Floating Exchange Rate được gọi với cái tên khác là tỷ giá thả nổi hoặc tỷ giá linh hoạt. Tỷ giá này sẽ vận động theo mối quan hệ giữa lượng cung và lượng cầu trên thị trường ngoại hối. Đặc biệt, Ngân hàng trung ương hay nhà nước sẽ không được can thiệp vào Floating Exchange Rate. Như vậy, ý nghĩa thật sự của Floating Exchange Rate là gì? Qua bài viết sau đây, Exness Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn đôi nét về tỷ giá này cũng như sự khác nhau giữa tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi là gì một cách chi tiết nhất.
Tỷ giá thả nổi (Floating Exchange Rate) là gì?
Floating Exchange Rate là gì? Đây chắc hẳn là điều mà khá nhiều trader thắc mắc. Floating Exchange Rate (Tỷ giá thả nổi) còn được gọi là tỷ giá linh hoạt. Tỷ là này là một chế độ mà giá trị đồng tiền trên thị trường ngoại hối được phép dao động. Tỷ giá hối đoái thực tế sẽ không bị giới hạn bởi tính ngang giá đã được xác định. Đồng thời, dựa vào mối quan hệ tương quan của cầu và cung giữa các đồng tiền đang tồn tại trên thị trường hối đoái mà tỷ giá này có thể vận động một cách tự do. Trong đó, một đồng tiền thả nổi sẽ là đồng tiền sử dụng theo chế độ tỷ giá thả nổi.
Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ vào năm 1973 thì hầu hết các quốc gia công nghiệp lớn ở phương Tây đề đi theo hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi. Trong đó, tính ngang giá với vàng sẽ không được quy định ở mỗi quốc gia nữa. Khi tiền giấy được lưu thông, hàm lượng vàng của từng đơn vị tiền giấy sẽ được chính phủ quy định sao cho phù hợp với hàm lượng vàng của kim loại tiền tệ trước đây đang được lưu hành. Đồng tiền của một quốc gia sẽ không còn thực hiện theo quy định tỷ giá trung tâm của ngoại tệ.
Theo như lý thuyết, chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, tức là không bị quản lý và được tự do. Thì tỷ giá này sẽ được lượng cung cầu ngoại tệ trên thị trường toàn quyền quyết định mà không có thêm một sự can thiệp nào cả cho dù đó là gián tiếp hay trực tiếp. Nếu so sánh với tỷ giá hối đoái cố định thì điều này trái ngược hoàn toàn. Tỷ giá hối đoái cố định sẽ được hoàn toàn quyết định bởi chính phủ hoặc chủ yếu là tỷ giá.
Mặc dù là tỷ giá hối đoái thả nổi nhưng cũng không có gì chắc chắn về việc các quốc gia không tham dự vào và thao túng giá tiền tệ của quốc gia họ. Có thể thấy Ngân hàng trung ương và chính phủ luôn luôn cố gắng tìm cách sao cho giá tiền tệ được thuận lợi và dễ dàng hơn trong thương mại quốc tế.
Phân tích theo hướng liệu rằng hệ thống tỷ giá hối đoái này có bị chính phủ can thiệp hay không. Hệ thống này sẽ được chia thành hai loại:
- Tỷ giá thả nổi tự do hoàn toàn: Cung cầu ngoại tệ sẽ chi phối hoàn toàn tỷ giá này và việc điều tiết tỷ giá cũng sẽ không được chính phủ can thiệp vào. Tại điểm mà lượng cung và lượng cầu bằng nhau thì sẽ xác định được giá trị đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Cung ngoại tệ sẽ giảm và đồng tiền ngoại tệ sẽ tăng giá khi nhập khẩu tăng lên. Và ngược lại khi cung ngoại tệ tăng, đồng tiền ngoại tệ sẽ giảm theo khi nhập khẩu giảm xuống.
- Tỷ giá thả nổi có điều tiết: Đây còn gọi là tỷ giá bán thả nổi. Tức là cách kiểm soát ổn định tỷ giá sẽ được chính phủ tự do lựa chọn. Tuy nhiên, điều này không được đánh mất đi tính độc lập về tiền tệ. Ở hình thức này, dựa vào việc nằm giữa 2 chế độ là cố định (fixed) và thả nổi (floating) để xét tỷ giá. Các quốc gia hiện nay thường sử dụng hai chế độ này vô cùng nhiều. Tỷ giá này có ưu điểm chính là phản ánh đầy đủ những xu hướng kinh tế toàn cầu và các biến động để giúp cho nền kinh tế các nước sẽ hòa nhập với nhau hơn. Từ đó, hình thành nên một nền kinh tế thế giới phát triển vượt bậc. Dựa vào tình hình và sự phát triển kinh tế của đất nước, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái phù hợp sẽ hạn chế được tính lạm phát. Kéo theo đó là tỷ lệ thất nghiệp giảm và cán cân thương mại cũng sẽ được cân bằng.
Thực tế hiện nay, không có một quốc gia nào trên thế giới để đồng tiền của quốc gia mình thả nổi tự do (điều này phù hợp với quốc gia có sự vững mạnh về kinh tế). Phần lớn các quốc gia sẽ được chính phủ can thiệp vào thông qua việc bán và mua đồng tiền nhằm hạn chế tỷ giá hối đoái biến động mạnh. Tỷ giá trong ngày sẽ được bộ phận chuyên trách công bố khi đã đạt được sự “chuẩn” sau khi cân đối.
Chức năng và quy trình hoạt động của tỷ giá thả nổi
Ý nghĩa của hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi đó chính là sự thay đổi giá tiền tệ trong dài hạn. Điều này thể hiện sức mạnh kinh tế tương đối cũng như sự chênh lệch lãi suất từ các quốc gia khác nhau.
Các hoạt động ví dụ như tin đồn, thảm họa, đầu cư hay lượng cung và cầu đối với tiền tệ hàng ngày đều sẽ được phản ánh qua các động thái ngắn hạn khi đi kèm với tiền tệ có tỷ lệ giá hối đoái thả nổi. Đồng tiền sẽ giảm nếu như lượng cầu bị lượng cung vượt qua và ngược lại thì đồng tiền này sẽ gia tăng lên.
Nhìn vào hình minh họa phía dưới, có thể thấy từ S1 đến S2 việc tăng lượng cung tiền tệ sẽ xảy ra cùng với một lượng cầu D1. Tức là sẽ có sự giảm giá ở cặp tiền tệ này. Tương tự, lượng cầu từ D1 cho đến D2 tăng tại cùng một lượng cung S1. Từ đó giúp cho cặp tiền tệ này tăng giá.
Đồng tiền thả nổi sẽ có mức độ thả nổi mạnh hay yếu là tùy thuộc vào tâm của thị trường đối với nền kinh tế của một quốc gia. Chẳng hạn, quốc gia này dự kiến sẽ giảm giá tiền tệ nếu như chính phủ được thị trường xem là không ổn định. Trong ngắn hạn, việc các động thái tiêu cực xảy ra sẽ dẫn đến việc các Ngân hàng trung ương can thiệp vào trong khi đó là môi trường tỷ giá thả nổi.
Như đã biết chính phủ không hoàn toàn quyết định đến tỷ giá hối đoái thả nổi. Tuy nhiên, khi đồng tiền quá cao hoặc quá thấp thì chính phủ vẫn có quyền can thiệp vào tỷ giá này để đảm bảo đồng tiền luôn ở mức giá có lợi cho quốc gia.
Ví dụ minh họa cho Floating Exchange Rate
Để hiểu hơn về chức năng và sự hoạt động cơ bản của tỷ giá thả nổi là gì thì hãy cùng Exness phân tích ví dụ sau đây nhé.
Chẳng hạn việc xuất khẩu từ Nhật sang Mỹ không tăng nhanh bằng việc nhập khẩu từ Nhật sang Mỹ. Thì khi đó, Nhật sẽ có nhu cầu về đồng USD tăng nhanh hơn về nhu cầu của Mỹ về đồng Yên Nhật. Điều này khiến cho xảy ra tình trạng so với đồng đô la thì Yên Nhật sẽ xuống giá nhanh chóng. Như vậy, cán cân thương mại lúc này sẽ bị ảnh hưởng và xuất khẩu từ Nhật sang Mỹ sẽ rẻ hơn nhập khẩu từ Mỹ vào Nhật và ngược lại.
Tuy nhiên, nếu như xuất khẩu từ Nhật sang Mỹ nhanh hơn nhập khẩu từ Nhật sang Mỹ thì đồng Yên Nhật sẽ của Mỹ sẽ có nhu cầu cao hơn khi so sánh với nhu cầu của Nhật về đồng đô la. Từ đó, đồng Yên Nhật so với đồng USD sẽ lên giá. Đồng thời, từ Mỹ nhập khẩu sang Nhật sẽ rẻ hơn và ngược lại từ Nhật nhập khẩu sang Mỹ sẽ đắt đỏ hơn.
Vì vậy, để tỷ giá hối đoái của Nhật Bản được quản lý chặt chẽ, họ có thể dựa vào việc mua bán đồng USD để tham gia và can thiệp vào thị trường tỷ giá hối đoái. Có nghĩa là nếu Nhật Bản muốn các biến động xảy ra trên thị trường hối đoái được giảm thiểu thì quốc gia này cần phải sử dụng đến lượng USD đã dự trữ. Thông qua đó giữ cho đường xu thế dài hạn và tỷ giá hối đoái luôn sát với nhau.
Các ưu điểm của Floating Exchange Rate (tỷ giá thả nổi) là gì?
Nền kinh tế đối ngoại và đối nội đều sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi tỷ giá hối đoái thả nổi. Vậy, ưu điểm của tỷ giá thả nổi là gì? Một vài ưu điểm nổi bật sẽ được Exness chia sẻ ngay sau đây.
Chính sách tiền tệ độc lập hình thành – Điều chỉnh tự động với các cú sốc thương mại
Chế độ tỷ giá thả nổi cho phép việc hình thành chính sách tiền tệ độc lập ở mỗi quốc gia. Tình hình thị trường luôn được phản ánh chính xác thông qua Floating Exchange Rate. Không những thế, cán cân thanh toán thông qua tỷ giá thả nổi cũng được cân bằng. Do đó, khi sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn, một quốc gia có thể tự chủ về chính sách tiền tệ cũng như cân bằng cán cân thương mại bằng cơ chế tự điều chỉnh.
Đối với tỷ giá cố định, các khuôn khổ kỷ luật luôn bị áp đặt lên cơ quan tiền tệ. Tuy nhiên, đối với tỷ giá thả nổi thì lại khác. Khi đứng trước những cú sốc bất lợi về kinh tế, họ đều có trong tay mình các quyền lực rộng rãi.
Trong chế độ tỷ giá thả nổi, nếu như muốn giảm nhẹ chi phí mà những cú sốc kinh tế mang lại thì Ngân hàng trung ương lúc này có thể phản ứng thông qua biện pháp interest rate. Điều này có nghĩa là giảm lãi suất.
“Seigniorage” – Giữ lại quyền lợi in tiền
“Seigniorage” nhằm muốn nói đến các quyền lợi mà người có thế lực được đúc tiền. Đây là điều khác nhau giữa chi phí của việc in tiền và giá trị đồng tiền.
Lượng cầu về tiền sẽ tăng lên trong một nền kinh tế tăng trưởng. Như vậy, chi phí cung tiền từ Ngân hàng trung ương có thể xem như là bằng không. Hay hiểu một cách khác, chính phủ sẽ nhận về một khoản thu nhập từ quyền lợi này. Khoản thu nhập này có thể coi như là một loại thuế.
Đối mặt với chế độ tỷ giá thả nổi, Ngân hàng trung ương không cần phải thực hiện các cam kết về việc đảm bảo một mức tỷ giá cụ thể nào cả. Do vậy, quyền thu hẹp và mở rộng cung tiền đều do họ toàn quyền quyết định trong việc điều chỉnh các biến mục tiêu ví dụ như việc làm, tỷ lệ lạm phát hay sản lượng.
Nếu như lạm phát xảy ra và gây ra các bất lợi cho sức cạnh tranh bởi vì sự tăng cung tiền từ Ngân hàng trung ương. Thì sau đó, sẽ có xu hướng mất giá đồng nội tệ. Đây là một tác động cải thiện và tích cực đến sức cạnh tranh do vậy sẽ không làm ảnh hưởng gì đến tỷ giá thực tế và sức cạnh tranh.
Giúp cán cân thanh toán (BOP) được ổn định
Cán cân thanh toán sẽ xuất hiện trong bảng báo cáo giao dịch tại một khoảng thời gian cụ thể giữa các thực tế của quốc gia này với các thực thể của những quốc gia khác còn lại trên thế giới.
Về mặt lý thuyết, trong bảng báo cáo này, sự mất cân bằng nào đó xảy ra sẽ dẫn đến việc thay đổi tự động tỷ giá hối đoái. Như vậy, cán cân thanh toán dựa vào tỷ giá thả nổi sẽ có thể cân bằng lại.
Nếu như cán cân vãng lai của một quốc gia bất kỳ bị thâm hụt và làm cho giá nội tệ giảm. Thì lúc này, việc xuất khẩu sẽ được thúc đẩy và đồng thời hạn chế việc nhập khẩu cho đến khi nào cán cân thanh toán được cân bằng mới thôi.
Chẳng hạn, đồng tiền sẽ mất giá khi xảy ra tình trạng thâm hụt. Khi đó, quốc gia này xuất khẩu hàng hóa sẽ rẻ hơn khiến cho lượng cầu tăng. Và sau cùng, trạng thái cân bằng trong BOP cũng đạt được.
Không hạn chế hoạt động Ngoại hối
Những loại tiền tệ có tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ có thể không bị hạn chế bất kỳ điều gì khi thực hiện giao dịch. Điều này khác hẳn với các loại tiền tệ có tỷ giá hối đoái cố định. Chính vì điều này, Ngân hàng trung ương cũng như chính phủ không cần phải áp dụng đến quy trình quản lý liên tục.
Nâng cao hiệu quả thị trường
Như đã nói, trên thị trường toàn cầu thì tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ bị ảnh hưởng khi một quốc gia áp dụng các nguyên tắc cơ bản liên quan về kinh tế vĩ mô. Điều này cũng sẽ khiến cho dòng danh mục đầu tư giữa các quốc gia với nhau bị ảnh hưởng theo. Vì thế, thị trường sẽ nâng cao được hiệu quả nhờ vào Floating Exchange Rate.
Việc dự trữ ngoại hối lớn không bắt buộc
Đối với floating exchange rate, Ngân hàng trung ương của các quốc gia sẽ không bắt buộc dự trữ ngoại hối lớn với mục đích bảo vệ tỷ giá hối đoái. Do đó, có thể sử dụng dự trữ ngoại hối cho việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng hơn nữa thông qua việc nhập khẩu các tư liệu sản xuất.
Lạm phát nhập khẩu được bảo vệ
Đối với các quốc gia sử dụng tỷ giá hối đoái cố định, khi giá nhập khẩu cao hơn hoặc cán cân thanh toán thặng dư thì các quốc này sẽ xảy ra tình trạng lạm phát nhập khẩu.
Thế nhưng đối với tỷ giá hối đoái thả nổi, vấn đề này rất hiếm và hầu như không xảy ra. Do vậy, các quốc gia không phải lo sợ về lạm phát nhập khẩu.
Các nhược điểm của floating exchange rate (tỷ giá thả nổi) là gì?
Bên cạnh các ưu điểm thì đối với với tỷ giá nào cũng sẽ có một vài nhược điểm thì kèm và floating exchange rate cũng không ngoại lệ. Vậy, các nhược điểm hiện đang còn tồn tại đối với floating exchange rate là gì?
Tỷ giá thả nổi có tính biến động mạnh
Ngoài việc dễ dàng bị biến động thì tỷ giá hối đoái còn mang trong bình tính biến động vô cùng mạnh. Các yếu tố như xã hội, tâm lý, chính trị, kinh tế đều có khả năng tác động đến tỷ giá và làm chúng biến động.
Chỉ trong một ngày giao dịch, đồng tiền này sẽ có thể sẽ giảm giá trị mạnh mẽ so với loại tiền tệ khác. Không những thế, các nguyên tắc cơ bản liên quan đến kinh tế vĩ mô sẽ không thể nào giải thích được những sự biến động ngắn hạn xảy ra với tỷ giá hối đoái thả nổi.
Các dự báo trong tương lai sẽ là yếu tố chính ảnh hưởng và tác động đến tỷ giá. Sẽ xảy ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chính sách kinh tế vĩ mô nếu như các dự báo đưa ra bởi nhà nước không được chính sát. Khi xảy ra các biến động không ngừng về tỷ giá và khó lòng nào lường trước được. Thì lúc này các hoạt định chính sách kinh tế cũng như các khoản đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn.
Hạn chế việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế
Khi tỷ giá hối đoái thả nổi không được kiểm soát chặt chẽ thì điều này sẽ hạn chế việc phục hồi cũng như tăng trưởng kinh tế. Các vấn đề nghiêm trọng có thể được phát sinh từ các biến động tiêu cực của tỷ giá hối đoái.
Chẳng hạn như việc đồng Euro giảm so với đồng USD thì sẽ gây ra vô vàn khó khăn đối với việc xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang khu vực đồng Euro.
Có khả năng làm các vấn đề hiện tại nghiêm trọng hơn
Nếu như các vấn đề kinh tế như lạnh phát cao, thất nghiệp gia tăng đang xảy ra đối với một quốc gia. Thì các vấn đề này có thể gia tăng trầm trọng hơn bởi tỷ giá hối đoái thả nổi.
Chẳng hạn như ở một quốc gia đã có tỷ lệ lạm phát cao, thì việc đồng tiền của quốc gia này mất giá sẽ khiến cho nhu cầu hàng hóa tăng lên nữa và lại tiếp tục gia tăng lạm phát. Không những thế, quốc gia này có thể sẽ có tài khoản vãng lãi xấu do hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ.
Những điều khác nhau giữa tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi
Có thể xác định giá tiền tệ theo hai cách đó chính là tỷ giá cố định hay tỷ giá thả nổi. Như đã tìm hiểu về floating exchange rate là gì thì loại tỷ giá này sẽ được xác định thông qua lượng cầu và lượng cung của thị trường mở. Vì vậy, giá trị của tiền tệ sẽ tăng lên khi nó có nhu cầu cao. Và đương nhiên khi nhu cầu về tiền tệ thấp thì giá trị của nó cũng sẽ bị suy giảm.
Trong khi đó, tỷ giá cố định sẽ được xác định thông qua Ngân hàng trung ương hoặc chính phủ. Mặc khác, các loại tiền tệ chính khác đang hiện có trên thế giới như USD, Yên, Euro sẽ được đặt so với tỷ giá này.
Tỷ giá cố định tức là một tỷ giá không đổi đã được cố định. Hoặc nếu thay đổi, nó chỉ được phép dao động trong một phạm vi vô cùng nhỏ. Để tỷ giá hối đoái của một quốc gia được duy trì, chính phủ lúc này sẽ bán và mua đồng tiền của chính quốc gia mình so với đồng tiền mà nó được neo. Hiện nay, có hai quốc gia lớn là Ả Rập Xê Út và Trung Quốc đã quyết định để tiền tệ của quốc gia mình neo theo đồng USD.
Trên thực tế, việc xác định hiệu quả kinh tế mà chế độ tỷ giá thả nổi hay chế độ tỷ giá cố định tạo ra là rất khó. Bởi vì phần lợi sự hiệu quả mà chế độ tỷ giá mang lại còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình cụ thể của một quốc gia. Và không có một giải pháp chung nào đáp ứng cho việc tạo ra hiệu quả kinh tế tuyệt vời cho tất cả các quốc gia.
Theo như lý thuyết, có vẻ như chế đội tỷ giá hối đoái thả nổi được đánh giá cao hơn. Trong trên thị trường thực tế, bởi vì quá bất ổn cho nên không có một đồng tiền nào là được thả nổi một cách hoàn toàn.
Có thể thấy chế độ tỷ giá cố định mặc dù tạo nên sự ổn định. Tuy nhiên, sẽ rất là khó khăn trong việc thực hiện các chính sách và biện pháp để giữ tỷ giá cố định này. Vì vậy, chế độ tỷ giá cố định chỉ được áp dụng đối với một vài đồng tiền trên thế giới. Còn lại phần lớn sẽ sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được chính phủ can thiệp để đảm bảo tỷ giá không phản ứng hoàn toàn theo xu hướng thị trường.
Kết luận
Như vậy, Floating Exchange Rate nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, mỗi một quốc gia nên lựa chọn cho mình một chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp để mang về các hiệu quả kinh tế cao cho quốc gia mình. Thông qua những chia sẻ về tỷ giá hối đoái thả nổi vừa rồi của chuyên mục cùng Exness Giao Dịch, hy vọng rằng bạn sẽ đón nhận và có thêm cho mình các kiến thức thật sự giá trị nhé.
Xem thêm:
Tìm hiểu top 5 sàn giao dịch cung cấp dịch vụ Treasury uy tín
Hệ thống Bretton Woods đã có những tác động tích cực đến nền kinh tế thế giới
Ý nghĩa của mô hình Củ Nảy Mèo Chết là gì?
Trader nhận được tín hiệu gì từ báo cáo đơn hàng Durable goods?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.