Drawdown là gì? Đây chính là một chỉ tiêu quen thuộc trong forex được dùng để xác định mức độ rủi ro của tài khoản giao dịch. Nó sẽ xác định mức độ quản lý vốn và quản lý rủi ro của chủ tài khoản có đang hiệu quả hay không? Ngoài ra nếu bạn muốn lựa chọn tài khoản để thực hiện lệnh copy trade hay giao dịch tự động EAs thì drawdown chính là một tiêu chí quan trọng. Cùng Exness tìm hiểu các thông tin về drawdown và drawdown trong forex qua bài viết sau đây nhé.
Drawdown là gì?
Chúng ta đều biết rằng, lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố đối nghịch nhau nhưng luôn tồn tại song hành trong mỗi giao dịch forex. Và drawdown chính là chỉ tiêu đại diện cho yếu tố rủi ro trong giao dịch. Vậy drawdown là gì? Khái niệm này được dùng để biểu hiện một tài khoản đang có mức độ biến động đi xuống như thế nào. Drawdown sẽ tiến hành đo lường sự sụt giảm nguồn vốn đầu tư của tài khoản đó trong một khoản thời gian xác định.
Trong một khoảng thời gian nhất định, khoảng cách từ đỉnh đến đáy của nguồn vốn sẽ dùng để xác định drawdown. Thông thường, chỉ tiêu này thường được gọi là tỷ lệ drawdown do nó được thể hiện dưới dạng phần trăm.
Công thức tính tỷ lệ drawdown là gì?
Trên thực tế, tỷ lệ drawdown = (Đáy của vốn – đỉnh của vốn) / Đỉnh của vốn. Chúng ta lấy công thức này để drawdown là một tỷ lệ dương. Tuy nhiên trong công thức, do muốn phản ánh đúng bản chất của chỉ tiêu là mức sụt giảm vốn nên các nhà nghiên cứu đã để cho (Đáy của vốn – Đỉnh của vốn). Điều này đồng nghĩa với việc đáy sẽ phải xuất hiện sau đỉnh, nghĩa là tài khoản chuyển từ đỉnh thành đáy.
Ví dụ:
Giả sử bạn nạp vào tài khoản của mình số tiền là 1000$. Sau đó bạn liên tiếp thua lỗ trong 3 tháng và những gì còn lại trong tài khoản là 600$. Sau 4 tháng, tài khoản đã được cải thiện, tương ứng với việc bạn đã mang về được lợi nhuận và khiến số dư tài khoản tăng lên thành 1.400$. 2 tháng sau, bạn lại tiếp tục thua lỗ và chỉ còn 800$ trong túi tiền. Sau đó bạn kết thúc năm với một sự cải thiện khả quan, nâng số dư thành 1.200$.
Trong 3 tháng đầu tiên, lần đầu tài khoản tạo đáy sẽ là tại vị trí 600$. Giai đoạn này, đỉnh ở mức 1000$. Điều này có nghĩa là giai đoạn này có mức sụt giảm lên đến 400$ và như thế, tỷ lệ drawdown sẽ là 40%.
Sau đó, tài khoản đã được cải thiện sau 4 tháng và tăng số dư. Lúc này, tài khoản cũng tạo đỉnh cao nhất của thời kỳ đang xét, tuy nhiên sau lần tạo đỉnh đó, đáy tiếp theo vẫn chưa được tạo, vì thế drawdown vẫn chưa thay đổi.
Đáy tiếp theo tài khoản tạo là ở mức 800$ và mức sụt giảm mới là 600$. Lúc này, tỷ lệ drawdown sẽ là 42.86%. Sau giai đoạn này, drawdown sẽ không đổi nếu như balance của tài khoản tiếp tục dao động trong biên độ từ đỉnh 1.400$ và từ đáy 800$.
Các loại drawdown trong giao dịch forex
Trong một giai đoạn đầu tư nhất định, drawdown được hiểu là mức sụt giảm vốn của tài khoản trong khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, có đến 3 phương thức tính drawdown khác nhau. Mỗi cách tính lại phản ánh một ý nghĩa nào đó về độ rủi ro trong thời gian xác định của tài khoản giao dịch, cụ thể như sau:
Absolute drawdown là gì?
Đây là khái niệm để chỉ mức sụt giảm lớn nhất của tài khoản trong một giai đoạn nhất định tính từ khi người dùng nạp tiền vào tài khoản. Bạn tính Absolute drawdown bằng cách tìm ra khoảng cách từ số dư ban đầu đến đáy thấp nhất của số vốn. Absolute drawdown được tính với đơn vị là một số tiền cụ thể chứ không phải tỷ lệ phần trăm.
Khi đáy mới của số dư tài khoản thấp hơn đáy trước đó thì có nghĩa là giá trị của Absolute drawdown đã thay đổi. Kết quả lỗ vốn cao nhất từ thời điểm các trader nạp tiền vào tài khoản đến thời điểm hiện tại sẽ được thể hiện qua Absolute drawdown. Như thế, các trader càng thua lỗ nhiều thì tương đương với việc Absolute drawdown sẽ càng tăng lên.
Maximum drawdown là gì?
Đây là mức sụt giảm của tài khoản và cũng được thể hiện bằng một số tiền tuyệt đối. Maximum drawdown được tính từ đỉnh của vốn cao nhất đến đáy của vốn thấp nhất của tài khoản. Điều này cũng có nghĩa là đáy vốn thấp nhất này sẽ chỉ được xuất hiện sau đỉnh vốn cao nhất mà tài khoản từng có.
Khi balance của tài khoản biến động và vượt quá khỏi phạm vi của đáy thấp nhất và đỉnh cao nhất thì khi đó Maximum drawdown của tài khoản mới được ghi nhận.
Quan sát hình minh họa trên, có thể thấy rằng đỉnh cao nhất được balance tạo là 150$, sau đó đáy thấp nhất được tạo là 75$. Từ đó có thể suy ra rằng Maximum drawdown sẽ là 75$. Sau đó, Maximum drawdown vẫn chưa được ghi nhận do biến động chưa thoát ra ngoài giới hạn của đáy thấp nhất và đỉnh cao nhất. Sau đó, khi đáy mới thấp hơn được tạo thì Maximum drawdown mới được ghi nhận lại. Khi đó, Maximum drawdown được tính từ đỉnh vốn cao nhất là 150$ đến đáy vốn thấp nhất là 40$, kết quả là 110$.
So với Absolute drawdown, chỉ tiêu Maximum drawdown phản ánh mức độ rủi ro cao hơn bởi nó cho thấy mức độ thua lỗ cao nhất trong toàn bộ quá trình giao dịch của tài khoản.
Relative Drawdown là gì?
Thực chất, Relative drawdown chính là Maximum drawdown nhưng được tính theo tỷ lệ phần trăm. Chỉ tiêu này có công thức như sau: Maximum drawdown/ Đỉnh cao nhất của vốn. Thông qua Relative drawdown, bạn có thể hình dung được tài khoản của bạn có mức độ rủi ro ra sao bởi nó có đơn vị là tỷ lệ phần trăm chứ không phải một con số cụ thể.
Ví dụ cụ thể:
Sau đây sẽ là ví dụ về cách ghi nhận Absolute và Maximum drawdown ở một tài khoản forex khi giao dịch.
Giả sử ban đầu, trader nạp vào tài khoản số tiền là 100$
Lệnh 1: Thua lỗ 15$, balance giảm xuống 85$
Lúc này, Absolute drawdown và cả Maximum drawdown đều là 15$.
Lệnh 2: Thắng 30$, balance tăng thành 115$
Lúc này, cả Absolute drawdown lẫn Maximum drawdown đều giữ nguyên là 15$ bởi nó không ghi nhận sự gia tăng lợi nhuận mà chỉ biểu hiện mức sụt giảm.
Lệnh 3: Thua lỗ 55$, balance giảm xuống 60$
Vì đây là một lệnh thua lỗ nên cả Absolute drawdown lẫn Maximum drawdown đều sẽ được ghi nhận lại. So với số dư ban đầu là 100$, Absolute drawdown sẽ là 40$. So với đỉnh vốn cao nhất mà tài khoản đã chạm đến là 115$ thì Maximum drawdown sẽ là 55$ (47.8%).
