệt là ở chỗ bạn cần phải áp dụng những cây nến mới. Với phương pháp này tại đỉnh cao nhất của những cây nến, lệnh Trailing Stop sẽ được đặt. Kèm theo đó là một số pip nữa.

Vậy làm sao để có thể xác định được những số pip kèm thêm? Lúc này thông qua chỉ báo ATP chúng ta sẽ sử dụng phần trăm của nó. Một ví dụ cụ thể để mọi người có thể hình dung như sau: Chỉ báo ATR hiện tại là 60 pip, lúc này bạn sẽ phải cộng thêm 50% ATR. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có 30 pip được cộng thêm vào.

Tín hiệu của PSAR Trailing là gì?

Có thể nói phương pháp này là một phương pháp cơ bản và được rất nhiều các nhà giao dịch yêu thích. Thông qua tín hiệu PSAR, bạn có thể sử dụng nó để đặt lệnh Trailing Stop. Bạn hãy đặt lệnh này tại vị trí PSAR gần nhất khi mà biểu đồ nến gần đụng tới chấm Parabolic SAR. Bởi vì lúc này đây xu hướng thị trường đảo chiều đang có nguy cơ được xảy ra. Do đó, chốt tại thời điểm này sẽ giúp bạn thu về được một khoản lợi nhuận rất cao.

PSAR Trailing Stop là gì?
PSAR Trailing Stop là gì?

Hướng dẫn giảm thiểu rủi ro khi sử dụng Trailing Stop

Lệnh Trailing Stop là một loại lệnh được sử dụng rất phổ biến. Vậy có phải tất cả mọi bước đều có thể thực hiện một cách đơn giản không? Câu trả lời là không. Khi sử dụng phương pháp này các nhà giao dịch sẽ cảm thấy rất là khó chịu khi tính toán chỉ số khoảng cách. Việc tính toán này giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra số lượng pip phù hợp để đặt. Bởi vì bạn sẽ phải chịu một mức phí cho những số pip này.

Ví dụ cụ thể:

Một ví dụ để cho các bạn có thể hiểu rõ hơn như sau: Trong một giao dịch, bạn sử dụng 120 points để đặt thì ngay lập tức bạn có khả năng stop loss sẽ bị đá. Do đó để có thể ngăn chặn điều này, bạn cần phải tính toán và thiết lập công thức tính để sử dụng.

Chúng ta có thể sử dụng Average True Range (ATR) để tính tính toán được khoảng cách Trailing Stop theo những khung thời gian khác nhau. Vậy công thức chung ở đây là gì?

Công thức tính khoảng cách từ lệnh buy (TLB) đến Trailing Stop như sau:

Market Price – ATR*150% = TLB

Công thức tính khoảng cách từ lệnh sell (TLS) đến Trailing Stop như sau:

Market Price + ATR*150% = TLS

Một điểm mà bạn cần chú ý chính là công thức này chỉ có hiệu lực khi mà bạn đã sở hữu take profit 1. Với điều kiện là take profit 1 này phải lớn hơn ATR thực hiện lệnh dài hạn. Một giải pháp khác được đề ra giúp cho chỉ số Trailing Stop được hiệu quả là gì? Đó chính là các nhà giao dịch cần phải nắm rõ về chỉ số RSI. Nếu khu vực quá mua hay quá bán bị chạm bởi chỉ số RSI thì việc đầu tiên bạn cần phải làm là gì? Lúc này hãy thay đổi khoảng cách Trailing Stop sao cho nó bằng với ATR. Nếu không thể bằng thì bạn cũng có thể điều chỉnh nó bằng 80% ATR thôi cũng được.

Các chú ý khi giao dịch với lệnh Trailing Stop

Hiểu rõ và nhận định đúng về những thông tin

Trailing Stop có rất nhiều những ưu điểm mà bạn không thể bỏ qua. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có quyền lệ thuộc vào công cụ này. Bởi vì các hành động của bạn cũng có thể  ảnh hưởng tới Trailing Stop. Do đó việc hiểu rõ và nhận định đúng về những thông tin hữu ích là một điều rất cần thiết.

Trailing Stop khác hoàn toàn so với các lệnh được cài đặt sẵn trên hệ thống chủ như Take profit hay stop loss. Khi mà bạn sử dụng lệnh Trailing Stop thì bạn bắt buộc phải thực hiện ngay trên nền tảng Metatrader 4 hoặc Metatrader 5. Lúc này, bạn bắt buộc phải duy trì chứ không có quyền tắt đi hai phần mềm này.

Khi mà bạn thực hiện hành động tắt ngang nền tảng Metatrader 5 hoặc Metatrader 4. Lúc này nó sẽ khiến cho công cụ Trailing Stop sẽ không được hoạt động mà tắt theo. Phải đến khi mà hai nền tảng trên được bật lên thì công cụ này mới có thể được hoạt động trở lại.

Vậy làm cách nào để có thể vừa tắt được nền tảng Metatrader 4 và Metatrader 5 vừa cho lệnh này hoạt động? Lúc này giải pháp đưa ra cho các bạn đó chính là việc sử dụng VPS hoạt động độc lập. Nhờ công cụ này nó giúp cho lệnh cho Trailing Stop được hoạt động và duy trì.

Có khả năng xử lý lệnh

Một chức năng khác của Trailing Stop chính là khả năng xử lý lệnh. Với một lệnh nó chỉ có thể xử lý được một lần duy nhất. Điều đó có nghĩa là tại cùng một thời gian khi mà bạn sử dụng nhiều lệnh Trailing Stop một lúc. Lúc này, tất cả các lệnh sẽ không thể hoạt động – trừ lệnh cuối cùng gần nhất. Hãy nhớ rõ điều này nhé bởi vì nó sẽ giúp cho các bạn không rơi vào những trường hợp rủi ro đáng tiếc.

Kết luận

Như bài đánh giá trên, mong rằng bạn sẽ hiểu rõ được phần nào về Trailing Stop là gì? Có thể nói Trailing Stop là một công cụ tuyệt vời nếu bạn có thể sử dụng nó đúng cách. Hãy đón chờ những bài phân tích về những công cụ khác của chuyên mục hướng dẫn Exness nhé.

Xem thêm:

Margin call là gì? Cách nhận biết và phòng tránh khi bị margin call

Stop Out là gì? Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của Stop Out

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *