Flash crash là gì? Thuật ngữ này thể hiện vấn đề thị trường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng lại có thể gây tổn hại nghiêm trọng. Vậy những nguyên nhân nào khiến cho Flash crash xảy ra? Tại sao nó lại có sức công phá lớn như vậy? Liệu có cách nào có thể ngăn cản được chúng hay không? Mọi thông tin chi tiết về Flash crash sẽ được đề cập ở bài viết sau của Exness Việt Nam.
Khái niệm flash crash là gì?
Nếu trong khoảng thời gian rất ngắn mà giá giảm rất nhanh với cường độ mạnh thì được gọi là sự cố flash crash. Các giao dịch black-box chính là nguyên nhân khiến cho hiện tượng flash crash xuất hiện. Những giao dịch này có tần suất giao dịch lớn và tốc độ nhanh khiến cho hàng tỷ USD biến mất trong thời gian ngắn. Có thể là trong vài phút nhưng cũng có thể là chỉ diễn ra trong vòng vài giây. Sau đó chúng sẽ tự phục hồi về trạng thái ban đầu.
Tại sao Flash crash lại xuất hiện?
Lý do khiến cho sự cố flash crash xảy ra rất là nhiều. Sau đây, exness Việt Nam sẽ cung cấp cho mọi người những nguyên nhân chính khiến cho sự cố này xuất hiện.
Xuất phát từ con người
Theo như các nhà phân tích thị trường thì con người chính là nguyên nhân chính khiến cho sự cố flash crash xảy ra.
Một số lượng giao dịch lớn được bán ra đồng thời bởi các đơn vị quản lý quỹ và trader. Họ sẽ đặt lệnh sell theo nhiều cách thức khác nhau tại thị trường.
Khi số lượng giao dịch càng lớn sẽ khiến cho giá của sản phẩm dễ xảy ra theo một chiều hướng. Có nghĩa là khi số lượng bán ra càng nhiều sẽ làm cho giá sản phẩm ngày càng bị giảm mạnh.
Một nguyên nhân khác khiến cho flash crash xảy ra là do một số nhà giao dịch muốn thao túng một loại đồng tiền. Để làm được điều đó, họ sẽ làm đủ mọi cách khiến cho tâm lý thị trường trở nên hoang mang. Chính vì thế mà giá của đồng tiền đó sẽ càng giảm sâu hơn. Nhờ vậy mà họ có thể mua được số lượng lớn sản phẩm với mức giá không quá cao.
Gian lận
Nếu mức giá trên thị trường gần chạm tới giá bán. Lúc này, các trader đặt lệnh sell với số lượng lớn sản phẩm và trước khi thực hiện thì họ sẽ hủy chúng. Đây chính là lúc hiện tượng gian lận xảy ra. Trong lịch sử đã ghi nhận trường hợp này và nó diễn ra vào năm 2010. Nội dung này sẽ được đề cập chi tiết ở bên dưới.
Trục trặc của hệ thống hoặc máy tính
Một nguyên nhân khác khiến cho flash crash xảy ra là do lỗi hệ thống của nền tảng giao dịch tự động. Hay là do trục trặc các dữ liệu nguồn của sàn môi giới. Hai nguyên nhân này khiến cho giá sản phẩm bị giảm rất mạnh.
Giao dịch cao tần (HFT)
Trong khoảng thời gian dưới 1 giây, nếu như có lượng lớn giao dịch được thực hiện thì được gọi là giao dịch HFT. Khi muốn sử dụng phương pháp này để giao dịch, bạn cần phải sở hữu một chương trình máy tính với phần mềm mạnh. Vì được thực hiện với khối lượng lớn mà trong khoảng thời gian cực ngắn. Nên rất khó để có thể nhận định và đánh giá được các tín hiệu một cách chính xác. Đây là lý do tại sao HFT là một trong những nguyên nhân gây ra flash crash.
Thị trường sẽ có tâm lý như thế nào khi Flash crash xuất hiện?
Kinh tế sắp bị sụp đổ nếu như sự cố flash crash xảy ra. Nguyên nhân lý giải cho hiện tượng này là vì nền kinh tế không nhận được sự tin tưởng của thị trường. Điều này khiến cho khả năng kinh tế phục hồi sẽ rất khó có thể diễn ra. Tuy nhiên xuất hiện một một luồng dư luận lại nghĩ khác. Họ nghĩ flash crash xảy ra là do lỗi của hệ thống. Hoặc có thể là do vấn đề an ninh của các nhà lãnh đạo đứng đầu đất nước.
