Divergence là gì

Divergence là gì? Các dạng phân kỳ phổ biến hiện nay

Divergence là gì? Các đặc điểm cần lưu ý của hiện tượng phân kỳ là gì? Nó có vai trò ra sao trong việc xác định xu hướng của thị trường? Tín hiệu này liệu có thể đưa ra các dự đoán chính xác 100% hay không? Để hiểu rõ hơn về tín hiệu Divergence mời các bạn đọc bài viết sau của sàn Exness Việt Nam nhé.

Khái niệm phân kỳ (Divergence) là gì?

Hiện tượng phân kỳ (Divergence) là gì? Hiện tượng phân kỳ hay còn có tên gọi là hiện tượng Divergence. Hiện tượng này xảy ra khi mà các chỉ báo có hướng di chuyển ngược với đường giá. Nếu thị trường xuất hiện hiện tượng này thì có khả năng cao xu hướng đảo chiều sắp xảy ra.

Để có thể dễ dàng hình dung thì sau đây Exness Việt Nam sẽ đưa ra một ví dụ cho các bạn dễ hiểu. Trên mặt biển xuất hiện những con sóng đang di chuyển về phía bờ. Tuy nhiên, bên trong những con sóng ấy có những con sóng nhỏ di chuyển theo hướng ngược lại. Lúc này hiện tượng phân kỳ được sinh ra. Tương tự, trong thị trường tài chính những con sóng có xu hướng tăng được sinh ra trong xu thế tăng.

Tuy nhiên, cùng lúc này những con sóng giảm cũng đang dần được sinh ra. Lúc này, sự báo một xu thế đảo chiều sắp xuất hiện. Nhưng nếu như hiện tượng đảo chiều không xảy ra thì hiện tượng Divergence có ý nghĩa gì không? Lúc này, nó sẽ phản ánh thị trường không còn hoạt động tăng mạnh so với trước đây nữa.

Tín hiệu phân kỳ là gì? Divergence là gì?
Tín hiệu phân kỳ là gì? Divergence là gì?

Trong thị trường tài chính, hiện tượng phân kỳ rất dễ bắt gặp bởi vì chúng xuất hiện rất phổ biến. Trong phân tích kỹ thuật, đây là một hiện tượng cực kỳ quan trọng đối với các trader. Bạn sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn khi mà nắm chắc được những tín hiệu phân kỳ trong tay. Nhờ đó nó sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn, thu về được khoản lãi cao. Ngoài ra, biết sử dụng tín hiệu Divergence còn giúp các trader không đi ngược với xu hướng của thị trường.

Những loại phân kỳ phổ biến trong kỹ thuật phân tích

Hiện tượng Divergence bao gồm có ba nhóm lớn, trong ba nhóm lớn này lại gồm có các nhóm nhỏ hơn. Chính vì thế với nội dung sau đây, sàn exness sẽ phân tích kĩ hơn về các nhóm nhỏ này.

Phân kỳ thường – Regular Divergence là gì?

Regular Divergence là gì? Thông qua tín hiệu Divergence, các nhà giao dịch có thể nhận biết được đâu là điểm đảo chiều xu hướng. Hay tín hiệu này cũng phản ánh thông tin thị trường đang có xu hướng giảm hay tăng. Trong phân kỳ thường bao gồm hai loại nhỏ hơn:

Phân kỳ thường tăng

Khi các đáy của giá sản phẩm được tạo ra ngày một thấp thì lúc này tín hiệu Divergence tăng sẽ được hình thành. Điều này có nghĩa là tín hiệu này được sinh ra trong xu hướng thị trường giảm. Tuy nhiên trên biểu đồ ta có thể thấy chỉ báo RSI biểu thị giá dường như tăng khi đáy trước thấp hơn đáy sau.

Tín hiệu đảo chiều giá từ giảm sang tăng sắp xảy ra
Tín hiệu đảo chiều giá từ giảm sang tăng sắp xảy ra

Lúc này, thông qua những đáy cao hơn được sinh ra bởi chỉ báo RSI đã phản ánh: Cường độ giá tăng đang yếu hơn so với trước kia. Đây cũng chính là một tín hiệu dự đoán khả năng cao xu hướng thị trường sắp đảo chiều giá. Tuy vậy, để có thể chắc chắn hơn về dự đoán này thì bạn cần phải kết hợp thêm một số các công cụ khác. Bởi vì tín hiệu Divergence thường tăng chỉ là một dấu hiệu yếu.

Phân kỳ thường giảm giá

Khi các đỉnh của giá sản phẩm được tạo ra ngày một cao thì lúc này tín hiệu Divergence giảm sẽ được hình thành. Điều này có nghĩa là tín hiệu này được sinh ra trong xu hướng thị trường tăng. Tuy nhiên trên biểu đồ chúng ta có thể thấy chỉ báo RSI biểu thị giá dường như vẫn thấp hơn.

Tín hiệu đảo chiều giá từ tăng sang giảm sắp xảy ra
Tín hiệu đảo chiều giá từ tăng sang giảm sắp xảy ra

Lúc này, thông qua những đỉnh thấp hơn được sinh ra bởi chỉ báo RSI đã phản ánh: Cường độ giá giảm đang yếu hơn so với trước kia. Đây cũng chính là một tín hiệu dự đoán khả năng cao giá sắp đảo chiều. Thông qua tín hiệu này, các bạn thực hiện giao dịch ngược hướng với xu thế của thị trường hiện tại.

Bởi vì sắp có việc đảo chiều tăng giá sắp xuất hiện nên đặt lệnh buy ở đây sẽ rất là hợp lý. Tuy nhiên để có thể chắc chắn hơn về dự đoán này thì bạn có thể đợi các dấu hiệu của các công cụ khác.

Phân kỳ ẩn – Hidden Divergence là gì?

Hidden Divergence là gì? Thông qua tín hiệu Hidden Divergence phản ánh khả năng cao xu hướng vẫn tiếp tục được duy trì. Bởi vì tín hiệu Hidden Divergence và xu hướng thị trường dịch chuyển cùng hướng. Do đó đây là một trong những tín hiệu rất được các nhà đầu tư yêu thích và tin cậy. Trong Hidden Divergence bao gồm hai loại nhỏ hơn:

Phân kỳ ẩn chiều tăng

Khi các đáy của giá sản phẩm phía trước thấp hơn so với đáy mới tạo ra thì Hidden Divergence tăng sẽ được hình thành. Tuy nhiên, chỉ báo MACD lại thể hiện đáy phía trước cao hơn đáy mới.

Tín hiệu Hidden Divergence tăng dự đoán xu hướng thị trường tăng sẽ tiếp tục
Tín hiệu Hidden Divergence tăng dự đoán xu hướng thị trường tăng sẽ tiếp tục

Qua hình ảnh phía trên có thể thấy được đáy phía trước thấp hơn so với đáy mới được tạo ra. Tuy nhiên chỉ báo kỹ thuật lại thể hiện đáy phía trước cao hơn so với đáy phía sau ngay tại điểm giao cắt. Đó chính là lý do tại sao mà tín hiệu Hidden Divergence tăng lại dự đoán xu hướng thị trường tăng được tiếp tục.

Phân kỳ ẩn chiều giảm

Khi các đỉnh của giá sản phẩm phía trước cao hơn so với đỉnh mới tạo ra thì Hidden Divergence giảm sẽ được hình thành. Tuy nhiên, chỉ báo MACD lại thể hiện ngược lại, đỉnh phía trước thấp hơn đáy mới.

Tín hiệu Hidden Divergence giảm dự đoán xu hướng thị trường giảm sẽ tiếp tục
Tín hiệu Hidden Divergence giảm dự đoán xu hướng thị trường giảm sẽ tiếp tục

Qua hình ảnh phía trên có thể thấy được đáy phía trước lại có giá cao hơn.Tuy nhiên chỉ báo kỹ thuật lại thể hiện đáy phía trước có đường giá thấp hơn so với đáy phía sau. Đó chính là lý do tại sao mà tín hiệu Hidden Divergence giảm lại phản ánh xu hướng thị trường giảm được tiếp tục.

Phân kỳ phóng đại – Exaggerated Divergence là gì?

Exaggerated Divergence là gì? Exaggerated Divergence và regular Divergence đều có các điểm giống nhau. Vậy làm cách nào để có thể so sánh hai loại tín hiệu này với nhau? Tuy chúng tương tự nhau nhưng chúng vẫn có điểm khác nhau. Đó chính là tín hiệu Exaggerated Divergence sẽ tạo ra hai định hoặc hai đáy bằng nhau. 

Exaggerated Divergence tăng

Khi đáy phía trước và đáy phía sau bằng nhau thì Exaggerated Divergence tăng sẽ xuất hiện. Tuy nhiên chỉ báo kỹ thuật lại thể hiện đáy sau và đáy trước không có mức giá ngang nhau.

Tín hiệu Exaggerated Divergence tăng dự đoán xu hướng chuẩn bị tăng mạnh
Tín hiệu Exaggerated Divergence tăng dự đoán xu hướng chuẩn bị tăng mạnh

Hình minh họa phía bên trên thể hiện giá phía trước và giá phía sau có đáy ngang nhau. Tuy nhiên lúc này đáy phía trước thấp hơn đáy sau ( hai đỉnh chênh nhau) lại được tạo ra bởi chỉ báo kỹ thuật. Nếu tín hiệu Exaggerated Divergence tăng xuất hiện sẽ dự báo thị trường đang có xu hướng đảo chiều và tăng dần. 

Exaggerated Divergence giảm

Khi đỉnh của nến phía trước và phía sau bằng nhau thì Exaggerated Divergence giảm sẽ xuất hiện. Tuy nhiên chỉ báo MACD lại thể hiện đỉnh nến sau và trước không có mức giá ngang nhau.

Tín hiệu Exaggerated Divergence giảm dự đoán xu hướng chuẩn bị giảm mạnh
Tín hiệu Exaggerated Divergence giảm dự đoán xu hướng chuẩn bị giảm mạnh

Hình minh họa phía bên trên thể hiện giá phía trước và giá phía sau có đỉnh ngang nhau. Tuy nhiên lúc này đỉnh phía trước cao hơn đỉnh sau (hai đáy chênh nhau) lại được tạo ra bởi chỉ báo MACD. Nếu tín hiệu Exaggerated Divergence giảm xuất hiện sẽ dự báo giá sắp có xu hướng đảo chiều và giảm dần. Exness.com.co khuyên bạn nên đặt lệnh buy ngay lúc này nhé.

Những chỉ báo hỗ trợ nhận diện phân kỳ

Thông qua các chỉ báo và biểu đồ giá tín hiệu Divergence sẽ được nhận diện. Đó chính là lý do tại sao các trader thường kết hợp nhiều chỉ báo quan trọng với nhau cùng một lúc. Một số chỉ báo phổ biến và quan trọng như MACD, RSI,…

Chỉ báo MACD

Để có thể xác định được tốc độ thay đổi của giá, chúng ta sẽ sử dụng chỉ báo MACD. Dựa vào chỉ báo này đã giúp cho các nhà đầu tư có thể tăng được tỷ lệ đoán đúng xu hướng đi của thị trường. Chỉ báo MACD có hai thành phần cơ bản, đó chính là:

  • Biểu đồ dạng cột MACD
  • EMA (trung bình động hàm mũ)

Cả hai đường trên đều chuyển động xung quanh đường số 0 (trung tâm). Thông thường đường MACD sẽ dịch chuyển với tốc độ chậm hơn. Còn đường trung bình sẽ đi với tốc độ lớn hơn do đó nó giữ vai trò là tín hiệu.

Giá của xu hướng thị trường tăng sẽ được xác định khi mà đường số 0 không nằm dưới đường MACD. Giá của xu hướng thị trường giảm sẽ được xác định khi mà đường số 0 không nằm trên đường MACD.

Chỉ báo MACD hỗ trợ nhận diện phân kỳ
Chỉ báo MACD hỗ trợ nhận diện phân kỳ

Nếu như đường MACD và đường giá có hướng đi ngược nhau thì lúc này tín hiệu Divergence sẽ sinh ra. Tuy nhiên một lời khuyên của exness dành cho các trader đó chính là không nên chỉ sử dụng một chỉ báo MACD. Mà cần phải kết hợp nhiều công cụ khác để tăng khả năng chính xác. Bởi vì chỉ báo MACD vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm cần khắc phục.

Chỉ báo RSI

Để có thể biết được hướng đi của giá chúng ta sẽ sử dụng chỉ báo RSI. Chỉ báo RSI này còn có thể giúp các trader tìm ra được Divergence bí ẩn. Đơn vị mà chỉ báo RSI sẽ thể hiện trên biểu đồ chính là phần trăm. Thị trường rơi vào tình trạng quá mua khi mà chỉ báo RSI nằm trên ngưỡng 70%. Ngược lại, thị trường sẽ rơi vào tình trạng quá bán nếu chỉ số RSI nằm dưới ngưỡng 30%.

Chỉ báo RSI cho biết hướng đi của giá
Chỉ báo RSI cho biết hướng đi của giá

Nếu đường Divergence dương xuất hiện, lúc này hãy lưu ý đến sự thay đổi của giá. Ngoài ra bạn cũng cần phải để ý đến mức giá trị thấp có thể sinh ra thông qua chỉ báo RSI. Thị trường có khả năng cao sẽ tăng giá khi mà chỉ báo RSI thể hiện các ngưỡng giá sản phẩm thấp hơn. Điều này có nghĩa là các mức giá cao hơn đang dần được sinh ra. Ngược lại, thị trường có khả năng cao sẽ giảm giá khi mà đường giá xuất hiện các mức giá thấp hơn. Trong khi chỉ báo RSI thể hiện các ngưỡng giá sản phẩm cao hơn. 

Đa số các nhà đầu tư chỉ xem các tín hiệu quá bán hay quá mua mạnh khi nó đi kèm với tín hiệu Divergence. So với đường giá thì chỉ báo RSI sẽ đi với tốc độ nhanh hơn. Tuy nhiên, giống như chỉ báo MACD, RSI vẫn tồn tại nhiều nhược điểm. Nên vì thế, các bạn đừng sử dụng riêng lẻ chỉ báo RSI, mà hãy kết hợp nó với các công cụ chỉ báo khác.

Chỉ báo Stochastic

Khi các trader muốn so sánh giá của hai lần giao dịch gần nhau nhất tại một khoảng thời gian. Lúc này chúng ta sẽ làm việc với chỉ báo Stochastic. Thông qua chỉ báo này sẽ giúp cho các nhà giao dịch có thể nhìn rõ được vận tốc và động lượng di chuyển của giá. Chỉ báo Stochastic sẽ nằm trong phạm vi từ 0 đến 100.

Đơn vị mà chỉ báo Stochastic thể hiện chính là phần trăm. Thời gian giao dịch sẽ nằm trong phạm vi 14 ngày. Qua đó, các nhà đầu tư có thể nhìn thấy được rõ các mức giá chốt tại các phiên giao dịch gần nhất.

Chỉ báo Stochastic so sánh giá của hai lần giao dịch gần nhau nhất
Chỉ báo Stochastic so sánh giá của hai lần giao dịch gần nhau nhất

Thị trường sẽ rơi vào giai đoạn quá mua khi mà chỉ báo Stochastic thể hiện mức giá trên ngưỡng 80%. Ngược lại, thị trường sẽ rơi vào giai đoạn quá bán khi mà chỉ báo thể hiện giá trị của sản phẩm dưới ngưỡng 20%. Nếu chỉ báo Stochastic đi ngược hướng với đường giá thì tín hiệu Divergence sẽ xuất hiện.

Một lần nữa, exness.com.co xin nhắc lại cho mọi người rằng: Nếu chỉ dựa vào tín hiệu quá bán và quá mua sẽ khiến cho bạn rơi vào những trường hợp thua lỗ. Các tín hiệu này chỉ giúp mọi người thấy được hiện tại xu hướng của thị trường đang nằm ở mức nào. Khi mà thị trường vẫn giữ được tình trạng quá bán hoặc quá mua thì nguồn tiền giao dịch vẫn có thể tăng hoặc giảm.

Làm việc với Divergence cần phải chú ý những vấn đề gì?

Đặc điểm dự đoán của tín hiệu Divergence

Bởi vì các Divergence được sinh ra và hiện diện trong một xu thế khá lâu. Do đó việc nó xuất hiện không có nghĩa là xu hướng sắp đảo chiều. Vì thế hãy kết hợp nhiều chỉ báo với nhau khi phân tích nhé.

Chọn lọc tín hiệu

Chọn lọc tín hiệu khi áp dụng tín hiệu phân kỳ
Chọn lọc tín hiệu khi áp dụng tín hiệu phân kỳ

Nếu vùng kháng cự mạnh bị giá chạm phải sẽ xuất hiện phân kỳ giảm giá. Ngược lại nếu vùng hỗ trợ mạnh bị giá đụng phải thì sẽ xuất hiện phân kỳ tăng. Để có thể tránh được các trường hợp rủi ro và khả năng thua lỗ chỗ các nhà đầu tư cần phải làm gì? Hãy nắm rõ và lựa chọn những khoảng thời gian xuất hiện các tín hiệu phân kỳ và làm việc với nhiều time frame nhé.

Nhân tố quan trọng của tín hiệu Divergence là xu hướng

Mọi quyết định của các nhà đầu tư đều bắt nguồn từ xu hướng thị trường. Bởi vì nếu như như dự đoán chính xác các xu thế tiếp theo nó sẽ mang đến những khoản lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra nó giúp các trader tránh đi ngược hướng với xu thế thị trường.

Khối lượng tín hiệu Divergence

Tín hiệu Divergence có bản chất là khối lượng. Do đó nếu như chúng ta phân tích kỹ hơn các đỉnh và đáy của tín hiệu Divergence sẽ giúp chúng ta rất nhiều. Bởi vì tại đây, ta sẽ thu thập được các dự đoán chính xác hơn và tránh được những trường hợp thua lỗ.

Khi định giá cần phải có tính suy đoán logic

Nếu tại các vùng quan trọng, tín hiệu Divergence xuất hiện thì dự đoán tại vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ chính xác hơn. Do đó hãy quan tâm và quan sát kĩ những vùng này để có thể đưa ra được những lựa chọn đúng đắn.

Tâm lý kịp thời bắt lấy cơ hội

Dựa vào tín hiệu Divergence bạn hoàn toàn có thể đưa ra các quyết định giao dịch. Nhờ đó mà tâm lý của bạn sẽ được vững vàng hơn khi tham gia vào các hoạt động tài chính. Một điều mà bạn cần phải cân nhắc trong quá trình giao dịch đó là: Phải luôn để cho đầu óc mình được tỉnh táo và phải có tâm lý thật vững chắc. Bởi vì nếu trong quá trình giao dịch bạn quá nóng vội hay phản ứng chậm sẽ khiến bạn mất đi cơ hội làm giàu.

Không quá lệ thuộc vào tín hiệu Divergence

Không nên sử dụng một chỉ báo để dự đoán xu hướng tương lai. Bởi vì không có một căn cứ nào khẳng định rằng tất cả các dự đoán của chỉ báo là hoàn toàn chính xác. Do đó, đừng quá tin tưởng vào tín hiệu phân kỳ. Vậy để có thể đưa ra được những quyết định sáng suốt thì người chơi cần phải làm gì? Thứ nhất, bạn hãy tìm tòi và tích lũy đủ kiến thức về sản phẩm mình quan tâm để tăng thêm kinh nghiệm. Thứ hai bạn cần phải kết hợp nhiều chỉ báo với nhau để có thể đưa ra được những dự đoán chính xác cao hơn.

Hướng dẫn giao dịch theo tín hiệu phân kỳ

Thông qua các chỉ báo, các trader có thể dự đoán được xu thế tiếp theo của thị trường là gì. Sở dĩ nó làm được như vậy là vì chỉ báo phản ánh xung lực và sự biến động của giá ở các thời điểm xác định.

Để dễ dàng hình dung, hãy nghĩ những chỉ báo giống như là những thấu kính. Thông qua các thấu kính ấy, bạn có thể nhìn rõ được cấu trúc và thành phần của giá. Nhờ vậy mà bạn có thể phân tích được xu hướng thị trường một cách chính xác hơn.

Làm việc với tín hiệu Divergent là gì?
Làm việc với tín hiệu Divergent là gì?

Giá giảm mạnh được phản ánh thông qua hướng di chuyển xuống của chỉ báo. Trong tương lai tới, khả năng cao giá sẽ giảm nếu hiện tại giá đanh trong xu hướng tăng. Nếu hiện tượng Divergence sinh ra trong thời kỳ giá giảm thì tương lai tới giá sẽ tiếp tục giảm mạnh hơn.

Nếu hướng đi của chỉ báo thể hiện khả năng thời gian tới sẽ tăng. Lúc này, khả năng cao giá tăng sẽ càng được chắc chắn.

Kết luận

Divergence là gì? Phân kỳ là gì? Đây là một trong số những tín hiệu cực kỳ quan trong khi giao dịch. Thông qua việc nắm chắc về nó sẽ giúp cho bạn có thể dự đoán được chính xác hơn xu thế của thị trường hiện tại. Hãy cùng tìm hiểu những tín hiệu khác ở các bài viết hướng dẫn khác của sàn exness nhé.

Xem thêm:

Drawdown là gì? Cách kiểm soát Drawdown trong giao dịch Forex

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *