money flow index

Money Flow Index (MFI) là gì? Cách sử dụng chỉ số MFI hiệu quả

Money Flow Index là chỉ báo được dựa trên RSI để phát triển. Nó được bổ sung thêm yếu tố khối lượng nên vì thế nó có đôi chút hoạt động khác so với chỉ báo RSI. Vậy MFI có điểm khác ra sao và nó có thật sự hữu ích không? Cách sử dụng chỉ số Money Flow Index như thế nào cho hiệu quat khi giao dịch tại thị trường forex? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau của Exness nhé.

Khái niệm chỉ báo MFI là gì?

Chỉ báo Money Flow Index có tên viết tắt là MFI. Đây là chỉ báo thuộc loại dao động, giá trị của chỉ số MFI sẽ dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Chỉ báo Money Flow Index sẽ phản ánh chủ yếu ba tín hiệu cho các nhà giao dịch. Chúng là tín hiệu hội tụ – phân kì, tín hiệu quá bán – quá mua và tín hiệu xu hướng.

So với các loại chỉ báo khác thì thì tính hiệu xu hướng do chỉ số MFI cung cấp không được sử dụng nhiều. Bởi vì tín hiệu của nó rất yếu. Đối với tín hiệu hội tụ – phân kì và tín hiệu quá bán – quá mua của chỉ báo Money Flow Index thì lại khác. Chúng rất được các nhà đầu tư yêu thích và sử dụng. Bởi vì hai chỉ báo này có độ dự đoán tín hiệu với xác suất chính xác khá cao.

Nhà sáng lập ra chỉ số Money Flow Index chính là Avrum Soudark và Gene Quong. Chỉ báo MFI này được phát triển dựa vào các đặc điểm của chỉ báo RSI. Nhưng nó lại chứa thêm nhân tố khối lượng. Do đó money flow Index còn được gọi là chỉ báo RSI có trọng khối. Vậy tại sao các nhà sáng tạo của chỉ báo MFI lại lựa chọn bổ sung thêm khối lượng? Đó là bởi vì khi mà thị trường tạo ra các đáy hoặc các đỉnh thì tại vị trí đó khối lượng được tăng lên.

Nhận thấy được điều đó nên hai người cha đẻ của chỉ số MFI đã quyết định thiết lập thêm nhân tố khối lượng vào. Đây là điều vô cùng khác biệt bởi vì chưa có một chỉ báo nào được cài đặt thêm yếu tố đó. Nhờ nhân tố này nó đã giúp các nhà đầu tư có thể nhìn thấy bao quát hơn về sự biến động của thị trường. Đó chính là lý do tại sao mà chỉ báo Money Flow Index thuộc vô loại volume indicators.

Bạn đã hiểu được khái niệm Money Flow Index MFI là gì chưa?
Bạn đã hiểu được khái niệm Money Flow Index MFI là gì chưa?

Công thức tính chỉ báo MFI là gì?

Giá trị của chỉ báo RSI được tính thông qua giá đóng cửa và cách tính chỉ số RSI thì không quá phức tạp. Như mọi người cũng biết, chỉ báo MFI cũng là một dạng chỉ báo RSI nhưng có thêm khối lượng. Chính vì thế mà chỉ số MFI cũng sẽ được tính thông qua giá đóng cửa.

Tuy nhiên, chỉ báo MFI cũng bị ảnh hưởng bởi giá trị thấp và cao nhất. Chính vì chỉ số FMI được thiết lập thêm khối lượng. Hiển nhiên, MFI cũng sẽ phụ thuộc vào khối lượng giao dịch. Để có thể tính được giá trị của chỉ số MFI, chúng ta phải tính toán thông qua nhiều bước khác nhau. Sau đây, Exness sẽ hướng dẫn các bạn cách tính chỉ số MFI.

Cach tính chỉ số MFI

Bước 1: Tính toán Typical Price (giá trị tượng trưng)

(Low + High + Close) / 3 = TP

Bước 2: Tính toán Money Flow (dòng tiền)

TP * Volume = MF

MF(+) sẽ biểu thị nguồn tiền dương khi mà giá đóng cửa của nến sau thấp hơn so với nến trước đó. Ngược lại, MF(-) sẽ biểu thị nguồn tiền âm khi mà giá đóng cửa của nến sau cao hơn so với nến trước đó.

Bước 3: Tính toán Money Ratio (tỉ lệ dòng tiền)

MF (+,14) / MF (-,14) = MR

Bước 4: Tính toán chỉ số MFI

100 – [100 / (1+MR)] = MFI

Một số thuật ngữ

  • Low: Giá trị thấp nhất của một phiên trong một chu kỳ.
  • High: Giá trị nhất của một phiên trong một chu kỳ.
  • Close: Giá đóng cửa trong một chu kỳ của một phiên
  • Volume: khối lượng giao dịch trong một chu kỳ của một phiên
  • MF (+,14): có nghĩa là tổng Money Flow dương thuộc chu kỳ 14 
  • MF (-,14): có nghĩa là tổng Money Flow âm thuộc chu kỳ 14

Như bạn thấy ở phía trên thì có xuất hiện con số 14. Đây chính là con số biểu thị cho chu kỳ 14. Nó là con số được cha đẻ của MFI gợi ý cho nhà đầu tư khi áp dụng chỉ báo MFI vào trong giao dịch. Tuy nhiên, đây chỉ là một gợi ý chứ không phải là một sự bắt buộc. Do đó bạn có thể linh động thay đổi chúng để phù hợp với các chiến lược riêng của bản thân. Khi lựa chọn chu kỳ hợp lý, nó sẽ giúp cho bạn có đi đến con đường thành công nhanh hơn.

Đặc điểm và tính chất của chỉ báo MFI là gì?

Để có thể hiểu rõ về ý nghĩa của chỉ số Money Flow Index thì trước hết các bạn phải phải đảm bảo một điều. Đó chính là hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm được công thức tính chỉ số MFI.

Công thức tính chỉ số MFI là gì?
Công thức tính chỉ số MFI là gì?

Như mọi người cũng biết thì chỉ báo MFI là một trong những loại chỉ báo dao động. Nó sẽ nằm trong khoảng từ đường số 0 cho đến 100.

MFI hướng về 0

Nếu như giá trị của MFI giảm dần và hướng về 0 thì có nghĩa là giá trị MR cũng sẽ giảm về giá trị 0. Điều này nó cũng sẽ kéo theo MF (+,14) cũng sẽ gần về giá trị 0. Vậy những con số này có ý nghĩa như thế nào? Qua các giá trị này, nó phản ánh giá của các ngày tăng ít hơn so với giá của ngày giảm trong một chu kì. Chứng tỏ rằng bên bán đang kiểm soát được thị trường và bên mua đang bị yếu thế hơn.

MFI hướng về 100

Ngược lại, nếu như giá trị của MFI hướng về 100 thì có nghĩa là giá trị MR sẽ đi đến vô cùng. Điều này nó cũng sẽ kéo theo MF (-,14) cũng sẽ gần về giá trị 0. Vậy lúc này nó sẽ phản ánh điều gì? Qua các giá trị này, nó thể hiện giá của các ngày giảm ít hơn so với giá của ngày tăng trong một chu kì. Chứng tỏ rằng bên mua đang kiểm soát được thị trường và bên bán đang bị yếu thế hơn.

Vậy khi giá trị của MFI bằng 0 hay bằng 100 thì nó có ý nghĩa ra sao? Lúc này nó thể hiện rằng trong 14 lần giao dịch thì giá có xu hướng giảm một cách liên tục. Hãy chú ý nhé, sẽ không có chuyện giá giảm rồi bị giá tăng chen ngang. Hay sẽ không xảy ra trường hợp giá tăng một cách liên tục. Hoặc là giá tăng rồi bị giá giảm chen ngang. Khi những con số này xuất hiện nó dự đoán khả năng thị trường sắp có xu hướng đảo chiều với xác suất rất cao.

Tuy nhiên, đó chỉ là về mặt lý thuyết, còn trên thực tế thì tình huống này thật sự rất khó có thể xảy ra. Chính vì lý do đó thông thường các nhà giao dịch sẽ thường chọn mức quá mua là 80. Đối với mức quá bán sẽ nằm tại mức 20 khi áp dụng với chỉ báo Money Flow Index. Tuy rằng gần tới 0 và 100 là một điều rất hiếm gặp. Nhưng nếu bạn gặp trường hợp này trong khi xem biểu đồ thì chứng tỏ rằng xu hướng đảo chiều chắc chắn được xảy ra.

Cách thiết lập chỉ báo MFI tại nền tảng metatrader 4

Sau đây, exness Việt Nam sẽ hướng dẫn các bạn cách để cài đặt chỉ báo MFI vào biểu đồ thuộc nền tảng MetaTrader 4.

Đầu tiên các bạn sẽ click vào cụm từ insert sau đó chọn indicators. Tiếp theo các bạn sẽ tìm cụm từ Volumes rồi tiến hành chọn money flow index.

Sau khi hoàn thành các bước trên, lúc này trên màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại như hình minh họa sau:

Hướng dẫn cài đặt chỉ báo MFI trên MT4
Hướng dẫn cài đặt chỉ báo MFI trên MT4

Tại mục Parameters

Ở bước này chúng ta sẽ chọn ra chu kỳ của chỉ báo MFI. Trên nền tảng MetaTrader 4 thì nó đã được mặc định sẵn là 14. Nếu không thích con số này và cảm thấy nó không phù hợp với phương pháp của bản thân thì bạn có thể thay đổi.

Sau khi đã chọn xong chu kỳ thì bạn sẽ tiếp tục lựa chọn kiểu cách, màu sắc và bề dày cho chỉ số MFI. Khi đã lựa chọn xong, lúc này bạn sẽ tiến hành đánh dấu vô 2 ô trống Fixed maximum và Fixed minimum như trong ảnh. Điều này sẽ giúp các bạn có thể cố định được giá trị của vùng giới hạn trên và giới hạn dưới.

Tại mục levels

Tại nền tảng MetaTrader 4, level đã được mặc định sẵn bởi hai con số 20 và 80. Thông qua hai con số này, nó sẽ thể hiện mức quá bán và quá mua. Nếu như cảm thấy hai con số này không phù hợp với phương pháp của bạn. Thì hãy thay đổi chúng sao cho phù hợp với chiến lược của mình nhé.

Vậy làm sao để có thể để thay đổi được những con số ấy? Rất đơn giản, bạn chỉ cần click chuột vào 2 ô trống chứa số 20 và 80. Rồi sau đó chỉ việc xóa đi rồi sửa lại là xong. Ngoài ra nếu bạn muốn thêm vô thì ấn khung Add. Còn nếu muốn xóa đi các giá trị hãy tìm cụm từ delete để ấn nhé.

Sau khi đã chọn xong ngưỡng quá bán và quá mua lúc này chúng ta sẽ tiến hành lựa chọn màu sắc. Tất nhiên cũng không thể quên việc lựa chọn thêm bề dày cho các đường của chỉ báo.

Nếu như bạn đã cảm thấy mọi thứ đều ổn rồi thì hãy bấm vào nút ok để hoàn thành. Sau đây, Exness sẽ cung cấp cho bạn một biểu đồ có chứa chỉ báo MFI thông qua các đường qua hình phía sau.

Đồ thị chứa chỉ báo MFI thông qua đường biểu diễn
Đồ thị chứa chỉ báo MFI thông qua đường biểu diễn

Hướng dẫn áp dụng MFI tại thị trường forex

Nhận dạng xu thế thị trường thông qua chỉ báo MFI

Chúng ta có thể sử dụng các đường 45 – 55 hay 50 để biết được xu hướng của thị trường khi áp dụng MFI. Sau đây, sàn exness sẽ nói chi tiết hơn về cách nhận biết xu thế thông qua MFI.

Ví dụ 1

Hình minh họa ví dụ 1 cách nhận biết xu hướng
Hình minh họa ví dụ 1 cách nhận biết xu hướng
  • Xu hướng thị trường được dự đoán tăng khi đường 50 nằm dưới MFI một cách liên tục.
  • Xu hướng thị trường được dự đoán giảm khi đường 50 nằm trên MFI một cách liên tục.

Ví dụ 2

Hình minh họa ví dụ 2 cách nhận biết xu hướng
Hình minh họa ví dụ 2 cách nhận biết xu hướng

Nếu như không thích sử dụng đường 50, các bạn có thể lựa chọn đường 45 – 55 để áp dụng.

  • Xu hướng thị trường được dự đoán tăng khi đường 55 nằm dưới MFI một cách liên tục.
  • Xu hướng thị trường được dự đoán giảm khi đường 45 nằm trên MFI một cách liên tục.

Tín hiệu quá bán – quá mua

Tín hiệu quá mua sẽ xuất hiện khi mà đường 80 nằm dưới đường MFI – đang tăng. Điều này phản ánh thị trường đang có xu hướng chuyển từ tăng sang giảm. Do đó, hãy đặt lệnh sell vào lúc này.

Tín hiệu quá bán sẽ xuất hiện khi mà đường 20 nằm trên đường MFI – đang giảm. Điều này phản ánh thị trường đang có xu hướng chuyển từ giảm sang tăng. Do đó, hãy đặt lệnh buy vào lúc này.

Ví dụ 1

Minh họa ví dụ 1 - Tín hiệu quá mua quá bán
Minh họa ví dụ 1 – Tín hiệu quá mua quá bán
  • Lệnh buy 1: Cây nến Doji được tạo ra bởi giá trong xu thế giảm trong thời gian dài. Đồng thời, MFI nằm trong khu vực quá bán. Điều này khả năng cao thị trường từ giảm thành tăng. Vào lệnh buy khi đường 20 bị cắt bởi MFI từ dưới lên.
  • Lệnh buy 2: Tweezer Bottom được sinh ra và MFI nằm trong khu vực quá bán. Do đó xác suất thị trường đảo chiều rất cao.
  • Lệnh sell 3: Trong xu thế thị trường giảm, đường trendline bị giá chạm phải. Dự đoán khả năng cao thị trường sẽ có giá đi xuống.
Phóng to biểu đồ tại lệnh sell 3
Phóng to biểu đồ tại lệnh sell 3

Ví dụ 2

Minh họa ví dụ 2- Tín hiệu quá mua quá bán
Minh họa ví dụ 2 – Tín hiệu quá mua quá bán
  • Tuy MFI nằm trong khu vực quá mua nhưng giá đang có xu hướng tăng lên.
  • Tuy MFI nằm trong khu vực quá bán nhưng giá đang có xu hướng giảm xuống.
  • MFI nằm trong khu vực quá bán thứ 3 và giá tăng nhưng chỉ là trong phút chốc.

Ví dụ 3

Minh họa ví dụ 3 - Tín hiệu quá mua quá bán
Minh họa ví dụ 3 – Tín hiệu quá mua quá bán
  • Vị trí 1: MFI nằm trong khu vực quá bán.
  • Vị trí 2, 3: Đường 20 bị retest hai lần bởi MFI (nằm ngoài khu vực quá bán).
  • Vị trí 4: Đỉnh gần nhất đã bị phá hủy => vào lệnh và dưới đáy gần nhất đặt stop loss. 
  • Vị trí 5: Đường 80 bị cắt bởi MFI => Chốt lời.

Ví dụ 4

Minh họa ví dụ 4 - Tín hiệu quá mua quá bán
Minh họa ví dụ 4 – Tín hiệu quá mua quá bán
Lệnh buy
  • Vị trí 1: MFI nằm trong khu vực quá bán.
  • Vị trí 2, 3: Đường 20 bị retest lại bởi MFI (nằm ngoài khu vực quá bán).
  • Vị trí 4: Đỉnh gần nhất đã bị phá hủy => vào lệnh buy.
  • Vị trí 5: Đóng lệnh.
Lệnh sell
  • Vị trí 1’: MFI nằm trong khu vực quá mua.
  • Vị trí 2’ : Biên quá mua bị retest lại bởi MFI.
  • Vị trí 3’: Đáy gần nhất đã bị phá hủy => vào lệnh sell.
  • Vị trí 4’: Đóng lệnh.

Tín hiệu hội tụ – phân kỳ

Đỉnh cao hơn sẽ được tạo ra bởi tín hiệu phân kỳ. Thông qua tín hiệu này, nó phản ánh xu hướng của thị trường vẫn đang tiếp tục tăng. Nhưng nếu như lúc này chỉ báo MFI tạo ra các đỉnh thấp hơn. Điều này chứng tỏ xu hướng thị trường đang tăng với cường độ yếu hơn so với thời điểm trước. Lúc này, xu hướng đảo chiều giá giảm có xác suất xảy ra khá cao.

Đáy thấp hơn sẽ được tạo ra bởi tín hiệu hội tụ. Thông qua tín hiệu này, nó phản ánh xu hướng của thị trường vẫn đang tiếp tục giảm. Nhưng nếu như lúc này chỉ báo MFI tạo ra các đáy cao hơn. Điều này chứng tỏ xu hướng thị trường đang giảm với cường độ yếu hơn so với thời điểm trước. Lúc này, xu hướng đảo chiều giá tăng có xác suất xảy ra khá cao.

Thông qua chỉ báo MFI và tín hiệu hội tụ – phân kì, nó giúp các trader dự đoán được xu hướng của thị trường. Nhờ vậy mà giúp cho các nhà đầu tư có thể biết được hướng đi tiếp theo của mình trong giao dịch sẽ là gì. Tuy nhiên nó sẽ không giúp các bạn có thể xác định được các điểm ra hay vào lệnh một cách chính xác.

Do đó, để giảm thiểu mức độ rủi ro,  bạn nên sử dụng thêm các loại chỉ báo khác. Một số các công cụ bạn nên sử dụng như sau: Các chỉ báo kỹ thuật khác, các mô hình giá, mô hình nến Nhật. Khi kết hợp các công cụ lại với nhau bạn sẽ dễ dàng biết được các điểm nào là lý tưởng để ra – vào lệnh.

Ví dụ 1

Hình minh họa ví dụ 1 - Tín hiệu hội tụ và phân kỳ
Hình minh họa ví dụ 1 – Tín hiệu hội tụ và phân kỳ

Như trên biểu đồ, có thể thấy rằng tín hiệu phân kỳ đã được sinh ra. Điều này nó dự đoán rằng rất có khả năng thị trường sắp đảo chiều từ tăng thành giảm. Thông qua biểu đồ, có thể dễ dàng thấy được mô hình vai đầu vai đang dần được tạo ra. Mô hình vai đầu vai là một trong những mô hình rất dễ gặp trong thị trường tài chính forex.

Để có thể tìm được điểm vào lệnh hợp lý, bạn cần phải kẻ đường neckline trên mô hình. Tại điểm thứ nhất của đường neckline, nếu như giá breakout tại đây thì bạn có thể vào lệnh. Hoặc là khi reteset hoàn thành thì bạn cũng có thể vào lệnh ở vị trí số 2.

Đừng quên việc đặt điểm chốt lỗ (stop loss) nhé. Trong mô hình giá, tại phía trên của đỉnh đầu, hãy đặt stop loss tại vị trí này. Ngoài stop loss ra, hãy đặt thêm cả take profit. Chúng ra sẽ đo khoảng cách từ đường neckline đến đỉnh đầu. Khoảng cách từ điểm vào lệnh cho đến điểm đặt take profit sẽ bằng khoảng cách mới đo được. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phương pháp chốt lời dựa trên tín hiệu của chỉ báo MFI. Tức là khi đường 20 bị đường MFI cắt từ dưới lên lên, chúng ta sẽ thực hiện giao dịch đóng lệnh.

