Nắm rõ NPV là gì hay còn gọi là giá trị hiện tại ròng để có được bức tranh toàn cảnh về một giá trị quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Từ đó, giúp các nhà đầu tư có thêm một công cụ hiệu quả trong ước tính các khoản giá trị hiện tại, những dòng tiền xảy ra xong tương lai được khấu trừ theo một tỷ lệ nhất định, nhằm đưa ra những dự đoán, quyết định phù hợp nhất. Hãy cùng sàn giao dịch Exness tìm hiểu sâu hơn về chỉ số NPV trong bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm về chỉ số NPV
Giá trị hiện tại ròng – Net Present Value (NPV) đề cập đến giá trị hiện tại ròng của dòng tiền trong tương lai trừ đi giá trị hiện tại của chi phí đầu tư. Thuật ngữ này ước tính sự khác biệt giữa giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai và chi phí đầu tư ban đầu của dự án. Các nhà đầu tư cần phải xem xét, đánh giá khả năng sinh lời của mỗi dự án đầu tư vì mỗi dự án đều cần một số tiền đầu tư nhất định. Vì các dòng tiền đều có một giá trị khác nhau và ý nghĩa khác nhau ở từng thời điểm nên để dự đoán chính xác luồng tiền vào và ra đòi hỏi được tính toán, xem xét một khoảng thời gian gần đúng.
Trong các trường hợp đó, chỉ số NPV sẽ được sử dụng để tính toán trong các kế hoạch và ngân sách đầu tư, nhằm giúp nhà đầu tư phân tích và đánh giá khách quan được khả năng sinh lời hiệu quả của các dự án hoặc số tiền để đầu tư.
Công thức tính NPV là gì?
Các bạn có thể dễ dàng áp dụng hiệu quả công thức xác định NPV trong việc tính toán, ước tính khả năng sinh lợi hiệu quả khi đầu tư tài chính. Giá trị hiện tại ròng (NPV) được tính toán chính xác nhất theo công thức như sau:
NPV = C/(1+r)^n – CF0
Trong đó:
- C: Dòng tiền thu vào
- CF0: Chi phí đầu tư ban đầu
- r: Tỷ lệ chiết khấu
- n: Thời điểm được tính (thường theo năm)
Đối với những trường hợp có dấu hiệu dòng tiền không ổn định, các nhà đầu tư có thể áp dụng công thức sau để xác định giá trị hiện tại ròng cho dòng tiền đang xét:
Trong đó:
- Rt: Dòng tiền ở thời điểm t
- i: Tỷ lệ chiết khấu
- C0: Chi phí đầu tư ban đầu
- t: Thời điểm được ước tính (thường theo năm)
Ý nghĩa của NPV là gì?
Dựa vào chỉ số NPV đã được tính biểu thị là dương, âm hay bằng không, các nhà đầu tư có thể dễ dàng biết được nội dung và ý nghĩa của con số, từ đó đánh giá được mức độ sinh lời hoặc lỗ của mỗi dự án đầu tư. Có thể khái quát hoá quy tắc đầu tư cơ bản này như sau:
- Trường hợp NPV > 0: Chấp nhận dự án. Điều này được hiểu rằng tỷ suất sinh lợi của dự án đang có chiều hướng cao hơn so với chi phí bỏ ra đầu tư ban đầu. Dự án này có tính khả thi và sinh lợi cao, vì vậy nên được lựa chọn để đầu tư.
- Trường hợp NPV < 0: Không chấp nhận dự án. Điều này được hiểu rằng tỷ suất sinh lợi của dự án đang có chiều hướng thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư ban đầu. Vì thế nên nhà đầu tư đánh giá đây là dự án bất khả thi, không nên lựa chọn để đầu tư.
- Trường hợp NPV = 0: Điều này được hiểu rằng dự án đang nằm ở xu hướng hòa vốn, Nhà đầu tư có thể tự mình đưa ra quyết định đầu tư hay không.
Minh hoạ về giá trị hiện tại ròng (NPV)
Để có thể hiểu rõ hơn về cách xác định giá trị hiện tại ròng NPV, chúng ta hãy cùng nhau xem xét một ví dụ nhỏ dưới đây. Giả sử công ty Alpha Corporation đang xem xét đầu tư vào một dự án không có rủi ro với chi phí ban đầu là $100. Dự án này sẽ nhận được $120 sau 2 năm và không có bất cứ dòng tiền nào phát sinh. Ngoài ra, tỷ lệ chiết khấu phi rủi ro được xác định là 7%.
NPV được xác định theo biểu thức như sau: NPV = $120/(1,07)^2 – $100 = 4,8$
Kết quả trên cho chúng ta biết rằng dự án này khả thi và nên được chấp nhận đầu tư bởi vì NPV cho số liệu dương.
Ưu điểm và nhược điểm của NPV là gì?
Thực tế chứng minh bất kỳ phương pháp tính nào cũng không hoàn toàn hoàn hảo, chúng đều có những ưu và nhược điểm riêng song song. Thế nên các nhà đầu tư cần nắm rõ 2 khía cạnh này của một phương pháp để có được một cái nhìn toàn diện nhất. Đừng lo lắng vì Exness sẽ giúp bạn tổng hợp cụ thể những ưu điểm nổi bật và hạn chế trong quá trình sử dụng chỉ số này. Hy vọng những thông tin dưới đây có thể giúp các bạn tham khảo và đưa ra các quyết định hợp lý trong các phi vụ đầu tư.
Về ưu điểm nổi bật của NPV
Trước hết, chúng ta hãy cùng liệt kê một vài điểm mạnh của chỉ số giá trị hiện tại ròng NPV khi đánh giá mức độ khả thi của một thương vụ. Trong đó có thể kể đến việc chỉ số này rất dễ tiếp cận, dễ dàng so sánh, không gặp nhiều khó khăn khi tùy chỉnh…
Dễ dàng sử dụng
Chỉ số NPV là giá trị hiện tại của khoản tiền lãi hoặc lỗ thu được từ những dự án đầu tư trong tương lai nên được xác định rất đơn giản, nhà đầu tư hay bất kỳ ai dù không nắm rõ về kinh tế cũng có thể áp dụng được một cách linh hoạt.
Dễ dàng so sánh
Ngoài ra, nhà đầu tư có thể so sánh dự án này với các dự án đầu tư tiềm năng khác nhờ vào chỉ số NPV. Miễn là NPV được tính toán một cách cụ thể và chi tiết, mọi người đều có thể vận dụng, phân tích và so sánh các con số một cách dễ dàng, từ đó đánh giá được khả năng sinh lợi của các dự án với nhau. Nhà đầu tư nếu muốn tối đa hoá lợi nhuận cho công ty thì chỉ cần chọn dự án có NPV tính được cao nhất. Trong trường hợp không có phương án nào hiệu quả hoặc là NPV âm, nhà đầu tư không nên “bỏ tiền vô ích” và cần phải xem xét, tìm kiếm những dự án thay thế. Vì khi đó sẽ không có thêm khoản đầu tư nào làm tăng giá trị cho công ty.
Tùy chỉnh dễ dàng
Một ưu điểm không thể không kể đến mà NPV mang lại đó là nó có thể tùy chỉnh một cách dễ dàng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng hoặc nguồn tài chính cụ thể nhằm đưa ra những quyết định chính xác, hiệu quả nhất cho công ty. Ví dụ, tỷ suất chiết khấu có thể được điều chỉnh để phản ánh được những yếu tố như rủi ro, chi phí cơ hội và chi phí khác trong trường hợp dự án có rủi ro. Khi đó, các đường cong lợi suất thay đổi nhằm đề phòng những rủi ro cho các khoản nợ dài hạn.
Những hạn chế của chỉ số giá trị hiện tại ròng NPV
Sau khi tìm hiểu những ưu điểm nổi bật của chỉ số NPV là gì, bài viết sẽ tiếp tục gửi đến bạn những nhược điểm của công cụ này trong quá trình sử dụng.
Khó ước tính chính xác
NPV dù mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, song nó cũng tồn tại những mặt hạn chế, đầu tiên là việc khó ước tính chính xác. Khi tính toán chỉ số NPV, đòi hỏi các nhà đầu tư cần biết được chính xác tỷ lệ chiết khấu, cũng như thời điểm tính toán. Tuy nhiên, những con số này thật khó để xác định một cách cụ thể. Ví dụ, khi một sản phẩm mới được tung ra trên thị trường và cực kì đặc biệt nổi bật như là một số loại thuốc mới, NPV dựa vào những ước tính về tỷ lệ chi phí và doanh thu có thể nhận được, các loại chi phí phát triển sản phẩm này vẫn chưa được xác định cụ thể.
Không xem xét đến đến chi phí cơ hội
NPV chỉ hữu ích khi giúp nhà đầu tư so sánh được các dự án trong cùng một thời điểm với nhau. Do đó, nó không tính đến chi phí cơ hội của khoản đầu tư đó. Việc không có vốn để đầu tư cho các dự án khác có lợi nhuận cao hơn trong tương lai chính là chi phí cơ hội.
Ví dụ: Khi một công ty đang kinh doanh một sản phẩm đưa ra quyết định đầu tư dựa vào NPV, một ngày sau công ty có thể khám phá ra và xem xét các dự án mới với NPV cao hơn, mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Vì vậy, bạn không chỉ có thể lựa chọn dự án có NPV cao nhất mà còn có thể quyết định bỏ qua tất cả dự án, tin rằng một giải pháp thay thế trong tương lai sẽ mang lại lợi ích tốt hơn cũng như tối đa hoá được lợi nhuận.
Không thể hiện được bức tranh tổng thể của dự án
Một hạn chế nữa của NPV đó là không cung cấp được bức tranh toàn cục của dự án cho các nhà đầu tư. Bức tranh tổng thể về những lợi ích xã hội hoặc mất mát khi hoàn chỉnh một dự án đầu tư cụ thể. Để khắc phục vấn đề này, bên cạnh NPV, nhà đầu tư còn có thể xem xét đến tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) hoặc các phương pháp có hiệu quả khác để đánh giá dự án.
Không tính đến quy mô của dự án
Bên cạnh đó, chỉ số NPV cũng không ước tính đến quy mô của dự án. Ví dụ sau đây sẽ làm bạn hiểu rõ vấn đề: Giả sử nhà đầu tư đang xem xét 2 dự án A và B. Dự án A cần 5 triệu đôla khoản đầu tư và tạo ra NPV là 1,2 triệu đô la. Dự án B cần 3 triệu đô la và tạo ra NPV là 1 triệu đô la. Rõ ràng là nhà đầu tư sẽ ưa thích dự án A hơn vì NPV mang lại cao hơn so với NPV của dự án B. Tuy nhiên, nhìn tổng quát thì sẽ thấy được rằng dự án B mới chính là dự án đem lại lợi nhuận cao hơn trên mỗi đồng đô la ban đầu.
Mối quan hệ giữa NPV (Giá trị hiện tại ròng) và IRR (Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ)
Nhà đầu tư còn có thể đánh giá và tận dụng các chỉ số một cách hiệu quả nhất dựa vào những dự đoán hoặc tín hiệu từ mối quan hệ giữa NPV và IRR. Phương trình NPV = 0 có IRR là nghiệm, do đó muốn tính IRR cần giải phương trình NPV = 0.
- Trường hợp phương trình có kết quả là vô nghiệm, tức là không có IRR. Chúng ta sẽ không đánh giá chính xác được dự án.
- Trường hợp phương trình có kết quả là vô số nghiệm, tức là không có nghiệm của nhiều IRR. Khi đó, không thể biết nên chọn IRR nào để làm chuẩn và tiến hành cho sánh. Để xếp hạng một dự án một cách độc lập, IRR được vận dụng nhưng không thể so sánh 2 dự án như NPV.
Bởi vì các dòng tiền có những tỷ lệ khác nhau theo thời gian còn IRR giả định rằng tất cả dòng tiền đều được chiết khấu với tỷ lệ như nhau, vì thế IRR không phù hợp cho các dự án đầu tư dài hạn. Nhìn chung, IRR và NPV là hai phương pháp hiệu quả để đánh giá, dự đoán khả năng sinh lợi của các khoản vốn đầu tư hoặc dự án. IRR hiển thị những tỷ lệ phần trăm cụ thể, giúp các nhà đầu tư dễ dàng hình dung hơn so với NPV. Một điểm ưu thế hơn của IRR là nó được thể hiện bằng tiền. Tuy nhiên, nhà đầu tư thường kết hợp cả hai chỉ số này khi đánh giá dự án vì có một số trường hợp, IRR không hiệu quả bằng NPV.
Lời kết
Bài viết đã trình bày cụ thể khái niệm NPV là gì, cũng như công thức tính, ưu điểm và các mặt hạn chế của chỉ số này trong quá trình sử dụng. Đây quả thật là một trong những chỉ số thông minh giúp nhà đầu tư đánh giá được chất lượng của dự án. Tuy vậy, chỉ số giá trị hiện tại ròng NPV cũng tồn tại những nhược điểm nhất định mà các nhà đầu tư cần chú ý. Vì thế, các bạn cũng nên luân phiên, kết hợp thêm nhiều phương pháp khác nhau để dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, hiệu quả nhất.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên của chuyên mục Exness Hướng Dẫn đã cung cấp đến bạn đọc một cái nhìn chính xác và toàn diện về công cụ hỗ trợ đánh giá dự án đầu tư. Chúc các bạn thành công với thương vụ của mình.
Xem thêm:
ROS là gì? Chỉ số ROS mang lại ý nghĩa gì cho doanh nghiệp?
EBITDA là gì? Tại sao EBITDA là một chỉ số quan trọng?
NAV là gì? Công thức tính NAV đơn giản và hiệu quả nhất
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.