IRR là gì có lẽ là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp đặt ra khi cần đánh giá khả năng sinh lợi của một dự án bất kỳ. Thông qua những tín hiệu do IRR cung cấp, các bạn sẽ có thể tìm ra được phương án đầu tư có lợi nhất cho mình giữa nhiều lựa chọn khác nhau. Vậy IRR là gì? Cách xác định chỉ số này ra sao? Hãy cùng sàn Exness khám phá ngay trong bài viết hôm nay bạn nhé.
IRR là gì? Hiểu đơn giản về tỷ suất hoàn vốn nội bộ
IRR được viết gọn từ cụm tiếng anh Internal Rate of Return, tức là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Nhiều người áp dụng chỉ số này như một thước đo để xem xét và phân tích về dòng tiền chiết khấu. Chỉ số này được sử dụng để làm tỷ lệ chiết khấu của một giá trị hiện tại ròng (NPV) của các dòng tiền có giá trị bằng 0.
Hiện nay, IRR giữ một vai trò khá quan trọng trong việc lập kế hoạch tài chính khi cần phân tích và đánh giá tiềm năng của một khoản đầu tư bất kỳ. Tính toán IRR cũng đồng nghĩa với việc dự báo lợi nhuận tích lũy mà các nhà đầu tư sẽ thu về mỗi năm khi quyết định đầu tư.
Xác định IRR như thế nào?
Như đã trình bày, chỉ số IRR được xác định bằng cách kết hợp cùng giá trị hiện tại ròng, viết tắt là NPV. Chính vì vậy, công thức xác định IRR sẽ liên quan đến một vài yếu tố như tổng chi phí để đầu tư ban đầu và giá trị hiện tại ròng, cũng như dòng tiền vào các thời điểm trong năm. Kết quả IRR cao trở lại chứng tỏ nhà máy đang hoạt động tốt. Dưới đây là công thức tính IRR đơn giản và hiệu quả:
Trong đó:
- NPV: thể hiện giá trị hiện tại ròng của dòng tiền
- IRR: tức là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án
- Co: tổng chi phí đầu tư ban đầu tại năm 0
- Ct: dòng tiền thuần tại thời điểm t (năm)
- t: chính là thời gian thực hiện dự án
Thông thường, các bạn có thể tính toán được thêm nhiều khoản đầu tư khác dựa trên tỷ lệ hoàn vốn nội bộ, sau đó đặt chúng lên bàn cân để so sánh với nhau và quyết định phương án đầu tư có IRR cao nhất. Đó cũng chính là tiềm năng đầu tư của một dự án cần được khai thác, nghiên cứu.
Thực tế, cách tính chỉ số này đã được lập trình trên Excel bằng các công thức khá đơn giản nên các bạn có thể tận dụng và hạn chế phương pháp truyền thống, để tránh sai sót. Đôi lúc năng lực tính toán thủ công sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp một kết quả chính xác.
Ý nghĩa của tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR là gì?
IRR được nhiều người ưu ái vì nó mang tính quyết định đối với các nhà đầu tư nói riêng và cả công ty nói chung. Tiếp theo đây, bài viết sẽ đề cập đến ý nghĩa của IRR là gì với từng đối tượng cụ thể.
Đối với các doanh nghiệp
Chỉ số IRR giúp các doanh nghiệp điều chỉnh tỷ suất hoàn vốn nội bộ để có thể so sánh các khoản đầu tư. Trong đó:
- IRR > 0: chứng tỏ dự án đầu tư có khả năng sinh lời khá cao
- IRR < 0: chứng tỏ dự án đầu tư có khả năng sinh lời thấp, nên cân nhắc
Từ kết quả IRR, các chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng chọn ra dự án đầu tư khả thi, nên bỏ vốn và loại bỏ những dự án có khả năng sinh lời thấp để tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.
Những lý do này sẽ tạo cơ sở cho các doanh nghiệp đặt ra mức ROI tối thiểu hợp lý. Khi công ty có một đề xuất nào đó mà IRR thấp hơn tỷ suất để có thể tạo ra lợi nhuận tối thiểu, hay IRR thấp hơn chi phí vốn cần bỏ ra hoặc lãi suất thì dự án không thực tế, khó thực hiện.
Đối với các nhà đầu tư
Với các nhà đầu tư, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR cũng mang những ý nghĩa tích cực, chỉ số này sẽ giúp các bạn:
- Ước tính được số tiền lời mà các nhà đầu tư sẽ nhận khi tiến hành mua một loại cổ phiếu bất kỳ.
- Tính toán được tối đa lợi suất trái phiếu đến thời gian đáo hạn
- Cân bằng nhiều nhất những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư và lợi nhuận thu được trong lĩnh vực bất động sản
- Có được một công cụ hữu ích trong việc đánh giá một khoản đầu tư mà các bạn còn phân vân, đang trong quá trình tìm hiểu của một công ty bất kỳ.
Ví dụ minh họa Internal Rate of Return
Hãy cùng xem qua một ví dụ nhỏ sau để hiểu rõ hơn về IRR là gì. Giả sử, các bạn sở hữu một khoản đầu tư và đã xác định tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR của dự án này là 20%. Con số này cho thấy rằng các bạn sẽ nhận được 20% lợi tức kể từ lúc bạn bắt đầu đầu tư cho đến khi dự án này kết thúc. Khi đó, mức tăng 20% phản ánh rõ ràng nhất về tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR.
Ưu và nhược điểm của tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR là gì?
Tương tự như các chỉ số tài chính khác, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR cũng có điểm mạnh và nhược điểm nhất định mà các nhà đầu tư cần nắm rõ để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là những thông tin về IRR mà Exness đã tổng hợp cụ thể, hy vọng sẽ giúp các bạn có được nguồn tham khảo về chỉ số này.
Về ưu điểm của IRR là gì?
- Phương pháp xác định tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR khá đơn giản về dễ dàng thực hiện mà không cần đề cập đến bất kỳ một khoản chi phí vốn nào. Kết quả thu được dưới dạng phần trăm giúp quá trình so sánh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ giúp các nhà đầu tư xác định được giá trị thời gian của dòng tiền.
- Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR cung cấp những dữ kiện giúp so sánh giá trị của các mặt hàng khác nhau. Nhờ đó, các doanh nghiệp sẽ có cơ sở đánh giá mức độ khả thi của dự án, tìm ra phương án mang lại tiềm năng lớn nhất cho công ty của mình.
- Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR không thể hiện hệ số thanh toán nhanh nhanh, mà chỉ giúp ước tính sơ bộ tiềm năng của dự án để hạn chế tối đa quá trình tính toán cầu kỳ, nhằm đảm bảo không có sai số khi tính tỷ giá hối đoái.
Về nhược điểm của IRR là gì?
- Mất nhiều thời gian để tính toán dùng công thức xác định tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR khá đơn giản.
- IRR không bao gồm giá vốn trong quá trình tính toán. Ngoài ra, việc so sánh mức độ sinh lợi của 2 công ty thông qua IRR sẽ có khả năng bỏ qua những dự án có quy mô, với tiềm năng mang lại lợi nhuận ròng lớn trong tương lai (nhiều dự án có NPV lớn trong khi IRR nhỏ).
- Những dữ liệu IRR cung cấp chỉ mang tính tương đối, tức là IRR vẫn có thể tự động bỏ qua những cơ hội đầu tư có lợi.
- Không thể sử dụng tỷ lệ hoàn vốn nội bộ để xác định những quy mô của các dự án khác nhau, hay chi phí có thể thu về trong tương lai có thể tạo ra những ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ có thể đưa ra những kết quả lựa chọn không chính xác khi được dùng để đánh giá tỷ lệ tái đầu tư một dự án nào đó. Khi đó, chỉ số NPV có được sẽ thay đổi liên tục với tần suất nhiều lần khiến công thức xác định IRR trở nên phức tạp hơn.
So sánh NPV và IRR
Trên thực tế, NPV và IRR là hai thước đo đánh giá tiềm năng sinh lợi của một dự án được nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp sử dụng vì độ chuẩn xác cao. Nhờ 2 chỉ số này, các bạn sẽ có được một cái nhìn khách quan nhất về phương án tạo ra lợi nhuận tối đa cho bạn. Vì thế nên giữa IRR và NPV có tồn tại mối liên hệ sâu sắc và bổ sung, tương trợ cho nhau.
Tuy nhiên, giữa chúng cũng có một vài điểm khác biệt mà các bạn cần nắm để tránh nhầm lẫn khi sử dụng. Trong đó:
- Nếu NPV cung cấp dữ liệu là một số tiền cụ thể thì IRR lại cho ra một kết quả là tỷ lệ phần trăm. Nếu đặt 2 công cụ này trên thang điểm thì kết quả thể hiện bằng tiền sẽ chiếm ưu thế hơn so với một tỷ lệ phần trăm.
- Chỉ số NPV được áp dụng để đánh giá dự án từ rất lâu và yêu cầu thêm được nhiều công cụ phân tích bổ sung kèm theo. Còn IRR chỉ tập trung đánh giá trong ngắn hạn mà không yêu cầu quá nhiều công cụ kèm theo trong quá trình xác định.
Những mặt hạn chế của tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
Nếu bạn chỉ sử dụng mỗi tỷ lệ hoàn vốn nội bộ để đánh giá dự án mà không kết hợp cùng các chỉ số khác như NPV thì có khả năng tạo ra những sai lầm không đáng có, tùy vào từng trường hợp khác nhau. Dựa vào những chi phí đầu tư ban đầu của một dự án mà IRR có thể mang đến giá trị thấp hơn, thế nhưng khi kết hợp cùng NPV thì nó lại tạo giá trị cao hơn.
Một điểm hạn chế khác của tỷ lệ hoàn vốn nội bộ đó là nó phụ thuộc khá nhiều vào thời gian thực hiện dự án trong công thức tính toán. Chẳng hạn như một dự án có thời gian thực hiện trong ngắn hạn có thể tạo ra IRR cao khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây là khoản đầu tư có giá trị, trong khi thực tế chúng có NPV thấp hơn nữa.
Ngược lại, một dự án với thời gian thực hiện dài hơn và IRR thấp hơn nhưng định hướng tạo lợi nhuận chậm rãi và ổn định. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tự mình tăng thêm, hoặc bổ sung một vài yếu tố khác theo thời gian để tăng tỷ số thấp đó lên trong tương lai.
Lời kết
Vừa rồi là những chia sẻ về IRR là gì và những mặt tích cực cũng như hạn chế của công cụ này mà các nhà đầu tư cần nắm rõ khi sử dụng. Nhìn chung, đây là một công cụ hữu ích trong việc xác định tiềm năng của một dự án, thế nhưng các bạn cần kết hợp cùng giá trị hiện tại ròng NPV để có được những thông tin chuẩn xác nhất. Hy vọng các nhà đầu tư sẽ có được một cái nhìn toàn cảnh về chỉ số IRR qua bài hướng dẫn hôm nay. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
WACC là gì? Ý nghĩa và hướng dẫn cách sử dụng chỉ số WACC
P/E là gì? Công thức tính chỉ số P/E và những lưu ý quan trọng nên biết
P/B là gì? Chỉ số P/B lý tưởng và những ưu – nhược điểm không nên bỏ qua
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.