Stop Out là gì? Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng Stop Out trong giao dịch ngoại hối hay chưa? Nếu là một nhà giao dịch mới tham gia thị trường thì chắc hẳn khái niệm này vẫn còn lạ lẫm đối với bạn bởi nó khá khó hiểu và dễ nhầm lẫn. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn Stop Out là gì và giúp bạn tìm hiểu cơ chế hoạt động cũng như cách thức phòng tránh Stop Out trong giao dịch qua bài viết sau đây của Exness nhé.
Stop Out là gì?
Stop Out là một thuật ngữ forex được sử dụng để chỉ vị thế của bạn đang mở nhưng không đủ ký quỹ để quy trì nên đã bị sàn giao dịch đóng tự động. Khi mức ký quỹ giảm xuống một ngưỡng nhất định thì Stop Out sẽ xảy ra do nó không còn đủ để duy trì các vị thế vẫn đang còn tiếp tục mở.
Nói cách khác, khi tỷ lệ vốn trên tiền ký quỹ tương đương với giá trị mức Stop Out (Stop Out Level) mà broker đã đặt ra thì khi đó Stop Out sẽ xảy ra.
Trong thị trường ngoại hối, có thể định nghĩa Stop Out như vậy. Còn đối với thị trường chứng khoán, thuật ngữ này lại được dùng để mô tả một cổ phiếu đã chạm vào ngưỡng dừng lỗ. Tại ngưỡng này, các nhà giao dịch đã thực hiện một lệnh để bán cổ phiếu đó đi.
Mỗi broker sẽ quy định một quy mô Stop Out khác nhau. Tuy nhiên thông thường, Stop out thường đóng những vị thế đang gây tổn thất nặng nề nhất đối với tài khoản giao dịch.
Mức Stop Out (Stop Out level) là gì?
Stop Out level có những điểm tương đồng với Margin call level (lệnh gọi ký quỹ), tuy nhiên khái niệm này còn tệ hơn so với Margin call.
Khi giao dịch ngoại hối, thời điểm mức ký quỹ của bạn giảm xuống một mức % nào đó mà tại thời điểm đó, các broker sẽ tự động đóng toàn bộ các vị thế đang mở của bạn thì đó là khi Stop Out diễn ra.
Do thiếu hụt ký quỹ nên các vị thế mở của bạn không còn được tài khoản giao dịch tiếp tục hỗ trợ, đó cũng chính là lúc diễn ra Stop Out. Nói một cách rõ ràng hơn thì Stop Out chính là thời điểm số vốn thấp hơn số phần trăm ký quỹ đã sử dụng của bạn một phần trăm nhất định nào đó.
Cách tính Stop Out Level ra sao?
Đến đây, câu hỏi đặt ra sẽ là làm thế nào để các nhà giao dịch có thể tính Stop Out level?
Điều kiện để Stop Out được kích hoạt chính là tỷ lệ duy trì ký quỹ (%), tỷ lệ này được tính với công thức như sau:
Tỷ lệ duy trì ký quỹ = (Tổng ký quỹ khả dụng/Yêu cầu ký quỹ) x 100
Trong đó:
– Tổng ký quỹ khả dụng sẽ chính là số dư của tài khoản giao dịch cộng hoặc trừ lãi/ lỗ của các vị thế đang mở. Tỷ lệ duy trì ký quỹ càng cao nghĩa là con số này càng lớn.
– Yêu cầu ký quỹ chính là số tiền cần thiết tối thiểu cho việc thực hiện một giao dịch.
Mỗi broker sẽ quy định một mức Stop Out khác nhau. Do đó, hãy nắm được điều đó bằng cách hỏi Stop Out của mình.
Stop Out hoạt động theo cơ chế như thế nào?
Khi chạm tới Stop Out thì tất cả các giao dịch của bạn từ những giao dịch sử dụng ký quỹ nhiều nhất cho đến khi ký quỹ của bạn vượt qua mức Stop Out sẽ bị broker tự động đóng lại.
Nếu mức ký quỹ của bạn thấp hơn hoặc bằng Stop Out thì bất kỳ hoặc tất các các vị thế đang mở của bạn sẽ được broker đóng lại một cách nhanh nhất có thể để tài khoản giao dịch của bạn được bảo vệ trước các khoản lỗ nghiêm trọng hơn.
Bạn cần lưu ý rằng không phải Stop Out được thực hiện một cách tùy ý. Đây là một quá trình tự động hóa, do đó khi nó bắt đầu thì sẽ khó có thể dừng lại được. Vì vậy ngoại trừ việc lắng nghe bạn phản hồi và than vãn thì bộ phận hỗ trợ của broker gần như không thể giúp gì được cho bạn.
Stop Out level còn được biết đến với những tên gọi như ký quỹ thanh lý (Liquidation Margin), mức ký quỹ bắt buộc tối thiểu (Minimum Required Margin) hay giá trị ngừng ký quỹ (Margin Closeout Value).
Với Stop Out level, tài khoản của bạn sẽ được bảo vệ để không mất nhiều tiền hơn so với số tiền mà bạn đã nạp vào. Cuối cùng, nếu giao dịch của bạn thất bại và bạn phải chịu thua lỗ thì tài khoản của bạn sẽ không còn đồng nào và kết thúc với một số dư âm.
Các broker sẽ không mong muốn thu lại phần số dư chưa được thanh toán từ bạn. Do đó Stop Out chính là nỗ lực để cản trở không cho số dư tài khoản của bạn tiến triển thành số âm hay nói cách khác là tài khoản bị cháy.
Ngoài ra, khi thị trường đang có xu hướng di chuyển theo một phương nhất định rồi bất ngờ di chuyển theo hướng ngược lại thì bạn cũng có thể sẽ bị dính Stop Out.
Ví dụ minh họa cho Stop Out và Stop Out Level
Ví dụ minh hoạ Stop Out
Giả sử 20% là mức Stop Out mà broker của bạn quy định. Điều này đồng nghĩa với việc nếu mức ký quỹ đạt tới 20% thì nền tảng giao dịch sẽ tự động đóng các vị thế hiện tại của bạn.
Khi mức ký quỹ đạt đến 100% thì bạn sẽ nhận được một lệnh gọi ký quỹ Margin Call. Tuy nhiên bạn cho rằng thị trường sẽ đảo chiều và vì vậy bạn quyết định không nạp thêm tiền vào tài khoản.
Sau đó, kết quả cho thấy bạn đã sai lầm. Thị trường tiếp tục đi theo xu hướng giảm và đã giảm tới 960 pip. Và nếu tính 1 pip tương đương với 1$ thì bạn đang có một khoản lỗ (Floating loss) lên đến 960$ chưa thực hiện. Và điều này cũng có nghĩa rằng bạn chỉ còn lại 40$ tổng số vốn đang có.
Vốn được tính bằng: Số dư ban đầu +/- Doanh thu/Lỗ chưa thực hiện = 1,000$ – 960$ = 40$
Mức ký quỹ hiện tại: 20%.
Mức ký quỹ được tính bằng:(Vốn/Ký quỹ đã sử dụng) x 100% = (40$/200$) x 100% = 20%.
Trong đó, mức ký quỹ bắt buộc ban đầu để có thể mở một vị thế là 200$, do đó vốn đã sử dụng không thể giảm xuống dưới con số này được.
Khi đó, tại thời điểm này, broker sẽ đóng tự động các vị thế của bạn, hay còn được gọi là “thanh lý”.
Khi các vị thế bị đóng lại thì phần ký quỹ đã sử dụng trước đây đang “bị khóa” sẽ nhanh chóng được “giải phóng” và trở thành Free Margin – nghĩa là phần ký quỹ còn dư. Kết quả cuối cùng có vẻ khá đáng buồn. Bạn sẽ phải thực hiện khoản lỗ 960$ chưa được thực hiện và 40$ sẽ là số dư mới. Vốn cũng như kỹ quỹ còn dư của bạn sẽ đầu là 40$ do không còn giao dịch nào đang mở.BBanrg
Các mức ký quỹ khác nhau
Mỗi mức ký quỹ sẽ ứng với những thông số giao dịch khác nhau, cụ thể như bảng sau:
Mức ký quỹ |
Vốn |
Ký quỹ đã sử dụng |
Ký quỹ còn dư |
Số dư |
Lãi/lỗ chưa thực hiện |
|
Margin Call Level |
100% |
$200 |
$200 |
$0 |
$1,000 |
-$800 |
Stop Out Level |
20% |
$40 |
$200 |
$0 |
$1,000 |
-$960 |
Stop Out |
– |
40$ |
– |
$40 |
40$ |
– |
Nếu vị thế đang mở của bạn đang có nhiều thì những vị thế ít mang về lợi nhuận nhất cho bạn sẽ được sàn giao dịch đóng lại. Phần ký quỹ đã sử dụng sẽ được “giải phóng” và vì thế mức ký quỹ của bạn sẽ tăng lên.
Nếu sau khi đóng những vị thế đó mà mức ký quỹ vẫn không thể đủ để quay trở lại trên mức 20% thì các vị thế khác sẽ lần lượt bị broker đóng lại cho đến khi đủ thì thôi.
So sánh Stop Out và Margin Call
Đây là hai khái niệm thường xuyên bị các nhà giao dịch nhầm lẫn với nhau. Trước khi phân biệt sự khác nhau giữa Stop Out và Margin Call thì chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số điều cần biết và những điểm cần lưu ý liên quan đến Margin Call trong giao dịch ngoại hối.
Margin Call là gì?
Margin Call nghĩa là lệnh gọi ký quỹ, nó xuất hiện khi giá ký quỹ của nhà đầu tư giảm xuống dưới mức yêu cầu tối thiểu mà broker đặt ra. Lệnh gọi ký quỹ này sẽ yêu cầu các nhà giao dịch phải tiến hành nạp thêm tiền vào tài khoản sao cho số tiền đó bằng hoặc lớn hơn mức tối thiểu yêu cầu.
Khi xảy ra Margin Call, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn một trong hai phương án sau: nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc thực hiện đóng những vị thế đang mở của mình. Nếu các nhà giao dịch không nạp tiền vào tài khoản thì để đạt mức ký quỹ tối thiểu, sàn giao dịch sẽ buộc họ phải đóng một hoặc nhiều vị thế đang có.
Khi nhắc đến Margin Call, bạn cần chú ý đến thuật ngữ “Margin Level” – nghĩa là mức ký quỹ. Mức ký quỹ này được tính theo công thức sau đây:
Ví dụ về Margin call
Giả sử bạn sở hữu một tài khoản với một broker có mức Margin Call yêu cầu là 50% và mức Top Out yêu cầu là 20%. Tài khoản giao dịch của bạn có số dư (balance) là 20.000$. Khi đó, bạn mở một vị thế giao dịch với mức ký quỹ tương đương 2.000 đô la.
Nếu khoản lỗ trên vị thế của bạn là 19.000$ và tài khoản của bạn còn vốn (equity) là 1000$ (=20.000$ – 19.000$), bằng với số tiền ký quỹ đã sử dụng của bạn 50%. Lúc này, bạn sẽ nhận được cảnh cáo với Margin Call từ broker.
Khi khoản lỗ ở trên vị thế của bạn tại mức 19.600$. Khi đó vốn chủ sở hữu tài khoản của bạn lúc này sẽ là 20.000$ – 19.600$ = 400$. Con số này tương ứng với 20% số tiền ký quỹ mà bạn đã sử dụng. Vì thế lúc này Margin Call sẽ không còn nữa mà sẽ kích hoạt Stop Out. Sau đó, các vị thế thua lỗ của bạn sẽ được sàn giao dịch tự động đóng lại.
Sự khác biệt giữa Margin Call và Stop Out
So sánh hai cơ chế
Ví dụ trên chắc hẳn đã giúp bạn phần nào hiểu được về những điểm khác biệt giữa Stop Out và Margin call. Bạn có thể tham khảo kỹ hơn về sự khác nhau giữa hai khái niệm này trong bảng sau đây:
STOP OUT |
MARGIN CALL |
Là quá trình một hoặc một vài vị thế của bạn được sàn giao dịch tự động đóng lại, do đó bạn sẽ không thể can thiệp vào quá trình này. |
Được coi là một cảnh báo đến từ sàn giao dịch tới các nhà đầu tư, đề cập đến việc số dư tiền ký quỹ của bạn không còn đủ cho việc duy trì cũng như mở các vị thế mới. |
Khi xảy ra Stop Out, các vị thế sẽ tự động bị đóng lại dựa theo mức giá của thị trường. |
Khi Margin Call xuất hiện, các nhà giao dịch phải lựa chọn 1 trong 2 cách là nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc đóng vị thế theo cách thủ công. |
|
Nhận xét Stop Out và Margin Call
Tuy nhiên, về cơ bản thì hai cơ chế này không hoàn toàn có thể cản trở được tình trạng bị âm số dư tài khoản do thua lỗ trên các vị thế giao dịch đang mở ở hiện tại. Trong một số trường hợp hiếm hoi tại cơ chế thị trường forex thì tình huống này có thể xảy ra khi số dư tài khoản xuống dưới mức 0.
Có thể kể đến sự kiện đồng Franc được Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ thả nổi. Tỷ giá chuyển đổi đồng tiền của họ đã tăng vượt trần so với đồng đô la và Euro nhưng Thụy Sỹ nhất quyết không can thiệp vào việc ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Ngay sau đó, thị trường forex cũng như thị trường tài chính trở nên chao đảo khá dữ dội.
Theo dữ liệu từ CME Group, đây là động thái khiến cho các nhà đầu tư như các quỹ phòng hộ xác lập nhiều vị thế bán nhất trong tuần mới kể từ 2013 đến thời điểm đó.
Làm thế nào để tránh Stop Out?
Khi xuất hiện Margin Call nghĩa là tài khoản của bạn đang ở mức báo động. Còn khi Stop Out xảy ra thì bạn sẽ không nhận được thông báo nào trước đó. Các thao tác đóng vị thế được thực hiện hoàn toàn tự động. Do đó để tránh bị Stop Out thì bạn cần thực hiện một vài hành động nhất định như dưới đây chúng tôi đề cập.
Thường xuyên sử dụng điểm dừng lỗ
Trên thực tế, khá nhiều nhà giao dịch sử dụng Stop Loss một cách miễn cưỡng bởi hộ luôn hy vọng và mong muốn giá sẽ quay đầu để kiếm được lợi nhuận thay vì thua lỗ. Đây chính là tâm lý không muốn thừa nhận mình sai và chính vì vậy, các broker cần phải xây dựng cơ chế để phân biệt Margin Call và Stop Out.
Để tránh tình trạng này thì bạn cần tạo lập thói quen tính toán ở mỗi vị thế của mình và đặc biệt là biết cách quản lý rủi ro. Ngoài ra, điểm dừng lỗ là yếu tố không thể thiếu giúp bạn có thể kiểm soát được những rủi ro thua lỗ của mình. Đồng thời nó cũng tránh trường hợp khoản thua lỗ của bạn tăng lên ngoài sức chịu đựng và ngưỡng giới hạn của bạn. Tệ hơn là sẽ bị Stop Out và nghiêm trọng hơn nữa sẽ là cháy tài khoản.
Đặt kích thước vị thế giao dịch nhỏ
Quy mô của mỗi giao dịch sẽ phụ thuộc vào sở thích, phong cách cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mỗi người. Tuy nhiên khi sử dụng đòn bẩy trong giao dịch thì tỷ lệ ký quỹ sẽ phụ thuộc vào quy mô giao dịch, quy mô càng lớn thì tỷ lệ ký quỹ cũng càng lớn. Và đương nhiên khi đó nếu bạn thua lỗ thì khoản tiền bạn mất đi cũng sẽ lớn hơn.
Do đó, bạn có thể giao dịch với quy mô nhỏ để giảm thiểu rủi ro không mong muốn. Giao dịch như vậy cũng sẽ giúp bạn giảm khả năng bị Margin Call hay Stop Out.
Không nên lạm dụng đòn bẩy quá nhiều
Trong giao dịch ngoại hối, đòn bẩy được xem như một con dao hai lưỡi bởi nó vừa có thể giúp bạn mang về lợi nhuận khổng lồ nhưng lại khiến bạn phải chịu đựng một khoản thua lỗ trầm trọng hơn. Từ một số vốn nhỏ, đòn bẩy sẽ giúp nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên nếu giao dịch thất bại thì số tiền thua lỗ bạn phải gánh chịu là không hề nhỏ chút nào.
Bạn cần ghi nhớ rằng mức đòn bẩy bạn sử dụng càng lớn thì các khoản thua lỗ càng được tích lũy nhanh chóng. Bản chất của việc sử dụng đòn bẩy là để mở rộng tiềm năng giao dịch cho tài khoản của bạn nhưng nó cũng khiến cho bạn thua lỗ trầm trọng nếu lạm dụng quá mức.
Kết luận
Từ những thông tin mà chuyên mục Exness Hướng Dẫn cung cấp, hy vọng rằng bạn sẽ hiểu Stop Out là gì cũng như nắm bắt được cơ chế hoạt động, cách tính toán và đặc biệt là cách phòng tránh Stop Out hiệu quả. Chúc bạn trau dồi được thật nhiều kinh nghiệm và luôn gặp may mắn trên thị trường giao dịch.
Xem thêm:
Leveraged là gì? Cách giảm thiểu rủi ro khi giao dịch đòn bẩy
Vai trò và mục đích tạo ra công cụ Trailing Stop là gì?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.