Risk Reward Ratio là thuật ngữ vốn quen thuộc với các trader thế nhưng chỉ có số ít người hiểu rõ bản chất của tỷ lệ này. Vậy Risk Reward Ratio là gì? Nó quan trọng như thế nào trong mỗi giao dịch? Sử dụng Risk Reward Ratio như thế nào để quản lý vốn hiệu quả? Tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết này của Exness.com.co, hãy khám phá ngay bạn nhé!
Risk:Reward Ratio là gì?
Risk:Reward Ratio hay R:R Ratio hoặc bạn có thể gọi đơn giản là R:R tức là tỷ lệ rủi ro : lợi nhuận trong mỗi phiên giao dịch của các nhà đầu tư. Ngoài ra, bạn có thể hiểu đây là tỷ lệ lời/lỗ ở mỗi giao dịch trên thị trường.
Cụ thể hơn thì Risk:Reward Ratio được dùng để mô tả lợi nhuận tiềm năng có thể có được, cũng như thua lỗ tối đa trong mỗi phiên giao dịch mà các trader có thể gánh chịu. Hiểu cách khác thì dựa vào tỷ lệ Risk:Reward bạn sẽ biết được mình lời được bao nhiêu khi kết thúc giao dịch hay thua lỗ bao nhiêu trong trường hợp thất bại.
Chẳng hạn như với tỷ lệ R:R của một chiến lược giao dịch là 1:2 thì các bạn có thể hiểu theo các cách sau:
- Kết thúc giao dịch, nếu thành công bạn sẽ nhận được 2 USD tiền lời còn trường hợp thất bại thì bạn sẽ mất 1 USD.
- Các nhà đầu tư đang chấp nhận mức rủi ro là 1 USD để kỳ vọng mức lợi nhuận 2 USD.
- Lợi nhuận tiềm năng của phiên giao dịch sẽ gấp 2 lần mức rủi ro có thể xảy ra.
- Nếu thành công thì bạn được 2, còn thất bại thì mất 1.
- …
Xác định Risk Reward Ratio như thế nào?
Tỷ lệ Risk:Reward sẽ được xác định nhờ vào mức Stop Loss và Take Profit. Theo đó, Stop Loss được tính từ điểm vào lệnh cho đến điểm dừng lỗ, mô tả một mức tiền tối đa mà các nhà đầu tư sẽ mất nếu lệnh thất bại, đại diện cho Risk. Trường hợp ngược lại, Take Profit sẽ được tính từ điểm vào lệnh cho đến điểm chốt lời, mô tả lợi nhuận tiềm năng mà các nhà đầu tư sẽ nhận được nếu thắng lệnh, đại diện cho Reward.
Từ đó, tỷ lệ lỗ/lời sẽ được xác định bằng cách tính tỷ lệ của Stop Loss và Take Profit.
Tỷ lệ Risk:Reward = Stop Loss/Take Profit
Chẳng hạn như với một chiến lược có thông số Stop Loss là 20 pips và Take Profit bằng 60 pips, thì tỷ lệ Risk:Reward = 20/60 = 1/3 hay 1:3.
Ví dụ về tỷ lệ Risk:Reward
Phía trên là một giao dịch sử dụng đồng thời Fibonacci và kênh giá của cặp EUR/USD ở khung H4. Trong đó, thị trường đang tăng do giá tạo đỉnh và đáy cao hơn. Tại thời điểm giá chạm vào đường xu hướng dưới thì ngưỡng hỗ trợ mạnh được hình thành. Theo đó, giá có thể sẽ đảo chiều và tiếp tục xu hướng tăng ban đầu. Nhưng để chắc chắn hơn thì Fibonacci Retracement sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp bạn xác nhận lại tín hiệu.
Tại điểm giao của giá và đường trendline dưới báo hiệu giá đã chạm vào mức thoái lui quan trọng, tương đương 0.618. Theo đó, khả năng cao lệnh bán sẽ thành công.
Để tăng thêm tỷ lệ chính xác thì các trader có thể chờ thêm một thời gian để nến tăng tiếp theo xác nhận. Ngay sau khi nến này đóng cửa thì có thể vào lệnh Buy. Ngoài ra, các bạn cũng có thể vào lệnh sau khi nến kết thúc tín hiệu, tức là lúc nến chạm vào đường trendline dưới với mức thoái lui 0.618.
Khi đó, đặt Stop Loss ngay dưới đáy gần nhất trước đó một đoạn và Take Profit tại Fibonacci Extension 1.0. Đó là mức FE quan trọng và chúng sẽ nằm trong phạm vi vùng kháng cự của kênh giá, tức là cắt đường xu hướng trên. Trong đó:
- Vào lệnh Buy khi giá ở mức 1.16304
- Stop loss tại 1.15619, ta được Risk bằng 68.5 pips
- Take profit tại 1.17692, ta được Reward là 138.8 pips
Cuối cùng, tỷ lệ Risk:Reward sẽ là 68.5/138.8 và gần bằng 1:2.
Vì sao tỷ lệ Risk:Reward lại quan trọng trong mỗi phiên giao dịch?
George Soros – một huyền thoại về đầu tư đã cho rằng “Vấn đề không phải là bạn đúng hay sai, mà là bạn kiếm được bao nhiêu khi bạn đúng và bạn mất bao nhiêu khi bạn sai.” Từ đó có thể thấy vai trò của Risk:Reward trong các phiên giao dịch trên thị trường.
Chẳng hạn như có 2 hệ thống giao dịch với quản lý vốn tương tự nhau là 2% cho mỗi lệnh thua. Theo đó:
Hệ thống A có winrate = 40%, tỷ lệ Risk Reward = 1/3 (tức là nếu thua thì mất 2% và thắng thì có 6%). Ngoài ra, mỗi tháng hệ thống A cho trung bình 10 lệnh giao dịch (với 4 lệnh thắng và 6 lệnh thua).
=> Lợi nhuận hệ thống A/tháng = 4×6% – 6×2% = 12%
Hệ thống B có winrate = 60%, tỷ lệ Risk Reward = 1/1 (tức là nếu thua hay thắng thì đều sẽ có 2%). Ngoài ra, mỗi tháng hệ thống B cho trung bình 10 lệnh giao dịch (với 6 lệnh thắng và 4 lệnh thua).
=> Lợi nhuận hệ thống B/tháng = 6×2% – 4×2% = 4%.
Sau khi so sánh 2 hệ thống trên, dễ dàng nhận ra hệ thống A có winrate thấp hơn so với B nhưng tỷ lệ R:R lại tốt hơn rất nhiều. Từ đó, có thể kết luận hệ thống A mang lại lợi nhuận tốt hơn so với hệ thống B.
Do đó, giữ nguyên winrate và tăng tỷ lệ Risk Reward sẽ mang lại kết quả tối ưu hơn.
Mối quan hệ của Risk Reward và Winrate là gì?
Nếu Risk Reward Ratio là tỷ lệ tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận của một giao dịch thì Winrate là tỷ lệ giao dịch thành công. Nói cách khác, Winrate chính là phần trăm số lệnh mà bạn giao dịch thành công dựa trên tổng số lệnh bạn đã thực hiện.
Cùng xem qua một ví dụ nhỏ để hiểu hơn về winrate bạn nhé! Chẳng hạn như một trader xây dựng hệ thống giao dịch gọi là A và đã tiến hành được 100 lệnh trước đó, dĩ nhiên là 100 lệnh này đều hoạt động dựa vào các chiến lược và nguyên tắc được thiết lập theo A. Sau khi vào 100 lệnh này, trader thắng 60 lệnh và thua 40 lệnh, winrate lúc này sẽ là 60%.
Thực tế, chiến lược quản lý vốn và xác định lợi nhuận tiềm năng của trader sẽ phụ thuộc 1 phần vào Winrate và Risk Reward Ratio. Chính vì thế, hiểu rõ mối quan hệ của 2 yếu tố này sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm cơ sở để tối ưu hóa hệ thống giao dịch của mình
Risk Reward và Winrate ngược chiều nhau
Đầu tiên là mối quan hệ nghịch đảo giữa Risk Reward Ratio và Winrate, cụ thể là khi một lệnh có tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận tăng thì khả năng để lệnh thành công là rất thấp, vì vẫn còn một mức độ chấp nhận rủi ro cho trước trong hệ thống.
Chẳng hạn như bạn vào lệnh bán với tỷ lệ Risk:Reward là 1:3 cùng winrate là 60%, thì khi tăng tỷ lệ lỗ/lời cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ dời Take Profit đến một vị trí mới cao hơn điểm A, hoặc dời Stop Loss đến một điểm cao hơn so với B. Điều này sẽ khiến lệnh dễ dàng chạm vào điểm Stop loss hơn nhưng cũng sẽ khó chạm đến Take profit trong mô hình, khiến xác suất thành công của lệnh giảm xuống đáng kể, từ đó tỷ lệ Winrate cũng giảm.
Giữa Winrate và Risk:Reward Ratio bạn sẽ cần 1 sự đánh đổi, winrate tốt thì Risk Reward sẽ giảm và ngược lại. Điều cốt lõi là cân bằng 2 yếu tố này bằng một tỷ lệ hợp lý để tối ưu hóa chiến lược giao dịch và mang về lợi nhuận trong dài hạn.
Xác định lợi nhuận tiềm năng trong dài hạn nhờ Risk Reward Ratio và Winrate
Trường hợp 1
Hệ thống giao dịch X sở hữu tỷ lệ Risk Reward là 1:3 và tỷ lệ Winrate là 40%. Hệ thống giao dịch Y sở hữu tỷ lệ Risk Reward là 1:2 và tỷ lệ Winrate là 60%. Cả hệ thống X và Y đều sử dụng chiến lược quản lý vốn 2 % và tiến hành 100 lệnh trong thời hạn 6 tháng.
- Với hệ thống giao dịch X, bạn sẽ mất 2% nếu thua và với mỗi lệnh thắng bạn sẽ nhận được 6%. Trong số 100 lệnh được thực hiện thì sẽ có 40 lệnh thắng và 60 lệnh thua. Ngoài ra, lợi nhuận có được trong 6 tháng sẽ được tính như sau: 40×6% – 60×2% = 120%.
- Với hệ thống giao dịch Y, bạn sẽ mất 2% nếu thua và với mỗi lệnh thắng bạn sẽ nhận được 4%. Trong số 100 lệnh được thực hiện thì sẽ có 60 lệnh thắng và 40 lệnh thua. Ngoài ra, lợi nhuận có được trong 6 tháng sẽ được tính như sau: 60×4% – 40×2% = 160%.
Trường hợp 2
Hệ thống giao dịch X sở hữu tỷ lệ Risk Reward là 1:3 và tỷ lệ Winrate là 50%. Hệ thống giao dịch Y sở hữu tỷ lệ Risk Reward là 1:2 và tỷ lệ Winrate là 60%. Những yếu tố khác tương tự như trường hợp 1.
- Lợi nhuận có được trong 6 tháng của hệ thống X = 50×6% – 50×2% = 200%.
- Lợi nhuận có được trong 6 tháng của hệ thống Y = 60×4% – 40×2% = 160%.
Từ 2 trường hợp trên, có thể thấy việc lựa chọn cái nào tối ưu hơn giữa tỷ lệ lời/lỗ và winrate để tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn là không có ý nghĩa. Cụ thể ở trường hợp 1, hệ thống có tỷ lệ Risk Reward cao hơn tạo lợi nhuận thấp hơn trong khi với trường hợp 2 thì ngược lại, hệ thống có tỷ lệ Risk Reward cao hơn lại tạo ra lợi nhuận nhiều hơn.
Nếu 1 trong 2 tỷ lệ này được cố định, không đổi đồng thời tăng tỷ lệ còn lại lên mức tốt hơn sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận cao hơn trong một thời gian dài. Đây là điều chắc chắn, nhưng thông thường các hệ thống giao dịch sẽ có một winrate nhất định, vì thế các trader chỉ cần tăng Risk Reward để tăng lợi nhuận.
Chẳng hạn như hệ thống giao dịch có winrate là 50% thì bạn chỉ thật sự có lời khi tỷ lệ lỗ/lời tốt hơn 1:1. Lưu ý rằng 1:1 ở đây không phải là tỷ lệ hòa vốn vì vẫn còn các khoản chi phí khác phát sinh trong giao dịch như là commission hay swap.
Risk Reward Ratio bao nhiêu thì hợp lý?
Các trader không nên miễn cưỡng và dồn ép các lệnh của mình theo một tỷ lệ Risk:Reward nào đó Không có một tỷ lệ vàng nào cho mọi trường hợp cả. Các trader mới thường hiểu sai về tỷ lệ này cũng như cách sử dụng chúng, họ thường chọn một Reward Risk Ratio mà họ cho là hợp lý, có thể là 1:3 và rồi t xác định Stop Loss và nhân 3 lên để tìm ra Take Profit cho mỗi giao dịch.
Thông thường, các trader sẽ xác định được điểm vào lệnh, Stop Loss và Take Profit thông qua những tín hiệu từ mỗi chiến lược giao dịch. Từ đó, các bạn có thể tìm ra tỷ lệ Risk:Reward cho chiến lược của mình. Chính vì thế mà sẽ có chiến lược sở hữu tỷ lệ Risk:Reward tốt, trong khi số khác lại không. Để đánh giá tỷ lệ Risk:Reward tốt hay không bạn cần dựa vào khả năng tạo ra được lợi nhuận tiềm năng trong dài hạn cùng winrate được xác định.
Chẳng hạn như hệ thống giao dịch có winrate là 50%, với tỷ lệ lỗ/lời không cao 1:1.5 nhưng nó vẫn mang về lợi nhuận, thì đây vẫn được xem là một Risk:Reward tốt.
Trái lại, hệ thống giao dịch có winrate là 305 nhưng tỷ lệ Risk:Reward lại khá cao 1:2.5 thì nó không mang về lợi nhuận dài hạn cho các trader. Vì lợi nhuận trong vòng 6 tháng = 30×5% – 70×2% = 10% là một con số khá thấp.
Do đó, hãy xác định mục tiêu lợi nhuận trong dài hạn cho mình và winrate của hệ thống để có được một tỷ lệ Risk:Reward thật hợp lý.
Tăng tỷ lệ Risk Reward như thế nào?
Tối ưu hóa chiến lược giao dịch
Chiến lược giao dịch sẽ là điều cốt lõi tác động đến tỷ lệ lỗ / lời. Theo đó, Reward Risk Ratio sẽ được tính nhờ điểm Stop Loss và Take Profit của mô hình. Giả sử như chiến lược giao dịch của bạn là Buy ở hỗ trợ, đồng thời Stop loss dưới hỗ trợ 1 đoạn và Take profit ở kháng cự gần nhất.
Sau khi xác định vùng hỗ trợ và kháng cự quanh giá hiện tại, bạn nhận ra giá đã giảm về vùng hỗ trợ và phản ứng. Ngoài ra, nến H4 cũng đóng cửa tăng giá với một đuôi dưới có kích thước khá dài.
Lúc này, bạn vào lệnh Buy ngay khi nến H4 đóng cửa và stop loss dưới bóng của nến này 1 đoạn, đồng thời sẽ Take Profit trên vùng kháng cự tương tự như hình minh họa. Khi đó, bạn đo được SL = -60 pip, TP = +180 pip, từ đó Risk Reward là 1:3.
Risk Reward trong trường hợp này được xác định bằng cách lấy tỷ lệ Stop Loss và Take Profit thay vì chọn ngẫu nhiên Stop Loss, rồi chọn Take Profit sao cho Take Profit gấp 3 lần Stop Loss như sai lầm thường gặp.
Dưới đây là một số gợi ý để tăng tỷ lệ Risk Reward trong giao dịch forex:
- Tối ưu hóa điểm vào lệnh: có thể vào H1 chờ giảm thêm 1 chút mới vào lệnh.
- Tối ưu hóa điểm cắt lỗ: chỉ cần đặt Stop Loss dưới đuôi nến Doji và không cần cách hỗ trợ quá xa.
- Tối ưu hóa điểm chốt lời: đặt Take Profit ở kênh giá vì giá hay phá vỡ vùng kháng cự để chạm vào kênh giá.
Đặt điều kiện cho Risk Reward Ratio là gì?
Sau khi tìm ra chiến lược giao dịch phù hợp với bản thân, bạn nhận ra mình không thống nhất tỷ lệ Risk Reward trong các giao dịch nói chung, cụ thể là cùng một cách đánh nhưng có khi R:R là 1:3 nhưng lại có lúc thì 1:2 và cũng có khi tỷ lệ này bằng 1:1.
Để có thể tăng tỷ lệ Risk Reward, bạn chỉ việc lựa chọn các lệnh giao dịch có tỷ lệ Risk Reward cao và bỏ qua các cơ hội giao dịch sở hữu tỷ lệ Risk Reward thấp.
Giả sử bạn dự định sẽ vào lệnh khi giá phá vỡ kênh giá và stop loss tại đỉnh/đáy gần nhất, đồng thời sẽ Take profit tại đỉnh/đáy kênh giá.
Hãy cùng phân tích 2 ví dụ dưới đây để hiểu rõ cách đặt điều kiện cho tỷ lệ Risk Reward.
Ví dụ 1
Bước 1: Bạn quyết định vào lệnh mua GBPUSD ở khung H4 sau khi xem xét các điều kiện dựa vào chiến lược giao dịch của mình. Tiếp đến, bạn lần lượt đánh dấu điểm vào, Stop loss và Take Profit tương tự như hình minh họa.
Bước 2: Bạn tiến hành đo đoạn thẳng Stop loss và Take profit thì kết quả lúc này là Stop Loss = -141 pip, Take Profit = +287 pip, vậy tỷ lệ Risk Reward lúc này tương đương với 1:2.
Ví dụ 2
Bước 1: Bạn quyết định vào lệnh bán XAUUSD ở khung H4 sau khi xem xét các điều kiện dựa vào chiến lược giao dịch của mình. Tiếp đến, bạn lần lượt đánh dấu điểm vào, Stop loss và Take Profit tương tự như hình minh họa.
Bước 2: Bạn tiến hành đo đoạn thẳng Stop loss và Take profit thì kết quả lúc này là Stop Loss = -195 pip, Take Profit = +210 pip, vậy tỷ lệ Risk Reward lúc này tương đương với 1:1.
Kết luận
Vậy để có được một Risk:Reward Ratio tốt, bạn chỉ cần bổ sung điều kiện mức lời/lỗ tối thiểu trong chiến lược giao dịch của mình, cụ thể:
- Với tỷ lệ Risk:Reward tối thiểu là 1:1 thì bạn có thể vào lệnh với cả 2 chiến lược trên.
- Với tỷ lệ Risk:Reward tối thiểu là 1:2 thì bạn chỉ có thể vào lệnh với chiến lược thứ 1 và phải bỏ qua phương án thứ 2 dù nó có tiềm năng như thế nào đi nữa.
Kỷ luật với chốt lời và cắt lỗ
Kỷ luật luôn là một bài học khó với mỗi trader trong toàn bộ quá trình giao dịch chứ không riêng gì việc chốt lời và cắt lỗ. Thường thì bạn sẽ chốt lệnh sớm vì “ngứa tay” sau khi chiến lược giao dịch hoạt động thật sự hiệu quả. Thực tế chứng minh đôi khi bạn sẽ phải thốt lên “giá như…” khi tuân thủ tốt các quy tắc chốt lời và cắt lỗ nhưng thật sự rất ít khi xảy ra tình huống như trên.
Trong trường hợp bạn thấy nhiều lần giá chạm Stop Loss sau đó quay về đúng xu hướng hoặc giá thường chỉ gần chạm đến Take Profit là quay đầu thì đó là lúc bạn cần xem xét lại hệ thống giao dịch của mình và điều chỉnh chúng cho hợp lý.
Kết luận
Bài viết hướng dẫn trên đã lần lượt trình bày những thông tin về Risk Reward Ratio là gì, cách tăng tỷ lệ Risk Reward trong các phiên giao dịch… Hãy luôn xác định mục tiêu lợi nhuận của mình và tỷ lệ winrate trước khi xác định tỷ lệ Risk Reward bạn nhé. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, các nhà đầu tư sẽ có được một cái nhìn toàn diện nhất về tỷ lệ này, cũng như cách thiết lập tỷ lệ Risk:Reward và Winrate sao cho hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
Tính pip trong Forex thế nào? Giá trị của 1 pip trong Forex
Equity là gì? Tìm hiểu cụ thể về Public Equity và Private Equity
EPS là gì? Cách tính và ứng dụng của Earnings Per Share
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.