Từ những thông tin được đề cập phía trên, có thể thấy flash crash bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nguyên nhân. Chính vì thế, khi giao dịch bạn đừng bao giờ quên thiết lập điểm stop loss. Ngoài ra, hãy chuẩn bị cho bản thân tâm lý vững chắc để có thể kịp thời phản ứng với diễn biến của thị trường.
Các sự kiện liên quan Flash crash là gì?
Lịch sử đã ghi nhận sáu sự cố flash crash xảy ra. Sau đây, Exness sẽ cung cấp cho các bạn thông tin chi tiết các của các sự cố.
Flash crash năm 2010
Thời điểm diễn ra flash crash trong năm 2010 là vào ngày 6 tháng 5. Nguyên nhân dẫn đến sự cố này là vì: Trên sàn môi giới NYSE xuất hiện một giao dịch được thực hiện với mức giá 4.1 tỷ USD. Nó đã khiến cho chỉ số Dow Jones trượt xuống mức hơn 1000 điểm trong vài phút.
Khi sự việc này diễn ra, nó làm các nhà phân tích cảm thấy e ngại về cấu tạo cơ bản của thị trường. Kèm theo đó là những hậu quả mà giao dịch tần suất cao đem lại.
Năm 2015, bộ tư pháp Mỹ để chính thức công bố 22 tội danh. Trong đó có đề cập đến tội thao túng thị trường và gian lận. Chính sách này nhằm chống lại một người thương nhân có tên Sarao.
Thương nhân Sarao đã đặt lệnh sell với khối lượng lớn hợp đồng tương lai. Đây là những hợp đồng có tên E-Minis được dùng để phán đoán xu thế của S&P 500. Với số lượng lớn như thế đã làm cho nguồn cung tăng lên đột biến và giá bị giảm mạnh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, Sarao đã hủy bỏ hầu hết các lệnh. Chính vì thế mà flash crash đã xảy ra và thương nhân này đã thu về mức lợi nhuận 9 triệu đô la Mỹ. Trong khoảng thời gian 4 năm (2010-2014) thì Sarao đã kiếm được 40 triệu đô la Mỹ.
Flash crash năm 2013
Vào 23/4/2013, Associated Press đã thông báo trên Twitter feed của mình về vấn đề: Tổng thống Barack Obama đã gặp sự cố trong vụ nổ tại nhà trắng.
Sau khi dòng tweet này được đăng lên, nó đã khiến cho thị trường chứng khoán bị chao đảo. Cụ thể là S&P 500 đã giảm xuống 0,9%. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ trong vòng vài giây ngắn ngủi đã có 130 tỷ đô la mỹ không cánh mà bay. Chỉ số Dow Jones cũng bị ảnh hưởng, nó bị giảm đi mất 143 điểm.
Sau đó thì thị trường chứng khoán cũng quay trở về mức ban đầu. Tuy nhiên, khoảng thời gian biến động quá ngắn đã khiến cho nhiều nhà giao dịch không thể quên sự kiện này.
Flash crash năm 2015
Có thể nói vào thời điểm giữa tháng 1 năm 2015 không mấy tốt đẹp với thị trường ngoại hối. Nguyên nhân dẫn đến điều này là bởi vì ngân hàng Thụy Sĩ SNB đã không công nhận lời hứa. Đây là lời hứa được SNB nói ra trước đó vào ngày 6 tháng 9 năm 2011.
Vào ngày 12 tháng 1 năm 2015 thì lời hứa này đã được nhắc lại. Nội dung lời hứa là về việc đồng Franc Thụy Sĩ sẽ không thể mạnh lên và bị ngăn chặn bởi ngân hàng SNB. Họ sẽ làm cho cặp tỷ giá EURCHF không thể giảm xuống mức 1.20.
Nhưng đến ngày 15 tháng 1 năm 2015 thì ngân hàng SNB đã công bố nội dung như sau trên trang web của họ. Nền kinh tế Thụy Sĩ sẽ bị đe dọa và gặp nguy hiểm nếu như đồng CHF có giá trị quá cao. Không những thế nó còn khiến cho lạm phát xảy ra với xác suất cao. Chính vì thế mà ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ sẽ làm cho giá trị của đồng CHF giảm xuống.
Sau lời công bố này, nó đã khiến cho tỷ giá của đồng CHF tăng lên rất nhanh. Điều này đồng nghĩa với việc cặp tiền USD/CHF bị giảm rất mạnh. Cụ thể là từ 1.02204 xuống dưới mức giá thấp nhất là 0,83541. Nó tương đương với số pips giảm mạnh là 1.866 pips trong thời gian cực ngắn. Mức thua lỗ cũng được ngân hàng SNB công bố sau đó là 51 tỷ đô la Mỹ.
