DCA là gì? DCA được hiểu là một chiến lược trung bình giá có thể được áp dụng trong các giao dịch tiền điện tử hay cổ phiếu. Đây được xem như một cách thức giúp gia tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro với hiệu quả khá cao. Nếu bạn vẫn còn lạ lẫm với chiến lược này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Chúng tôi – Exness sẽ giải đáp cho bạn DCA là gì, khám phá cách thức hoạt động và kinh nghiệm sử dụng DCA sao cho hiệu quả.
Tổng quan về DCA – Dollar Cost Averaging
Khái niệm DCA là gì?
DCA có tên đầy đủ trong tiếng Anh là Dollar Cost Averaging, là một chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư. Chiến lược này là một kỹ thuật đầu tư một lượng tiền cố định vào một tài khoản đầu tư trong một thời gian dài theo một kế hoạch thường xuyên cho dù giá tài sản đó có biến động lên xuống bất thường.
Số tiền đầu tư sẽ được chia đều theo thời gian, các nhà đầu tư sẽ hạn chế việc mua phải một tài sản khi nó đang có giá cao. Chiến thuật đầu tư này được đánh giá là khá hữu ích mà lại đơn giản với chi phí đầu tư thấp, giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ với số vốn đầu tư ít ỏi có thể giảm thiểu được rủi ro. Khi áp dụng phương pháp này, các nhà đầu tư sẽ mua thêm được nhiều tài sản với giá thấp và mua ít hơn khi giá của chúng lên cao.
Hiểu đơn giản, với một số tiền đầu tư nhất định, các nhà đầu tư sẽ mua được nhiều tài sản hơn khi giá giảm. Ngược lại, số lượng tài sản mua vào khi giá tăng sẽ ít hơn.
Vai trò của DCA là gì?
Với kỹ thuật này, việc các nhà đầu tư không mất tiền đầu tư là không thể xảy ra. Thay vào đó, DCA cho phép thay vì đầu tư một khoản tiền gộp thì bạn có thể đầu tư theo thời gian, một cách thức phổ biến trong lĩnh vực đầu tư tiền điện tử và chứng khoán.
Chiến lược đầu tư này được xem là khá thông minh. Tuy nhiên chúng lại dễ bị nhầm lẫn với việc tìm cách mua với giá tốt bằng việc bắt đáy giá của một loại tài sản khi nó tụt xuống sâu.
Nếu như bạn phân tích thị trường và dự đoán đúng xu hướng thì DCA sẽ thực sự phát huy tác dụng. Và đương nhiên chiến lược trung bình giá sẽ có sự liên hệ với việc phân tích kỹ thuật, cụ thể là các công cụ chỉ báo như dải Bollinger, MACD, sóng Elliott hay MA,…
DCA và chu kỳ thị trường là gì?
Trong thị trường Bullish
Mục tiêu của mọi chiến lược DCA sẽ là mua được tài sản với giá rẻ, có như vậy thì khi bán ra, các nhà giao dịch mới có thể tối đa hóa lợi nhuận so với số vốn.
Mỗi thị trường Bullish sẽ phải trải qua lần lượt 5 giai đoạn, gồm có:
- Giai đoạn tích lũy
- Giai đoạn tăng trưởng
- Giai đoạn phân phối
- Giai đoạn giảm giá
- Giai đoạn trở về tái tích lũy ban đầu
Hầu hết các nhà giao địch đều mong muốn tại giai đoạn tích lũy có thể mua được với giá tốt nhất. Tuy nhiên khoảng thời gian giá tích lũy là điều chúng ta không thể đoán chắc 100% và chúng ta có thể kiên nhẫn chờ đợi đến lúc chốt lời hay không.
Thông thường, chúng ta sẽ lấy vị thế bằng cách mua 1 phần ở giai đoạn tích lũy. Khi các yếu tố phá vỡ xác nhận giá một cách chính thức thì chúng ta mới canh để mua vào, tránh tình trạng ôm vốn trong thời gian quá dài.
Trong thị trường Bearish
Tương tự như trong thị trường tăng, chúng ta không thể chắc chắn giá mình mua vào chính là giá đáy 100%. Chính vì thế khi chia các khoản đầu tư ra thành nhiều phần, bạn có thể mua được số coin nhiều hơn. Tuy nhiên giả sử nếu giá quay đầu, bạn sẽ không bị lỡ con sóng mà vẫn giữ được vị thế của mình.
Ví dụ
Khoảng 2019 – 2020 trên thị trường Bitcoin, nhiều nhà đầu tư cho rằng BTC giảm về 10.000 và mức giảm này chính là giá đáy. Thế nhưng BTC vẫn chưa thể thoát ra khỏi trend giảm lớn từ 2017 nên họ đã lựa chọn DCA.
Khi đó, rất nhiều người đã mua được Bitcoin với giá rẻ tại thời điểm giá rớt về vùng $8.000 – $6.000 – $$4.000. Hoặc khi giá đi lên, họ vẫn có sẵn vị thế trên sàn giao dịch. Tuy nhiên, trong downtrend, DCA đòi hỏi các nhà giao dịch phải có tâm lý vững vàng hơn rất nhiều so với trong uptrend. Bởi khi giá giảm mạnh và kéo dài, không phải ai cũng giữ vững được tâm lý và niềm tin. Vì vậy so với downtrend thì việc DCA trong uptrend sẽ đỡ áp lực hơn nhiều.
Hướng dẫn áp dụng chiến lược DCA
Bạn nên áp dụng chiến lược trung bình giá trong những trường hợp sau đây:
- Khi thị trường đang trong một xu hướng nhất định.
- Khi thị trường đang có dấu hiệu giảm điều chỉnh
- Khi ở gần bên dưới có các ngưỡng hỗ trợ mạnh
- Khi thị trường mà bạn muốn tham gia được đánh giá là “miếng bánh ngon giảm giá”.
Các bạn sẽ áp dụng chiến lược DCA như sau:
- Đầu tiên, xác định số tiền thua lỗ cao nhất mà bạn có thể chấp nhận được nếu mọi thứ không đi theo kế hoạch của bạn.
- Tính tổng khối lượng lệnh mà bạn có thể mua.
- Xác lập chiến lược vào điểm các lệnh, điểm cắt lỗ, chốt lời.
- Lấy tổng khối lượng lệnh chia làm 3 phần lần lượt là 30/30/40 khối lượng.
- Tìm kiếm và lựa chọn 3 điểm vào lệnh, tốt nhất và vùng gần trendline hoặc gần cản hỗ trợ).
Chú ý
- Trong các thị trường có biến động bất ổn cao thì không áp dụng DCA
- Trong các thị trường rác cũng không áp dụng DCA
- Hãy đảm bảo tổng thua lỗ khi bạn thất bại không vượt quá 5-10% tài khoản.
- Không dời dừng lỗ, không nhồi lệnh mà chỉ vào lệnh đúng như kế hoạch.
- Nếu kế hoạch không đúng, hãy bình tĩnh và kiên nhẫn chờ đợi những cơ hội sau.
Kinh nghiệm áp dụng DCA khi giao dịch tiền ảo
Để dễ hình dung việc sử dụng DCA trong giao dịch đầu tư tiền ảo, hãy làm một bài toán về đầu tư Bitcoin nhé.
Bài toán 1: Mua Bitcoin với toàn bộ tài sản trong một lần
Với những người mới tham gia thị trường thì phần nhiều đều rơi vào trường hợp này. Giả sử bạn đang có 10.000$ và bạn mua Bitcoin giá 8.000$ với toàn bộ số tiến đó. Khi đó bạn sở hữu 1.25 BTC.
Sau đó, khi Bitcoin đạt mức giảm hoặc tăng và bạn muốn bán thì các mức giá bán sẽ được tính toán trong bảng lãi/ lỗ như sau:
Bài toán này là một phương thức cơ bản. Tiếp theo, số vốn của bản thân sẽ được tính trung bình và sử dụng. Hãy quan sát kết quả thu được là như thế nào nhé.
Bài toán 2: Áp dụng DCA tại thị trường giảm
DCA sẽ thực sự tỏa sáng ở bài toán này. Hiện tại, giả sử với số vốn 10.000$, một kế hoạch mua theo từng đợt giảm được xây dựng. Số vốn sẽ được chia làm lần, nghĩa là mỗi đợt sẽ sử dụng 2.500$.
Bạn sẽ thực hiện mua Bitcoin ở các mức 8.000, 6.000, 5.000, 3.000. Như vậy số Bitcoin bạn nắm giữ sau 4 lần mua như thế sẽ là 2.0625 BTC. Sau đó, khi BTC trở lại với đà tăng thì nếu bán như giá bên dưới, bạn sẽ tính được lợi nhuận và thua lỗ như sau:
Có thể thấy rằng lợi nhuận sẽ rất khủng nếu như thị mọi thứ diễn ra theo đúng kỳ vọng. Khi Bitcoin giảm thì so với việc mua một lần, anh em đã gia tăng số lượng nắm giữ nhiều hơn. Khi giá BTC tăng thì vốn đầu tư cũng tăng lên, khi bán ở giá 12.000$, tổng lợi nhuận sẽ tăng gấp 1.5 lần.
Bài toán 3: Áp dụng DCA khi thị trường đi ngang (sideway)
Giả sử trong suốt một năm, thị trường đi ngang và giá đi trong một phạm vi hẹp. Tại 4 đợt ở các mức 8.000, 7.500, 7.000 và 6.000, bạn đều mua được Bitcoin thì bạn sẽ sở hữu 0.877976 BTC với các mức mua như thế.
Bạn sẽ thấy bài toán này có phần giống bài toán dùng toàn bộ vốn mua một lần.
Thị trường có thể lên và xuống hoặc di chuyển sang ngang. Tuy nhiên chúng sẽ kết thúc tại nơi bắt đầu trong một thời gian dài. Bạn sẽ không bao giờ dự đoán hoàn toàn chính xác thị trường đang hướng tới vị trí nào.
Nếu thay vì di chuyển cao hơn, Bitcoin di chuyển thấp hơn thì trung bình giá sẽ cho phép lợi nhuận giao dịch lớn hơn nhiều. Đây là thời điểm bạn cần đảm bảo lợi nhuận của mình sẽ không chỉ tồn tại tức thời mà cần duy trì dài hạn.
Bài toán 4: Áp dụng DCA tại thị trường tăng
Ở bài toán cuối cùng này, giả sử vẫn với số vốn 10.000$ chia làm bốn đợt giá là 5.000, 6.500, 7.000 và 8.000. Như thế bạn sẽ sở hữu 1.55 BTC sau 4 đợt mua. Khi giá tăng lên, mức lời/ lỗ của bạn sẽ được tính như ở bảng dưới đây.
DCA thể hiện trong bài toán này có phần yếu kém, ít nhất là trong thời gian ngắn. Sau khi Bitcoin tăng cao hơn, nó lại tiếp tục tăng cao hơn nữa. Vì vậy, bạn không thể tối đa hóa lợi nhuận của mình với chiến lược trung bình giá. Điều này liên quan đến việc thực hiện một lần duy nhất mua hết toàn bộ.
Trừ khi bạn đang tìm kiếm lợi nhuận trong thời gian ngắn thì xác suất xảy ra kịch bản này là rất hiếm bởi Bitcoin có thể bốc hơi. Do đó, bạn nên trải dài vốn trong các giao dịch của mình nếu đang đầu tư dài hạn. Ngay cả khi điều này đồng nghĩa với việc tại một mức giá nhất định, bạn sẽ phải trả tiền nhiều hơn.
Chiến lược trung bình giá DCA có tốt không?
Nhìn chung, chiến lược trung bình giá có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn với 3 lợi ích chính như sau: tránh nhầm lẫn thị trường, tránh fomo thị trường và suy nghĩ đầu tư dài hạn.
Bởi tâm lý của các nhà đầu tư thường dao động giữa trạng thái tham lam và sợ hãi. Vì thế khi thị trường đảo chiều, họ thường có xu hướng dựa theo cảm xúc mà đưa ra các quyết định giao dịch.
Tuy nhiên, khi bạn sử dụng DCA nghĩa là khi mọi người đang bán một cách sợ hãi thì bạn sẽ tiến hành mua.
Điều này sẽ giúp bạn ghi nhận được một mức giá tốt và xác lập được lợi nhuận lâu dài. Trung bình giá và thị trường trong xu hướng đi lên sẽ khiến bạn nhận ra cơ hội dài hạn tuyệt vời chính là thị trường gấu.
Cách thức hoạt động của chiến lược DCA
Quan sát ví dụ sau đây để nắm bắt được cách thức mà chiến lược DCA hoạt động.
Ví dụ về cách thức hoạt động của DCA
Bạn sở hữu một số tiền cố định là 40.000$ và dự định dùng chúng để đầu tư vào Bitcoin. Bạn cho rằng giá có thể sẽ dao động tại vùng hiện tại và bạn có thể sử dụng chiến lược DCA để tích lũy và xây dựng vị thế bởi đây là một vùng khá thuận lợi.
Số tiền 40.000$ sẽ được chia nhỏ thành 400 phần, giá trị mỗi phần là 100$. Mỗi ngày, bất kể giá cả thế nào, bạn cũng sẽ thực hiện mua Bitcoin trị giá 100$. Với thao tác này, trong khoảng thời gian 13 tháng, bạn sẽ mở rộng điểm vào lệnh của mình.
Nếu bạn bắt đầu thực hiện vào năm 2020 thì trong 1 năm, mức lợi nhuận bạn sở hữu sẽ khá cao, gần gấp 3 tài sản của mình.
Qua ví dụ trên, có thể thấy rằng chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư sẽ mang lại lợi ích thực tế là giảm thiểu rủi ro khi đầu tư không đúng thời điểm. Bởi khi đầu tư, giao dịch, một trong những điều khó nắm bắt nhất chính là thời điểm thị trường.
Thông thường, thời điểm đầu tư vẫn có thể bị lệch ngay cả khi hướng giao dịch của bạn đúng. Điều đó khiến cho toàn bộ giao dịch trở nên sai lệch. Và rủi ro này sẽ được hạn chế nhờ sử dụng chiến lược trung bình giá.
Chú ý với chiến lược DCA
Nếu khoản đầu tư của bạn được chia thành nhiều phần nhỏ hơn thì so với việc bạn mua một số lượng lớn trong một vài lần, việc chia nhỏ như vậy sẽ đem lại kết quả đầu tư tốt hơn với cùng một số tiền. Việc mua vào sai thời điểm là rất dễ xảy ra và kết quả nó mang lại sẽ không như mong muốn.
Hơn nữa, trong quá trình ra quyết định, bạn có thể loại bỏ được nhiều thành kiến. Chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư sẽ đưa ra quyết định giúp bạn khi bạn cam kết thực hiện chiến lược này.
Chiến lược DCA hướng đến mục đích mua và giữ vị thế đủ lâu để không cần quan tâm đến vấn đề thời gian. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xác lập một kế hoạch thoát vốn khi bạn đã quyết định sử dụng chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư vào một vị thế nào đó.
Đối với trường hợp của BTC, BTC vẫn luôn liên tục duy trì xu hướng tăng mặc dù có những giai đoạn rơi vào suy thoái.
Tất nhiên, rủi ro sẽ không được triệt tiêu hoàn toàn với chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư. Chiến lược này xuất phát từ ý tưởng giảm thiểu rủi ro về thời điểm xấu để việc giao dịch đầu tư diễn ra thuận lợi hơn. Chiến lược này cũng không đảm bảo 100% thành công cho giao dịch của bạn, vì thế bạn cần nghiên cứu nó một cách căn bản.
DCA – những lợi ích và hạn chế nên biết
Lợi ích của DCA là gì?
Giảm thiểu rủi ro
DCA hỗ trợ bảo quản tiền, giảm thiểu rủi ro, cung cấp tính linh hoạt và tính thanh khoản khi quản lý danh mục đầu tư.
Cơ hội mua là khi thị trường giảm giá. Vì thế khi thị trường bắt đầu tăng, DCA sẽ thúc đẩy tiềm năng sinh lợi của danh mục đầu tư dài hạn.
Chi phí thấp
Khi giá giảm, việc mua chứng khoán sẽ đảm bảo được lợi ích cao hơn về sau. Do biến động của thị trường là rất khó để dự báo nên DCA sẽ giúp giảm thiểu chi phí mua hàng.
Vượt qua giai đoạn thị trường suy thoái
Chiến lược DCA sẽ giúp các nhà đầu tư vượt qua thị trường suy thoái với cách thức đầu tư định kỳ số tiền nhỏ. Sử dụng DCA giúp các danh mục đầu tư giữ cân bằng lành mạnh và trong dài hạn sẽ có tiềm năng tăng giá.
Giảm thiểu đầu tư theo cảm tính
Theo lý thuyết hành vi, có rất nhiều yếu tố dẫn đến việc đầu tư theo cảm tính. Việc sử dụng DCA sẽ hạn chế được điều này.
Thông qua DCA, một chiến lược mua có kỷ luật sẽ giúp các nhà đầu tư loại bỏ được các thông tin truyền thông sai lệch để tập trung vào nhiệm vụ trước mắt.
Hạn chế của DCA là gì?
Chi phí cho nhiều lần giao dịch
Nhà đầu tư có thể chịu chi phí giao dịch nhiều lần bởi họ sẽ mua tài sản một cách có hệ thống trong một khoảng thời gian nhất định với số lượng nhỏ.
Lợi nhuận kỳ vọng thấp
DCA giảm thiểu rủi ro cho giao dịch dẫn đến việc lợi nhuận cũng thấp hơn kỳ vọng. Các nhà đầu tư sẽ thu được ít lợi nhuận hơn so với đầu tư một lần và thậm chí có khả năng mất giá trị tài sản.
Phức tạp
Việc giám sát các khoản đầu tư trong thời gian nhất định theo lịch trình là không hề đơn giản. So với đầu tư một lần, DCA làm cho nhà đầu tư tốn công sức và thời gian nhiều hơn.
Những câu hỏi thường gặp về DCA
Trong đầu tư chứng khoán, nên áp dụng DCA bao lâu?
Nên áp dụng DCA từ 6 đến 12 tháng nhưng đây chỉ là lý thuyết mà thôi. Hãy xem xét các dữ liệu lịch sử để xem sự khác biệt giữa các giai đoạn khác nhau.
Tại sao cần áp dụng DCA khi đầu tư tiền điện tử?
Thị trường Bitcoin và tiền điện tử đều biến động liên tục. Do đó khi tập trung vốn vào một mức giá vừa mang lại lợi nhuận lớn nhưng vừa nâng cao rủi ro lên nhiều lần và bạn không thể tồn tại trên thị trường lâu. DCA sẽ chia nhỏ vốn đầu tư, giúp có thời gian đánh giá thị trường và giảm thiểu được rủi ro.
Sử dụng DCA với nhiều loại tiền điện tử được không?
Bạn nên tránh các loại coin rác bởi chúng rất dễ bị delist, hãy tập trung vào những loại coin hàng đầu.
Ngưỡng kháng cự và hỗ trợ trong chứng khoán là sao?
Đây là hai khái niệm chỉ vùng giá mà phe mua và bán đang tranh chấp làm cho giá tăng hoặc giảm mạnh:
- Ngưỡng hỗ trợ là vùng giá chặn không cho giá giảm thêm và làm nhu cầu mua tăng mạnh.
- Ngưỡng kháng cự là vùng giá chặn không cho giá tăng thêm và khiến nguồn cung tăng mạnh.
Kết luận
Vậy bạn đã hiểu DCA là gì chưa? Đây là một chiến lược đem lại hiệu quả cao, vì thế bạn hãy tìm hiểu kỹ và áp dụng một cách hợp lý để mang về những giao dịch có kết quả tốt nhé. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác từ chuyên mục Exness Hướng Dẫn nhé.
Xem thêm:
Hedging là gì? Yếu tố nào cần quan tâm khi sử dụng Hedging trong giao dịch?
Arbitrage là gì? Áp dụng chiến lược kinh doanh chênh lệch giá có thể gặp những rủi ro nào?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.