AMM là gì

AMM là gì? Ưu điểm và hạn chế của Automated Market Maker

AMM là gì được nhiều nhà đầu tư tìm hiểu khi gia nhập vào thị trường tự động hóa. Có thể nói đây là một đơn vị tạo lập thị trường tự động khá uy tín và được nhiều người tin tưởng, quan tâm. Vậy cơ chế này là gì? Ưu điểm và hạn chế của chúng, cũng như thực trạng hiện nay là gì? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau của sàn Exness bạn nhé. 

Cùng Exness khám phá các thông tin thú vị về AMM là gì
Cùng Exness khám phá các thông tin thú vị về AMM là gì

AMM là gì?

AMM được viết gọn từ cụm từ tiếng anh Automated Market Maker, tạm dịch là nhà tạo lập thị trường tự động. Có thể hiểu AMM là một trong những phương thức giao dịch sử dụng thuật toán để đơn giản hóa quá trình tính toán token tại thời điểm mua. Cụ thể, AMM không khái niệm hóa về người bán mà hợp đồng thông minh sẽ giữ vai trò là bên thứ ba, tức là trung gian giao dịch. Khi đó, bên bán sẽ tiến hành đưa tài sản vào nhóm thanh khoản, còn bên mua cũng sẽ trao đổi tài sản họ đang nắm giữ với tài sản trong nhóm nhờ hợp đồng thông minh. 

Automated Market Maker là một công cụ tạo lập thị trường tự động phổ biến
Automated Market Maker là một công cụ tạo lập thị trường tự động phổ biến

Bạn sẽ bắt gặp cơ chế AMM ở các sản phẩm DEX – sản phẩm trao đổi phi tập trung như là Uniswap, Bancor, Monoswap… Tuy là AMM trên các sàn giao dịch đã được điều chỉnh đôi chút để thu hút người dùng, nhưng chúng vẫn mang những đặc điểm tương đối giống nhau. 

Ưu điểm và hạn chế của cơ chế AMM là gì?

Thông qua việc trình bày cụ thể ưu và nhược điểm của AMM là gì, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ có được một cái nhìn tổng quan và toàn diện nhất. Từ những đánh giá này, chúng ta cũng sẽ có cơ sở để phân tích phương thức hoạt động của Automated Market Maker. 

Nắm rõ lợi ích và hạn chế của AMM để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng
Nắm rõ lợi ích và hạn chế của AMM để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng

Ưu điểm của cơ chế AMM

Automated Market Maker là một trong những dự án độc đáo mà DeFi tạo ra
Automated Market Maker là một trong những dự án độc đáo mà DeFi tạo ra

Trước hết, bài viết sẽ liệt kê lần lượt các lợi ích do AMM tạo ra trong quá trình sử dụng, cụ thể:

  • Nhà tạo lập thị trường tự động sở hữu độ trượt thấp đối với những mã thông báo có độ thanh khoản kém. 
  • Automated Market Maker có độ trễ giao dịch được tính bằng mili giây thay vì giây. 
  • Các thị trường đã phát triển sở hữu độ thanh khoản cao. 
  • Hạn chế tình trạng thao túng thị trường và rửa tiền. 
  • Mang đến nguồn thu nhập thụ động cho các nhà cung cấp thanh khoản. 

Nhược điểm của AMM

Bất kỳ công cụ nào trên thị trường tài chính cũng tồn tại song song ưu và nhược điểm, AMM cũng không ngoại lệ. Bên cạnh những lợi ích mà Automated Market Maker mang lại là những hạn chế mà người dùng cần biết. Đối với thị trường tự động hóa này, nhược điểm to nhất là có quá nhiều mã thông báo lừa đảo trên thị trường nhằm đánh cắp tài khoản thật của người dùng. Hạn chế này là hệ quả của việc tạo ra một nhóm khai thác trên sàn AMM quá dễ dàng, đặc biệt là Uniswap. Các mã thông báo và logo đều được thực hiện một cách công phu. Chính vì thế, người dùng cần có hợp đồng thông minh để làm cơ sở phân biệt giữa token thật và token giả. Tuy nhiên, những người dùng mới sẽ rất dễ nhầm lẫn và mất tiền nếu gửi tiền vào sai hợp đồng thông minh. 

Smart Contract sẽ giúp các bạn phân biệt token giả và token thật trên thị trường
Smart Contract sẽ giúp các bạn phân biệt token giả và token thật trên thị trường

Ngoài ra, với những người dùng không có nhiều thời gian theo dõi giá thì lệnh cao mua thấp không thể tạm dừng trong tương lai. Bên cạnh đó, tổn thất và hậu quả để lại trên thị trường này có thể vĩnh viễn. Hiểu đơn giản, tổn thất có thể xuất hiện trong suốt quá trình so sánh giữa việc giữ token trong ví và đóng góp vào một nhóm khai thác trên thị trường. Đó cũng là lời giải thích cho việc Hakka Pool 1 sử dụng Stablecoin. Hồ bơi và phí trả cho nhà cung cấp tỷ lệ nghịch với nhau. Cụ thể, hồ bơi càng lớn thì phí giao dịch sẽ càng thấp và ngược lại. 

Công thức tính AMM trong DEX

Mô hình AMM được đánh giá là khá đơn giản với một giá trị nhất định được liên kết giữa 2 mã thông báo khác nhau trên sàn giao dịch phi tập trung. Trong đó, công thức xác định cụ thể như sau:

Công thức tính Automated Market Maker không quá phức tạp
Công thức tính Automated Market Maker không quá phức tạp

Trong đó:

  • K: Biến hằng số. 
  • X: Mã thông báo A. 
  • Y: Mã thông báo B. 

Biến 0,5 có thể được thay đổi thành một con số khác. Tuy nhiên, khi cộng lại các lũy thừa của X và Y thì chúng phải có tổng bằng 1. Khi lập bản đồ, người dùng sẽ nhận được một biểu đồ có đường cong lõm. Theo đó, đường cong sẽ dần dịch chuyển ra ngoài khi thanh khoản tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc phí giao dịch thấp, cụ thể là phí trượt giá khi giao dịch. Tóm lại, không có quá nhiều sự thay đổi xuất hiện trên đường cong này. 

Các bạn sẽ chịu phí ít hơn khi đường cong dịch chuyển ra phía ngoài
Các bạn sẽ chịu phí ít hơn khi đường cong dịch chuyển ra phía ngoài

Hằng số K là gì?

K giữ vai trò như một hằng số trong công thức xác định AMM nên nó góp phần tạo thành một hình dáng vô cùng thú vị. Trong đó bạn có thể hình thấy cả ba hình chữ nhật với các hình dạng trong suốt. 

Cả 3 đều nằm phía dưới đường cong?

Khu vực nằm dưới đường cong sẽ thể hiện số lượng mã thông báo hệ thống sẽ nhận được khi họ thay đổi từ mã thông báo này sang mã thông báo khác. Từ đó, có thể thấy rằng bạn sẽ nhận được một tỷ lệ hoán đổi dựa trên số lượng token được thay đổi khi swap. Sẽ thú vị hơn khi bạn thử tính diện tích của cả 3 hình chữ nhật trong trường hợp chúng không trùng nhau. Khi đó, diện tích của cả 3 hình chữ nhật này là như nhau. 

Người dùng sẽ nhận được một tỷ lệ hoán đổi khác nhau dựa trên lượng token thay đổi
Người dùng sẽ nhận được một tỷ lệ hoán đổi khác nhau dựa trên lượng token thay đổi

Vì K là một biến số không đổi nên các hình chữ nhật này có khối lượng như nhau. Dựa trên định luật bảo toàn thì không có gì bị phá vỡ hay mất đi cả, chúng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Thế nên, điều này hợp lý với hằng số K. Khi đó, tổng diện tích nằm dưới đường cong sẽ được cố định mà không có gì bị mất đi hay hình thành. 

Ý nghĩa của thông điệp trên

Khi bạn di chuyển từ mã thông báo A sang mã thông báo B hoặc ngược lại, từ mã thông báo B sang mã thông báo A thì lượng thay đổi tương đương nhau, trừ trường hợp đường cong dịch chuyển. Diện tích dưới đường cong chỉ thay đổi khi tính thanh khoản cao làm cho đường cong thay đổi. Tuy nhiên, khi tất cả bằng nhau thì bất kỳ số lượng mã thông báo A nào cũng có thể đổi được mã thông báo B và tổng số mã thông báo vẫn bằng nhau. 

Khu vực dưới đường cong sẽ khác khi đường cong thay đổi do thêm thanh khoản
Khu vực dưới đường cong sẽ khác khi đường cong thay đổi do thêm thanh khoản

Quá trình hình thành và phát triển của Automated Market Maker

Tổng quan

Tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày lịch sử hình thành và phát triển của AMM là gì. Cụ thể, giao dịch Uniswap với những viên ngọc ẩn x10; x100 đã góp phần tạo nên đỉnh cao của AMM. Tuy nhiên, Kyber Network (2018) và Bancor (2017) mới là những người đi đầu trong việc áp dụng cơ chế Automated Market Maker trên thịt trường. 

Giao thức AMM chạm đến đỉnh cao phần lớn nhờ sàn giao dịch Uniswap
Giao thức AMM chạm đến đỉnh cao phần lớn nhờ sàn giao dịch Uniswap

Điểm khác biệt của Kyber Network với Uniswap là Kyber Network có dạng mô hình AMM tập trung. Thế nên, chỉ có nhóm và nhà tạo lập thị trường mới có khả năng kiểm soát nhóm khai thác và không ai có thể đóng góp vào nhóm khai thác. 

Tháng 11 năm 2019 trở thành cột mốc đánh dấu thời điểm Uniswap chính thức áp dụng cơ chế AMM phi tập trung (phân quyền). Cơ chế này cho phép bất kỳ ai đóng góp vào các nhóm khai thác để có thể tăng tính thanh khoản. Tiếp sau đó, những người đóng góp cho pool hay nhà cung cấp sẽ nhận được một phần phí giao dịch trên Uniswap. 

Nếu trên Uniswap, bạn chỉ có thể đưa ETH và 1 token khác vào 1 pool thì với Balancer, họ mang đến một cải tiến mới mẻ: Người dùng được phép thêm tối đa 8 token khác nhau để giúp việc hoán đổi diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp còn có thể tùy chỉnh tỷ lệ mã thông báo được đưa vào nhóm trong 1 lần chuyển. 

Ví dụ minh họa

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cơ chế nhà tạo lập thị trường tự động AMM, chúng ta hãy cùng xem qua một ví dụ minh họa sau. Chẳng hạn như bạn muốn lấy HAKKA trong Uniswap nhưng có USDT thì bạn phải tiến hành đổi đến 2 lần. Trong lần thứ nhất, bạn sẽ phải đổi USDT để lấy ETH. Ở lần cuối cùng, bạn sẽ đổi ETH để lấy HAKKA. Khi đó, tổng phí sẽ tăng lên gấp đôi mà không xuất hiện trên bộ cân bằng. 

Bên cạnh đó, bạn sẽ phải chuẩn bị và đóng góp token và ETH với tỷ lệ là 1:1 nếu muốn đóng góp vào nhóm Uniswap. Nhờ bộ cân bằng, bất kỳ tỷ lệ mã thông báo nào cũng được chấp nhận. Nhóm thanh khoản của Curve chỉ cho phép đóng góp stablecoin, giảm trượt giá trong quá trình thực hiện giao dịch. Dùng stablecoin để duy trì giá tài sản được tìm thấy trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) và ở một số nhóm khác nữa, chẳng hạn như Hakka pool 1.

Các Liquidity thường gặp trong AMM

Các Liquidity thường gặp trong AMM là gì? Hiện nay, các bạn có thể bắt gặp 3 nhóm thanh khoản phổ biến sau đây:

  • Dự trữ giá của Cục Dự trữ Liên bang, hay còn gọi là Fed price reserves: Tức là tham chiếu với giá bên ngoài. Giao dịch sẽ tự động dừng lại khi các token trong pool không được cập nhật hoặc cơ chế mất cân bằng.
  • Dự trữ giá tự động, hay còn gọi là Automated price reserves: Nhóm thanh khoản này sẽ dùng một thuật toán để tạo ra các nhóm thanh khoản có nhiệm vụ điều chỉnh giá. Có thể xem đây là một cải tiến so với dự trữ giá của Fed vì bỏ qua được bước so sánh với giá bên ngoài, đó cũng là những gì Uniswap và Balancer làm.
  • Dự trữ bắc cầu, hay còn gọi là Bridge reserves: Cách thức này tổng hợp tính thanh khoản từ các nguồn khác nhau xuất hiện trên chuỗi như là 0x và Uniswap. Các giao dịch từ các nguồn này không yêu cầu bạn nộp phí giao dịch. 

Lợi ích nhận được khi trở thành Liquidity Provider

Các nhà cung cấp dịch vụ thanh khoản (Liquidity Provider) sẽ nhận được một khoản phí giao dịch. Trong đó, với Uniswap thì phí giao dịch tương đương 0,3% được chia đều cho các thành viên đóng góp trong nhóm giao dịch và trong đường cong, với Curve thì là 0,04%. 

Phí giao dịch sẽ là phần thưởng của các nhà cung cấp dịch vụ thanh khoản
Phí giao dịch sẽ là phần thưởng của các nhà cung cấp dịch vụ thanh khoản

Thế nhưng ngoài phí giao dịch, một số sàn còn sử dụng mã thông báo gốc như là BAL (Balancer) và Sushi (Sushi Swap). Phương pháp này được áp dụng do sàn giao dịch phát triển mạnh, khiến các token ưu đãi nhiều hơn làm tăng lợi nhuận để có thể thu hút nhiều người dùng đóng góp cho hồ bơi. 

Thực trạng của AMM 

Automated Market Maker được xem như là mắt xích đầu tiên trong toàn bộ hệ sinh thái. Nó chính là trung tâm giao dịch trong hệ sinh thái đang phát triển. Chẳng hạn như khi Polygon Layer-2 được các nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là khởi đầu với Polygon, thì Quickswap đã tăng trưởng rất nhiều từ khoảng $10 lên $1.000 trên một mã thông báo QUICK duy nhất. Hay với trường hợp của Avalanche, giá PNG có mã thông báo từ Pangolin, hoặc JOE có mã thông báo từ Joe Trader cũng có sự thay đổi đáng kể theo chiều tăng lên từ khi cộng đồng nhận ra sự phát triển của AVAX. 

AMM được chú ý đầu tiên giữa những hệ sinh thái đang lần lượt mọc lên
AMM được chú ý đầu tiên giữa những hệ sinh thái đang lần lượt mọc lên

Một xu hướng khác mà bài viết muốn đề cập là vào năm 2021, sự kết hợp giữa nhiều tính năng khác nhau đã biến nhà tạo lập thị trường tự động này trở thành một trung tâm DeFi thu nhỏ. Hãy cùng lấy sushi làm ví dụ minh họa cho tình huống này nhé. Cụ thể, Sushi Swap chỉ được biết đến thông qua việc sử dụng các token hoán đổi. Thế nhưng, thực tế chứng minh rằng dự án còn có nhiều sản phẩm khác như là Lending (Kashi) và IDO Platform (Miso), còn Sushi Swap thì có thể gọi đơn giản là Sushi. Ngoài ram Pancake Swap cũng là một cái tên được biết đến trong nhà tạo lập thị trường tự động AMM, đang được định hình theo hướng này với nhiều mô hình được tạo thành với cơ sở là CAKE, hay còn gọi là mã thông báo dự án, chẳng hạn như IFO và xổ số.

Lời kết

Qua bài viết hướng dẫn trên, hy vọng bạn đọc đã nắm rõ được AMM là gì, cũng như ưu nhược điểm và các khía cạnh xoay quanh nhà tạo lập thị trường tự động này. Mong rằng những thông tin vừa rồi sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan cho bạn đọc về cơ chế này, cũng như cách vận hành của nó để có thể áp dụng hiệu quả trong các giao dịch sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Những ngành nghề buộc phải có vốn pháp định khi thành lập

Điểm danh các blockchain đang sử dụng cơ chế PoA

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *