Vốn pháp định là gì

Vốn pháp định là gì? Phân biệt vốn pháp định với vốn điều lệ

Vốn pháp định là gì được nhiều người quan tâm vì đây là một trong những mức vốn tối thiểu cần phải có khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Vậy vốn pháp định là gì? Các đặc điểm của loại vốn này? Phân biệt vốn pháp định với vốn điều lệ như thế nào, cũng như những đặc điểm của vốn pháp định sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây của forexno1 nhé. 

Cùng Exness tìm hiểu tất tần tật về vốn pháp định là gì
Cùng Exness tìm hiểu tất tần tật về vốn pháp định là gì

Vốn pháp định là gì?

Hiểu đơn giản, vốn pháp định là một trong những yêu cầu cơ bản của một số ngành nghề. Theo đó, các tổ chức hoặc cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp cần phải nắm rõ khái niệm này để xây dựng một kế hoạch đầu tư hợp lý. Cụ thể, vốn pháp định hiện được quy định tại điều 4 trong luật doanh nghiệp 2005 thay vì nằm trong các quy định của luật doanh nghiệp 2014. Trong đó, khoản 7 điều 4 của luật doanh nghiệp 2005 quy định rằng: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”.

Vốn pháp định sẽ do các Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận
Vốn pháp định sẽ do các Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận

Cũng có thể hiểu vốn pháp định là số tiền tối thiểu ban đầu mà các cá nhân, hay tổ chức cần chuẩn bị để có thể thành lập một doanh nghiệp hợp pháp theo quy định của pháp luật, được các cơ quan có thẩm quyền ấn định. Mức vốn pháp định sẽ có sự khác nhau vì chúng được quy định dựa vào lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh. Vốn pháp định còn được xem là có thể thực hiện được dự án sau khi thành lập doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng xem qua các ví dụ dưới đây để có thể nắm rõ vốn pháp định là gì:

  • Mức vốn pháp định được quy định trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hàng không là 30 tỷ đồng.
  • Mức vốn pháp định được quy định trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán dao động từ 10 tỷ đến 165 tỷ VNĐ.

Các đặc điểm của vốn pháp định

Sau khi giúp bạn đọc nắm rõ vốn pháp định là gì, bài viết sẽ tiếp tục liệt kê một số đặc điểm cơ bản của khái niệm này để các bạn có thể phân biệt chúng với các định nghĩa khác. Cụ thể, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày về phạm vi hoạt động, đối tượng áp dụng của loại vốn này, cũng như ý nghĩa pháp lý khi đăng ký giấy xác nhận vốn pháp định và thời điểm nhận xác nhận góp vốn pháp định…

Về phạm vi hoạt động

Đặc điểm đầu tiên của vốn pháp định là về phạm vi hoạt động của chúng. Trong đó, các quy định về vốn pháp định không có hiệu lực với các loại hình doanh nghiệp mà chỉ được áp dụng với một vài lĩnh vực và ngành nghề nhất định. Cụ thể, các bạn có thể tham khảo trong Quyết định số 27/2018/QĐ–TTG ban hành hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam.

Các quy định của vốn pháp định chỉ được áp dụng với một số ngành nghề cụ thể
Các quy định của vốn pháp định chỉ được áp dụng với một số ngành nghề cụ thể

Về đối tượng áp dụng

Tiếp theo, về đối tượng áp dụng thì chỉ các chủ thể kinh doanh, gồm cá nhân, pháp nhân, hộ kinh doanh gia đình, tổ chức… mới bị ràng buộc bởi những quy định của vốn pháp định. 

Về ý nghĩa pháp lý

Vốn pháp định được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp 2005 để giúp các công ty, doanh nghiệp tổ chức sản xuất và kinh doanh hiệu quả hơn sau khi được cấp phép hoạt động. Nguồn vốn pháp định còn là số tiền giúp giải quyết các tình huống rủi ro có thể xảy ra trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Vốn pháp định được quy định nhằm đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra trơn tru
Vốn pháp định được quy định nhằm đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra trơn tru

Về thời điểm cấp giấy xác nhận

Đặc điểm cuối cùng của vốn pháp định là gì chính là thời điểm cấp giấy xác nhận. Cụ thể, trước khi cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy xác nhận vốn pháp định cho các doanh nghiệp. 

Điểm khác biệt giữa vốn pháp định với vốn góp chủ sở hữu và vốn kinh doanh

Nhiều người thường nhầm lẫn về khái niệm của vốn pháp định với vốn góp chủ sở hữu và vốn kinh doanh khi tìm hiểu. Thế nhưng giữa chúng có một vài điểm khác biệt như sau: vốn pháp định thường sẽ nhỏ hơn hoặc bằng với vốn kinh doanh và vốn góp của chủ sở hữu. Ngoài ra, bạn chỉ cần đăng ký vốn pháp định là đã có thể bắt đầu quá trình kinh doanh của mình trong một vài lĩnh vực, ngành nghề sản xuất và kinh doanh nhất định. Ngược lại, bạn sẽ phải thực hiện ký quỹ trong một số ngành nghề khác để đảm bảo quá trình kinh doanh, sản xuất trơn tru và ổn định. 

Chỉ cần đăng ký giấy xác nhận vốn pháp định là có thể kinh doanh với một số ngành nghề
Chỉ cần đăng ký giấy xác nhận vốn pháp định là có thể kinh doanh với một số ngành nghề

Những ngành nghề buộc phải có vốn pháp định khi thành lập

Vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh cũng sẽ khác nhau theo quy định của pháp luật
Vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh cũng sẽ khác nhau theo quy định của pháp luật

STT

Ngành nghề kinh doanh

Vốn pháp định

Căn cứ pháp lý

1

Lĩnh vực bất động sản

 

20 tỷ VNĐ

Điều 3 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP

2

Lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến sân bay, hay cảng hàng không

Nội địa

100 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

   

Quốc tế

200 tỷ VNĐ

 

3

Lĩnh vực vận tải hàng không

Số lượng khai thác lên đến 10 tàu bay trong khu vực quốc tế

700 tỷ VNĐ

Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

   

Số lượng khai thác lên đến 10 tàu bay trong khu vực nội địa

300 tỷ VNĐ

 
   

Số lượng khai thác dao động từ 11 đến 30 tàu bay trong khu vực quốc tế

1.000 tỷ VNĐ

Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

   

Số lượng khai thác dao động từ 11 đến 30 tàu bay trong khu vực nội địa

600 tỷ VNĐ

 
   

Số lượng khai thác hơn 30 tàu bay trong khu vực quốc tế

1.300 tỷ VNĐ

Điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

   

Số lượng khai thác hơn 30 tàu bay trong khu vực nội địa

700 tỷ VNĐ

 
   

Lĩnh vực hàng không nói chung

100 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

4

Lĩnh vực dịch vụ hàng không

Cung cấp các dịch vụ có liên quan đến khai thác nhà ga hành khách

30 tỷ VNĐ

Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

   

Cung cấp các dịch vụ có liên quan đến khai thác nhà ga, kho hàng hóa

   
   

Các dịch vụ, ngành nghề liên quan đến cung cấp xăng dầu

   

5

Kinh doanh các dịch vụ lắp đặt, duy trì, vận hành, vùng nước, bảo trì báo hiệu hàng hải ở các khu nước, luồng hàng hải chuyên dụng

 

20 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP

6

Kinh doanh các dịch vụ khảo sát khu nước, luồng hàng hải chuyên dụng để phục vụ công tác Thông báo hàng hải và vùng nước

 

10 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP

7

Kinh doanh các dịch vụ điều tiết và bảo đảm an toàn hàng hải trong vùng nước, khu nước, luồng hàng hải chuyên dụng

 

20 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP

8

Kinh doanh các dịch vụ có liên quan đến thanh thải chướng ngại vật

 

5 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP

9

Lĩnh vực kinh doanh cung cấp dịch vụ nhập khẩu pháp hiệu hàng hải

 

2 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP

10

Lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến thông tin tín dụng

 

30 tỷ VNĐ

Điều 1 Nghị định số 57/2016/NĐ-CP

11

Cung cấp dịch vụ tư vấn mua bán nợ, môi giới mua bán nợ

 

5 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 69/2016/NĐ-CP

12

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh có liên quan đến ngành nghề mua bán nợ

 

100 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 69/2016/NĐ-CP

13

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh có liên quan đến dịch vụ sàn giao dịch nợ

 

500 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 69/2016/NĐ-CP

14

Cung cấp dịch vụ kiểm toán

 

6 tỷ VNĐ

Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 84/2016/NĐ-CP

15

Cung cấp các dịch vụ về chứng khoán (Áp dụng với các chi nhánh công ty chứng khoán của nước ngoài ở Việt Nam, công ty chứng khoán)

Môi giới chứng khoán

25 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 86/2016/NĐ-CP 
và Khoản 1 Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP

   

Tự kinh doanh chứng khoán

100 tỷ VNĐ

 
   

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

165 tỷ VNĐ

 
   

Tư vấn đầu tư chứng khoán

10 tỷ VNĐ

 
 

Cung cấp các dịch vụ về chứng khoán (Áp dụng với các chi nhánh công ty quản lý quỹ của nước ngoài ở Việt Nam, công ty quản lý quỹ)

 

25 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 86/2016/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP

 

Ngân hàng thanh toán

 

10.000 tỷ VNĐ

Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 86/2016/NĐ-CP

16

Cung cấp các dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ

Áp dụng với dịch vụ bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm phi nhân thọ

300 tỷ VNĐ và là 200 tỷ VNĐ nếu là chi nhánh của nước ngoài

Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

   

Áp dụng với dịch vụ bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh

350 tỷ VNĐ và là 250 tỷ VNĐ nếu là chi nhánh của nước ngoài

Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

   

Áp dụng với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh và bảo hiểm sức khỏe.