Lời chối bỏ của ngân hàng trung ương SNB là một cú sốc cực kì lớn đối với thị trường. Minh chứng là việc một vài sàn giao dịch đã tạm thời ngừng cung cấp hoạt động này. Có một số các báo cáo về việc quỹ phòng hộ phải đóng cửa. Bởi vì nó đã gặp rủi ro thua lỗ rất lớn. Nguyên nhân khiến họ không kịp thời phản ứng là bởi vì họ tin rằng cặp tiền EUR/CHF sẽ ổn định duy trì với mức giá 1.2.
Kết luận
Từ các thông tin trên, chúng ta có thể đúc kết được các bài học như sau:
- Rủi ro luôn đi kèm với đòn bẩy.
- Thiết lập stop loss chỉ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ nguồn vốn có thể mất đi. Chứ không thể đảm bảo giá trị của sản phẩm.
- Không có gì là tuyệt đối cho dù đấy có là lời công bố của bất kì một đơn vị lớn và có độ uy tín cao.
Flash crash năm 2016
Trong năm 2016 có lẽ là năm không tốt với đồng GBP vì nó gặp thiệt hại khá nặng nề do flash crash gây ra.
Sự kiện đầu tiên diễn ra vào ngày 24 tháng 6 năm 2016. Đây là thời điểm diễn ra cuộc bình chọn về việc nước Anh có nên rút khỏi Liên minh châu Âu EU hay không. Số lượng người dân Anh muốn rút khỏi chiếm 52%. Sau đó thì sự cố flash crash đã xảy ra lần đầu, cụ thể là cặp tiền GBP/USD đã giảm xuống mức còn 2500 pips.
Sự kiện thứ hai diễn ra vào ngày 7 tháng 10 năm 2016. Theo như báo cáo thì chỉ trong vòng 2 phút mà giá của đồng GBP đã giảm xuống 6%. Điều này đã khiến cho cặp tiền GBP/USD có mức giá trị thấp nhất tính từ năm 1985. Sau đó thì cặp tiền này đã quay trở về mức ban đầu. Nhưng nó vẫn để lại một hậu quả vô cùng nặng nề.
Khi mà cú flash crash thứ hai xảy ra, người ta cho rằng tất cả là do fat finger gây ra. Nhưng sau đó một số người lại nghĩ rằng nguyên nhân xảy ra là vì: Mối quan hệ cũng như thái độ của Liên minh châu Âu EU và vương quốc Anh.
Flash crash năm 2017
Ethereum là đồng kỹ thuật số có vị thế lớn thứ hai. Nhưng vào 22/6/2017, mức giá của ethereum giảm, cụ thể là từ 300 USD giảm mạnh xuống mức 0,1 USD. Thời gian xảy ra chỉ vài phút ngắn ngủi tại GDAX.
Thời điểm đó có rất nhiều nghi vấn đặt ra: flash crash xảy ra do gian lận vì một số cá nhân muốn thao túng đồng ethereum. Sau đó thì GDAX đã mở cuộc điều tra và tuyên bố không hề có sự gian lận nào cả.
Vào thời điểm mà đồng ethereum giảm mạnh, đã có một khối lượng lớn giao dịch được thực hiện tại sàn môi giới. Cụ thể là lệnh mua đã được lấp đầy trong khoảng từ 317.81 đến 224.48 USD, giảm sút xuống 29,4%. Khi đồng ethereum giảm xuống đã khiến cho 800 lệnh sell khớp lệnh tự động. Điều này khiến cho giá của ethereum bị giảm xuống mức thấp nhất là 0,1 đô la Mỹ.
Flash crash năm 2019
Vào năm 2019, các đồng tiền như GBP, JPY và AUD đã liên tục gặp phải sự cố flash crash. Cụ thể như sau:
Hai cặp tiền AUD/USD và USD/JPY đã xảy ra vấn đề flash crash vào những ngày đầu tháng 1 năm 2019. Chỉ trong vòng vài phút ngắn ngủi, hai cặp tiền này đã giảm xuống hơn 4%. So với khoảng thời gian tính từ tháng 3 năm 2009 thì đây là mức giá thấp nhất của AUD so với USD. Hay USD so với JPY.
Tuy nhiên, giá của hai cặp tỷ giá trên phần lớn đã hồi phục lại mức ban đầu ở vài phút tiếp theo.
Vậy nguyên nhân nào khiến cho hai cặp tỷ giá này xảy ra sự cố flash crash? Một nguyên nhân được dự đoán rằng là do Apple công bố doanh thu tại Trung Quốc đã bị giảm. Tuy nhiên vẫn có một mâu thuẫn xuất hiện. Bởi vì flash crash xảy ra sau báo cáo này một giờ. Mức giá thấp nhất của cặp tỷ giá USDJPY cũng có sự thay đổi. Với FXMARKETAPI thì mức giá thấp nhất được báo cáo là 104,45. Với Reuters thì mức thấp nhất được báo cáo là 104,90.
Kinh nghiệm rút từ Flash crash là gì?
Qua các thông tin trên có thể thấy, tùy theo từng loại thị trường mà flash crash sẽ có những phản ứng khác nhau.
Từ bài học của ngân hàng SNB, hãy luôn luôn ghi nhớ một điều: Cho dù ngân hàng có lớn hay nhỏ thì khi xuất hiện flash crash cũng sẽ khiến nó chịu thua lỗ nặng.
Nguyên nhân chính khiến cho flash crash xảy ra tại thị trường chứng khoán có lẽ là do trục trặc của hệ thống. Hay là do ảnh hưởng bởi các thông tin liên quan về vấn đề an toàn của các nhà lãnh đạo. Ví dụ như khi người đứng đầu bị ám sát hay bị thương sẽ khiến cho thị trường bị biến động.
Hiện nay, mọi thông tin đều được nhanh chóng cập nhật trên những trang mạng xã hội. Tuy nhiên, không có gì là đảm bảo rằng mọi thông tin đều được truyền tải một cách chính xác.
Biện pháp ngăn cản Flash crash là gì?
Ngày nay, việc thực hiện các giao dịch tự động đang ngày càng được phát triển. Chúng ta sẽ sử dụng các hệ thống được lập trình sẵn dựa trên những thuật toán phức tạp. Chính vì thế mà những sai sót hay sự cố vẫn có thể xảy ra tại thị trường. Điều này khiến cho hiện tượng flash crash cũng sinh ra nhiều hơn. Để giảm thiểu tần suất flash crash xuất hiện các sàn môi giới toàn cầu Nasdaq, NYSE và CME đã đề ra các giải pháp. Hoặc là các nguyên tắc bảo mật cao hơn. Nhờ thế mà các rủi ro nặng nề của flash crash có thể được ngăn chặn.
Nguyên tắc cầu dao
Để dừng tạm thời hay hoàn toàn các giao dịch của khách hàng thì các sàn môi giới đã sử dụng nguyên tắc cầu dao. Khi các chỉ số thị trường giảm 7% hay 13% thì các giao dịch sẽ tạm thời ngưng hoạt động trong thời gian 15 phút. Nếu như chỉ số này giảm trên mức 20% thì các hoạt động giao dịch sẽ tạm ngừng. Nó sẽ chỉ hoạt động lại cho đến khi qua ngày tiếp theo.
Truy cập trực tiếp sẽ bị SEC cấm liên kết đến sàn giao dịch
Để ngăn chặn hiện tượng flash crash xảy ra thì mọi truy cập trực tiếp sẽ bị SEC cấm liên kết đến sàn giao dịch. Ngoài ra, họ cũng cấm các truy cập không có cơ sở căn cứ. Tuy nhiên, vẫn có cách để kết nối với các sàn môi giới một cách trực tiếp: Các đơn vị giao dịch hay những người chơi gây ra flash crash có một cách để kết nối trực tiếp với sàn môi giới. Đó là họ sẽ sử dụng các mã của sàn giao dịch để có thể liên kết trực tiếp. Chính vì thế sẽ không có giải pháp nào có thể ngăn chặn hoàn toàn sự cố flash crash. Tuy nhiên, những giải pháp này vẫn có thể giảm thiểu một phần nào những thiệt hại do sự cố này tạo ra.
Kết luận
Flash crash tuy là có tần số xuất hiện thấp nhưng nếu nó xuất hiện sẽ khiến cho thị trường bị chao đảo rất lớn. Qua nội dung chi tiết về sáu sự cố flash crash mà chuyên mục Hướng Dẫn Exness chia sẻ, chắc hẳn bạn cũng hiểu được mức độ nghiêm trọng mà nó gây ra. Mong rằng mọi thông tin trên đã cung cấp cho mọi người những kiến thức bổ ích. Chúc mọi người có một ngày làm việc thật vui vẻ.
Xem thêm:
Thông tin về vụ kiện cáo liên quan đến Bloomberg
Lý do khiến cho các nhà đầu tư dễ dạng bị Fear Of Missing Out chi phối là gì?
Volatility là gì? Cách thức giao dịch phái sinh khi thị trường biến động mạnh
Sự kiện Brexit ảnh hưởng như thế nào đến toàn thế giới?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.