Spot Market là gì

Spot Market là gì? Cách giao dịch tại thị trường giao ngay

Thuật ngữ Spot Market là gì chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều trader. Có thể nói đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi nói chung dựa trên các nguyên tắc về giá. Hãy khám phá ngay bài viết hôm nay để có được một bức tranh toàn cảnh về thuật ngữ này cùng sàn Exness Việt Nam bạn nhé!

Tìm hiểu về Spot Market là gì?
Tìm hiểu về Spot Market là gì?

Spot Market là gì?

Spot Market tức là thị trường giao ngay mô tả một thị trường tài chính công khai, nơi diễn ra các hoạt động như mua bán hay giao dịch các loại công cụ tài chính như hàng hóa, tiền tệ và chứng khoán một cách tức thì.

Thị trường giao ngay cũng có mặt ở lĩnh vực vận tải và logistic hay còn gọi là hậu cần. Theo đó, xe tải sẽ tiến hành chở hàng và xuất xưởng hàng ngày. Giao dịch giao ngay ngụ ý chỉ đến các lệnh hoặc đơn hàng được thực hiện trong ngắn hạn với mức giá thị trường tại thời điểm đó.

Các trader đã hiểu Spot Market là gì chưa?
Các trader đã hiểu Spot Market là gì chưa?

Spot Trading là gì?

Tương tự như cách hiểu Spot Market là gì, Spot Trading tức là giao dịch giao ngay. Có thể hiểu một cách cụ thể hơn, đó là các hoạt động giao dịch trên Spot Market. Thuật ngữ này còn được định nghĩa là các hoạt động mua bán tiền tệ, hàng hóa hoặc các tài sản tài chính khác dựa trên cơ chế hoạt động của Spot Market.

Trong đó giao dịch giao ngay là một sự mua bán hàng hóa, cụ thể là giữa các loại công cụ tài chính với nhau. Ngoài ra, các giao dịch này được thực hiện một cách tức thì.

Spot Trading là gì?
Spot Trading là gì?

Như đã trình bày ở phần trên của bài viết, Spot Trading còn có thể giao dịch với các loại công cụ tài chính khác. Do đó nhiều người sẽ thắc mắc khái niệm của “spot trong coin” là gì và có điểm nào khác biệt giữa chúng không?

Đáp án sẽ là không bạn nhé. Thuật ngữ “spot trong coin” hay spot trong mua bán tiền ảo cũng là giao dịch giữa các đồng tiền kỹ thuật số dựa trên giá thị trường hiện tại.

Các hình thức của Spot Market là gì?

Bên cạnh tên gọi thị trường giao ngay, Spot Market còn được biết đến như là thị trường tiền mặt. Tại thị trường này, hàng hóa và công cụ tài chính sẽ được trao đổi để có thể phân phối ngay lập tức và trái ngược với thị trường kỳ hạn (forward) hay thị trường tương lai (futures), nơi mà việc giao hàng được nợ vào một ngày kế tiếp. Về thị trường giao ngay, các bạn có thể gặp chúng ở các hình thức sau:

  • Sàn giao dịch giao ngay: Còn được biết đến như một thị trường có tổ chức. Tại sàn giao dịch giao ngay, chứng khoán và hàng hóa sẽ được mua bán, trao đổi trên sàn giao dịch. Trong đó giá thị trường ở các thời điểm sẽ được sàn thiết lập dựa trên quy luật cung cầu.
  • Qua quầy giao dịch: hay còn được gọi là OTC, tức là Over The Counter. Tại đây, hai bên sẽ tiến hành các giao dịch theo hợp đồng đã thỏa thuận một cách công khai, minh bạch mà không chịu sự hướng dẫn của bất kỳ sàn giao dịch nào cả, giá cả cũng sẽ do 2 bên thoả thuận thống nhất. Bên cạnh đó, vì các điều khoản được quy định trong hợp đồng sẽ do 2 bên tự thỏa thuận với nhau nên có thể sẽ không tuân theo một tiêu chuẩn nào cả.

Spot Price – Giá Spot là gì?

Spot Price trên thị trường giao ngay là gì? Thuật ngữ này được hiểu là giá giao ngay tức là giá hiện tại của 1 loại hàng hóa hoặc công cụ tài chính. Trong đó, các mặt hàng sẽ được trao đổi một cách tức thì giữa bên mua và bên bán.

Theo đó, người mua và người bán sẽ là 2 nhân tố chính trên thị trường giúp khớp và xác định giá giao cách thông qua các lệnh đặt mua và bán của mình. Với thị trường thanh khoản, giá giao ngay sẽ không cố định mà thay đổi liên tục ngay cả khi các đơn hàng được lấp đầy. Ngay khi đơn đặt hàng mới gia nhập vào thị trường thì chúng sẽ tiếp tục có những thay đổi nhất định. 

Tài sản nào được giao dịch trong Spot Market?

Các công cụ tài chính được lưu hành trên thị trường giao ngay bao gồm vốn chủ sở hữu, cùng các loại công cụ có thu nhập cố định chẳng hạn như trái phiếu, tín phiếu kho bạc và ngoại hối. Giao dịch năng lượng, kim loại, nông nghiệp và gia súc là phương tiện giao dịch các loại hàng hóa trên thị trường giao ngay. Ngoài ra, các loại hàng hóa dễ hư hỏng và khó hư hỏng cũng sẽ được giao dịch trên Spot Market.

Các tài sản được giao dịch trong thị trường giao ngay
Các tài sản được giao dịch trong thị trường giao ngay

Thị trường ngoại hối cũng được xem như một trong những loại thị trường giao ngay sở hữu quy mô lớn nhất trên thế giới. Tại thị trường Forex, bạn có thể tiến hành trao đổi các cặp tiền tệ khác nhau. Ngoài ra, với khả năng mang lại doanh thu hơn 6 nghìn tỷ đô la mỗi ngày, thị trường ngoại hối trở thành nơi được thực hiện giao dịch nhiều nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, hàng hóa sẽ được tiêu chuẩn hóa để có thể giao dịch một cách hiệu quả hơn trên thị trường giao ngay, trong đó dầu thô chiếm vị trí hàng đầu trong các loại mặt hàng được giao dịch nhiều nhất. Gần đây, một vài hàng hóa mới được công bố trên thị trường giao ngay, cụ thể là băng thông và số phút di động.

Đặc điểm của Spot Market – Thị trường giao ngay là gì?

Đặc điểm của thị trường giao ngay là gì?
Đặc điểm của thị trường giao ngay là gì?
  • Các giao dịch sẽ được quy định giá giao ngay (Spot Price) hoặc Spot Rate (tỷ giá giao ngay).
  • Quá trình chuyển giao tài sản sẽ diễn ra tức thì hoặc gói gọn trong khoảng thời gian T+2.
  • Quá trình thanh toán được tiến hành ngay lập tức hoặc gói gọn trong khoảng thời gian T+2.

Một vài ví dụ về thị trường giao ngay

Sở giao dịch sẽ là trung gian kết hợp giữa các nhà môi giới và nhà giao dịch mua/bán các loại hàng hóa, cổ phiếu, hợp đồng tương lai, quyền chọn cùng một số công cụ tài chính khác với nhau. Trong đó sàn giao dịch sẽ là nơi cung cấp giá, cũng như số tiền hiện có cho các nhà giao dịch có quyền vào thị trường dựa trên toàn bộ các lệnh của người chơi.

Có thể nhắc đến Sở giao dịch chứng khoán New York như một ví dụ về sàn giao dịch tổ chức các hoạt động trao đổi cổ phiếu, là một dạng thị trường giao ngay điển hình. Trong đó Chicago Mercantile Exchange (CME) là một thị trường tương lai, nơi diễn ra các hoạt động mua và bán các loại hợp đồng tương lai.

Giao dịch cổ phiếu

Giả sử ông Nick dự định mua 2,000 cổ phiếu loại APPL trên Sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ. Do đó, ông ta bắt đầu liên hệ với nhà môi giới của mình, chẳng hạn như sàn giao dịch để có thể mua được cổ phiếu với mức giá thị trường.

Xem như giá thị trường lúc này là 151.12 đô la Mỹ. Quá trình chuyển tiền thành công ngay tức thì thông qua bên môi giới với giá 151.12 đô la Mỹ, thì quyền sở hữu sẽ được chuyển ngay cho ông Nick sau khi bên bán nhận đủ tiền.

Giao dịch ngoại tệ

Giả sử một cửa hàng nội thất ở Anh tạo ưu đãi cho các khách hàng quốc tế bằng các voucher giảm giá 30%. Trong đó, điều kiện sở hữu là họ cần chấp nhận thanh toán trong thời gian 5 ngày làm việc tính từ lúc đặt hàng thành công. 

Dane là chủ một cửa hàng nội thất tại Mỹ đọc được ưu đãi vừa rồi, vậy nên cô quyết định sẽ đặt một đơn hàng thông qua website trị giá 10,000 đô la. Tiếp theo, cô ấy cần tiến hành mua Pounds để có thể thanh toán tức thì với tỷ giá hối đoái lúc này của cặp tiền tệ GBP/USD là 1.1233. Thế nên, Dane cần bán 10,000 đô la để có thể mua được 8,902.34 GBP trong vòng 2 ngày làm việc. Khi đó, cô ấy sẽ nhận được 8,902.34 GBP, đồng thời thanh toán hóa đơn cho cửa hàng nội thất ở Anh để nhận được voucher giảm giá 30%.

So sánh Thị trường giao ngay (Spot Market) và Thị trường tương lai (Futures Market)

Sau khi trình bày Spot Market là gì cùng những đặc điểm và các hình thức của thị trường này, chúng tôi sẽ tiếp tục so sánh thị trường giao ngay và thị trường tương lai để giúp bạn đọc có được những cái nhìn toàn diện nhất.

So sánh Spot Market và Futures Market
So sánh Spot Market và Futures Market

Về rủi ro đối tác

Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ trình bày điểm khác biệt giữa Thị trường giao ngay (Spot Market) và Thị trường tương lai (Futures Market) về khía cạnh rủi ro đối tác. Trong đó, đối tác là khái niệm mô tả đến bên mua và bên bán cho mỗi giao dịch trên thị trường.

Nhiều trader sẽ thắc mắc các rủi ro từ phía đối tác có phải là một vấn đề lớn không, thì thông qua các nghiên cứu của mình, IMF cho rằng rủi ro đối tác sẽ do mức độ tín nhiệm của tổ chức và các ngân hàng hay đại lý môi giới hỗ trợ giữ vai trò quyết định. Trên thực tế, những rủi ro từ đối tác thường mang lại những thiệt hại không tưởng, điển hình như cuộc khủng hoảng thế chấp của Mỹ với nhiều khoản thanh toán đến hạn nhưng không có tiền từ đối tác để kết thúc giao dịch hoán đổi nợ tín dụng.

Thị trường giao ngay (Spot Market)

Xét về mặt ký quỹ, bài viết sẽ giải thích ý nghĩa của thuật ngữ này trong lĩnh vực Spot Market là gì? Hiểu đơn giản, đây chính là khoản phí trả trước với nhà môi giới hay có thể nói là tiền đặt cọc. Ngoài ra, phần này sẽ không liên quan đến rủi ro đối tác. Cụ thể, nếu bạn không thực hiện các giao dịch mua hoặc bán thì bạn sẽ chịu mất hoặc được phần tiền đã đặt cọc đó.

Thị trường tương lai (Futures Market)

Các hoạt động giao hàng hay chốt lời lỗ của hợp đồng tương lai sẽ được thực hiện ở tương lai, do đó khi sử dụng 2 kỹ thuật sau để  chế các rủi ro có thể gặp: (1) tiền gửi ban đầu (performance bonds), (2) ký quỹ duy trì (maintenance margin), cụ thể:

  • Performance bonds hoặc ký quỹ ban đầu sẽ là những điều kiện đầu tiên để tiến hành một giao dịch nào đó. Có thể hiểu đây là tiền có trong tài khoản của bạn để thanh toán các nghĩa vụ giao dịch. Trong đó, yêu cầu duy trì được xem là dòng tiền mặt tối thiểu để thanh toán các vị thế đang mở.
  • Vị thế đang mở khác nhau sẽ tạo ra duy trì ký quỹ không giống nhau. Yêu cầu cụ thể về chứng khoán mà bạn đang vào lệnh và việc bạn có giữ vị trí qua đêm không cũng sẽ tác động đến kỹ thuật này.

Sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi thực hiện duy trì ký quỹ:

  • Giá thay đổi có lợi thì giá hợp đồng tương lai sẽ được thay đổi theo thị trường. Tức là lợi nhuận được ghi vào phần có trong tài khoản từ mức ký quỹ duy trì.
  • Giá thay đổi bất lợi thì phần thua lỗ sẽ được khấu trừ khỏi ký quỹ duy trì.
  • Nếu mức ký quỹ duy trì bé hơn so với ban đầu thì bạn sẽ bị margin call, thông qua email tự động hoặc 1 cuộc gọi từ sàn giao dịch yêu cầu bạn nạp thêm tiền vào tài khoản để không bị thanh lý vị thế dựa theo giá hiện tại.

Về kỳ hạn thanh toán các giao dịch

Về kỳ hạn thanh toán các giao dịch
Về kỳ hạn thanh toán các giao dịch

Thời hạn thanh toán tại thị trường giao ngay (Spot Market)

Một số Spot Market sẽ chấp nhận thời gian giải quyết các vấn đề trong vòng 2 ngày làm việc dựa trên thông lệ quốc tế. Mặc dù điều này dường như đang đi ngược với thuật ngữ “giao ngay” của thị trường này. Thế nhưng 2 ngày ở đây mô tả thời gian chuyển tiền ngân hàng từ bên mua sang bên bán trong thanh toán quốc tế. 

Tuy nhiên, đa phần các giao dịch được thực hiện tại thị trường giao ngay đều sẽ được thanh toán ngay lập tức và chốt gần thời gian thực. Việc này khá thông dụng ở các thị trường ngoại hối giao ngay, vì các giao dịch sẽ được gửi điện tử và thanh toán tức thì.

Thời hạn thanh toán tại thị trường tương lai (Futures Market)

Với thị trường tương lai, các loại tài sản cơ bản sẽ được ấn định một ngày thanh toán xác định trong tương lai, theo đó:

  • Mua 1 hợp đồng tương lai cũng đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận mua hợp đồng này ở một ngày xác định.
  • Bán 1 hợp đồng tương lai cũng đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận bán hợp đồng này ở một ngày xác định.

Theo hình minh họa phía trên, các loại hợp đồng khác nhau sẽ có một ngày hết hạn cụ thể không giống nhau cho từng loại. Trong trường hợp bạn không deliver hợp đồng đúng hạn thì bạn sẽ phải chuyển hợp đồng sang tháng khác.

Về phòng ngừa rủi ro

Nhiều trader xem thị trường tương lai như một cách để đối phó với thị trường giao ngay, thay vì nghĩ theo chiều ngược lại. Tức là dừng Spot Market như một cách để bảo vệ giá trên thị trường tương lai.

Bên cạnh các yếu tố về thời gian, khả năng sử dụng đòn bẩy ở Spot Market sẽ cao hơn so với Futures Market. Nhờ đó, bạn có thể kết hợp đồng thời mua vài hợp đồng và bảo vệ vị thế thị trường. Điều đó cũng sẽ giúp bạn có cơ hội ngăn chặn bất kỳ tình huống xấu nào có thể khiến bạn cháy tài khoản mà không phải chịu áp lực về quản lý vốn.

Ví dụ về phòng ngừa rủi ro
Ví dụ về phòng ngừa rủi ro

Hợp đồng tương lai tối ưu nhất khi dùng cho giao dịch hàng hóa

Sơ lược về lịch sử giao dịch hàng hóa tại Mỹ

Trước khi được biết đến với các loại công cụ phái sinh như lãi suất, Kho bạc hay các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán; thì thị trường tương lai xuất hiện vì nhu cầu giao dịch hàng hóa.

Tại Hoa Kỳ, vào đầu những năm 1800 người dân dùng ngũ cốc như  một mặt hàng đầu tiên để tiến hành giao dịch và bắt đầu như hợp đồng kỳ hạn (forward contract). Đến năm 1848, Sở giao dịch thương mại Chicago (CBOT) được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa lấy tiền mặt của các thương nhân và nông dân.

Sau nhiều thay đổi, quá trình trao đổi giữa người mua và người bán phát triển đến khái niệm hợp đồng. 

Trong khoảng thời gian 100 năm, hợp đồng tương lai các sản phẩm nông nghiệp được thực hiện nhiều nhất. Kế đến, hợp đồng tương lai dần mở rộng đến những lĩnh vực khác như đậu phộng trong những năm 1936, hay hợp đồng tương lai bông vào năm 1940.

Năm 1960, xuất hiện giao dịch kim loại quý và vào những năm 70, sau khi kết thúc thỏa thuận Bretton Woods tại thời điểm đồng đô la Mỹ phụ thuộc vào vàng, thì hợp đồng tương lai tiền tệ dần có mặt.

Vì sao hợp đồng tương lai chỉ tối ưu nhất khi dùng cho giao dịch hàng hóa?

  • Về tính mùa vụ: Chẳng hạn như nông nghiệp là lĩnh vực hoạt động theo chu kỳ mùa vụ. Do đó, khả năng cung cấp những hàng hóa ở lĩnh vực này sẽ bị hạn chế. Thế nên, cả trader và người nông dân đều phải tìm cách để bảo vệ cho các giao dịch của mình, đồng thời thực hiện các vị thế dựa trên ngày thanh toán mục tiêu. Dựa vào đó, nếu bên mua cho rằng sắp tới sẽ hạn hán khiến năng suất sẽ bị ảnh hưởng, họ sẽ đẩy giá và mở một vị thế mua có mục tiêu chốt được mức giá tốt trước khi hạn hán kết thúc.
  • Ít yêu cầu số vốn lớn: Các trader có thể mua hàng hóa với một số lượng lớn nhưng không cần sở hữu lượng lớn tiền mặt.
  • Thực sự có nhu cầu: Mô tả việc bạn sẽ có quyền sở hữu hàng hóa thực tế thay vì quyền sở hữu phái sinh, như cổ phiếu hay quỹ ETF hàng hóa. Mặt khác, ETF và cổ phiếu có thể sẽ không phản ứng giống như hàng hóa.
  • Cung – cầu tập trung: Đa phần các trader chỉ quan tâm đến hàng hóa giao dịch trên CME, thay vì các sản phẩm giao ngay vốn là tấm gương phản chiếu tình hình hoạt động thương mại hiện tại của hàng hóa đó.

Giá kỳ hạn và giá thị trường giao ngay có sự khác biệt

Giá hợp đồng tương lai biến đổi do chi phí bảo tồn hàng tồn kho (carrying cost) và lợi nhuận đi kèm (carrying return).

Như đã trình bày, giá của hợp đồng tương lai sẽ được cập nhật và làm mới liên tục dựa theo thị trường (marked-to-market). Thế nhưng giữa giá của hợp đồng tương lai và thị trường giao ngay hay thị trường tiền mặt sẽ có vài điểm khác biệt, đó là do chi phí bảo tồn hàng tồn kho (carrying cost) và lợi nhuận đi kèm (carrying return), cụ thể:

  • Chi phí để duy trì một hợp đồng tương lai sẽ bao gồm lãi suất, chi phí tài chính và chi phí lưu kho. Theo đó, các nhà giao dịch sẽ là những người chịu trách nhiệm chi trả các khoản phí này trong những tháng tương ứng mà họ đang giao dịch.
  • Trái lại, lợi nhuận tiềm năng sẽ mô tả phần cổ tức và tiền thưởng được nhận trong suốt thời gian bạn giữ quyền sở hữu các loại hợp đồng hàng hóa.

Tính đến thời điểm trước ngày hết hạn của hợp đồng, giá kỳ hạn và giá giao ngay sẽ có xu hướng hội tụ mặc kệ những khác biệt giữa chúng về mặt giá.

Sự kiện giá dầu âm năm 2020

Vào tháng 4/2020 một sự kiện đặc biệt đã diễn ra mà chắc hẳn các trader vẫn còn nhớ, đó là việc giá dầu âm. Mặc dù ai cũng nói giá dầu âm, thế nhưng giá xăng dầu chỉ giảm nhưng không hề âm. Vậy bản chất thực sự của sự kiện này là gì?

Bản chất của sự kiện giá dầu âm

Thực tế thì giá dầu không thể bị âm, mà giá dầu hợp đồng tương lai/Kỳ hạn mới có thể âm. Thị trường tài chính trong ngày 20/04/2020 khá hỗn loạn vì hợp đồng tương lai tháng 5 của WTI đóng cửa ở mức – 37,63 USD/thùng. Tuy nhiên, hợp đồng tháng 6 lại đóng cửa ở mức dương 20,43 USD/thùng. Tiếp sau đó, giá tương lai của WTI tăng lại trở thành 1,1 USD/thùng trong khi Brent tháng 6 đạt 25,61 USD/thùng.

Sự kiện giá dầu âm năm 2020
Sự kiện giá dầu âm năm 2020

Giá dầu âm khiến người bán sẽ phải trả tiền cho người mua. Nguyên nhân gây ra việc giảm cầu và các vấn đề liên quan đến lưu trữ và hợp đồng tháng 5 hết hạn vào ngày hôm sau khiến giao dịch giảm là:

  • Đại dịch Covid – 19
  • Cuộc chiến giá dầu nội bộ OPEC+: giữa Nga và Saudi Arabia
Phương án giải quyết

Về phía nhà sản xuất dầu, họ sẽ có 2 phương án khi đến kỳ hạn giao hàng cho hợp đồng tương lai. Một là ngừng sản xuất và tìm kho bãi trữ dầu khi giá dầu thấp. Hai là chịu bán lỗ để mua nhận và lưu trữ dầu. Thế nhưng trước những khó khăn vì đại dịch, kho bãi đầy và chi phí vận chuyển cũng trở thành một bài toán khó cho nhà sản xuất. Vậy nên, phương án tối ưu nhất sẽ là trả thêm tiền để người mua nhận hàng.

Về phía người mua, họ cũng sẽ có 2 phương án đó là nhận dầu và tìm kho trữ, hoặc bán lỗ lại hợp đồng. Tuy nhiên bối cảnh lúc này khiến người mua chỉ còn cách bán lại hợp đồng tương lai tháng khi đến ngày đáo hạn.

Những áp lực đó đã gây ra một việc chưa từng có tiền lệ, đó là giảm giao dịch đã đóng cửa cơ chế Trading at Settlement (TAS) của hợp đồng WTI T5/2020 trong 30 phút trước khi kết thúc giao dịch do thiếu người mua. TAS ngừng hoạt động khiến số hợp đồng WTI mở vào tháng 5/2020 còn lại phải được bán trong 20 phút tới.

Với tốc độ mua bán và hết hạn hợp đồng này, các nhà kinh doanh dầu phải chịu một áp lực rất lớn. Trong đó, một số người đã vận chuyển và trữ dầu ở các vùng khác cùng một mức giá đủ thấp, không thể mua hợp đồng vì một vài lý do và giới hạn địa lý. Những trader còn lại có thể mua các hợp đồng, thì đều sở hữu khả năng đẩy giá xuống mức tiêu cực nhờ sức mạnh thị trường.

Kết luận

Spot Market là gì đã được chúng tôi trình bày một cách chi tiết qua từng phần trong bài viết. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp các trader hiểu rõ bản chất của thị trường này thông qua các đặc điểm chung của Spot Market, cũng như các loại tài sản có thể mua bán tại thị trường giao ngay…Chúc các bạn thành công với bài viết bổ ích của hướng dẫn Exness!

Xem thêm:

Đánh giá các loại thị trường tài chính tốt nhất hiện nay

So sánh Thị trường giao ngay (Spot Market) và Thị trường tương lai (Futures Market)

Yếu tố nào tạo ra ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường ngoại hối?

Vai trò và rủi ro của một hợp đồng kỳ hạn là gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *