Trong lĩnh vực tài chính, có thể thấy chỉ số ROS là một yếu tố không thể thiếu khi phân tích các giao dịch. Vậy ROS là gì và chỉ số này có ý nghĩa thế nào đối với doanh nghiệp cũng như là các nhà đầu tư? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy cùng Exness Việt Nam đi tìm hiểu các thức hoạt động cũng như cách thực hiện chỉ số ROS hiệu quả để mang về cho mình các thông tin bổ ích nhé.
Đôi nét về chỉ số ROS
ROS là chỉ số được viết tắt bởi cụm từ Return On Sales. Chỉ số này sẽ phản ánh đến tỷ suất lợi nhuận dựa trên tổng số doanh thu mà một doanh nghiệp có được. Vì điều này mà chỉ số ROS sẽ thể hiện được cụ thể và chi tiết cho một đồng doanh thu thuần từ toàn bộ hoạt động buôn bán cũng như kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ. Từ đây, cơ hội để hình thành nên các đồng lợi nhuận (tức là lợi nhuận sau thuế) vô cùng lớn.
Công thức tính chỉ số ROS là gì?
Dựa theo định nghĩa về chỉ số ROS, ta có được cách tính ROS chi tiết nhất như sau:
Chỉ số ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100%
Trong đó, các chỉ tiêu được giải thích như sau:
- Ở công thức này, chỉ số về doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế sẽ được lấy từ các báo cáo tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn muốn đánh giá.
- Ngoài ra, doanh thu thuần cũng sẽ được tính bằng cách lấy Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi cho chỉ tiêu Giảm trừ doanh thu.
Hướng dẫn cách đọc chính xác chỉ tiêu ROS
Khi tìm hiểu về ROS là gì, chắc hẳn ai cũng đều phải chú ý đến cách đọc chỉ số này để biết được điều mà ROS muốn thể hiện và sự ảnh hưởng của nó có quan trọng hay không? Vì vậy, để hiểu và đọc chính xác chỉ số ROS này, bạn có thể xem qua các chia sẻ sau của Exness.
- Nếu trong một doanh nghiệp, ROS có giá trị dương (+), điều này cũng đã phần nào cho thấy được sự ăn nên làm ra của doanh nghiệp đó, tức là có lời (lời nhuận sau thuế dương). Vì vậy, khi giá trị của chỉ số ROS càng lớn thì có nghĩa công ty đang trong trạng thái phát triển và hoạt động vô cùng tốt.
- Nếu trong doanh nghiệp có chỉ số ROS mang giá trị âm (-), thì có nghĩa tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này không mấy khả quan, không kiếm được lợi nhuận và làm ăn thua lỗ. Điều này bao gồm kể cả trường hợp doanh nghiệp đang rơi vào trạng thái nợ nần (lợi nhuận sau thuế <0).
Phân tích chỉ số ROS bằng ví dụ thực tế
Dựa vào kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh, công ty A vào năm ngoái đã đặt mục tiêu SAR là 6% và trong năm nay mục tiêu là 8%. Đồng thời, ngành hiện đang có mức tính trung bình tăng 10% doanh thu. Tức là khi 1 USD doanh thu tăng lên thì chỉ số lợi nhuận ra được tạo ra nhiều hơn khi so sánh năm hiện tại với năm ngoái.
Thế nhưng, so với mục tiêu đã đề ra, công ty lại đang có giá trị ROS nằm bên dưới mức trung bình của ngành. Điều này cho thấy nếu so với ngành thì công ty đang có hướng sẽ mang về được ít lợi nhuận từ doanh thu hơn. Như vậy, điều này cũng phần nào phản ánh được sự không hiệu quả trong việc quản lý chi phí kinh doanh và quá trình hoạt động của công ty.
Ý nghĩa cụ thể của chỉ số ROS là gì?
Không riêng gì ROS mà mỗi một chỉ số kinh tế cũng sẽ có một ý nghĩa và mục tiêu nhất định. Vì vậy, để tiến hành việc đánh giá, phân tích và áp dụng một cách chính xác nhất, bạn cần hiểu được ý nghĩa của chỉ số ROS.
Ý nghĩa đối với doanh nghiệp
Khi phân tích và áp dụng chỉ số ROS vào doanh nghiệp một cách hiệu quả thì kết quả đem về lại vô cùng các giá quý giá và thiết thực trong việc quản trị, điều khiển cũng như kinh doanh dịch vụ của mình. Một vài ý nghĩa đặc trưng sẽ được phân tích cụ thể sau đây:
Tăng doanh thu
Từ ý nghĩa và mục tiêu đánh giá của chỉ số ROS, doanh nghiệp có thể vận dụng nó để tìm ra các biện pháp gia tăng doanh thu. Chẳng hạn như việc giữ chân được các khách hàng cũ hoặc tăng doanh thu bằng cách thực hiện nhiều chương trình, sự kiện marketing để thu hút khách hàng mới. Các chiến dịch marketing này có thể bắt đầu từ việc giảm giá, chiết khấu, tặng quà đi kèm khi sử dụng dịch vụ hoặc cải tiến thêm nhiều tiện ích vào sổ dịch vụ khách hàng,…
Tăng năng suất bằng cách áp dụng công nghệ
Cách thức này có thể giúp đỡ doanh nghiệp rất nhiều trong việc vượt qua các giai đoạn khó khăn trong kinh doanh. Ví dụ như quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Cách thức này sẽ giúp đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp được cải thiện tối đa và đồng thời cũng thu hút thêm được nhiều khách hàng tiềm năng khác. Không những thế, các vấn đề về dịch vụ khách hàng không được tốt đang còn tồn tại cũng sẽ dễ dàng giải quyết hơn nhờ vào phương pháp CRM này.
Giảm chi phí lao động
Việc điều chỉnh hoặc giảm chi phí sau này sẽ linh hoạt hơn nếu giảm chi phí lao động có liên quan nhiều hơn đến việc đầu tư trả trước.
Khi mức lương được trả cho người lao động cao thì một điều chắc chắn sẽ xảy đó là thu hút được một nguồn nhân lực dồi dào đầy niềm năng với các kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp. Khi đó, hiệu suất làm việc sẽ tăng và giúp doanh nghiệp có khả năng thu về doanh thu, lợi nhuận vô cùng lớn.
Giảm chi phí vật liệu
Doanh nghiệp có thể thực hiện điều này bằng cách chủ động tìm kiếm và liên hệ với các nhà cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ hoặc sản phẩm kinh doanh mà doanh nghiệp đang sử dụng. Đồng thời, bạn cũng nên xem xét đến việc chủ động thương lượng một mức giá vật liệu, dịch vụ thấp hơn giá thị trường.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên tự mình đánh giá và phân tích việc sản xuất sản phẩm để đảm bảo sử dụng đúng mức và không lãng phí nguyên liệu thô.
Ý nghĩa đối với nhà đầu tư
Thông qua ROS, các bạn có thể đánh giá về hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Đồng thời xem xét liệu rằng doanh nghiệp này có hoạt động hiệu quả như kỳ vọng hay không.
Bên cạnh đó, chỉ số ROS còn giúp cho doanh nghiệp có được các thông tin vô cùng chi tiết về những niềm năng ẩn. Từ đó, có thể góp phần vào việc tăng trưởng của doanh nghiệp như sau:
- ROS có dấu hiệu tích cực thì nghĩa là công việc kinh doanh đang có lãi. Chỉ số ROS càng lớn thì doanh nghiệp sẽ thu về lợi nhuận càng cao.
- Chỉ số ROS có giá trị < 0 tức là doanh nghiệp đang thua lỗ. Nó cũng phản ánh được việc các nhà quản trị doanh nghiệp đang không đưa ra một biện pháp cụ thể và hợp lý để kiểm soát được tất cả các khoản chi phí hoạt động kinh doanh. Hoặc cũng có thể những sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh đang bị cạnh tranh quá mức và rất khó để bán.
Ý nghĩa đối với ngân hàng
Chỉ số ROS hiện nay đang được các ngân hàng sử dụng để xem xét và đánh giá rằng doanh nghiệp đó đang có được hoạt động kinh doanh đều đặn và hiệu quả hay không. Đồng thời, doanh nghiệp đó cũng đang có các khoản nợ được thanh toán như thế nào, nhanh hay chậm,… Đây cũng chính là căn cứ, cơ sở để ngân hàng đưa ra các quyết định vay vốn đối với doanh nghiệp.
Cách thức để đánh giá chỉ số hoạt động dựa vào ROS
Như bên trên đã chia sẻ thông tin cơ bản, nhờ vào chỉ số ROS mà các doanh nghiệp có khả năng nhận biết và hiểu được tình hình hoạt động ở thực tế của mình đang diễn ra như thế nào. Thế nhưng, khi ROS mang nội dung tích cực thì điều này không có nghĩa là hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi. Và hiển nhiên, khi ROS thể hiện nội dung tiêu cực cũng không đồng nghĩa với việc công ty hoạt động kém hiệu quả.
Một điều khi nói về ROS mà bạn có thể chắc chắn đó chính là khi ROS tăng thì tức là doanh nghiệp đang có những hoạt động kinh doanh hiệu quả về chi phí. Các chi phí phát sinh từ các hoạt động và tài sản kinh doanh cũng sẽ được tính chung vào phần này.
Chính vì vậy mà khi phân tích ROS, bạn cần phải kết hợp các chỉ báo ROE, ROA cùng với các chỉ tiêu, công cụ phân tích khác biết được khả năng sinh lời của doanh nghiệp một cách chính xác hơn. Đồng thời cũng có thể nắm rõ và biết tổng quan hơn về tình hình hoạt động của công ty.
Bên cạnh đó, để đánh giá chỉ số ROS một cách tốt nhất, bạn cần phải dành ra một khoảng thời gian dài để phân tích nó. Có như vậy, những căn cứ, cơ sở mới đủ chính xác. Sẽ mất từ khoảng 3 năm đến 5 năm cho việc phân tích này. Đây là khoảng trung bình phù hợp của ngành so với ROS để việc lập kế hoạch doanh nghiệp được diễn ra chắc chắn hơn.
Bao nhiêu là tốt đối với chỉ số ROS?
Mỗi ngành sẽ có một thước đo ROS khác nhau và các chỉ số được đưa ra cũng không giống nhau. Chính vì vậy, dựa vào mức trung bình của ngành bạn có thể đưa ra các đánh giá và nhận xét tích cực hơn về chỉ số chứ không thể sử dụng một mức cố định và lấy đó so sánh chung cho các ngành. Chính vì vậy, khi ROS thu về được các cấp độ chỉ số khác nhau thì tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng có cái nhìn khác nhau.
Nhìn chung, khi đánh giá ROS một cách chính xác, độc lập và không sử dụng kết hợp với ROA, ROE thì doanh nghiệp vẫn sẽ ổn định nếu ROS > 10%.
Để cải thiện chỉ số ROS đối với doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?
Đối với doanh nghiệp, để cải thiện ROS bạn cần chú ý đến các vấn đề sau đây:
- Thúc đẩy doanh thu
- Vòng đời sản phẩm
- Kiểm soát giá
Không những thế, các yếu tố khác có sự liên quan đến người mua như nhu cầu mua sắm, thu nhập, ngân sách của người mua,… hoặc các yếu tố liên quan đến giá cả, sự đa dạng hàng hóa,.. cũng là điều mà bạn nên chú ý đến.
Khi bạn tập trung vào việc đánh giá các yếu tố này, bạn sẽ dễ dàng và nắm được thể chủ động trong việc kiểm soát chỉ số ROS. Đồng thời, đây cũng là cách để công ty của bạn cải thiện được chỉ số hoạt động.
Mối quan hệ giữa ROA, ROE và ROS là gì?
Để đánh giá chính xác và hiệu quả hơn nữa về tình hình kinh doanh thì bạn cần nắm vững về định nghĩa cũng như các thông tin quan trọng về mối quan hệ giữa ROA, ROS và ROE. Vậy, mối quan hệ giữa các chỉ số ROA, ROE và ROS là gì?
- Lợi nhuận khi được tính ra dựa trên tổng tài sản sẽ được gọi là ROA. ROA sẽ phản ánh được mối quan hệ mật thiết của các loại tài sản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Dựa vào điều này mà bạn có thể biết được những thông tin hiệu quả hơn nữa trong quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp để sinh lời.
- Còn ROE lại được biết đến là phần lợi nhuận trên vốn. Phần lợi nhuận này sẽ được tính dựa vào lợi nhuận thuận lợi được tính trên tổng số vốn chủ sở hữu. Một doanh nghiệp thông qua ROE sẽ biết được mình có đang sử dụng nguồn vốn đúng cách, phù hợp, linh hoạt và hiệu quả hay không.
Và đối với cả 3 chỉ số ROA, ROS và ROE, chúng đều được thiết kế với chức năng kiểm tra xem tình hình hoạt động xấu hay tốt của một doanh nghiệp hoặc một công ty. Trong đó, ROS sẽ được tính toán bằng cách dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh. Còn ROA và ROE sẽ chủ yếu lấy các chỉ tiêu từ bảng cân đối kế toán.
Để ROA tăng, thì phần lớn sẽ vào sự gia tăng của tỷ lệ ROS. Nếu như chỉ số ROS bị giảm thì ROA cũng sẽ bị giảm theo. Hay hiểu cách khác, hai chỉ số ROS và ROA tỷ lệ thuận với nhau. Và điều này có nghĩa là chi phí của doanh nghiệp đang được quản lý không hiệu quả.
Kết luận
Như vậy, ROS là gì đã được Exness chia sẻ cụ thể và chi tiết nhất từ định nghĩa, công thức tính cũng như hướng dẫn cách đọc và cách thức đánh giá hoạt động của chỉ số ROS. Khi đã hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản về ROS, chúng tôi mong rằng bạn sẽ có thể áp dụng chỉ số này một cách nhuần nhuyễn trong quá trình giao dịch của mình. Chúc bạn sẽ gặp nhiều may mắn và thành công hơn nữa khi tham gia đầu tư vào thị trường tài chính nhé.
Xem thêm:
NPV (Net Present Value) là gì? Công thức tính NPV đơn giản
EBITDA (Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization) là gì?
NAV (Net Asset Value) là gì? Cách tính NAV đơn giản và hiệu quả
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.