Moral Hazard là gì? Moral Hazard với tên gọi Rủi ro đạo đức được biết đến chính là một vấn đề nghiêm trọng trong các hoạt động tài chính đến từ việc thông tin bất cân xứng, đặc biệt nhất là ở trong lĩnh vực ngân hàng. Để hiểu rõ về sự nghiêm trọng của hiện tượng Moral Hazard này cũng như các biện pháp ngăn chặn chúng hiệu quả nhất, Exness sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết và hấp dẫn sau đây.
Tìm hiểu về rủi ro đạo đức Moral Hazard là gì?
Rủi ro đạo đức Moral Hazard
Rủi ro đạo đức Moral Hazard là một thuật ngữ tài chính và kinh tế học được dùng để mô tả về một loại rủi ro phát sinh khi mà chủ thể kinh tế có đạo đức bị suy thoái. Moral Hazard sẽ phát sinh vào lúc bên có được ưu thế về thông tin thực hiện các hành động đi theo xu hướng mang lại lợi ích cho bản thân dù cho hành động đó có khả năng sẽ làm hại đến bên không có ưu thế thông tin hoặc kém ưu thế thông tin. Sau khi giao dịch được thực hiện, một bên tiến hành thực hiện các hành động ẩn giấu và ảnh hưởng đến lợi ích của phía đối tác thì hiện tượng Moral Hazard này sẽ phát sinh.
Khi bên chiếm ưu thế về thông tin có hành vi tha hóa theo hướng như vậy thì sẽ được bên kém ưu thế thông tin kết luận là không đứng đắn, là một hành vi tương đối nguy hiểm có thể khiến họ nhận về các rủi ro. Moral Hazard sẽ gia tăng khả năng xảy ra vào bất kể lúc nào khi mà một bên trong thỏa thuận không gánh chịu các hậu quả từ các rủi ro tiềm ẩn. Trong ngành bảo hiểm và cho vay, vấn đề này sẽ xảy ra phổ biến nhưng đôi khi nó cũng có thể tồn tại ở trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Một số thuật ngữ liên quan về Moral Hazard
Trước khi đi sâu vào việc tìm hiểu chi tiết về Moral Hazard, bạn hãy hiểu qua một vài thuật ngữ liên quan sau đây nhé.
Asymmetric information (Thông tin bất cân xứng)
Asymmetric information còn được gọi là thông tin bất cân xứng hoặc là bất cân xứng thông tin. Đây được xem là trạng thái bất cân xứng ở trong cơ cấu của thông tin, cụ thể là ở giữa các chủ thể giao dịch đang nắm giữ thông tin ở mức độ chênh lệch không ngang nhau. Hiểu một cách đơn giản, bất cân xứng thông tin có nghĩa là một bên sẽ chứa nhiều thông, hiểu biết rộng hơn về một vấn đề nào đó, chúng có các hành động khiến cho bên kia tổn thất và thậm chí là cả xã hội. Rủi ro đạo đức Moral Hazard và lựa chọn đối nghịch sẽ được xem là hai hệ quả mang lại nhiều tai hại rất đáng để chú ý của vấn đề này.
Adverse Selection (Lựa chọn đối nghịch)
Adverse Selection – Lựa chọn đối nghịch sẽ được xem là cơ chế sàng lọc hay lựa chọn của thị trường bởi vì thông tin bất cân xứng đã khiến cho thông tin bị che đậy trên thị trường.
Trong một thị trường, lựa chọn đối nghịch sẽ xảy ra khi mà người mua hoặc người bán hiểu rõ hơn về các tính chất của sản phẩm mà đối tượng còn lại không biết, và đồng thời trước khi thực hiện giao dịch thì xuất hiện tình huống bất cân xứng thông tin.
Principal – Agent problem (Mâu thuẫn giữa người ủy quyền và người thừa hành hoặc bên ủy thác và bên được ủy thác)
Đây được biết đến là hiện tượng mà người được ủy quyền hoặc người được giao nhiệm vụ không thực hiện đúng việc mình đã được giao và có các hành động trục lợi cá nhân mang lại nhiều tổn hại dành cho bên kia. Mặc dù điều này được xem là một phiên bản của Moral Hazard, tuy nhiên nó cũng chứa các yếu tố thuộc lựa chọn đối ngược.
Việc nảy sinh tình trạng này là đến từ sự tách biệt giữa quyền điều hành và quyền sở hữu khi trong điều kiện bất cân xứng thông tin nảy sinh các khó khăn. Cụ thể, khi người đại diện được chủ sở hữu thuê để thực hiện các lợi ích của chủ sở hữu, nhưng người đại diện có thể sẽ hành động vì lợi ích của bản thân họ thay vì hành động vì lợi ích của chủ sở hữu.
Agent problem
Agent problem được biết đến là một dạng vô cùng đặc biệt của hiện tượng rủi ro đạo đức Moral Hazard. Trong đó, bên kém ưu thế thông tin sẽ là bên ủy thác và bên chiếm ưu thế về thông tin sẽ là bên được ủy thác, cụ thể là đại lý. Các hành vi của bên nhận ủy thác đã không được bên ủy thác giám sát đầy đủ và điều này cũng đã được bên nhận ủy thác thấu hiểu được. Chính tình trạng này đã tác động đến bên được ủy thác và khiến cho các động cơ của bên được ủy tác nảy sinh tự nhiên theo hướng mà bên ủy thác nhận định là không được phù hợp.
Chẳng hạn như nhiệm vụ của người quản lý ngân hàng đó chính là cấp tín dụng một cách thận trọng nhất để vốn gốc và lãi cho vay có thể được thu hồi cũng như đảm bảo được tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, các dự án rủi ro lại được nhiều người cho vay và họ dựa vào các mối quan hệ của mình để chia chác thu lợi nhuận bất hợp pháp. Như vậy, ngân hàng và cả nền kinh tế sẽ chịu khi mất vốn còn những người cho vay này sẽ chỉ bỏ việc là xong.
Nguồn gốc ra đời của thuật ngữ “Rủi ro đạo đức Moral Hazard”
Theo như Boden và Dembe, 2000, p.258 thì Moral Hazard là một thuật ngữ được ra đời từ ngành bảo hiểm, từ thế kỷ thứ 17 nó đã được đặt ra từ các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm Anh Quốc. Vào những năm 60 ở thế kỷ trước, thuật ngữ Moral Hazard được các nhà kinh tế học Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng khá thường xuyên để phản ánh về tình trạng kém hiệu suất bắt nguồn từ một loại rủi ro tương tự như trên.
Càng về sau này, thuật ngữ Moral Hazard vượt ra khỏi lĩnh vực bảo hiểm và khi những yếu tố tâm lý ngày càng được nhấn mạnh thì chúng được sử dụng một cách rộng rãi hơn nữa. Thuật ngữ này ở nhiều quốc gia được sử dụng bằng tiếng Anh nguyên gốc hoặc phiên âm ra theo tiếng của quốc gia đó. Còn ở Việt Nam, thuật ngữ Moral Hazard được dịch thành các cụm từ như “Nguy cơ đạo đức”, “Rủi ro đạo đức”, “Hiểm nguy đạo đức”, “Tâm lý ỷ lại”, “Suy thoái đạo đức”, “Mối nguy đạo đức”, “Chơi lận”, “Ỷ thế làm liều”, “Tính ỷ lại”. Hoặc ở một vài tình huống nó sẽ được giữa nguyên là “Moral Hazard”.
Ví dụ về rủi ro đạo đức Moral Hazard
Trong nhiều lĩnh vực khác nhau, các nhà kinh tế học có thể nhìn thấy rất nhiều tình huống về Moral Hazard.
Lĩnh vực ngân hàng
Trong lĩnh vực ngân hàng, hiện tường này rất phổ biến với nguyên do là vì thiếu giám sát tài chính từ phía chính phủ cũng như từ phía cổ đông đã khiến cho ở các ngân hàng xuất hiện Moral Hazard. Một niềm tin được đưa ra rằng vì lợi ích của người gửi tiền mà chính phủ sẽ cứu các ngân hàng ra khỏi nguy cơ bị phá sản. Từ đó, điều này làm cho các ngân hàng nảy sinh ra rủi ro đạo đức Moral Hazard.
Chính bản thân của các ngân hàng cũng sẽ có khả năng gặp nhiều rủi ro đạo đức từ người đi vay khi mà ngân hàng không thẩm định và đánh giá một cách chính xác và khách quan về sự hiệu quả của những phương án kinh doanh mà người đi vay đưa ra, thay vào đó lại kích thích họ sử dụng khoản vay đó theo cách quá mức mạo hiểm.
Không những thế, các khoản vay có quy mô lớn và đồng thời có cơ chế hoạt động rất khác thì sẽ hiếm có ngân hàng nào dám đứng ra cho vay các khoản nợ lớn dù cho doanh nghiệp đó có mối quan hệ rất tốt với ngân hàng nếu như chỉ dựa vào mục tiêu và hiệu quả kinh doanh thông thường. Bởi vì có thể thấy nó mang lại rất nhiều rủi ro và đặc biệt là trong bối cảnh chỉ cần xảy ra rủi ro đối với một khoản vay là có thể sẽ khiến tất cả bị cuốn vào vòng lao lý.
Vào lúc này, cơ chế Moral Hazard và lựa chọn đối nghịch sẽ xảy ra khi mà những người muốn thu về lợi nhuận phát hiện ra để sở hữu các khoản vay lớn sẽ chỉ có hai cách đó chính là sở hữu ngân hàng và tạo dựng mối quan hệ thân hữu đối với người nắm quyền quyết định. Như vậy, kết quả cho thấy trong các cuộc dàn xếp tài chính ở các cuộc chơi lớn thì trên thị trường sẽ chỉ còn lại ngân hàng. Hay nói cách khác đó chính là những tổ chức tài chính với các mối quan hệ thân hữu với sở hữu chéo lên nhau chằng chịt.
Lĩnh vực bảo hiểm
Ngoài ra, trong lĩnh vực bảo hiểm thì hiện tượng Moral Hazard là gì? Moral Hazard trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ là hiện tượng xảy ra đến từ việc thông tin bị thiếu, khiến cho giám sát của bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm không được đầy đủ đối với bên được bảo hiểm. Đây là việc khiến cho hành vi của họ bị thay đổi khác đi so với các hành vi mà bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm có thể nhận thức được vào thời điểm ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Ví dụ như khi bạn tiến hành mua bảo hiểm tài sản, khi đó có thể bạn sẽ không có các động cơ bảo vệ và giữ gìn tài sản bởi vì bạn sẽ có tâm lý nghĩ rằng nếu như có mất mát hay hư hỏng gì thì sẽ nhận được một khoảng bồi thường từ công ty bảo hiểm. Hay thậm chí trong một số trường hợp đôi khi còn cố ý ra tay phá hoạt chính xe ô tô của mình để nhận được các khoản bảo hiểm ô tô hoặc cố ý đốt nhà để được bảo hiểm hỏa hoạn đền bù. Hoặc thậm chí, để nhận được các khoản tiền từ bảo hiểm nhân thọ mà có thể giết người.
Các thông tin đối với việc bạn sẽ sử dụng, sở hữu và bảo quản tài sản đó sẽ không được cung cấp nhiều cho các công ty bảo hiểm. Cho nên, các hành động có xu hướng đi ngược lại với quyền lợi của công ty bảo hiểm vẫn sẽ được thực hiện.
Những biện pháp có thể phòng ngừa hiện tượng rủi ro đạo đức
Biện pháp phòng ngừa đầu tiên mà bạn nên biết đến đó chính là việc bên kém ưu thế thông tin sẽ đưa ra quy định về các cam kết liên quan đến việc trừng phạt những rủi ro đạo đức có khả năng xảy ra trong hợp đồng. Khi đó, bên này sẽ cân nhắc về những nguy cơ bị trường phạt. Từ đây giúp cho động cơ nảy sinh thay đổi hành vi sẽ không xuất hiện nữa.
Biện pháp thứ 2 đó chính là cần tăng cường việc thu thập các thông tin cũng như tăng cường quá trình giám sát để tình trạng thông tin bất đối xứng được khắc phục.
Một vài phi vụ nổi tiếng trong lịch sử về Moral Hazard
Cuộc khủng hoảng kinh tế vào 2008 – 2009
Cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 và 2009 chính là một trong các ví dụ nổi bật nhất khi nhắc về rủi ro đạo đức Moral Hazard với hậu quả khiến cho rất nhiều tổ chức tài chính và ngân hàng lớn rơi vào tình trạng không có đủ thanh khoản. Chính điều này đã tác động một cách nghiêm trọng đến nền kinh tế. Không những thế, nó còn khiến cho cung tiền bị suy giảm, sản lượng giảm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Tại Mỹ và Anh, các gói cứu trợ quy mô lớn đã được đưa ra khi có sự can thiệp của chính phủ.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng này xảy ra, chính phủ đã hiểu được rằng nên bảo lãnh và cứu trợ các ngân hàng để họ thoát khỏi nguy cơ bị phá sản. Tuy nhiên, việc cứu trợ từ chính phủ sẽ là hành động tạo ra một lượng tiền tệ ở trong tương lai giống như là một sự đảm bảo ngầm rằng chính phủ sẽ ra mặt cứu trợ khi các ngân hàng rơi vào khó khăn.
Chính điều này đã khiến cho tình trạng Moral Hazard xuất hiện. Các ngân hàng sẽ đứng im chờ sự giải cứu từ chính phủ thay vì thực hiện các hành động ngăn chặn khó khăn trong tương lai một cách hiệu quả hơn. Không những thế, điều này cũng đã khuyến khích ngân hàng chấp nhận rủi ro khi mà việc này giúp họ có được các khoản lợi nhuận tạm thời.
- Nếu như rủi ro mang đến lợi nhuận cao hơn: Bên hưởng lợi sẽ là ngân hàng.
- Nếu như rủi ro thất bại và phá sản: Khi chính phủ đưa ra các gói cứu trợ thì ngân hàng sẽ là bên được hưởng lợi.
Vụ bê bối chấn động LIBOR 2012 và câu chuyện về việc lãi suất liên ngân hàng bị thao túng
Rủi ro đạo đức Moral Hazard được xem là điểm kết nối chính giữa việc lạm dụng trên thị trường tài chính và tội phạm “cổ cồn trắng”. Mối quan tâm lớn của các nhà quản lý và nhà điều tra đó chính là vấn đề thao túng thị trường tài chính. Tính nhạy cảm của vấn đề này đã được chứng minh thông qua những cáo buộc về thao túng LIBOR. Tuy nhiên, việc thao túng này lại không thể nào là kết quả đến từ một tổ chức hành động riêng lẻ mà thay vào đó sẽ là cuộc chơi của các “ông lớn” trong lĩnh vực ngân hàng.
Đây được xem như là một kế hoạch lớn đến từ chính các ông chủ ngân hàng ở nhiều ngân hàng lớn ví dụ như RBS, HSBC, Lloyds và Barclays. Mục đích của kế hoạch này đó chính là thao túng tỷ giá liên ngân hàng London – LIBOR để đạt được các mục tiêu lớn về lợi nhuận.
Với vai trò của mình trong vụ bê bối này, Barclays đã bị phạt một khoản tiền khổng lồ với thiệt hại được ước tính vào khoảng 9 tỷ đô la. Trong đó, có khoảng gần 11 ngân hàng lớn trên thế giới cũng có nguy cơ bị phạt với tổng giá trị lên đến 14 tỷ USD khi liên quan đến vụ việc này.
Sau bê bối chấn động của LIBOR, FCA (Cơ quan quản lý tài chính Anh) đã được BBA (Hiệu hội Ngân hàng Anh) trao cho trách nhiệm giám sát và trách nhiệm đó được chuyển về cho IBA (Cơ quan quản lý điểm chuẩn ICE).
HIện nay, đại dịch Covid-19 diễn ra cũng gây ra khủng hoảng kinh tế trầm trọng và dấy lên một mối đe đọa to lớn về tình trạng rủi ro đạo đức Moral Hazard. Trên toàn thế giới, các ngân hàng trung ương đã bắt đầu đưa ra nhiều biện pháp quan trọng và cần thiết để cứu vãn nền kinh tế cũng như đồng thời giúp những nhà đầu tư có suy nghĩ và cân nhắc đến sự phân nhánh của những chính sách cực đoan. Khi đó, họ sẽ lo ngại về hiện tượng Moral Hazard nhiều hơn. Và với mạng lưới an toàn đến từ chính phủ, borrower (người đi vay) có thể tiến được vào rủi ro nhiều hơn nữa.
Vừa rồi là những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất giải thích về hiện tượng Moral Hazard là gì. Nhìn chung, có thể thấy Moral Hazard là một hiện tượng xuất phát từ các hành vi vụ lợi từ chính bên trong của những chủ thể của kinh tế thị trường gây ra với những giao dịch tài chính nguy hiểm và không công bằng. Như vậy, hy vọng qua bài viết này của Hướng Dẫn Exness, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cũng như hiểu rõ hơn về hiện tượng Moral Hazard này nhé.
Xem thêm:
Với sự thật về Forex bạn đã biết, thị trường Forex có đáng để chấp nhận rủi ro?
Phòng chống replay attack khi giao dịch ngoại hối như thế nào?
Vì sao việc phân tích liên thị trường là vô cùng cần thiết?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.