Nắm rõ bản chất Dead Cat Bounce là gì sẽ giúp các nhà đầu tư tránh được những sai lầm đáng tiếc trong suốt quá trình đầu tư. Nhiều trader nhầm lẫn cú nảy mèo chết Dead Cat Bounce với thị trường đảo chiều khiến giao dịch đứng trước rủi ro thua lỗ. Vì vậy bài viết dưới đây của sàn Exness sẽ tổng hợp các thông tin đáng được quan tâm về mô hình này. Hãy khám phá ngay bạn nhé!
Dead Cat Bounce là gì?
Dead Cat Bounce hay còn được gọi là cú nảy con mèo chết đề cập đến sự phục hồi tạm thời của giá trị tài sản từ vị trí sụt giảm một thời gian dài, hay khi thị trường giảm giá duy trì trong một xu hướng giảm.
Trong đó, Dead Cat Bounce chỉ là một sự hồi phục nhỏ, duy trì ngắn hạn khi tài sản có giá trị đang bị giảm đi. Điển hình như trong thị trường chứng khoán hay thị trường tiền điện tử.
Xu hướng giảm của giá thường bị gián đoạn bởi một giai đoạn phục hồi ngắn mà tại đó giá tạm thời tăng. Dead Cat Bounce xuất hiện dựa vào việc chỉ cần rơi đủ xa và đủ nhanh thì một con mèo chết vẫn có thể nảy lên lại được.
Do đó, “cú nảy con mèo chết” còn được định nghĩa là một sự hồi phục nhất thời.
Đặc điểm của Dead Cat Bounce là gì?
Cú nảy con mèo chết được xếp vào nhóm các mô hình tiếp diễn của xu hướng giảm. Điều đó đồng nghĩa với việc sự phục hồi lúc này có thể là sự đảo ngược của xu hướng hiện hành, nhưng nó sẽ nhanh quay về xu hướng giảm.
- Giai đoạn đầu của mô hình gồm 1 xu hướng giảm mạnh với trung bình khoảng 31% và thường đi kèm với khoảng trống giá (gap) lớn theo xu hướng giảm (theo Bulkowski, 2005). Xu hướng này thường được gây ra bởi “một sự kiện gây giảm giá”. Hiểu đơn giản, đó là một tin tức hay báo cáo tài chính mang tính chất tiêu cực.
- Phần thứ hai của mô hình gọi là “hồi lại”, tức là lúc giá tăng trở lại và có thể lấp đầy một phần hoặc hoàn toàn khoảng trống giá trước đó. Cú nảy này bằng khoảng 28% độ cao giá của đoạn giảm trước (theo nghiên cứu Bulkowski , 2005) và diễn ra trong hơn 23 ngày. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng không phải tất cả “sự kiện gây giảm giá” đều tạo ra cú nảy này.
- Phần thứ ba của cú nảy được gọi là “sự giảm giá” sau đợt nảy. Theo Bulkowski, sự kiện gây giảm giá hình thành nên đáy. Ngoài ra, giá cũng sẽ giảm trung bình 18% dưới đáy của “sự kiện gây giảm giá” trước đó. Theo đó, đáy của đợt giảm đầu tiên bị phá vỡ trong khoảng thời gian ít hơn 2/3 thời gian hình thành đoạn giảm đó và mức giảm sâu vượt đáy là trung bình 18% so với đợt giảm đầu tiên.
Mô hình “cú nảy con mèo chết” thường chỉ được nhận ra sau khi đã xảy ra.
Ý nghĩa của mô hình Củ Nảy Mèo Chết là gì?
Tăng lợi nhuận với Dead Cat Bounce
Mô hình cú nảy con mèo chết thường được các nhà phân tích kỹ thuật ưa chuộng. Theo đó, nó không thực sự phục hồi sau khi giá chạm mức giá thấp hơn so với mức thấp trước đó. Do đó, các nhà đầu tư có thể tận dụng các giao dịch ngắn hạn có sự phục hồi nhỏ này để tăng lợi nhuận. Còn với những trader giao dịch trong dài hạn thì nên mở một vị thế bán khi giá đảo chiều tạm thời.
Giữa các xu hướng giảm có thể là sự xuất hiện của giai đoạn phục hồi ngắn. Đó có thể là kết quả của việc các nhà đầu tư đóng các lệnh bán hoặc mở các lệnh mua khi giá chạm đáy.
Thông thường, chiều hướng giảm của giá sẽ bị gián đoạn bởi thời gian phục hồi ngắn khi giá đang tăng nhất thời. Việc này góp phần khiến các nhà đầu tư đóng các vị thế bán hoặc mua vào với niềm tin rằng giá chứng khoán đã chạm đáy.
Cú nảy con mèo chết khó nhận diện
Mô hình này thường được các trader nhận ra khi mọi thứ đã muộn màng. Trong đó, các bạn có thể cố gắng dự đoán sự phục hồi trong tạm thời bằng cách sử dụng kết hợp cùng các công cụ phân tích khác.
Bạn có thể bắt gặp mô hình cú nảy con mèo chết trong nền kinh tế, cụ thể là ở thời kỳ suy thoái, hoặc trong giá của một cổ phiếu riêng lẻ hay nhóm cổ phiếu.
Cũng giống như việc xác định đỉnh hay đáy của một xu hướng, quá trình nhận diện Dead Cat Bounce trước khi chúng diễn ra không hề đơn giản, thậm chí khó khăn với những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm.
Thực tế vào tháng 3 năm 2009, Nouriel Roubini của Đại học New York đã đánh giá sự phục hồi của thị trường chứng khoán là một cú nảy con mèo chết. Cụ thể, thị trường được dự đoán rằng sẽ có một cú đảo chiều trong ngắn hạn và giảm mạnh xuống một mức thấp mới. Tuy nhiên, cột mốc tháng 3 năm 2009 đã đánh dấu sự khởi đầu của một tăng giá dài hạn, thậm chí vượt mức cao trước suy thoái của nó.
Ví dụ minh họa Dead Cat Bounce
Để có thể hiểu rõ hơn về cú nảy mèo chết Dead Cat Bounce là gì, chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ nhỏ sau đây:
Chẳng hạn như cổ phiếu HSG của Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen đã lập đỉnh tại mức giá 26.700đ/cp vào ngày 04/07/2017. Chưa đầy 1 tháng sau đó, nó đã sụt giảm một cách mạnh mẽ chạm mức 21.000đ/cp vào ngày 01/08/2017.
Tại mức giá thấp này, HSG đã khôi phục giá và trở về mức 23.800đ/cp. Thế nhưng cổ phiếu lại sụt giảm mạnh hơn đợt giảm giá trước đó và chạm mức giá 16.300đ/cp vào ngày 02/11/2017. Như vậy chỉ sau 5 tháng tạo đỉnh, HSG đã sụt giảm khoảng 39% so với giá trị ban đầu.
Ở lần nảy thứ hai vào ngày 15/01/2018, HSG đã quay về mức 22.600đ/cp và tiếp tục giảm mạnh còn 8.000đ/cp vào ngày 29/05/2018. Tức là trong 5 tháng tiếp theo, HSG tiếp tục giảm mất 64,6% giá trị trước đó.
Cuối cùng sau 2 đợt bounce giá, HSG đã giảm mạnh từ 26.700 xuống còn 8.000đ/cp. Mức sụt giảm này cũng đồng nghĩa với việc HSG mất 70% giá trị ban đầu trong vỏn vẹn 10 tháng.
Nhận diện Dead Cat Bounce như thế nào?
Như đã trình bày, mô hình giá Dead Cat Bounce rất khó để có thể phát hiện và nhận ra rằng Dead Cat Bounce đang hoạt động. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp một số chỉ báo kỹ thuật để phát hiện ra hoạt động của chú mèo này.
Đầu tiên, các bạn cần nắm rõ khái niệm của Dead Cat Bounce là gì để đưa ra hai dấu hiệu nhận dạng cú nảy mèo chết cơ bản:
- Mô hình được hình thành trong xu hướng giảm
- Mô hình chỉ xuất hiện sau một đợt giảm giá mạnh mẽ
Xác định độ cao
Độ cao của cú nảy cần được kết hợp đồng thời 2 chỉ báo kỹ thuật sau để xác định, cụ thể là RSI và Fibonacci Retracement. Theo đó, các mức RSI và Fibonacci Retracement sẽ thể hiện con mèo có thể nảy cao bao nhiêu sau khi chết và rơi xuống.
Trong trường hợp giá giảm mạnh và dần phục hồi về một trong các mức Fibonacci Retracement sau: 38.2, 50.0 hay 61.8, đồng tại tại ba mức này, RSI hoặc Stochastic báo hiệu Overbought thì đó có thể là độ cao tối đa của cú nảy.
Xác định độ sâu
Độ sâu của cú nảy trong mô hình Dead Cat Bounce có thể được xác định bằng đáy cũ hay các mức Fibonacci Extension 127.2%, 141.4% và 161.8%.
Trong trường hợp rơi về đáy cũ nhưng RSI chưa Oversold thì độ sâu có thể là mức 127.2% của Fibonacci.
Ví dụ minh họa cách xác định độ sâu và độ cao
Bài viết tiếp tục sử dụng cổ phiếu HSG để minh họa cho trường hợp này. Chẳng hạn chúng ta cùng thêm Fibonacci Retracement, RSI và Stochastic vào biểu đồ giá dưới đây:
Hình minh họa mô tả tại lần nảy thứ nhất, giá cổ phiếu quay trở về mức Fibonacci 61.8% và chỉ báo Stochastic báo Overbought ngay tại khu vực đó. Tiếp sau đó, giá của cổ phiếu HSG bắt đầu sụt giảm.
Tại cú nảy thứ hai, các bạn có thể thấy giá cổ phiếu HSG nảy cao hơn so với mức phục hồi về tới 78.6%. Tuy nhiên, ngay tại độ cao đó, cả 2 chỉ số RSI và Stochastic đều Overbought.
Giao dịch với mô hình Dead Cat Bounce như thế nào?
Điểm vào lệnh
Mô hình giá này chỉ được công nhận khi giá breakout mức giá của đáy cũ, hay còn được gọi là điểm giá nảy lên trước đó. Nếu giá không đủ mạnh để phá vỡ mức đó, thì mô hình sẽ được xem như không hình thành.
Vì cú nảy mèo chết là mô hình tiếp diễn giá giảm, thế nên chúng ta sẽ vào lệnh bán ở đây. Điểm vào lệnh lý tưởng là khi khi giá phá vỡ xuống đáy trước đó. Tốc độ trong trường hợp này rất được quan tâm bởi vì với cú nảy mèo chết giá giảm rất nhanh và mạnh mẽ. Do đó, nếu các nhà đầu tư không liên tục theo dõi và bám sát diễn biến giá thì sẽ đánh mất các cơ hội giao dịch lý tưởng.
Stop Loss
Việc tìm ra điểm đặt stop loss được đánh giá là vô cùng quan trọng bởi không có gì là chắc chắn 100%, đặc biệt là với thị trường Forex đầy biến động. Ví dụ như mô hình giá dưới đây đang thể hiện đầy đủ các đặc điểm cần có của một cú nảy mèo chết, cụ thể bao gồm: một xu hướng giảm mạnh, một cú nảy lên và quá trình giá giảm phá vỡ đáy trước đó. Dựa vào lý thuyết và những gì đã được trình bày, giá sẽ có xu hướng giảm giá. Nhưng thực tế thì đây là những gì diễn ra tiếp theo:
Nhìn chung, tâm lý thị trường đã đột ngột thay đổi, đồng thời những tin tức tích cực được tung ra trên thị trường khiến giá quay đầu và đi lên rất xa. Stop Loss trong tình huống này đã cứu tài khoản của bạn một bàn thua trông thấy, khi giảm thiểu mọi rủi ro thua lỗ. Nếu không nhờ stop loss thì có lẽ tài khoản của bạn đã bị cháy rụi.
Vậy bạn nên đặt stop loss ở đâu? Câu trả lời chính là đặt điểm cắt lỗ ngay tại mức thoái lui cao nhất bạn nhé.
Điểm chốt lời
So với điểm cắt lỗ thì điểm chốt lời cũng quan trọng không kém trong một phiên giao dịch. Theo đó, nếu các bạn chốt lời đúng vị trí thì chắc chắn sẽ có thể tăng xác suất thu lợi nhuận một cách chắc chắn và vô cùng an toàn. Với mô hình cú nảy chú mèo chết, khoảng chốt lời sẽ bằng với khoảng cách mà giá đã giảm trước đó. Hiểu đơn giản, bạn cần phải xác định xem trước khi diễn ra mô hình Dead Cat Bounce, giá bắt đầu giảm từ vị trí nào trong biểu đồ. Sau đó, mọi người cần tiến hành đo khoảng cách từ điểm đó cho đến điểm nảy lên. Khoảng cách đó được chính là khoảng chốt lời đang tìm kiếm.
Lời kết
Dead Cat Bounce là gì đã được trình bày cụ thể trong bài viết với nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như khái niệm, đặc điểm hay cách giao dịch hiệu quả với mô hình này và ý nghĩa của nó trên thị trường. Nhìn chung, Dead Cat Bounce chỉ được xác nhận sau khi nó đã diễn ra do độ khó của mô hình. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư lầm tưởng đó là một cú nảy mèo chết nhưng thực tế lại là một xu hướng đảo chiều.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết hướng dẫn giao dịch trên có thể giúp các bạn có được một bức tranh toàn cảnh về cú nảy mèo chết, cũng như cung cấp thông tin hữu ích về mô hình tiếp diễn của xu hướng giảm.
Xem thêm:
Treasury là gì? Đầu tư Treasury Stock khi nào và nên đầu tư ở đâu?
Floating Exchange Rate là gì? Tầm quan trọng của tỷ giá thả nổi là như thế nào?
Bretton Woods là gì? Nguyên nhân hệ thống Bretton Woods sụp đổ như thế nào?
Durable goods là gì? Tầm quan trọng của báo cáo Durable goods như thế nào?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.