Ví dụ 2

Hình minh họa ví dụ 2 - Tín hiệu hội tụ và phân kỳ
Hình minh họa ví dụ 2 – Tín hiệu hội tụ và phân kỳ

Để xác tìm được điểm vào lệnh bạn sẽ sử dụng tín hiệu hội tụ và phân kì. Ở tình huống này, bạn có thể áp dụng thêm đường trendline để tìm được điểm dễ dàng hơn. Lưu ý: Tín hiệu hội tụ – phân kì nằm ở giữa đường giá và chỉ báo MFI.

Khi chỉ báo MFI sẽ thoát ra khu vực quá bán đồng thời giữa đường giá và chỉ số MFI xuất hiện tín hiệu hội tụ. Điều này chứng tỏ rất có thể xu hướng đảo chiều tăng sắp xảy ra với xác suất cao.

Ở tình huống này, để biết được điểm vào lệnh lý tưởng chúng ta có thể chọn 1 trong 2 cách sau:

Cách thứ nhất

Chúng ta sẽ áp dụng tín hiệu quá bán của chỉ số Money Flow Index để xác định. Nếu lựa chọn cách này thì bạn chỉ cần giao dịch tương tự với những ví dụ đã được đề cập ở trên. Sau khi đường 20 được retest xong, sau khi mà đỉnh gần nhất bị chỉ báo MFI phá hủy thì chúng ta hãy vào lệnh.

Cách thứ hai

Chúng ta sẽ áp dụng trendline để xác định. Với cách này bạn sẽ cần phải vẽ Trendline trong xu hướng thị trường giảm. Khi mà giá tăng lên sau khi đã phá hủy đường trendline, hãy vào lệnh lúc này.

Nếu từng áp dụng hai cách trên thì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được chúng sẽ cho ra các điểm vào lệnh giống nhau. Khi mà đường 80 bị cắt bởi MFI từ trên xuống hãy kết thúc vị thế tại đây.

Tuy rằng tín hiệu hội tụ và phân kì là những tín hiệu mạnh nhưng điều đó không có nghĩa là nó luôn đúng. Vẫn sẽ có đôi lúc tín hiệu này sẽ dự đoán sai, vì thế đừng chủ quan mà lệ thuộc quá vào tín hiệu này.

Ví dụ 3

Ở ví dụ này, Exness sẽ đưa ra minh chứng cho tình huống giá giảm nhưng tín hiệu hội tụ vẫn được sinh ra.

Hình minh họa ví dụ 3 - Tín hiệu hội tụ và phân kỳ
Hình minh họa ví dụ 3 – Tín hiệu hội tụ và phân kỳ

Exness xin nhấn mạnh với mọi người rằng đừng bao giờ sử dụng riêng lẻ bất kì một chỉ báo nào. Bởi vì hiện nay chỉ báo MFI chưa thể dự đoán đúng được chính xác 100%. Chính vì thế để giảm thiểu mức độ rủi ro, hãy sử dụng thêm nhiều các chỉ báo khác nhé. Dự đoán sẽ càng được chắc chắn hơn khi mà các chỉ báo này cho ra cùng một tín hiệu.

Tuy rằng, việc sử dụng nhiều chỉ báo sẽ giúp bạn giảm thiểu được rủi ro cao hơn. Nhưng nó cũng sẽ khiến cho bạn cảm thấy rất rối. Bởi vì việc sử dụng quá nhiều sẽ khiến cho biểu đồ chằng chịt nhiều đường và lại càng rối mắt. Nếu là trader mới bước chân vào thị trường thì việc áp dụng quá nhiều chỉ báo sẽ khiến việc phân tích khó chính xác. Do đó, sàn exness khuyên bạn hãy chỉ áp dụng vừa đủ các công cụ lại với nhau, khoảng một đến hai chỉ báo. Bởi vì làm như thế sẽ giúp bạn đỡ rối và có thể đạt được khả năng thành công cao hơn.

Những điểm hạn chế của MFI

Mặc dù có thể phân tích và dự báo xu hướng giá một cách chi tiết, nhưng việc sử dụng chỉ báo MFI đơn lẻ vẫn không đảm bảo tín hiệu giao dịch chính xác tuyệt đối. Đôi khi, tín hiệu phân kỳ không nhất thiết dẫn đến sự thay đổi trong xu hướng giá. Thậm chí, có những trường hợp khi giá không reagiert theo mong đợi, điều này có thể gây ra thua lỗ cho nhà đầu tư.

Chỉ báo MFI cũng không cung cấp thông tin về các sự kiện quan trọng sắp diễn ra có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Điều này làm cho nhà đầu tư không thể hoàn toàn hiểu được nguyên nhân gây ra các biến động giá và chuẩn bị phản ứng kịp thời.

Sự khác biệt giữa RSI và MFI 

Khi nhắc đến các chỉ báo cho điều kiện thị trường quá mua và quá bán, trader thường nghĩ đến RSI trước. Tuy nhiên, MFI cũng là công cụ quan trọng hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện giao dịch hiệu quả. 

Cả RSI và MFI đều được sử dụng để theo dõi động lượng thị trường, đánh giá xem có phải thị trường đang ở tình trạng quá mua hay quá bán không. Đồng thời, cả hai chỉ báo đều được tính toán dựa trên dữ liệu từ 14 chu kỳ, theo cài đặt mặc định thông thường.

Điểm khác biệt giữa RSI và MFI: 

  • RSI: Chỉ báo RSI được sử dụng để theo dõi động lượng thị trường thông qua tốc độ và sự thay đổi của các biến động giá. Kết hợp với việc xem xét khối lượng giao dịch, nó cung cấp một cách đơn giản và dễ hiểu nhất để phân tích sự kết hợp với các chỉ báo khác. 
  • MFI: Chỉ báo MFI tập trung vào một mức giá điển hình, sau đó so sánh nó với các đánh giá khác về dòng tiền hiện tại ra vào. Từ đó tạo ra một cách tiếp cận tổng quan mà không trùng lặp thông tin.

Tổng hợp thêm các chỉ số dòng tiền khác

Trên thực tế, mặc dù phân tích dòng tiền có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng hiện nay các nhà đầu tư có vẻ không quá quan tâm đến vấn đề này. Hơn nữa, họ thường bỏ qua việc phân tích dòng tiền hiện tại và các chỉ số dòng tiền nếu chúng không thuộc vào danh mục các chỉ số đánh giá doanh nghiệp.

Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn top 3 chỉ số về dòng tiền có thể hỗ trợ các nhà giao dịch ngoài chỉ số MFI. Các chỉ số này cung cấp cái nhìn tổng quan về sức khỏe tài chính và khả năng sinh lời của một doanh nghiệp mà không trùng lặp thông tin.

Chỉ số

Công thức

Ý nghĩa

Chỉ số CFO

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh hoặc doanh thu

Chỉ số này cho biết tỷ lệ của dòng tiền thực tế được tạo ra bởi doanh thu của hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Nó chỉ ra mức độ mà một đồng doanh thu thực tế có thể tạo ra bao nhiêu đồng dòng tiền.

Chỉ số FCF

Chỉ số CFO trừ đi chi phí TSCĐ (tài sản cố định)

Chỉ số này được sử dụng để đánh giá hiệu quả chuyển đổi từ tài sản cố định của doanh nghiệp sang dòng tiền.

Tỷ lệ khả năng thanh toán nợ

Chỉ số FCF chia cho tổng nợ hiện tại

Tỷ lệ này thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ và khả năng thanh toán nợ hiện tại của họ.

Kết luận

Money Flow Index là một trong những loại chỉ báo thuộc dạng RSI, nhưng được thiết lập thêm khối lượng. Đây cũng là một loại công cụ hỗ trợ cho các nhà giao dịch rất là nhiều trong việc dự đoán xu hướng thị trường. Thị trường tài chính hiện nay có rất nhiều công cụ thú vị. Nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn, hãy truy cập vào chuyên mục Exness Hướng Dẫn để biết thêm nhiều loại chỉ báo nhé.

Xem thêm:

Làm thế nào để nhận biết được các tín hiệu của chỉ số Alligator?

Sử dụng chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm thì tốt?

Những điều cần chú ý về chỉ số Stochastic Oscillator

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *