Sự kiện Brexit là gì? Vương quốc Anh đã có động thái muốn rút khỏi Liên minh Châu Âu EU khiến dư luận thế giới quan tâm từ năm 2016. Với nhiều người dù không mấy quan tâm đến chính trị nhưng cũng đã từng nghe đến Brexit. Hôm nay Sàn Exness sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin xoay quanh Brexit là gì và tác động của nó. Theo dõi đến cuối bài viết của sàn Exness hiểu thêm sự kiện Brexit ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào nhé!
Brexit là gì?
Sự kiện Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) được gọi là Brexit (ghép từ Britain và Exit). Quá trình Brexit có rất nhiều mốc thời gian quan trọng, trong đó phải kể đến 13/11/2018. Thông báo được đưa ra cho thấy Anh và Liên minh châu Âu đã thống nhất thỏa thuận sơ bộ về việc rời khỏi khối liên minh này. Đây là một lời khẳng định chính thức và cũng là tín hiệu tích cực cho những động thái tiếp theo của cả hai bên.
Ảnh hưởng của Brexit không chỉ trên phạm vi Vương quốc Anh hay EU nói riêng. Nền kinh tế của nhiều nước khác trên thế giới cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Đó cũng là lý do Brexit là gì được cả thế giới quan tâm. Từ ý định dứt áo ra đi cho đến ngày thực sự chấm dứt phải trải qua nhiều thăng trầm. Trong đó Brexit ảnh hưởng đến Việt Nam trên một số phương diện. Thông tin chi tiết sẽ được chúng tôi đề cập ở phần sau của bài viết.
Anh không phải là nước đầu tiên, Hy Lạp đã đàm phán để tách khỏi Liên minh châu Âu trước đó. Grexit là từ được dùng để chỉ sự kiện này tương tự như cách người ta gọi Brexit. Nhưng khi Hy Lạp rời khỏi EU không có nhiều vấn đề lợi ích và họ rời đi khá đơn giản. Nếu bạn muốn biết khó khăn của Brexit là gì thì đó chính là cần một thỏa thuận có lợi cho đôi bên. Thêm vào đó, ảnh hưởng của Hy Lạp đến EU không thể nhiều như của Vương quốc Anh.
Liên minh châu Âu (EU) là gì?
Để biết vì sao sự kiện Brexit kéo dài lâu trước hết hãy tìm hiểu về Liên minh châu Âu.
Liên minh châu Âu còn có tên gọi khác là Khối liên Âu, tên tiếng Anh là European Union. Để đơn giản và ngắn gọn người ta thường gọi là EU. Đây là một trong những tổ chức hợp tác kinh tế chính trị bền chặt và lớn nhất thế giới. Liên minh này có thành viên là 28 quốc gia châu Âu. Chiến tranh Thế giới Thứ 2, những yêu cầu về thúc đẩy hợp tác kinh tế đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đó là lý do EU ra đời, giúp các quốc gia thành viên giao thương dễ dàng hơn.
Từ đó đến nay, EU đã phát triển trở thành một “thị trường chung” có đồng tiền chung Euro. Có 19 nước thành viên sử dụng đồng tiền này làm tiền tệ chính thức. EU hoạt động như một quốc gia với nghị viện đặt ra các luật lệ trong nhiều lĩnh vực. Tổ chức luôn duy trì chính sách chung về môi trường, giao thông, quyền người tiêu dùng và nhiều hoạt động khác.
Vì sao lại có sự kiện Brexit?
Nếu đã biết Brexit là gì có lẽ bạn cũng biết rằng đây không phải quyết định nhất thời. Phải qua một thời gian dài cân nhắc nước Anh mới chính thức thỏa thuận thành công với EU. Vậy những nguyên nhân nào khiến Anh nhất định phải rời đi dù đã gắn bó rất lâu. Và không thể phủ nhận Châu Âu và Anh có quá nhiều mối liên hệ về lợi ích. Hai nguyên nhân chính được cho là khởi nguồn của sự kiện này là khủng hoảng dân nhập cư và bất ổn chính trị trong nước. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác làm ý định rời đi mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Khủng hoảng người nhập cư
Sự kiện Brexit bắt đầu từ nguyên do là cuộc khủng hoảng người nhập cư ngày càng gia tăng, Nguyên nhân đầu tiên khiến Brexit xảy ra phải kể đến cuộc khủng hoảng dân nhập cư. Anh lo ngại rằng các trào lưu văn hóa mới du nhập khiến giá trị bản sắc văn hóa của họ thay đổi. Ngoài ra, chính phủ Anh đưa ra lý di là họ lo ngại về sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Hồi giáo Cực đoan. Chính phủ lo sợ tình hình an ninh Anh trở nên bất ổn và khó kiểm soát.
