Hedging là gì và tại sao nó lại trở thành một trong những phương pháp mà mỗi nhà đầu tư cần phải biết? Các phương pháp và chiến lược Heading nào hiệu quả mà các nhà đầu tư cần quan tâm? Nếu bạn là một người mới và đang có dự định tham gia vào thị trường tài chính thì đừng bỏ lỡ các thông tin của bài viết dưới đây của sàn Exness Việt Nam nhé.
Hedging là gì?
Trong tài chính hedging được gọi là phương pháp đầu tư. Nó được tạo ra để giúp danh mục đầu tư có thể giảm thiểu hoặc bỏ đi những rủi ro. Mọi người có thể hình dung Hedging tương tự như bảo hiểm vậy. Ví dụ, bạn có thể gặp rủi ro tài chính khi mà mua một chiếc ô tô. Vậy rủi ro tài chính ở đây là những là gì? Nó có thể là những sự cố đi trên đường như tai nạn. Lúc này, bạn sẽ phải bỏ ra rất là nhiều tiền để có thể sửa chữa cho chiếc ô tô đó.
Như vậy để cho rủi ro có thể được giảm xuống thì bạn nên làm sao? Chắc chắn việc đầu tiên chính là bạn cần phải tuân thủ luật và phải lái xe một cách an toàn nhất có thể. Tiếp theo, một thứ có thể giúp cho bạn có thể giảm bớt một phần tiền khi gặp rủi ro đó chính là bảo hiểm. Hedging cũng có cách làm tương tự như vậy.
Tại thị trường tài chính bạn đang sở hữu một khối lượng vị thế. Lúc này để giảm thiểu rủi ro bạn sử dụng phương pháp Hedging để mở ra một vị thế đi ngược với vị thế chính. Có nghĩa là khi mà vị thế chính của bạn gặp phải rủi ro do thị trường đi ngược hướng mà bạn mong muốn. Lúc này vị thế ngược lại kia sẽ giúp bạn thu được một khoản lợi nhuận.
Nhờ vậy mà bạn kiếm được một khoản lợi nhuận để có thể bù đắp những thua lỗ do vị thế chính tạo ra. Hedging cũng sẽ không hoàn toàn giống với bảo hiểm mà nó vẫn sẽ có điểm khác. Tức là phương pháp Hedging có thể được sử dụng hoặc không bởi các nhà đầu tư. Ngoài ra mức độ rủi ro để phòng ngừa sẽ được quyết định bởi bản thân nhà giao dịch.
Cách sử dụng Hedging như thế nào?
Phương pháp Hedging có rất nhiều loại khác nhau. Tùy thuộc vào từng loại tài sản mà nó sẽ sử dụng mỗi loại Hedging phù hợp tại mỗi thị trường khác nhau.
Hedging trong thị trường chứng khoán là gì?
Trong thị trường chứng khoán, cổ phiếu chính là tài sản cơ sở. Chứng khoán phái sinh là một trong những công cụ được tạo ra với mục đích giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà giao dịch. Vậy chứng khoán phái sinh gồm các loại nào? Nó bao gồm hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai. Trên thị trường hiện nay, hợp đồng quyền chọn được rất nhiều các nhà đầu tư lựa chọn để sử dụng. Do đó nó trở thành một phương pháp Hedging khá là phổ biến.
Ví dụ: Một nhà giao dịch có 1.000 cổ phiếu ABC với giá trị hiện tại của một cổ phiếu là 50.000. Sắp tới Bộ Tài chính sẽ đưa ra quyết định mới có khả năng sẽ tác động đến các hoạt động của công ty ABC. Chính vì thế mà giá cổ phiếu cũng có thể biến động theo. Điều này khiến cho các nhà giao dịch cảm thấy không yên tâm và lo lắng. Lúc này để có thể giảm thiểu mức độ rủi ro trong tương lai, họ sẽ sử dụng hợp đồng quyền chọn.
Lúc này, phương pháp Hedging được hoạt động như thế nào? Giá trị của một cổ phiếu ABC hiện tại là 45.000. Một quyền put option (quyền chọn bán) được mua bởi các nhà giao dịch và 1000 cổ phiếu đã được bán ra. Họ sẽ phải trả 2.000 phí quyền chọn cho một cổ phiếu. Như vậy sẽ xảy ra hai tình huống khi đến ngày đáo hạn:
Tình huống thứ nhất
Trùng khớp với sự lo lắng của các nhà đầu tư thì cổ phiếu ABC đã có giá giảm đi. Lúc này một cổ phiếu ABC có giá là 30.000 và họ lựa chọn quyền bán những cổ phiếu này. Điều này có nghĩa là với một cổ phiếu họ sẽ bị lỗ đi 20.000. Nhưng nhờ vào việc sử dụng phương pháp Hedging mà họ chỉ lỗ mất 7.000 cho một cổ phiếu. Giá trị 7.000 này đã bao gồm cả phí quyền chọn (phí áp dụng Hedging).
Tình huống thứ hai
Cổ phiếu ABC không bị các quyết định tác động mà giá trị của nó còn tăng lên với mức giá 55.000 một cổ phiếu. Bây giờ nhà đầu tư sẽ bán ra số cổ phiếu mà mình có ở thị trường giao ngay. Lúc này, với một cổ phiếu các nhà đầu tư sẽ thu được khoản lãi là 3.000. Lưu ý: khoản lãi này có được sau khi phí Hedging đã bị trừ đi.
Đây chỉ là một trong số những phương pháp giúp các nhà đầu tư có thể giảm thiểu được mức độ rủi ro. Với nhà phòng ngừa rủi ro (hedger) chuyên nghiệp, họ sở hữu nhiều phương pháp Hedging khác nhau, phù hợp với từng mục đầu tư.
Hedging trong thị trường ngoại hối là gì?
Tại thị trường ngoại hối, tài sản chủ yếu chính là những cặp tiền tỷ giá. Trong thị trường tài chính Forex phương pháp Hedging không được sử dụng rộng rãi với hầu hết các nhà giao dịch. Vậy những nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ sử dụng phương pháp này khi nào?
Đó là khi họ làm việc cho những đơn vị tài chính hay giao dịch với số lượng lớn. Nguyên nhân nào khiến cho phương pháp Hedging không được sử dụng phổ biến tại thị trường này? Bởi vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp Hedging, một trong số đó phải kể đến là mức phí giao dịch.
Tại thị trường ngoại hối có khá nhiều loại Hedging khác nhau có thể sử dụng được. Tuy vậy, chúng có thể xuất hiện tại thị trường này không thì còn phải có sự đồng ý của các sàn giao dịch. Từ đó có thể thấy thị trường ngoại hối hoàn toàn khác so với thị trường chứng khoán. Vậy tại thị trường Forex thì chiến thuật này được sử dụng với những danh mục nào? Mời mọi người đọc nội dung phía sau cùng Exness Việt Nam nhé.
Hedging trong thị trường hàng hóa là gì?
Các loại sản phẩm như kim loại, nông sản, nguyên liệu sản xuất,… là những sản phẩm được giao dịch tại thị trường hàng hóa. Những đơn vị cung cấp nguyên vật liệu hay các doanh nghiệp sản xuất chính là những đối tượng thuộc thị trường này.
Một điều mà mọi người cần phải biết đó chính là tất cả các loại sản phẩm đều có khả năng xảy ra rủi ro. Vậy các sản phẩm của thị trường hàng hóa sẽ có mức độ rủi ro ra sao? Các yếu tố như thiên tai, thương vụ đầu tư, cạn kiệt nguồn tài nguyên,… là những yếu tố tác động đến giá hàng hóa. Đó chính là lý do khiến cho phương pháp Hedging được sử dụng rất nhiều tại thị trường này.
Hợp đồng tương lai chính là công cụ được sử dụng nhiều nhất tại thị trường này. Do sự quy chuẩn hóa đã khiến cho loại hợp đồng này không dễ sử dụng. Khác với hợp đồng quyền chọn thì hợp đồng này bắt buộc các nhà đầu tư phải thực hiện quyền chứ không được lựa chọn.
Ví dụ cụ thể:
Để sản xuất giấy trong vòng sáu tháng tiếp theo, công ty A dự tính mua về 1000 tấn gỗ cây keo lá tràm. Như mọi người cũng biết, cây keo lá tràm là cây bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Do đó, loại cây này sẽ khó phát triển trong điều kiện thời tiết được sự đoán. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến với công ty A. Bởi vì khi việc trồng cây không được thuận lợi sẽ khiến cho giá của cây tăng lên.
Lúc này, công ty A quyết định sử dụng phương pháp Hedging để có thể giảm thiểu được mức độ rủi ro: Giá thành của nguyên vật liệu tăng lên. Công ty A đã mua hợp đồng tương lai với chi phí K và giá tương lai b cho 1000 tấn gỗ keo lá tràm.
Vì vậy, 6 tháng sau công ty A sẽ được bên bán giao cho số gỗ với giá đúng bằng số tiền trong hợp đồng. Cho dù là giá trị của sản phẩm đó có tăng lên hay giảm đi. Bây giờ sẽ có ba trường hợp được xảy ra:
- Trường hợp thứ nhất: So với giá giao tại thời điểm tương lai thì mức giá K cao hơn. Điều này có nghĩa là công ty đã phải chịu một khoản tiền lỗ.
- Trường hợp thứ hai: Giá giao ngay cao hơn (K+p). Điều đó có nghĩa là công ty lựa chọn phương pháp Hedging là một điều rất hợp lý.
- Trường hợp thứ ba: Giá giao ngay bằng với giá (K+p). Tuy rằng hai mức giá bằng nhau nhưng nếu phân tích sâu hơn thì bên A đã mất đi một khoản phí p vô ích.
Yếu tố nào cần quan tâm khi sử dụng Hedging trong giao dịch?
Phương pháp Hedging cũng giống như một loại đầu tư khi xét về bản chất. Nhưng nếu xét về ý nghĩa thì nó sẽ khác. Đầu tư nhằm mục đích kiếm lợi nhuận nhưng Hedging lại giúp các nhà đầu tư có thể hạn chế mức độ rủi ro. Do đó nó sẽ có một vài đặc điểm tương tự như giao dịch hay đầu tư.
Chi phí
Khi sử dụng phương pháp Hedging, bạn sẽ phải chịu một mức phí. Để có thể dễ dàng hiểu được thì bạn có thể xem Hedging giống như bảo hiểm ô tô. Mỗi năm bạn sẽ phải trả một số tiền để mua bảo hiểm cho ô tô của mình. Đây được gọi là phí Hedging.
Khi lựa chọn hợp đồng quyền chọn bạn sẽ phải trả phí quyền chọn. Tương tự khi lựa chọn hợp đồng tương lai bạn sẽ phải trả phí tương lai. Trả phí chính là cách để bạn có thể sở hữu những loại hợp đồng này. Tại thị trường forex, khi bạn thực hiện mở vị thế ngược với vị thế chính. Điều này có nghĩa là bạn có một cuộc giao dịch mới. Spread chính là tên của chi phí này. Ngoài ra, bạn có thể sẽ phải trả thêm mức phí qua đêm hoặc mức phí hoa hồng nếu có phát sinh.
Tuy nhiên Hedging vẫn khác với đầu tư ở chỗ: Nếu bạn có thể phòng ngừa thành công thì phương pháp Hedging đang mang lại một lợi ích khá lớn cho bạn. Ngược lại nếu mức giá trên hợp đồng cao hơn so với mức giá tương lai thì bạn sẽ bị thua lỗ khá nặng.
Rủi ro
Khi tham gia vào bất cứ một giao dịch nào thì việc gặp rủi ro là một điều không thể tránh khỏi. Rủi ro khi sử dụng phương pháp Hedging chính là các nhà đầu tư phải chịu một mức phí ý nếu phòng ngừa thất bại. Khi lựa chọn hợp đồng quyền chọn, bạn sẽ phải chịu mức giá thua lỗ nếu phòng ngừa không thành công.
Điều này khiến cho lợi nhuận của bạn bị giảm đi. Khi lựa chọn hợp đồng tương lai, bạn bắt buộc phải tuân theo mức giá đã được quy định trong hợp đồng. Do đó nếu thất bại bạn sẽ phải chịu khoản tiền lỗ tính bằng sự chênh lệch giữa giá tương lai và giá cam kết. Ngoài khoản lỗ chênh lệch này, bạn còn phải gánh thêm mức phí mua hợp đồng tương lai.
Thông thường tại thị trường forex khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn. Bởi vì nó bị ảnh hưởng bởi mức giá mà bạn hi vọng ảnh đối với xu thế của thị trường.
Trách nhiệm của hai bên tham gia
Người mua có thể gặp rủi ro vậy những người bán bảo hiểm liệu có gặp rủi ro hay không? Câu trả lời là có. Vậy rủi ro này là gì? Đối với bên bán bảo hiểm rủi ro xảy ra khi khách hàng của họ gặp phải vấn đề cùng một lúc. Lúc này họ sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền để trả cho những rủi ro mà khách hàng gặp phải. Có khi số tiền mà họ phải bỏ ra còn nhiều hơn số tiền mà họ thu vào.
Nhưng ngược lại nếu khách hàng gặp rủi ro với xác suất thấp thì số tiền mà họ phải bỏ ra sẽ không đáng kể. Ngoài số tiền thu vào, họ có thể dùng chính số tiền ấy để đem đi đầu tư hay kinh doanh một lĩnh vực khác. Nhờ vậy mà giúp họ có thể thu được thêm một nguồn tiền khác.
Đối với thị trường tài chính thì bên bán có gặp rủi ro gì không?
Mục đích của những người bán hợp đồng phái sinh chính là để kinh doanh hoặc phòng ngừa. Khi bên mua thành công trong việc phòng ngừa thì lúc này bên bán sẽ gặp rủi ro. Rủi ro ở đây chính là số tiền mà họ phải chi ra cho rủi ro của khách hàng. Có khi chi phí họ thu vào không thể bù đắp cho số tiền thua lỗ ấy. Điều này có nghĩa là lợi nhuận của bên mua chính là rủi ro của bên bán.
Các nhà giao dịch khi phòng ngừa rủi ro thành công sẽ thu được về một mức lợi nhuận. Lúc này tại thị trường ngoại hối bên bán sẽ gặp phải tình trạng thua lỗ.
Các phương pháp Hedging phòng ngừa rủi ro
So với thị trường tài chính forex, thì phương pháp Hedging có vẻ dễ tưởng tượng hơn tại thị trường hàng hóa và chứng khoán. Có lẽ nguyên nhân là bởi vì tài sản và các hoạt động giao dịch tại hai thị trường này xảy ra trên thực tế.
Còn riêng với thị trường Forex thì các thay đổi về giá chính là cơ chế hoạt động của tất cả các loại giao dịch. Để có thể nắm rõ về cách mà thị trường forex hoạt động khá là khó. Nhưng để có thể hiểu rõ và sử dụng lại là một điều khó hơn khi áp dụng phương pháp Hedging này.
Thị trường tài chính Forex bao gồm có hai chiến thuật. Đó chính là Hedging gián tiếp và Hedging trực tiếp. Khi bạn áp dụng phương pháp Hedging cùng với một công cụ khác thì được gọi là Hedging gián tiếp. Nhưng khi bạn ứng dụng phương pháp Hedging để giảm thiểu rủi ro trên đúng loại sản phẩm thì được gọi là Hedging trực tiếp.
Có hai loại phương pháp nhỏ nằm bên trong phương pháp Hedging gián tiếp. Đó chính là thông qua hợp đồng quyền chọn và thông qua tỷ giá liên quan. Exness sẽ tách thành 2 mục chính để giải thích cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về mỗi loại Hedging gián tiếp
Phương pháp Hedging trực tiếp
Trong số các phương pháp Hedging thì đây chính là chiến thuật có cách dùng đơn giản nhất. Nhiệm vụ của phương pháp Hedging trực tiếp chính là hạn chế mức độ rủi ro cho vị thế chính. Những phương pháp này cũng tồn tại khuyết điểm. Đó chính là khi vị thế ngược lại với vị thế chính hoạt động nó có thể loại bỏ đi khoảng lợi nhuận của vị thế chính. Cách mà phương pháp này hoạt động như sau: Với cùng một loại tài sản vị thế bán và mua sẽ được mở ra trong điều kiện cùng khối lượng và mức giá.
Giả sử:
Bạn đang mong muốn giá của cặp tiền tệ EUR/USD có thể tăng lên. Sau đó bạn lựa chọn việc mở lệnh buy để mua cặp tỷ giá này với số lượng là 1 lot. Mức giá hiện tại mà bạn phải trả đó chính là 1.223.000. Vì sợ rằng tình trạng tỷ giá EUR/USD có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định của FED về việc điều chỉnh lãi suất. Do đó, để có thể giảm rủi ro này bạn quyết định sử dụng phương pháp Hedging. Thông qua việc mở thêm 1 lot lệnh sell cho cặp EUR/USD này với mức giá 1.223.000.
Qua giả sử trên, mọi người có thể thấy việc thực hiện khá là đơn giản. Nhưng thực tế thì lại khác. Bởi vì lệnh sell và lệnh buy không thể nào đặt cùng một mức giá được. Vậy thì làm cách nào để có thể làm được điều đó? Giải pháp mà exness.com.co đưa ra cho mọi người đó chính là: Do các cặp tỷ giá thay đổi liên tục nên hãy dùng lệnh chờ. Tuy nhiên để vào được lệnh mà bạn mong muốn với chi phí hợp lý thì quả thực rất là khó.
Với phương pháp Hedging trực tiếp này sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra:
Trường hợp thứ nhất
Khi mà tỷ giá EUR/USD nằm ở dưới mức 1.223.000. Bây giờ bạn đang mong rằng giá sẽ không nằm dưới mức 1.213.000 và sẽ bật ngược lại và đi lên.
Bây giờ xuất hiện 2 lựa chọn để bạn quyết định:
- Thứ nhất là khi vào lệnh buy với mức giá 1.213.000 bạn sẽ đặt stop loss. Cũng tại mức giá 1.213.000 với lại sell bạn sẽ đặt take profit. Khi mà giá giảm và đụng vào mức 1.213.000 điều này có nghĩa là bạn đã thành công phòng ngừa rủi ro. Tức là lợi nhuận của lệnh sell đủ khả năng bù đắp cho sự thua lỗ mà lệnh buy mang tới. Với chiến lược này bạn sẽ phải chịu hai lần mức phí spread và commission.
- Thứ hai tại mức giá 1.213.000 với lệnh buy, bạn sẽ đặt Stop loss. Nếu như giá đụng và đi qua dưới mức 1.213.000, lúc này để chốt được một khoản lãi bạn hãy đóng lệnh sell. Ngược lại, bạn sẽ giữ lệnh buy và đóng lệnh sell khi giá chưa đụng đến mức 1.121.300 và vẫn có khả năng tăng lên. Như vậy, với hành động này bạn sẽ có thể kiếm được một khoản lợi nhuận theo như dự tính ban đầu.
Trường hợp thứ hai
Khi mà tỷ giá EUR/USD nằm trên mức 1.223.000 và đang có xu hướng tăng lên. Lúc này lệnh buy vẫn sẽ được bạn sử dụng stop loss tại mức giá 1.213.000.
Bạn sẽ thu được lãi đề ra khi giá đang đi lên theo dự tính, lệnh buy được duy trì và lệnh sell bị đóng.
Ngược lại nếu như giá đi xuống, lúc này lệnh buy chưa giúp mọi người đạt được lợi nhuận đề ra. Bây giờ bạn lại tiếp tục có hai sự lựa chọn tương tự như trường hợp đầu tiên.
Phương pháp Hedging trực tiếp có xác xuất thành công phụ thuộc vào hai yếu tố. Đó chính là khả năng phán đoán và sự sáng suốt để đưa ra những lựa chọn đúng đắn của bạn. Đây chính là lý do mà thông thường trong thị trường forex mức độ rủi ro của phương pháp Hedging cao hơn khá nhiều. Đặc biệt là với người chơi mới bắt đầu xài chiến thuật này.
Hedging gián tiếp – Thông qua cặp tỷ giá liên quan
Do sự thay đổi của các cặp tiền tệ không giống nhau sau và mức phí áp dụng đối với phương pháp này còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Do đó ở nội dung này, exness.com.co sẽ chỉ tập trung vào mức phí Hedging.
Chênh lệch spread
Bởi vì spread của cặp EUR/USD thấp hơn cặp USD/CHF do đó spread sẽ cao hơn khi dùng phương pháp này.
Chênh lệch pip
Cặp EUR/USD có mức giá 10$ cho 1 pip/lot. Còn cặp USD/CHF có mức giá 11.13$ cho 1 pip/lot.
Với mỗi một PIP thay đổi, bạn sẽ mất 1.13$.
Chênh lệch biến động giá
Trong 1 ngày, cặp EUR/USD sẽ thay đổi 100 pips với tỷ lệ là -0.83. Lúc này theo hướng ngược lại, cặp USD/CHF sẽ thay đổi 83 pips mỗi ngày.
Phí qua đêm swap
-5.25 là tỷ lệ swap Long của cặp EUR/USD. Tức là phí swap/lot/đêm = -5.25$
0.2 là tỷ lệ swap Long của cặp USD/CHF. Tức là phí swap/lot/đêm = 0.223$
Bạn thu được phí swap của cặp tiền USD/CHF nhưng lại mất phí swap của cặp tiền tệ EUR/USD. Do đó mà tổng swap bạn phải chịu là 5.027$/đêm.
Headging gián tiếp – Thông qua hợp đồng quyền chọn
Các bước thực hiện của chiến thuật này giống với phương pháp Hedging tại thị trường chứng khoán.
- Hedging vị thế long forex thông qua vị thế long một put option: Mua quyền bán khi buy forex
- Hedging vị thế short forex thông qua vị thế long một call option: Mua quyền mua khi sell forex.
Với ba chiến thuật trên thì chiến thuật nào được sử dụng rộng rãi tại Forex?
Chỉ có một chiến thuật có khả năng sử dụng phổ biến đó chính là Hedging thông qua cặp tỷ giá. Còn với hai chiến lược còn lại thì có lúc có hoặc cũng có lúc không. Chúng bị lệ thuộc vào dịch vụ và chính sách các sàn giao dịch mà bạn tham gia.
Hiện tại trên nền tảng MT4 thì hầu hết mọi sàn giao dịch đều chấp nhận Hedging trực tiếp. Đối với Hedging thông qua hợp đồng quyền chọn thì nó sẽ phụ thuộc vào việc các sàn môi giới có hỗ trợ không.
Các sàn giao dịch như Saxo bank, easyMarkets, IG sẽ hỗ trợ cho chiến thuật Hedging thông qua quyền chọn.
Ưu và nhược điểm của Hedging
Ưu điểm
- Giảm thiểu rủi ro: Hedging giúp giảm thiểu tổn thất có thể phát sinh do biến động giá cả hoặc tỷ giá, bảo vệ vốn đầu tư và hạn chế thiểu rủi ro tài chính.
- Tăng cường tính ổn định: Bằng cách sử dụng Hedging, các nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể sở hữu mức lợi nhuận ổn định, đầu tư kinh doanh một cách bền vững.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Hedging giúp tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách giảm thiểu ảnh hưởng của biến động giá cả hoặc tỷ giá đối với hoạt động kinh doanh. Từ đó giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
Nhược điểm
- Tăng chi phí: Sử dụng Hedging có thể tăng chi phí đầu tư hoặc kinh doanh do phải trả phí cho các hợp đồng Hedging, làm giảm lợi nhuận.
- Phức tạp: Hedging là một chiến lược phức tạp đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý rủi ro.
Tiềm ẩn rủi ro: Hedging cũng tiềm ẩn các rủi ro như rủi ro đối ứng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất. Không phải lúc nào Hedging cũng đảm bảo các danh mục đầu tư có thể tránh khỏi mọi tổn thất.
Các chú ý khi dùng chiến lược Hedging
Có thể nói việc sử dụng phương pháp Hedging rất là đơn giản. Để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp Hedging trước khi sử dụng. Exness.com.co sẽ đưa ra một vài lưu ý mà bạn cần phải nắm chắc và hiểu rõ. Hãy cùng exness.com.co khám phá nội dung phía sau đây nhé.
Tìm hiểu kỹ sàn môi giới trước khi giao dịch
Phương pháp Hedging là một trong những chiến thuật được khá nhiều nhà giao dịch sử dụng. Điều này làm nó trở nên rất phổ biến tại nhiều sàn giao dịch. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể sử dụng khi mà sàn giao dịch bạn đầu tư chấp nhận cho phép dùng. Để có thể tránh được những trường hợp không đáng có thì bạn hãy tìm hiểu kỹ sàn môi giới trước khi giao dịch nhé.
Phải trả tiền cho mức phí Spread
Bạn sẽ thực hiện việc mở hai lệnh cùng một lúc khi mà bạn dùng chiến thuật này. Lúc này, mức phí spread sẽ được sinh ra. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải trả tiền cho mức phí Spread.
Sử dụng Hedging với những cặp tiền ít biến động
Một điều cần lưu ý là với những cặp tiền ít biến động thì bạn hãy sử dụng phương pháp này nhé. Bởi vì nhờ phương pháp này nó sẽ giúp cho các bạn giảm thiểu được tối ưu mức độ rủi ro.
Tỉnh táo và quyết đoán
Xác suất 100% sẽ không bao giờ xảy ra đối với các cặp tiền nghịch đảo ngoại hối. Do đó sai lầm về dự đoán của bản thân đôi khi vẫn sẽ xảy ra.
Yếu tố giúp làm nên thành công khi tham gia giao dịch tại thị trường chứng khoán chính là sự quyết đoán và tỉnh táo. Nhất là khi mà bạn tham gia vào việc chọn lựa giữa các lệnh để duy trì. Bởi vì nếu không tỉnh táo và quyết đoán, bạn sẽ mất đi một khoản lợi nhuận rất đáng tiếc đấy.
Kết luận
Trên đây là bài viết tham khảo về Hedging là gì? Việc sử dụng Hedging sẽ giúp bạn khá nhiều khi bạn bất an về hướng đi ngược lại của thị trường đấy. Mong rằng bài viết của “hướng dẫn Exness” đã cung cấp được các thông tin hữu ích dành cho mọi người. Hãy đón đọc những bài viết khác của chúng mình nhé.
Xem thêm:
Dollar Cost Averaging là gì? Kinh nghiệm áp dụng DCA khi giao dịch
Ví dụ giải thích về Arbitrage – Chiến lược Arbitrage được sử dụng giao dịch như thế nào?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.