Lệnh 4: Thắng 30$, balance tăng thành 90$
Vì có thêm lợi nhuận nên cả 2 chỉ tiêu đều không đổi.
Lệnh 5: Thua lỗ 40$, balance giảm xuống còn 50$
2 chỉ tiêu sẽ được ghi nhận lại lúc này. Absolute drawdown sẽ hiển thị thành 50$ và Maximum drawdown (vẫn so với đỉnh cao nhất 115$) sẽ là 65$ (56.5%).
Đến thời điểm này, ta sẽ thấy được đáy vốn thấp nhất là 50$ còn đỉnh vốn cao nhất sẽ là 115$. Khi balance tạo đáy mới thấp hơn thì Absolute drawdown sẽ thay đổi. Còn khi balance vượt khỏi ngưỡng giới hạn của hiện tại thì Maximum drawdown cũng sẽ thay đổi.
Cách theo dõi drawdown trong nền tảng MT4
Cách theo dõi Drawdown trên nền tảng Metatrader 4 được Exness hướng dẫn cụ thể như sau. Tại phần mềm MT4, các bạn tiến hành mở tab Account History tại khung Terminal. Màn hình lúc này sẽ hiển thị tất cả các lệnh trong quá khứ đã được đóng lại. Tại một dòng lệnh bất kỳ, hãy kích chuột phải vào đó rồi chọn tiếp ô Save as Detailed Report.
Sau thao tác này, báo cáo sẽ được tự lưu về máy tính của bạn và mở lên tự động.
Bạn cần lưu ý rằng: các chỉ tiêu drawdown trên MT4 sẽ được tính toán bởi balance. Tuy nhiên nhiều trader lại cho rằng cách thức này không thể phản ánh đúng bản chất của drawdown, đó là biểu thị mức độ rủi ro trong giao dịch của tài khoản. Vì thế họ không thích cách thức này và thường dựa trên số dư tức thời equity để xác định drawdown.
Bạn có thể hình dung thế này: Nếu dựa trên balance thì sau khi đóng các lệnh, các chỉ tiêu drawdown mới được hệ thống ghi nhận. Còn đối với equity thì khi lệnh giao dịch vẫn đang chạy, drawdown vẫn sẽ được ghi nhận liên tiếp. Vì thế mức độ rủi ro của tài khoản trong quá trình giao dịch sẽ được ghi lại toàn bộ.
Ví dụ: Ban đầu, balance ở mức 100$. Lợi nhuận ban đầu của bạn là 30$, sau đó bạn thua lỗ 70$ và khi bạn lỗ đến mức 20$ thì tiến hành đóng lệnh. Theo balance, Maximum drawdown sẽ ở mức 20%. Tuy nhiên nếu tính theo equity thì con số này sẽ phải ở mức 53.8%, tính theo đỉnh vốn là 130$ và đáy vốn 60$. Như thế, mức độ rủi ro cao nhất của tài khoản trong suốt quá trình giao dịch được phản ánh chính xác phải là 53.8%.
Tỷ lệ drawdown có ý nghĩa gì trong giao dịch forex?
Để đánh giá một hệ thống giao dịch hiệu quả trong đầu tư forex, nếu chỉ dựa vào lợi nhuận tốt thôi là chưa đủ. Bên cạnh lợi nhuận, giao dịch phải đảm bảo có drawdown – nghĩa là tỷ lệ rủi ro thấp thì mới được coi là một hệ thống giao dịch tốt.
Đánh giá hệ thống giao dịch
Bên cạnh đó, để có thể quản lý rủi ro và quản lý vốn hiệu quả thì việc quan trọng các trader cần làm là phải thường xuyên theo dõi chỉ tiêu drawdown. Nếu tỷ lệ drawdown thấp nghĩa là hệ thống giao dịch tài khoản của bạn đang hoạt động ổn định và khá tốt trong một khoảng thời gian dài hạn. Bạn hãy gia tăng tỷ lệ thắng và lợi nhuận ở mỗi giao dịch tiếp theo để phát huy tính hiệu quả của nó.
Ngược lại, nếu tỷ lệ drawdown ở mức cao thì có nghĩa là hệ thống giao dịch cũng như các kế hoạch, chiến lược giao dịch của bạn có rủi ro khá lớn. Nguy cơ cháy tài khoản là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó các trader sẽ cần dừng việc giao dịch lại để xem xét, điều chỉnh lại hệ thống giao dịch cũng như xây dựng lại chiến lược để giao dịch đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó mới có thể bảo toàn nguồn vốn và hạn chế mức độ sụt giảm, thua lỗ.
Lựa chọn copy trade và robot giao dịch
Ngoài ra, khi bạn muốn lựa chọn các tài khoản master để thực hiện copy trading hay chọn các robot tự động giao dịch thì tỷ lệ drawdown cũng chính là một tiêu chí giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.
Đối với việc sử dụng robot tự động giao dịch, drawdown sẽ là tiêu chí quan trọng hàng đầu bên cạnh tỷ suất sinh lợi của hệ thống. Giả sử trung bình mỗi tháng, tỷ suất sinh lợi của một EAs là 30% nhưng tỷ lệ Relative drawdown lại lên tới 65% thì nghĩa là mức độ rủi ro của EAs này là khá cao. Vì thế bạn sẽ phải cân nhắc và tốt nhất là không nên lựa chọn.
Tương tự, khi bạn muốn lựa chọn tài khoản master để thực hiện lệnh copy trade thì drawdown là điều bạn phải xem xét thật kỹ bên cạnh các yếu tố như lợi nhuận, chiến lược, tỷ lệ thắng.
Ngoài ra, trong các cuộc thi forex mà các sàn giao dịch tổ chức, một trong những tiêu chí phân định thắng thua mà các broker đặt ra chính là tỷ lệ drawdown. Các trader cần đảm bảo tỷ lệ Maximum drawdown thấp nhất, đồng thời cần đảm bảo mức gia tăng vốn cao nhất.
Như thế nào là tỷ lệ drawdown tốt?
Trong số các chỉ tiêu drawdown, hai chỉ tiêu thể hiện mức độ rủi ro và độ sụt giảm cao nhất của tài khoản một cách rõ ràng nhất chính là Maximum drawdown hay Relative drawdown. Vậy tỷ lệ drawdown tốt là bao nhiêu?
Trên thực tế, tỷ lệ này càng thấp đồng nghĩa với việc rủi ro sẽ càng ít và nguy cơ tài khoản bị cháy là không nhiều. Do đó đáp án cho câu trả lời trên chính là Maximum Drawdown thấp bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu.
Một sự thật hiển nhiên khi giao dịch forex, đó là rủi ro luôn đi kèm với lợi nhuận, không ai có thể thắng mãi mà không thua được. Vì thế, tỷ lệ Maximum drawdown luôn lớn hơn 0%, cho dù là giao dịch của các trader chuyên nghiệp đi chăng nữa.
Để xác định một tài khoản đang có mức drawdown tốt, các nhà phân tích tài chính cũng như các chuyên gia thường lựa chọn mức 20% làm dấu mốc để đánh giá tỷ lệ này chứ không có một quy chuẩn nào cả. Điều này đồng nghĩa với việc mức Maximum drawdown ở hệ thống giao dịch của bạn phải đảm bảo không vượt quá 20% thì mới có thể coi là tài khoản giao dịch tốt.
Giả sử, tỷ lệ thua lỗ của bạn là 20% thì bạn cần phải thắng với tỷ lệ 25% thì mới có thể quay trở lại số vốn ban đầu. Tương tự như thế, tỷ lệ thắng mà bạn phải đạt được sẽ được tính so với số vốn ban đầu. Nếu bạn thua 50% thì tỷ lệ thắng phải là 100%, thua 80% thì phải thắng 400%. Như thế, khả năng hoàn vốn sẽ càng khó khi Maximum drawdown càng tăng cao.
Cách thức kiểm soát tỷ lệ drawdown hiệu quả
Trong giao dịch forex, bạn đừng coi thường yếu tố tâm lý bởi nó có thể phá vỡ kế hoạch giao dịch của bạn bất cứ lúc nào. Hãy biết cách kiểm soát tâm lý thật tốt và tuân thủ những nguyên tắc đề ra để đạt được tỷ lệ drawdown thấp nhất có thể.
Đặt ra giới hạn tối đa cho drawdown trong kỳ giao dịch
Bạn hãy xác định một giới hạn tối đa cho Maximum Drawdown không quá 20% dựa vào nguồn vốn cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của bạn. Sau đó, bạn phải xác định một khoảng thời gian cụ thể như 1 quý, 1 tháng,…
Giả sử bạn đặt ra giới hạn duy trì tỷ lệ này không quá 20% trong vòng 1 tháng. Khi đó nếu tỷ lệ vượt quá giới hạn cho phép thì bạn sẽ tạm ngừng giao dịch để xem xét lại các chiến lược cũng như hệ thống giao dịch của mình để bắt đầu làm lại trong tháng sau.
Nếu sau khi đã điều chỉnh và xây dựng một hệ thống mới tốt hơn mà drawdown vẫn không tiến triển tích cực thì bạn cẩn kiểm soát tâm lý để không rơi vào hoảng loạn. Bạn nên xem xét lại xem mình có thực sự hợp với nghề trading này và tiếp tục giao dịch hay không.
Đặt giới hạn thua lỗ thấp nhất cho các giao dịch
Bạn nên đặt ra giới hạn thua lỗ từ 1-1.5% tổng số vốn hiện tại cho mỗi lệnh giao dịch. Khi áp dụng nguyên tắc này, nếu bạn thua liên tiếp 10 giao dịch thì số vốn mới chỉ bị trừ hao 10-15%. Tương tự nếu bạn thua liên tiếp 20 lệnh thì số vốn sẽ mất đi 20-30%, thế nên khả năng phục hồi hòa vốn là không quá khó.
Để làm được điều đó, bạn cần phải sử dụng tỷ lệ đòn bẩy vừa phải một cách nghiêm ngặt, luôn đặt stop loss cho tất cả các lệnh và kết hợp khối lượng giao dịch thấp.
Ngoài ra, bạn nên điều chỉnh giảm giới hạn thua lỗ nếu thua liên tiếp nhiều lệnh, giới hạn này phải tương ứng với số vốn hiện tại. Giả sử bạn giới hạn mỗi lệnh thua lỗ ở mức 2% và sau đó bạn thua 10 lệnh liên tiếp thì số vốn sẽ hao hụt 20%. Khi đó, các bạn nên giảm tỷ lệ xuống còn 1-1.5% để giúp giữ tỷ lệ drawdown không bị tăng quá nhanh khi thua lỗ liên tiếp.
Tuy nhiên, hãy dừng lại nếu drawdown vượt ngưỡng cho phép và số lệnh thua lỗ vượt quá 30 lệnh nhé.
Ví dụ về cách giới hạn tỷ lệ rủi ro như sau:
- Tài khoản trader đang sở hữu 10.000 USD. Trader đặt tỷ lệ rủi ro 5%, có nghĩa là lệnh của trader lỗ 1000 USD là sẽ ngưng.
- Tài khoản giảm còn lại 9.000 USD. Các nhà đầu tư đặt tỷ lệ rủi ro 2%, nghĩa là bây giờ, lệnh lỗ 180 USD (9.000 x 2%) là phải ngưng giao dịch.
- Lần thứ 3, tài khoản còn 8820, nếu lỗ nữa thì giảm xuống còn 8643.6. Cho nên là trường hợp lệnh thứ 3 với tỷ lệ rủi ro 2% thì các nhà đầu tư chỉ mất đi 176.4 USD.
- Tiếp tục thế thì tỷ lệ lỗ thấp dần, thấp dần… thay vì mất mỗi lệnh 1.000 USD như lúc ban đầu.
Tạm dừng giao dịch khi thua quá nhiều
Đây là một phương thức nghe có vẻ khá đơn giản nhưng để áp dụng được nó thì không hề đơn giản chút nào.
Bạn nên dừng lại khi thua lỗ đến mức drawdown tối đa để ổn định tâm lý và lên kế hoạch giao dịch khác cho mình. Giả sử bạn liên tiếp thua từ 10 – 20 lệnh nhưng lại may mắn gỡ được với tỷ lệ thắng 40-50% thì đó là một điều may mắn.
Nhưng những biến động của thị trường là điều khó có thể lường trước, vì thế không phải lúc nào bạn cũng gặp may mắn như vậy và bạn cần suy nghĩa rằng cần phải làm gì để không thua lỗ nữa. Bên cạnh rủi ro, cơ hội mà thị trường mang đến cho bạn là rất nhiều, do đó không cần vội vàng, hãy học cách quản lý rủi ro trước khi bắt đầu vào cuộc chiến mới.
Một vài chỉ số khác để đánh giá hiệu quả của hệ thống giao dịch
Standard Deviation
Đây là chỉ số biểu hiện những biến động của khoản đầu tư, hay còn được gọi là độ lệch chuẩn. Từ đó nó đánh giá sự ổn định hoặc bất ổn định của hệ thống giao dịch.
Giả sử xét mức lợi nhuận của một hệ thống giao dịch trong khoảng thời gian 5 tháng cho ra kết quả như sau: tháng đầu 5%, tháng 2 8%, tháng 3 10%, tháng 4 -3% và tháng 5 -7%. Như thế ta có tổng cộng là 13.
Ta có công thức tính x như sau: Lấy tổng chia cho 5: 13/5 = 2.6, trong đó N=5.
Sau đó, lợi nhuận từng tháng sẽ trừ đi x và cho ra kết quả lần lượt là: tháng 1 2.4, tháng 2 5.4, tháng 3 7.4, tháng 4 -5.6, tháng 7 -9.6.
Sau đó, ta tiến hành bình phương các con số và cộng lại, kết quả là 213.2.
Tiếp theo, ta có phép tính: 213.2/5 x (5-1) = 10.66.
Kết quả cuối cùng sẽ là căn bậc hai của 10.66, tương đương với 3.26.
Con số cuối cùng này chính là mức độ lệch chuẩn của hệ thống giao dịch này. Con số này càng thấp bao nhiêu thì mức độ ổn định của tài khoản càng tốt bấy nhiêu.
Profit factor
Đây là chỉ số phản ánh tỷ lệ sinh lợi nhuận so với số rủi ro của giao dịch phải bỏ ra. Quan sát ví dụ dưới đây, ta thấy rằng Profit Factor là 1.71. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận lại được 1.71$ nếu bỏ ra 1$ rủi ro. Đối với một hệ thống giao dịch thông thường thì con số này ở mức có thể chấp nhận được.
Risk of Ruin
Risk of Ruin là chỉ số phản ánh khả năng bị cháy của một hệ thống giao dịch nào đó. Chỉ số này được tính theo công thức như sau:
Chỉ số Risk Of Ruin = ( 1- (W-L) ) / ( 1+ (W-L) ) ^ U
Trong đó:
- W: Xác suất thắng Win ratio
- L: Xác suất thua Lose ratio
- U: Mức sụt giảm tài khoản tối đa Maximum Drawdown
Giả sử tỷ lệ thắng của một trader là 70%, mức drawdown tối đa mà trader này chịu là 20% và tỷ lệ rủi ro một lệnh là 1%. Khi đó, chỉ số risk of ruin sẽ được tính như sau: (1-(0.7-0.3))/(1+(0.7-0.3))^20 =0.00004368. Như vậy, tỷ lệ này gần như bằng 0. Do đó, con số này đã phản ánh hệ thống giao dịch của trader này có độ an toàn khá cao. Khi tỷ lệ risk hoặc tỷ lệ thắng ở mỗi lệnh thay đổi thì tỷ lệ này cũng sẽ thay đổi.
Kết luận
Từ những thông tin mà chúng tôi cung cấp, hy vọng rằng bạn đã hiểu drawdown là gì cũng như cách theo dõi tỷ lệ này trên sàn forex. Drawdown là một công cụ khá quan trọng trong việc quản lý rủi ro, vì thế đừng bỏ qua chúng. Nhưng điều quan trọng hơn cả là bạn hãy luôn trau dồi kinh nghiệm cũng như xây dựng những chiến lược quản lý vốn, quản lý rủi ro hiệu quả để mang về nhiều lợi nhuận cho giao dịch của mình. Chúc bạn luôn thành công trên sàn giao dịch!
Xem thêm:
Divergence là gì? Các dạng phân kỳ phổ biến hiện nay
Các ưu điểm và nhược điểm trong giao dịch pullback nên biết
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.