Chính trị Vương quốc Anh bất ổn
Cũng vào thời điểm đó, hình nội chính bên trong Đảng Bảo Thủ đang bất ổn. Các thành viên đảng phái luôn hoài nghi về tầm quan trọng và khả năng của EU đối với Anh. Từ đó họ gây sức ép lên việc thực hiện trưng cầu dân ý rằng Anh có nên rời khỏi Liên minh châu âu EU hay không.
Nguyên nhân khác
Nước Anh lập luận rằng Anh đang bị EU kéo tụt lại. Đồng thời họ cũng lo sợ hiệp ước chuyển nhượng là công cụ để Liên minh châu Âu sẽ đe dọa chủ quyền của Anh. Bởi một lượng lớn quyền lực từ các nước thành viên sang đã được chuyển đến trung ương tại Bỉ. Những người đứng đầu Vương quốc Anh và cả người dân Anh đều tỏ ra bất mãn với những quy định của EU. Đối với họ, những quy định mới được đưa ra đã không phù hợp với bản sắc dân tộc.
Tóm tắt diễn biến của sự kiện Brexit
Kết quả thu được từ các cuộc thăm dò cho thấy người dân Anh bị chia rẽ khá đồng đều. Đảng Độc lập Anh đã đứng ra phát động các chiến dịch vận động để nước này rời khỏi EU. Sau khi họ có được chiến thắng trong các cuộc bầu cử châu Âu với gần 4 triệu phiếu bầu. Đảng Bảo thủ chia thành hai phe, trong đó khoảng một nửa bao gồm 5 thành viên nội các, một vài Nghị viên Công đảng cũng bày tỏ sự ủng hộ. Một Đảng phái khác cũng đồng ý rằng Anh nên rời EU là Đảng Hợp nhất Dân chủ. Sự khởi động từ những người đứng đầu đất nước đã mở ra giai đoạn đầu của sự kiện.
Nguyên nhân nào khiến nước Anh phải rời đi?
Theo những người ủng hộ Brexit, EU đã áp đặt quá nhiều luật lệ kinh doanh. Mỗi năm nước Anh phải trả hàng tỷ bảng Anh phí thành viên nhưng họ được trả lại rất ít.
Những người này cho rằng Anh phải được quyền kiểm soát đầy đủ biên giới đất nước mình. Ngoài ra, đã đến lúc để giảm số người đến sống và làm việc tại Anh.
Thủ tướng Anh David Cameron cùng 16 thành viên nội các của ông đứng ở lập trường muốn Anh ở lại EU. Lúc bấy giờ Đảng Bảo thủ đã tuyên bố trung lập trong chiến dịch Brexit. Còn Công đảng, Đảng Quốc gia Scotland (SNP), Plaid Cymru (Đảng xứ Wales), và Dân chủ Tự do đều bày tỏ sự ủng hộ. Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ ông Barack Obama khi nêu lên quan điểm Anh nên tiếp tục ở lại EU. Hầu hết các quốc gia châu Âu, đặc biệt là những nước lớn như Pháp cũng muốn như vậy.
Để đi đến quyết định, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức vào Thứ Năm ngày 23 tháng 6 năm 2016. Theo đó, kết quả là số phiếu bầu đồng ý nên rời khỏi EU là 17.4 triệu phiếu. Với việc có 52% người dân anh muốn rời đi, viễn cảnh Brexit chính thức được bắt đầu.
Thỏa thuận Brexit bao gồm những gì?
Nhằm giúp việc rời đi không gây tổn thất lớn cho hai bên thì Anh và EU cần ký thỏa thuận. Theo đó, một nhóm các điều khoản được đưa ra để hỗ trợ quá trình rời đi gồm:
- Vương quốc Anh phải trả khoảng 39 tỷ Bảng được gọi là phí phá vỡ quan hệ đối tác cho Liên minh châu Âu EU.
- Quy định về những điều sẽ xảy ra với công dân Vương quốc Anh đang sinh sống ở những quốc gia khác thuộc EU. Tương tự những công dân EU đang sống ở Vương quốc Anh sẽ ra sao.
- Riêng với vấn đề Backstop trên biên giới Ireland, cần đưa ra biện pháp toàn vẹn. Để tránh tái lập một biên giới “vật lý” như Bức tường Berlin giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland. Bởi nếu Brexit diễn ra đây cũng trở thành biên giới ngăn cách Vương quốc Anh và EU.
- Thỏa thuận về khoảng thời gian phù hợp để làm giai đoạn chuyển tiếp cho Anh-EU thực hiện một thỏa thuận thương mại. Đồng thời cũng là thời gian đủ để các doanh nghiệp có thể điều chỉnh và chuẩn bị.
Vì sao sự kiện Brexit liên tục bị trì hoãn?
Nguyên nhân chủ yếu khiến Brexit phải trì hoãn liên tục là do vấn đề backstop. Có nhiều tranh chấp xảy ra nhưng qua nhiều cuộc họp vẫn không giải quyết toàn vẹn. Cụ thể, Bắc Ireland là một phần của Vương quốc Anh có đường biên giới chung với và Cộng hòa Ireland là một quốc gia có chủ quyền thuộc EU. Đường biên giới này là biên giới đất liền duy nhất giữa Anh và EU. Nhưng vị trí này lại không có đồn biên phòng cũng không có cả khu vực kiểm tra. Nghĩa là nếu có người hoặc hàng hóa đi qua biên giới không có ai kiểm soát. Vấn đề này nếu chưa thể xử lý thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương mại hậu Brexit.
Phía EU đã đề xuất “backstop” như là một bảo đảm pháp lý trong tình huống Brexit không đạt được đồng thuận. Thì cũng có thể tránh đường biên giới cứng nhưng phía Anh không đồng ý. Bởi theo họ thay đổi này tác động tới Bắc Ireland, thậm chí là đe dọa sự tồn tại của quốc gia. Vấn đề Ireland là phần tất yếu trong thỏa thuận rời đi, cũng là nguyên nhân gây trì hoãn Brexit.
Kịch bản nước Anh rời đi nhưng không đạt được thỏa thuận nào?
Trong giai đoạn căng thẳng vì chưa đạt được thỏa thuận, không ít giả thuyết, kịch bản được đưa ra. Nhiều người lo ngại rằng Anh sẽ rời đi ngay lập tức và không có thỏa thuận nào được ký. Kịch bản đó nhìn chung là khá tệ và gây thiệt hại cho cả hai bên:
- Nước Anh buộc phải rời khỏi thị trường đơn lẻ cũng như liên minh hải quan
- Nước Anh buộc phải rời khỏi mọi tổ chức của EU gồm Tòa án Công lý Châu Âu, Europol và những cộng đồng khác
- Tư cách thành viên Vương quốc Anh bị chấm dứt hoàn toàn trong những cơ quan thuộc EU
- EU không còn được nhận khoản ngân sách khổng lồ lên đến 9 tỷ bảng mỗi năm từ Anh.
Sự kiện Brexit ảnh hưởng như thế nào đến toàn thế giới?
Khi Brexit đi đến được thỏa thuận cuối cùng cũng là lúc Anh đối mặt với nhiều thách thức. Nhưng tác động của sự kiện Brexit không chỉ tính riêng tại nước Anh. Nhiều quốc gia khác cũng chịu ảnh hưởng và Brexit ảnh hưởng đến Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Có thể nói rằng sự kiện này đã gây nên sự xáo trộn cho khu vực châu Âu lẫn thế giới. Để biết ảnh hưởng cụ thể của Brexit là gì hãy xem thêm thông tin sau đây.
Đối với bản thân nước Anh
Về Kinh tế
Anh không thể tách biệt hoàn toàn mà vẫn phải chịu các tác động của nền kinh tế châu Âu. Nhưng lúc này nước Anh đã đánh mất vị thế lớn vốn có trên các bàn đàm phán chung.
Khi còn là thành viên của Liên minh châu Âu, người dân Anh đã được hỗ trợ một phần thuế. Nhưng nếu ra đi họ phải gánh chịu mức thuế đó và nước Anh phải tự xoay sở. Nhiều chuyên gia dự báo kinh tế nước Anh có khả năng tuột dốc trong vòng 5 năm hậu Brexit. Tổn thất dự kiến có thể lên đến 100 tỷ bảng (5% GDP) kéo theo, đồng bảng mất giá 20%. Nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác như thất thu về thương mại và tài chính, hàng triệu người thất nghiệp… sẽ xảy ra.
Về chính trị – Xã hội
Một điều dễ thấy là trước, trong và cả sau Brexit nội bộ nước Anh đã chia rẽ sâu sắc. Trong cuộc trưng cầu dân ý 6/2016, con số cách biệt không lớn, với 52% ủng hộ và 48% phản đối. Sự đối lập ý kiến này đã gây ra sự chia rẽ mạnh mẽ trong xã hội Anh lúc bấy giờ. Qua thời gian vấn đề này có thể được xoa dịu phần nào nhưng vẫn còn nhiều bất ổn khác.
Brexit còn gây chia rẽ Chính phủ và Quốc hội Anh với nhiều sự đồng tình từ Thượng viện. Trong khi đó ở Hạ viện Anh có nhiều ý kiến phản đối Brexit quyết liệt.
Kể cả nhóm lợi ích trong xã hội Anh cũng xuất hiện sự chia rẽ đáng kể. Nhóm người hưởng lợi từ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thì về phe phản đối. Ngược lại, nhóm người có lợi ích từ chủ nghĩa biệt lập hay chủ nghĩa dân túy thì về phe ủng hộ Brexit.
Về quân sự – Đối ngoại
Anh phải đối mặt với nhiều vấn đề đối ngoại vì họ không còn là đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Âu. Hoàn toàn có cơ sở cho những lo ngại liên quan đến tầm ảnh hưởng của quân sự Anh bị tổn hại.
Đối với EU
Nếu kinh tế Anh bị tổn hại do Brexit thì kinh tế EU cũng không thể “bình an”. Bởi kinh tế Anh chiếm đến 1/6 GDP của khối liên minh này. Và thị trường Anh còn là nơi đến của 10% kim ngạch xuất khẩu của EU. Quy mô kinh tế của Liên minh châu Âu sẽ quy giảm đáng kể nếu Brexit xảy ra. Thực tế đã cho thấy đúng như dự đoán, trong đó thương mại Anh – EU sụt giảm nhanh chóng. Rào cản thương mại gia tăng thì rất khó để duy trì thương mại như cũ.
Nhiều ý kiến lo ngại Brexit là dấu hiệu cho thấy một liên minh đang “hấp hối”. Trong tương lai đây có thể là tiền lệ xấu dẫn đến việc những thành viên khác muốn rời đi. Khiến liên minh này tan rã và kinh tế toàn cầu đối diện với tác động cực kỳ nghiêm trọng. EU biến mất đồng nghĩa với nguy cơ về một cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. EU coi Brexit là một cú đánh mạnh báo hiệu đã đến lúc phải thay đổi về kinh tế, chiến lược và địa chính trị của mình..
Đối với thế giới
Trong số những nước ngoài EU bị tác động lớn bởi Brexit phải kể đến Hoa Kỳ. Nước này phải đối mặt với nhiều thiệt hại bởi quan hệ thương mại và đầu tư của họ với Anh. Tại khu vực châu Âu, Anh là đối tác thương mại lớn và quan trọng hàng đầu của Hoa Kỳ. Sau khi Anh rời đi, Hoa Kỳ đã mất đi nhiều cơ hội tiếp cận thị trường EU. Từ đó làm giảm doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp Hoa Kỳ buộc họ lựa chọn rời Anh sang các nước EU khác.
Nhật Bản cũng là quốc gia chịu tác động tiêu cực hậu Brexit, nhất là với các nguồn đầu tư. Chính sách cải tổ nền kinh tế của chính phủ Nhật Bản đã bị ảnh hưởng đáng kể do đồng Yên tăng giá.
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa EU và Trung Quốc ngày càng lớn. Khi Anh rời khỏi liên minh, trường EU phải trải qua một phen chao đảo, kém ổn định. Điều này cũng có tác động đến kinh tế của Trung Quốc theo hướng tiêu cực.
Đối với Việt Nam
Sự kiện Brexit ảnh hưởng đến Việt Nam do chính sách thuế quan của EU thay đổi. Trong quan hệ kinh doanh giữa Việt Nam với Anh và EU cần có điều chỉnh hợp lý. Lo ngại gia tăng về hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) bị ảnh hưởng. Chính sách thương mại và thuế quan mới của Anh tác động đến quan hệ thương mại Việt – Anh.
Tuy nhiên, Brexit cũng mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho các nước khác trong đó có Việt Nam. Bởi lúc này EU đang cần đối tác mới hoặc gia tăng quan hệ với đối tác cũ để lấp chỗ trống mà Anh để lại. Nhìn chung, Liên minh châu Âu phải đối diện với biến đổi lớn về quy mô, sức ổn định. Sức khỏe thị trường yếu sẽ khiến kinh ngạch xuất khẩu của nước ta giảm sút.
Vừa rồi là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về Brexit là gì. Mong rằng bài viết hướng dẫn này sẽ cung cấp nhiều kiến thức hữu ích để bạn hiểu hơn về tình hình thế giới sau sự kiện Brexit. Cùng với đó hiểu được Brexit ảnh hưởng đến Việt Nam cũng rất cần thiết đấy nhé!
Xem thêm:
Những nguyên nhân nào tạo nên sự khác biệt của Bloomberg?
Thị trường sẽ có tâm lý ra sao khi Flash crash xuất hiện?
Lý do nào khiến cho các nhà đầu tư dễ dạng bị hiệu ứng Fomo chi phối?
Thị trường biến động mạnh (Volatility) và cơ hội sinh lời khi giao dịch cần biết
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.