Nến Morning Star là gì? Nến sao mai là một mô hình khá phổ biến hiện nay đối với các nhà giao dịch Forex. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ về mô hình này. Vậy nến Morning Star là gì? Những thông tin hay nhất về cách cài đặt, thiết lập giao dịch với mô hình nến Morning Star và những lưu ý giúp giao dịch đạt hiệu quả hơn sẽ được Exness Việt Nam giới thiệu ngay sau đây.
Giới thiệu mô hình nến Morning Star là gì?
Mô hình nến Morning Star là gì? Mô hình nến Morning Star còn được gọi là mô hình nến Sao Mai. Đây là một loại mô hình nến Nhật thể hiện sự biến động của xu hướng. Hay nói cách khác nó báo hiệu xu hướng tăng sắp bắt đầu và xu hướng giảm chuẩn bị kết thúc.
Ở cuối xu hướng giảm, sự xuất hiện của Morning Star nhằm báo hiệu cho việc đảo chiều xu hướng hoặc sự điều chỉnh xu hướng. Bên cạnh đó, trong xu hướng tăng, khi Morning Star được hình thành ở đáy của đợt điều chỉnh giá thì điều này báo hiệu khả năng xu hướng vẫn sẽ tiếp diễn.
Trong thị trường Forex, nến Sao Mai có hai biến thể. Điều này tương tự như nến Sao hôm. Còn trong thị trường khác không phải là thị trường Forex thì loại nến này có một biến thể.
Trong thị trường Forex, mô hình nến Morning Star chính là một biến thể của mô hình nến Bullish Engulfing. Tuy nhiên, trong cụm hai nến cấu thành mô hình nến Morning Star thì nến thứ hai là một nến nhỏ. Nó tương tự như cây Doji.
Đặc điểm mô hình nến Morning Star trong thị trường Forex là gì?
Cụm 3 nến của mô hình nến Morning Star có đặc điểm như sau:
- Nến thứ nhất: Có hình dạng của một cây nến Bearish lớn.
- Nến thứ 2: Có thể là một cây nến Bearish hoặc là nến Bullish. Nó có thể là màu xanh hoặc màu đỏ tùy ý vì điều này không quan trọng. Nến thứ 2 có đặc điểm là khá nhỏ và thường là một cây Spinning hoặc Doji.
- Nến thứ 3: Cây nến thứ ba sẽ là một nến Bullish. Đặc biệt giá đóng cửa của nến thứ 3 phải nằm ở khu vực 50% phía bên trên của nến thứ nhất. Nghĩa là để Setup thành công mô hình thì nến thứ 3 so với nến thứ nhất phải dài hơn 50%.
Một điểm mà bạn cần lưu ý đó là tín hiệu đảo chiều sẽ trở nên mạnh mẽ khi nếu thứ 2 là nến Hammer.
Ngoài ra, trong thị trường Forex đôi khi bạn sẽ bắt gặp mô hình nến Sao Mai có nến thứ 2 là nến Bearish đỏ (nếu Giảm nhẹ). Tín hiệu tăng mạnh sẽ xuất hiện khi nến thứ 3 tăng lên và nến thứ 2 rơi vào tình huống bị cô lập. Điều này rất hiếm tuy nhiên chúng có tín hiệu xác suất rất cao.
Đặc điểm mô hình nến Morning Star trong thị trường Non-Forex là gì?
- Nến thứ nhất: Tương tự như trong thị trường Forex thì nến thứ nhất của mô hình nến Morning Star là nến Bearish lớn.
- Nến thứ 2: Vì không quan trọng vấn đề màu sắc cho nên nến thứ 2 là có thể là nến Spinning hoặc Doji. Tuy nhiên, trong thị trường Non-Forex, nến thứ hai hầu như bị tách biệt khỏi nến thứ ba và nến thứ nhất.
- Nến thứ 3: Trong trường hợp này, giá mở cửa của nến thứ 3 sẽ nằm ở phía dưới giá đóng cửa của nến thứ nhất. Đồng thời, nến thứ 3 sẽ mở khi nó nằm trên giá đóng cửa của nến thứ 2. Điều này thường được gọi là Lọt khe.
Đặc biệt, trong thị trường Non-Forex, cây nến thứ 3 sẽ không bao giờ được phép nhấn chìm cây nến thứ nhất. Và nếu nến nằm trong lòng nến thứ nhất là nến Harami thì đây không phải là nến thứ 2.
Mô hình nến Engulfing Morning Star
Hầu như trong các mẫu nến được giới thiệu vừa rồi đều có bóng nến rất ngắn. Chính vì điều này đã giúp cho cụm mô hình ba nến trở nên đáng tin cậy hơn.
Trong thực tế, mô hình nến Morning Star không phải lúc nào cũng có thể hình thành nên các cụm nến đẹp như lý thuyết. Chẳng hạn như mô hình nến trong hình minh họa dưới đây.
Thông thường, trong các đợt điều chỉnh giảm trong xu hướng tăng ở khu vực đáy sẽ xuất hiện mẫu Engulfing Morning Star. Điều này nhằm báo hiệu cho khả năng xu hướng tăng sẽ tiếp tục tiếp diễn. Nhưng khi ở đáy của xu hướng giảm có mẫu Engulfing Morning Star xuất hiện thì đây sẽ là một điều tiêu cực cho mô hình. Để xác nhận xem mô hình có xác suất đúng cao hay không thì cần phải chờ đợi tín hiệu Pullback hiện về tại vùng 50% Body của cây nến thứ 3.
Mô hình nến Morning Star có cách thiết lập giao dịch như thế nào?
Theo như tìm hiểu, bóng nến của các nến có trong mô hình nến Morning Star đa phần đều rất ngắn. Do vậy, tỷ lệ rủi ro cũng sẽ được giảm đi rất nhiều.
Như vậy có thể thấy rằng tỷ lệ rủi ro của mô hình nến Morning Star được cho là thấp nhất trong trường hợp toàn bộ nến trong mô hình này đều có bóng nến rất ngắn. Đồng thời, so với cây nến thứ nhất trong mô hình thì nến thứ 3 phải dài hơn 50%. Nghĩa là nến thứ 3 sẽ phải đóng cửa ở khu vực được cho là trên 50% của cây nến thứ nhất.
Điểm vào lệnh (Entry) của mô hình nến Morning Star
Điểm vào lệnh tiêu chuẩn sẽ là khi nến thứ ba của mô hình này vừa mới kết thúc.
Đối với mô hình nến Sao Mai, phương pháp khớp lệnh tiêu chuẩn đều được áp dụng cho thị trường chứng khoán, CFDs hay Forex. Còn đối với Engulfing Morning Star sẽ không được áp dụng phương pháp khớp lệnh tiêu chuẩn.
Có một phương pháp khác là Entry khi Pullback về đến 50% Body của cây nến thứ 3. Đây được xem là chiến lược 50% nến. Tức là khi 2 nến trước đó bị các nến Bullish nhấn chìm thì bạn nên chờ đợi sự hồi sinh của nến thứ 4. Đồng thời, chờ khi giá đóng cửa xuất hiện không vượt qua quá 50% nến thứ ba. Nến thứ 4 sẽ hình thành nên nến Hammer khi mà không vượt qua được 50% nến thứ ba. Điều này cho thấy bạn đã thất bại trong việc chờ Pullback.
Tuy nhiên, lưu ý rằng trong mô hình nến Morning Star rất ít khi xảy ra Pullback. Việc này chỉ là một cách giúp cho các rủi ro khi vào lệnh được giảm thiểu.
Trong thị trường Forex, nếu Pullback về thì khoảng Pullback này chính là một vùng lợi nhuận mà bạn được cộng thêm.
Cách đặt điểm Stop Loss
Bởi vì nến thứ hai sẽ không thể có râu dài hơn nến thứ ba hoặc nến thứ nhất. Cho nên điểm Stop Loss sẽ được đặt 1 Pips dưới vị trí được cho là điểm thấp nhất của mô hình nến Morning Star.
Cách Take Profit
Kháng cự tỷ lệ Risk:Reward đối với mô hình nến đơn (không có sự kết hợp với các vùng hỗ trợ khác) thường sẽ là 1:2 và 1:1. Như vậy, tại đáy của nhịp điều chỉnh xu hướng tăng, sự xuất hiện của nến Morning Star là gì?
Sự xuất hiện này được xem như là một nến tín hiệu có nhiệm vụ báo hiệu kết thúc điều chỉnh và tiếp diễn xu hướng.
Tỷ lệ Risk:Reward khi đó sẽ phần lớn phụ thuộc vào khả năng mở rộng xu hướng. Đồng thời, lợi nhuận có khả năng sẽ vượt qua kỳ vọng 1:2. Đặc biệt, tỷ lệ Risk:Reward có thể là 1:10 trong một số trường hợp khác.
Đối với 1 ví dụ minh họa để giúp trader hiểu rõ hơn, giả sử ở tại lần thứ 3 tỷ giá tiếp cận đường xu hướng tăng có sự xuất hiện của nến Morning Star. Điều này báo hiệu cho việc tiếp diễn xu hướng.
Lúc này, mức Fibonacci Extension 50% bị trùng với vùng giá này. Do đó, để xác định xu hướng có khả năng mở rộng như thế nào, bạn có thể sử dụng Fibonacci Extension. Nếu trong như hình bên trên, thì có thể xác định được FIbo mở rộng khoảng 161.8% và vùng này sẽ được chọn là Full Take Profit. Vùng Take Profit sẽ được mở rộng ra vô cùng lớn nếu như áp dụng phương pháp này.
Morning Star kết hợp với các tín hiệu phân kỳ từ RSI và MACD
Cho dù với Morning Star hay là các mô hình nến đảo chiều khác. Bạn hãy nên kết hợp thêm các tín hiệu phân kỳ từ RSI và MACD. Bạn có thể lựa chọn kết hợp với RSI hoặc MACD nhưng nếu kết hợp cả hơn thì quả là điều tuyệt vời.
Đối với trường hợp này, thị trường đã tạo ra đáy trước cao hơn đáy sau. Đồng thời, mô hình nến Morning Star xuất hiện ở đáy sau. Lúc này, Histogram sẽ báo hiệu việc đáy trước sẽ thấp hơn đáy sau nhờ vào RSI và MACD.
Hướng dẫn cài đặt mô hình nến Morning Star tại Tradingview
Bên cạnh vấn đề tìm hiểu Morning Star là gì, cách cài đặt mô hình này cũng là điều khá quan trọng mà bạn nên biết. Bạn có thể cài đặt mô hình Morning Star tại Tradingview hoặc bất kỳ nền tảng giao dịch nào mà bạn thích.
Khi cài đặt mô hình nến Morning Star thì việc làm không thể thiếu đó chính là đăng ký tài khoản, đăng nhập và sau đó là vào chart.
Đối với Tradingview, khi đã thành công trong việc đăng ký. Bạn cần nhấn chọn “Biểu đồ” để có thể truy cập vào chart phân tích.
Để hoàn thành việc cài đặt, bạn cần thực hiện các thao tác sau đây:
- Bước 1: Tại thanh phía trên cùng, bạn cần nhấn vào biểu tượng “Fx”.
- Bước 2: Tiếp tục nhập chữ “Morning” vào khung tìm kiếm.
- Bước 3: Lúc này sẽ có hai chỉ báo hiện lên như hình minh họa bên dưới. Bạn có thể sử dụng cả hai hoặc chỉ sử dụng 1 chỉ báo cũng không sao.
Tuy nhiên, như đã biết mô hình nến Morning Star có khá nhiều biến thể. Do đó, nhiều tín hiệu có thể bị bỏ sót khi sử dụng các chỉ báo này.
Để né tránh vấn đề này, bạn có thể sử dụng chỉ báo tích hợp nhiều mô hình nến trong cùng một chỉ báo là All Candlestick Patterns. Hoặc cũng có thể luyện tập nhìn nến thuần thục. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhìn thấy được những mô hình nến có khả năng đảo chiều hoặc tiếp diễn tiềm năng như hiện tại. Để có thể cài đặt chỉ báo All Candlestick Patterns, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Nhấn chọn biểu tượng “Fx” tại thanh trên cùng của nền tảng Tradingview.
- Bước 2: Nhập vào khung tìm kiếm cụm từ “All Candlestick Patterns”.
- Bước 3: Nhấn chọn vào kết quả đầu tiên (dòng đầu tiên) sau khi hoàn thành bước 2.
Lưu ý cần biết khi giao dịch với mô hình nến Morning Star
Để có thể giao dịch hiệu quả với mô hình nến Morning Star, cần lưu ý những điều sau:
Cách giúp cho tín hiệu đảo chiều mạnh hơn
Tín hiệu đảo chiều sẽ mạnh hơn khi có nến nằm giữa ở hỗ trợ của mô hình nến Morning Star. Do vậy, bạn nên chú ý đến các cụm nến để thu về kết quả tốt hơn khi giao dịch.
Ở nến Tăng phải có khối lượng giao dịch lớn
Khi volume càng cao thì điều này chứng tỏ rằng vùng đó có phe mua càng lớn. Vì vậy, tỷ lệ chính xác cho mô hình sẽ được tăng lên cao hơn.
Khi thị trường sideways thì không được sử dụng mô hình nến Morning Star
Khi nhận thấy giá bắt đầu có xu hướng đi vào cùng sideways thì bạn không nên sử dụng mô hình nến này. Vậy mô hình Morning Star nên được áp dụng khi nào?
Có lẽ sau một xu hướng giảm chính là thời điểm thích hợp để áp dụng và giao dịch mô hình nến Morning Star.
Các chỉ báo và mô hình nến Morning Star nên được kết hợp với nhau
Bạn nên kết hợp một vài chỉ báo đảo chiều xu hướng như RSI, MACD hay Stoch,… khi vào lệnh để xác suất chính xác được tăng lên. Đặc biệt, tỷ lệ chính xác sẽ được nâng cao hơn khi Evening Star xuất hiện tại nơi có tín hiệu phân kỳ đảo chiều.
Kết hợp với mô hình nến đảo chiều
Điều này được hiểu là sự kết hợp giữa mô hình Vai – Đầu – Vai ngược với mô hình 2 đỉnh. Khi nến Morning Star kết thúc bạn có thể cân nhắc vào lệnh ngay lập tức hoặc cũng có thể củng cố tín hiệu bằng cách chờ giá break neckline trong trường hợp:
- Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược có Morning Star xuất hiện ở vai Phải.
- Mô hình 2 đáy có Morning Star xuất hiện ở đỉnh thứ hai.
Mô hình Morning Star có gì khác so với mô hình Evening Star và mô hình Doji Morning Star?
Mô hình Evening Star và Mô hình Morning Star
Có thể thấy Evening Star và Morning Star là hai mô hình đối lập nhau. Mô hình nến Evening Star sẽ bao gồm một cụm ba cây nến đổi chiều tại đỉnh. Trong đó, cây nến có thân dài, thể hiện sự tăng giá mạnh chính là cây nến thứ nhất. Tiếp theo đó là cây nến tăng giá hoặc giảm giá có giá mở cửa và giá đóng cửa bằng nhau. Cuối cùng là cây nến có thân dài thể hiện sự giảm giá mạnh. Điều này báo hiệu một xu hướng tăng sẽ bị đảo ngược thành xu hướng giảm. Vào cuối đợt giá tăng mạnh hoặc khi thị trường đạt mức mua quá cao thì mô hình này sẽ xuất hiện.
Mô hình Doji Morning Star và Mô hình Morning Star
Nến Doji là cây nến có thân rất nhỏ. Cây nến này sẽ được hình thành khi mà trong phiên giao dịch, nến giữa có dao động không đáng kể về giá và giá đóng cửa với giá mở cửa của nến là gần bằng nhau.
So với mô hình nến Morning Star thì sự thiếu quyết đoán của thị trường được thể hiện rõ ràng hơn thông qua mô hình nến Doji Morning Star.
Ngoài ra, khi mô hình nến Doji Morning Star xuất hiện sau một cây nến đen thì phần lớn sẽ báo hiệu một thị trường giao dịch sôi nổi và một xu hướng tăng mạnh hơn. Báo hiệu này rất ít khi được thể hiện qua sự xuất hiện của mô hình nến Morning Star.
Tổng kết về mô hình nến Morning Star
Qua những chia sẻ vừa rồi, bạn cần nắm được những điều cơ bản về mô hình Morning Star như sau:
- Ở cuối một xu hướng giảm giá mạnh có sự xuất hiện của mô hình báo hiệu sự đảo chiều hoặc có thể là điều chỉnh xu hướng.
- Ở đáy đợt điều chỉnh của xu hướng tăng có sự xuất hiện của mô hình báo hiệu khả năng tiếp diễn xu hướng tăng sau khi kết thúc điều chỉnh.
- Morning Star chính là tín hiệu thể hiện sự đảo chiều mạnh từ giảm giá sang tăng giá.
- Cây nến thứ ba phải có giá đóng cửa nằm trên mức 50% Body cây nến thứ nhất.
Như vậy, nến Morning Star là một mô hình thể hiện sự biến động của xu hướng. Bạn có thể dựa vào những đặc điểm của mô hình nến Morning Star để tìm ra cho mình điểm vào lệnh hiệu quả. Hy vọng rằng qua bài viết này của chuyên mục Cách Giao Dịch Exness, bạn sẽ hiểu hơn về nến Morning Star và có được những cuộc giao dịch thật sự hiệu quả.
Xem thêm:
Mô hình nến Dark Cloud Cover (Mây đen bao phủ) là gì?
Lưu ý cần biết khi giao dịch với mô hình nến bắn sao
Khi nào nên tham gia vào thị trường cùng mô hình nến sao hôm?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.