Chỉ số P/E là gì sẽ được Exness giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây thông qua việc phân tích ý nghĩa, ưu – nhược điểm cũng như cách xác định hệ số P/E. Từ đó, giúp các nhà đầu tư có thêm một chỉ số đánh giá thị trường và mức độ phát triển của một doanh nghiệp hiệu quả. Cụ thể là tiềm năng phát triển của công ty, hay khả năng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai của một doanh nghiệp, hoặc một loại cổ phiếu nào đó trên thị trường.
Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E là một từ được viết gọn lại từ cụm từ tiếng anh “Price to Earnings Ratio”, tạm dịch là tỷ lệ của giá cổ phiếu so với tổng thu nhập. Trong đó, chỉ số P/E mô tả cụ thể sự tương quan giữa giá thị trường (Giá) của cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Hiểu đơn giản, đây sẽ là mức giá mà người mua sẵn sàng bỏ ra cho một đô la thu nhập có được từ cổ phiếu, hay số tiền người mua cần phải trả để có được một đô la thu nhập từ cổ phiếu.
Giả sử vào tháng 12 năm 2020, cổ phiếu Alibaba có tỷ lệ P/E là 37,57. Vì vậy mà rất nhiều đầu tư sẵn lòng bỏ ra 37,57 đô la để có thể nhận được 1 đồng thu nhập từ cổ phiếu của tập đoàn này.
Nhìn chung, chỉ số P/E là một thước đo quan trọng để đánh giá một cổ phiếu và giúp các nhà đầu tư định giá cổ phiếu đang được tiến hành mua và bán ở mức cao hơn, hay thấp hơn so với giá trị thực tế. Cụ thể, một tỷ lệ P/E thấp sẽ cho thấy cổ phiếu đang được định giá thấp. Ngược lại, cổ phiếu đang được định giá cao nếu tỷ lệ P/E cao, giá cổ phiếu lớn hơn lợi nhuận thu được rất nhiều lần.
Công thức xác định chỉ số P/E là gì?
Để có thể áp dụng hiệu quả chỉ số P/E trong đầu tư chứng khoán, các bạn cần phải nắm rõ công thức tính chỉ số này là gì, cách xác định nó ra sao. Cụ thể:
Trong đó:
- Thị giá (Price): chính là mức giá hiện tại của cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm đang xét.
- EPS: thể hiện khoản thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu. Theo đó, EPS được xác định bằng biểu thức: (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi)/Số lượng cổ phiếu đã lưu hành.
Các nhà đầu tư có thể nắm được giá niêm yết của cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán bằng cách xác định tỷ lệ P/E theo công thức đã được trình bày. Thế nhưng giá trị của EPS thì không được công khai và mỗi công ty sẽ xác định chỉ số này theo cách riêng. Nếu EPS thay đổi thì tỷ lệ P/E cũng có sự khác biệt. P/E trong quá khứ sẽ được các công ty công bố trên tạp chí và được xác định thông qua các khoản thu nhập thực tế của mỗi cổ phiếu trong các báo cáo tài chính mà công ty phát hành, với mức lợi nhuận tiềm năng dựa trên kế hoạch dự kiến của công ty.
Ý nghĩa của chỉ số P/E trong lĩnh vực tài chính là gì?
Chỉ số P/E mang ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư nói riêng và nhiều doanh nghiệp nói chung. Cụ thể, Exness sẽ giúp bạn tổng hợp chi tiết trong phần tiếp theo của bài viết.
Đối với các doanh nghiệp
- Tỷ lệ P/E giúp các doanh nghiệp theo dõi tình trạng kinh doanh của họ, giúp họ hiểu rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, giá trị P/E cao mang đến những tín hiệu tích cực, thể hiện rằng công ty hoạt động hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ P/E thấp hoặc mang dấu âm báo hiệu công ty cần xem xét lại quá trình hoạt động của mình và điều chỉnh các chiến lược sao cho phù hợp.
- Tỷ lệ P/E cung cấp các thông tin về thời gian cần để thanh toán các giá trị hiện tại của cổ phiếu. Chẳng hạn như tỷ lệ P/E của cổ phiếu X trong năm 2018 là 10 lần, đồng nghĩa với việc công ty cần thêm 10 năm nữa để có thể thanh toán toàn bộ giá trị thị trường của cổ phiếu theo mức giá năm 2018.
Đối với các nhà đầu tư
Sau khi trình bày ý nghĩa của P/E đối với doanh nghiệp nói chung, bài viết sẽ đề cập cụ thể đến vai trò của chỉ số P/E đối với các nhà đầu tư. Cụ thể:
P/E cho biết số tiền cần bỏ ra để có được 1 đồng từ thu nhập của cổ phiếu
Về cơ bản, tỷ lệ P/E sẽ cho các nhà đầu tư biết được giá trị của cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập của cổ phiếu bao nhiêu lần. Cũng có thể hiểu rằng, P/E cho biết số tiền các nhà đầu tư cần bỏ ra để có được một đô la thu nhập từ cổ phiếu. Chẳng hạn như công ty X có tỷ lệ P/E bằng 10, điều này đồng nghĩa với việc là người mua cần bỏ ra 10 đô la để sở hữu 1 đồng lời nhuận của công ty A.
P/E giúp định giá cổ phiếu trên thị trường
Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể định giá cổ phiếu dựa vào tỷ lệ giá trên thu nhập P/E. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa này, chúng ta cùng xem xét ví dụ minh họa sau: Giá sử bạn đang sở hữu cổ phiếu Y, thế nhưng cổ phiếu này không được thực hiện mua và bán một cách sôi nổi nhất nên bạn muốn bán và không xác định được mức giá hợp lý. Lúc này, tỷ lệ P/E chính là giải pháp dành cho bạn. Bạn nên dùng P/E để quảng cáo với các cổ phiếu tương tự như cổ phiếu Y và rồi nhân P/E với giá trị của công ty. Khi đó, bạn sẽ xác định được mức giá bán thích hợp cho cổ phiếu này.
P/E giúp phân tích giá trị tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp
Tỷ lệ P/E còn là một trợ thủ đắc lực, hỗ trợ các nhà đầu tư xác định giá trị tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của một doanh nghiệp bất kỳ. Trong đó:
- P/E cao cung cấp một tín hiệu tốt, cho thấy công ty có tiềm năng tăng trưởng cao và có thể mang về nguồn lợi nhuận tích cực nếu đầu tư.
- P/E thấp cung cấp một tín hiệu không khả quan vì công ty có mức độ tăng trưởng thấp và có căng thẳng về vấn đề tài chính.
Nhờ đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh các số liệu từ nhiều công ty khác nhau, hoạt động trong cùng một lĩnh vực, hoặc có thể so sánh với mức trung bình. Mức trung bình trong quá khứ khá hữu ích trong việc đánh giá chi tiết tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có tốt hay không.
Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?
Trước khi tìm ra câu trả lời chỉ số P/E bao nhiêu là tốt, bài viết sẽ phân tích các trường hợp có thể xảy ra của tỷ lệ P/E trong phần tiếp theo.
Khi chỉ số P/E ở mức cao
Tỷ lệ P/E cao cho thấy cổ phiếu của công ty đang được định giá cao hơn so với giá trị thực của nó vì các nhà đầu tư đang kỳ vọng công ty có những bước đột phá, tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai. Chính vì thế mà họ sẵn lòng trả giá. Ngoài ra, mức độ rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu có hệ số P/E cao thường rất thấp.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng có thể tác động đến tỷ lệ P/E. Trong đó, nếu công ty kinh doanh kém hiệu quả sẽ khiến thu nhập trên mỗi cổ phiếu không cao, dẫn đến việc P/E cao. Lúc này thì các nhà đầu tư tài chính không nên vào lệnh mua.
Nhìn chung, P/E cao không đồng nghĩa với việc bạn nên mua. Theo đó, các bạn cần đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp xem nó có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai hay không, nếu có, hãy mua. Vì những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì EPS sẽ cao, tạo động lực thúc đẩy giá cao phiếu tăng cao hơn.
Khi chỉ số P/E ở mức thấp
Tỷ lệ P/E thấp đồng nghĩa với việc cổ phiếu của công ty đang được định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có thể kể đến việc hoạt động kinh doanh của công ty có khởi sắc, khiến thu nhập trên mỗi loại cổ phiếu giá trị thị trường (EPS) tăng, dẫn đến việc P/E giảm. Đó là thời điểm lý tưởng để các nhà đầu tư bắt tay vào việc mua cổ phiếu.
Cũng có trường hợp công ty thanh lý tài sản, hoặc nhượng bán lại khiến lợi nhuận tăng lên bất thường. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận này không đến từ hoạt động kinh doanh chính của công ty nên chỉ mang tính chất tạm thời và không bền vững. Khi đó, P/E thấp có thể đến từ việc các công ty không nhận thấy tiềm năng tăng trưởng của công ty nên quyết định bán cổ phiếu có lãi khiến giá cổ phiếu giảm, khiến tỷ lệ P/E cũng thấp theo. Mặc dù hệ số P/E thấp nhưng giá cổ phiếu không được xem là rẻ vì công ty hoạt động mà không có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Tỷ lệ P/E tốt là khi nào?
Thực tế cho thấy rất khó để đưa ra những đánh giá cụ thể về một tỷ lệ P/E tốt vì nó chỉ thực sự có nghĩa khi được so sánh với các doanh nghiệp đối thủ khác, trong cùng điều kiện về hoàn cảnh kinh doanh. Trong đó, P/E càng thấp thì càng mang lại những tín hiệu khả quan.
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần dựa vào một vài yếu tố như tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, hay mức độ sử dụng an toàn để hạn chế các rủi ro và những điều kiện vĩ mô, bao gồm lạm phát, lãi suất và GDP khi đánh giá P/E để có được một cái nhìn khách quan nhất. Công ty có tốc độ tăng trưởng 57% trong khi hệ số P/E cao thể hiện rằng giá cổ phiếu của công ty đang được định giá quá cao so với giá trị thực tế của nó.
P/E cũng thay đổi theo ngành nên chỉ có thể dùng P/E để so sánh các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Đồng thời, các bạn cũng cần so sánh hệ số P/E của một doanh nghiệp theo trục thời gian để có thể đánh giá tổng quan nhất.
Một doanh nghiệp giữ vị trí hàng đầu trong chu kỳ kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao, khiến tỷ suất giá thu nhập thấp. Giả sử thời điểm g trùng với cuối chu kỳ kinh doanh thì hệ số P/E xác định được sẽ cao.
Ví dụ minh họa
Để giúp các bạn hiểu rõ P/E là gì, chúng ta hãy cùng xem xét chỉ số P/E của một số doanh nghiệp sau, bao gồm Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – VNM, Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi – QNS và Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros – ROS.
Chỉ số P/E của công ty Cổ phần sữa Việt Nam – VNM
Biểu đồ trên thể hiện hệ số P/E của VNM luôn được duy trì ở mức khá cao trong nhiều năm qua, cho thấy sự ổn định của tập đoàn. Ngoài ra, việc vào lệnh mua những cổ phiếu của VNM mặc dù P/E cao vẫn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận khá cao cho các nhà đầu tư, khi giá của cổ phiếu VNM giữ vững xu hướng tăng lên đều đặn kể từ thời điểm được niêm yết trên thị trường.
Chỉ số P/E của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi – QNS
Biểu đồ cho thấy tỷ lệ P/E của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi là 9,91. Con số này là một trong những mức P/E thấp, thậm chí được đánh giá là thấp hơn rất nhiều so với quá khứ. Thế nhưng việc đầu tư vào cổ phiếu QNS vẫn là khoản đầu tư hiệu quả vì các bạn chỉ cần trả 9,91 đồng để thu về 1 đồng lợi nhuận.
Chỉ số P/E của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros – ROS
Hình minh họa vừa rồi cho thấy ROS của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros – ROS đang ở mức rất cao, chạm mức 94,57. Thế nhưng nếu các bạn chọn đầu tư vào cổ phiếu ROS, sẽ đồng nghĩa với việc bạn mất khoảng 95 năm để có thể hoàn vốn. ROS là do EPS của doanh nghiệp hoạt động quá thấp, chỉ khoảng 340 đồng cho một cổ phiếu, trong khi giá cao nhất của một cổ phiếu lại là 31.950 đồng.
Ưu điểm và hạn chế của chỉ số P/E là gì?
Trên thực tế, bất kì phương pháp định giá nào cũng đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định trong suốt quá trình sử dụng và chỉ số P/E không phải trường hợp ngoại lệ. Vì thế mà các bạn cần hiểu rõ điểm mạnh và hạn chế của một công cụ tài chính để áp dụng sao cho hiệu quả nhất.
Về ưu điểm của chỉ số P/E
Đầu tiên, Exness sẽ tổng hợp những điểm mạnh của chỉ số P/E là gì nhằm giải thích phần nào lý do P/E được các nhà đầu tư ưu ái sử dụng trong quá trình đánh giá tiềm năng của một loại cổ phiếu nào đó, hay một doanh nghiệp bất kỳ. Trong đó có thể liệt kê một số ưu điểm sau:
- P/E có cách tính và công thức áp dụng khá đơn giản chỉ với vài thao tác là đã có thể xác định hệ số P/E của một doanh nghiệp. Vậy nên tỷ lệ P/E được rất nhiều nhà đầu tư đánh giá cao vì dễ sử dụng, đặc biệt là với những người mới gia nhập vào thị trường.
- Thông qua EPS, chỉ số P/E đánh giá được hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Đồng thời, phản ánh tâm lý thị trường nhờ hoạt động của giá cả. Thế nên giá cổ phiếu sẽ không cố định và có thể tăng bất ngờ, hay có tiềm năng tăng trưởng nếu thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng với điều kiện P/E cố định, hoặc khi đạt được mong đợi của các nhà đầu tư về việc cổ phiếu tăng (P/E tăng).
Về nhược điểm của chỉ số P/E
Bên cạnh những ưu điểm nội bật khiến P/E được ưa chuộng thì nó vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Việc nắm rõ những nhược điểm của chỉ số P/E sẽ giúp các nhà đầu tư có được cái nhìn toàn diện nhất về chỉ số này, để có được những quyết định đầu tư sáng suốt nhất.
- Mất nhiều thời gian và công sức vì các bạn cần tìm ra hệ số P/E của ngành (hoặc những công ty có chung lĩnh vực kinh doanh) có sự tương đồng hoặc mức độ nào đó gần giống nhau trên thị trường so với công ty mà các bạn cần đánh giá hoạt động, định giá cổ phiếu.
- Xác định hệ số P/E dựa vào giá. Nếu thị trường xảy ra một vài bất ổn khiến giá không ổn định, khiến giá cổ phiếu sai lệch. Từ đó, gây ra sai sót khi xác định P/E khiến kết quả do P/E cung cấp không còn khách quan và hiệu quả nữa.
Định giá cổ phiếu theo hệ số P/E như thế nào?
Sau khi tìm hiểu khái niệm, công thức tính P/E, cùng ý nghĩa và ưu nhược điểm của nó thì câu hỏi đặt ra lúc này là định giá cổ phiếu theo P/E như thế nào. Trước tiên, các bạn cần biết được cách tính giá cổ phiếu tại thời điểm cuối năm. Cách xác định được tính theo biểu thức sau: P = EPS dự phòng * P/EPS ngành. Trong đó:
- P tức là giá được công bố tại thời điểm cuối năm
- EPS dự phòng mô tả giá trị kỳ vọng sẽ hoàn thành bào cuối năm khi được cân đo, đong đếm cụ thể từ những dữ liệu trong quá khứ, kế hoạch phát triển, cũng như chiến lược tăng trưởng của công ty trong tương lai.
- P/EPS ngành chính là giá trị P/E thuộc trung bình ngành. Tỷ lệ này thường sẽ được các nhà đầu tư và công ty tài chính sử dụng các số liệu được tính toán sẵn trên các trang chuyên về tài chính để có được nguồn số liệu chính xác nhất về P/E toàn ngành, sau đó dùng số liệu đã có nhân với tỷ trọng vốn hóa trên thị trường của mỗi công ty.
Những lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng hệ số P/E
Tỷ lệ của giá cổ phiếu so với tổng thu nhập P/E sẽ thực sự phát huy hiệu quả nếu các bạn sử dụng đúng cách. Dưới đây là một vài lưu ý mà các nhà đầu tư cần quan tâm để có thể áp dụng chỉ số một cách chuẩn xác nhất. Cụ thể:
- EPS có kết quả âm đồng nghĩa với việc cách tính P/E không chính xác, có sai sót và cần kiểm tra lại.
- Nên tính hệ số P/E trong một khoảng thời gian đủ dài (tối thiểu là 3 năm) để có được những kết quả chuẩn xác nhất về hiệu quả hoạt động của 1 loại cổ phiếu bất kỳ.
- Khi xác định tỷ lệ P/E, các nhà đầu tư cần sử dụng thông tin giá và EPS cùng một lúc.
Lời kết
Chỉ số P/E là gì cũng như ý nghĩa và các khía cạnh quan trọng của công cụ này đã được Exness trình bày cụ thể qua bài viết vừa rồi. Nhìn chung, đây là một chỉ số khá hữu ích trong việc định giá cổ phiếu và đánh giá tình hình hoạt động của một doanh nghiệp bất kỳ, mặc dù chỉ số này vẫn còn một vài hạn chế nhất định. Chính vì thế mà các nhà đầu tư cần hiểu rõ bản chất của tỷ lệ P/E trước khi sử dụng để có thể hạn chế được những rủi ro tài chính.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chuyên mục Exness Hướng Dẫn sẽ thật sự hữu ích và mang đến bức tranh tổng quan nhất về chỉ số P/E cho các nhà đầu tư. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Internal Rate of Return – IRR là gì? Hiểu đơn giản về tỷ suất hoàn vốn nội bộ
Giới thiệu tổng quan nhất về WACC – Weighted Average Cost of Capital
Mối quan hệ giữa P/B – Price to book và tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) là gì?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.