Doanh thu thuần thường sẽ xuất hiện trong các báo cáo kinh doanh cuối kỳ của mỗi doanh nghiệp. Thông qua chỉ số này, các nhà lãnh đạo có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty dưới cái nhìn khách quan và trung thực nhất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người nhầm lẫn khái niệm doanh thu và doanh thu thuần khiến việc đánh giá một doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại. Đừng lo lắng vì Exness sẽ giúp bạn tổng hợp các thông tin về doanh thu thuần, cũng như một vài điều cần lưu ý.
Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần được dịch từ cụm từ tiếng anh là Net Revenue. Hiểu đơn giản, doanh thu thuần mô tả số tiền mà các doanh nghiệp có được từ các hoạt động sản xuất hàng hóa, mua bán dịch vụ sau khi khấu trừ toàn bộ các loại thuế theo quy định của pháp luật. Trong đó có thể kể tên những loại thuế thông dụng như là thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ, cùng các loại giảm giá khác…
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại doanh thu này, chúng ta hãy cùng xem qua một ví dụ sau: Chẳng hạn mặt hàng A có số lượng là 1 với đơn giá bằng X VNĐ cho mỗi sản phẩm. Trong khi mặt hàng B có số lượng là 2 với đơn giá bằng Y VNĐ cho mỗi sản phẩm. Vậy lúc này doanh thu thuần được tính như thế nào?
Khi đó, doanh thu thuần sẽ bằng 1*A+ 2*B (VNĐ).
Nếu mặt hàng A được chiết khấu 500 VNĐ và mặt hàng B được chiết khấu 4.000 VNĐ thì doanh thu thuần sẽ có sự thay đổi, cụ thể là được giảm 4.500 VNĐ.
Doanh thu thuần được tính như thế nào?
Công thức tính doanh thu thuần khá đơn giản, cụ thể:
Doanh thu thuần (Net Revenue) = Doanh thu của doanh nghiệp (doanh thu tổng thể) – Khấu hao/Giảm trừ.
Trong đó:
- Doanh thu tổng thể hay doanh thu của doanh nghiệp chính là doanh thu có được từ việc bán và cung cấp dịch vụ.
- Các khoản khấu hao, hay khoản được giảm trừ là các loại thuế theo quy định của chính phủ như thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT. Hoặc được giảm trừ nhờ giảm giá, danh mục hàng trả lại, khấu trừ nhờ chính sách chiết khấu thương mại, hay dựa trên thuế tiêu thụ đặc biệt…
- Bộ tài chính quy định 15/2006/BTC về doanh thu thuần còn được tính theo công thức sau: Doanh thu thuần ( Net Revenue) = Doanh thu tổng thể – (chiết khấu + sản phẩm bị trả lại + giảm giá + thuế gián lưu).
Để có thể hiểu rõ hơn về cách tính doanh thu thuần, chúng ta hãy cùng xem qua một ví dụ minh họa như sau: Chẳng hạn, bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho biết rằng doanh thu tại quý 1 trong năm 2022 của công ty tương đương 2 tỷ. Tuy nhiên, trong quý 1 doanh nghiệp đã có những chương trình giảm giá để tri ân khách hàng với ngân sách đầu tư là 50 triệu. Sau đó, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các khoản khấu trừ theo quy định của pháp luật, cụ thể là các khoản thuế với số tiền 200 triệu. Cuối cùng, doanh thu thuần của doanh nghiệp sẽ được xác định bằng phép tính: 2.000.000.000 – 50.000.000 – 200.000.000 = 1.750.000.000 đồng.
Ý nghĩa của doanh thu thuần
Nhìn chung, doanh thu thuần là một trong những chỉ số giữ vị trí quan trọng trong việc phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty. Thông qua chỉ số này, các nhà lãnh đạo có thể nắm rõ được tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có thể điều chỉnh các chính sách kịp thời nếu cần. Cụ thể, thông qua doanh thu thuần thì doanh nghiệp có thể xác định được các vấn đề sau:
- Số tiền cuối cùng mà doanh nghiệp thu về trước và sau khi trừ đi các loại thuế theo quy định, như là thuế GTGT, thuế đặc biệt…
- Tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty diễn ra như thế nào? Cụ thể là tăng hay giảm và có cần điều chỉnh gì hay không?
- Các khoản tiền mà công ty tạo ra trong suốt kỳ kinh doanh vừa rồi.
- Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể xác định được lợi nhuận của sản phẩm hay dịch vụ mà công ty có được một cách chuẩn xác nhất.
Doanh thu thuần bị tác động bởi yếu tố nào?
Doanh thu thuần chủ yếu bị chi phối bởi giá thành bán ra của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, cũng như kết cấu sản phẩm, thị trường tiêu thụ và các chính sách bán hàng.
Về giá thành
Giá bán của sản phẩm là yếu tố quan trọng đầu tiên chi phối doanh thu thuần của sản phẩm. Cụ thể trong trường hợp các yếu tố liên quan khác được giữ nguyên, trong khi giá bán của sản phẩm tăng lên thì doanh thu thuần sẽ tăng lên. Ngược lại, trong trường hợp các yếu tố liên quan khác được giữ nguyên, trong khi giá bán của sản phẩm giảm xuống thì doanh thu thuần cũng sẽ giảm. Ngoài ra, quyết định mua hàng của người tiêu dùng cũng bị giá bán chi phối khá nhiều. Khi sản phẩm giảm giá thì người tiêu dùng mua nhiều hơn, khối lượng sản phẩm được tiêu thụ cũng từ đó tăng lên và ngược lại.
Về chất lượng sản phẩm
Bên cạnh giá bán của sản phẩm, thì chất lượng sản phẩm cũng tác động đến doanh thu thuần. Theo đó, chất lượng sản phẩm sẽ được phản ánh một phần qua mẫu mã và kiểu dáng. Từ đó, mức giá của sản phẩm được xác định và ảnh hưởng phần nào đến mức độ tiêu thụ của sản phẩm, cũng như doanh thu thuần của doanh nghiệp. Với những sản phẩm có chất lượng tốt, đạt yêu cầu thì sẽ có mức giá cao. Ngược lại, những sản phẩm kém chất lượng thì sẽ có mức giá thấp cùng khả năng tiêu thụ kém. Nhờ vào chất lượng của sản phẩm và dịch vụ khách hàng mà người tiêu dùng có thể đánh giá được mức độ đầu tư của doanh nghiệp. Từ đó, có được cái nhìn sáng suốt và quyết định đặt niềm tin vào doanh nghiệp.
Về khối lượng sản phẩm
Số sản phẩm đưa ra thị trường và lượng sản phẩm tiêu thụ có sự tác động qua lại. Cụ thể, nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dùng tăng thì doanh thu của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm vượt quá nhu cầu sử dụng của khách hàng thì khi đó chi phí phát sinh do lượng hàng tồn kho nhiều, khiến doanh thu cuối cùng giảm.
Về kết cấu của sản phẩm
Ngoài những yếu tố kể trên, sự đa dạng trong kết cấu của sản phẩm cũng sẽ quyết định đến doanh thu thuần của công ty. Kết cấu sản phẩm sẽ là một trong những ý tưởng đáng để cân nhắc để mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều kết cấu sản phẩm khác nhau sẽ tăng cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng. Cuối cùng, doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của từng người dùng và tăng thêm doanh số cho doanh nghiệp của mình.
Về chính sách bán hàng
Khi doanh nghiệp sở hữu chính sách bán hàng hợp lý thì sẽ giảm thiểu được vấn đề hàng tồn. Theo đó, quá trình nhập kho và xuất kho của hàng hóa sẽ diễn ra trơn tru và đúng tiến độ. Nếu doanh nghiệp của bạn có cung cấp các hoạt động thanh toán quốc tế, hay thu hồi sản phẩm thì bên cạnh chính sách bán hàng, các bạn cần chú trọng đến các loại giấy tờ, phương thức thanh toán, nguyên tắc đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm trên khu vực toàn cầu nhanh chóng hơn.
Về thị trường tiêu thụ
Sự tăng trưởng và phát triển của nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Theo đó, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường ra những quốc gia khác để có thể tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn. Từ đó mở rộng thị trường kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.
Điểm khác biệt của doanh thu và doanh thu thuần là gì?
Doanh thu và doanh thu thuần thường bị nhầm lẫn khiến nhiều người hiểu sai về ý nghĩa của 2 khái niệm này. Thế nên Exness sẽ giúp bạn phân biệt cụ thể doanh thu và doanh thu thuần một các đơn giản nhất. Đầu tiên là về công thức tính toán:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Khấu trừ / Giảm giá
Doanh thu = Tổng giá trị của lượng sản phẩm bán ra * Đơn giá + Một số khoản phụ
Trong đó, doanh thu thuần chỉ được xem là một khoản lợi nhuận của doanh nghiệp khi đã được khấu trừ thuế. Trong khi đó, doanh thu là toàn bộ lợi nhuận mà công ty có được sau khi bán 1 đơn vị sản phẩm nhưng chưa khấu trừ các khoản theo quy định như là thuế, giảm giá, chiết khấu.
Về cơ bản, doanh thu thuần không có sự tương đồng với mức lợi nhuận. Chưa thể kết luận rằng công ty có lợi nhuận cao nếu chỉ dựa vào doanh thu thuần cao, vì doanh thu bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng mức lợi nhuận chỉ có thể xác định dựa vào quá trình đầu tư của doanh nghiệp. Thế nên, doanh nghiệp vẫn có thể thua lỗ trong khi tạo ra doanh thu vì khi khấu trừ toàn bộ chi phí thì mới có thể xác định được chính xác số tiền doanh nghiệp thu về.
Một số vấn đề thường gặp về doanh thu thuần
Sau khi trình bày các thông tin khác nhau về doanh thu thuần, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu đúng hơn về doanh thu thuần thông qua việc giải đáp một vài thắc mắc thường gặp khi bàn luận về chủ đề này.
ROS – Tỷ suất sinh lợi nhuận/doanh thu thuần
ROS được viết tắt từ cụm từ tiếng anh là Return On Sales, tức là tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp tính trên doanh thu. Chỉ số này được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần của kỳ và có đơn vị là phần trăm. Thông qua mức tỷ suất này, có thể biết rằng doanh thu thuần có được nhờ bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp các dịch vụ sẽ tạo ra được bao nhiêu lãi tương ứng. Ngoài ra, chỉ số ROS cao cũng phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt.
Doanh thu ròng có phải là doanh thu thuần không?
Thực chất, doanh thu ròng và doanh thu thuần hoàn toàn khác biệt với nhau. Doanh thu ròng chính là tổng mức doanh thu mà doanh nghiệp tạo ra nhờ hoạt động kinh doanh và chịu sự chi phối của lãi vay và lãi suất. Cụ thể, doanh thu ròng sẽ bao gồm nhiều chi phí khác nhau như là chi tiền, bảo trì và hành chính… Còn những chi phí khác như bán hàng, tài chính, quản lý, hay chi phí nợ sẽ không được tính trong doanh thu ròng.
Doanh thu thuần có phải là doanh thu trước thuế hay không?
Doanh thu thuần là loại doanh thu trước thuế, có được nhờ bán sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ dựa trên mức phần trăm của đơn hàng. Loại doanh thu này sẽ được trừ đi thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt… nếu có. Cả doanh thu thuần và doanh thu trước thuế đều phản ánh quá trình kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, các bạn cần xác định kỹ lưỡng và cẩn thận với 2 loại doanh thu này.
Cần chú ý gì khi kết chuyển doanh thu thuần?
Trong cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp cần kết chuyển doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản để có thể xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo thông tư 200 như sau:
Nợ tài khoản 511: Bao gồm doanh thu bán hàng, sản phẩm và cung cấp dịch vụ.
Có tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Bên cạnh việc hạch toán doanh thu thuần được kết chuyển thì doanh nghiệp cũng cần thực hiện quá trình kết chuyển các khoản khấu trừ, giảm trừ. Giảm trừ về giá bán, chiết khấu, đổi trả, các khoản phát sinh trong tài khoản 511 như sau:
Nợ tài khoản 511: Bao gồm doanh thu bán hàng, sản phẩm và cung cấp dịch vụ.
Có tài khoản 911: Khấu trừ / Giảm trừ của doanh thu.
Lời kết
Doanh thu thuần là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, yếu tố này cần được hạch toán kỹ càng và cẩn thận, cũng như phân biệt nó với doanh thu một cách chuẩn xác để tránh nhầm lẫn trong quá trình tính toán. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết hướng dẫn trên sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn toàn cảnh về doanh thu thuần. Từ đó, có thể đưa ra được những chính sách và chiến lược phát triển tốt nhất cho công ty của mình. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Điều kiện để chuyển tiền kiều hối về Việt Nam là gì?
Thành phần tham gia hối phiếu gồm những ai?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.