400 tỷ VNĐ và là 300 tỷ VNĐ nếu là chi nhánh của nước ngoài

Điểm c Khoản 1, Điểm c Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

17

Cung cấp các dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ

Áp dụng với dịch vụ bảo hiểm nhân thọ (ngoại trừ bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm liên kết đơn vị) và bảo hiểm sức khỏe

600 tỷ VNĐ

Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

   

Áp dụng với dịch vụ bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí

800 tỷ VNĐ

Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

   

Áp dụng với dịch vụ bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí

1.000 tỷ VNĐ

Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

18

Cung cấp các dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe

 

300 tỷ VNĐ

Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

19

Cung cấp các dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực tái bảo hiểm

Áp dụng với dịch vụ tái bảo hiểm phi nhân thọ, hay cả 2 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

400 tỷ VNĐ

Điểm a Khoản 5 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

   

Áp dụng với dịch vụ tái bảo hiểm nhân thọ, hay cả 2 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

700 tỷ VNĐ

Điểm b Khoản 5 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

   

Áp dụng với 3 loại hình dịch vụ tái bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

1.100 tỷ VNĐ

Điểm c Khoản 5 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

20

Lĩnh vực kinh doanh môi giới bảo hiểm

Môi giới bảo hiểm gốc / Môi giới tái bảo hiểm

4 tỷ VNĐ

Điểm a Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

   

Môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm

8 tỷ VNĐ

Điểm b Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

Điểm khác biệt giữa vốn pháp định và vốn điều lệ là gì?

Nắm rõ các đặc điểm của vốn pháp định và vốn điều lệ để tránh nhầm lẫn khi sử dụng
Nắm rõ các đặc điểm của vốn pháp định và vốn điều lệ để tránh nhầm lẫn khi sử dụng

Vâỵ điểm khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định là gì? Cụ thể, đây đều là 2 nguồn vốn mà các cá nhân hay tổ chức phải góp vào để kinh doanh từ thời điểm thành lập. Tuy nhiên giữa chúng sẽ có một số đặc điểm khác biệt, cụ thể:

Tiêu chí

so sánh

Vốn pháp định

Vốn điều lệ

Quy định

Đối với từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể sẽ được quy định hạn 
mức tối thiểu bắt buộc

Không có quy định về số vốn tối thiểu cần có hay nguồn vốn tối 
đa có thể có

Cơ sở 

xác định

Chỉ cần có giấy xác nhận đăng ký vốn pháp định là có thể kinh doanh, nhưng cần ký quỹ trong một số trường hợp khác.

Cần đăng ký thời điểm thành lập công ty. Mức vốn điều lệ không cố định mà có thể tăng, hoặc giảm trong suốt quá trình kinh doanh của công ty.

Vốn

Các lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có vốn pháp định cố định khác biệt. Trong đó, vốn pháp định ngân hàng cần phải đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định. Đặc biệt là với các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

Thời gian góp vốn tối đa 90 ngày kể từ khi hoàn tất đăng ký kinh doanh. Các thành viên trong công ty đều có trách nhiệm về phần vốn đã góp và được quyền hưởng cổ tức theo tỷ lệ vốn góp tương ứng. Trong đó, vốn điều lệ thường sẽ nhiều hơn so với vốn pháp định nhưng còn tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh.

Lời kết

Vốn pháp định là gì đã được trình bày cụ thể qua bài viết. Hy vọng những chia sẻ của Exness Hướng Dẫn vừa rồi sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn tổng quan về điều kiện tiên quyết khi thành lập doanh nghiệp này. Nhìn chung, đây là một trong những nguồn vốn bắt buộc phải có đối với một số lĩnh vực kinh doanh nhất định khi đăng ký thành lập công ty. Thế nên, nếu bạn đang có ý định thành lập doanh nghiệp cho riêng mình thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Xem thêm:

AMM là gì? Ưu điểm và hạn chế của Automated Market Maker

PoA là gì? Những điều bạn cần biết về thuật toán Proof of Authority

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *