Dot Plot là gì

Dot Plot là gì? Dot Plot có thực sự đứng trên bờ vực bị loại bỏ?

Dot Plot là gì? Trước đây, biểu đồ Dot Plot chính là công cụ truyền thông quan trọng của FED. Nhờ Dot Plot, Fed có thể giao tiếp định hướng chính sách tiền tệ một cách rõ ràng hơn với thị trường tài chính. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi nền kinh tế biến động không ngừng cũng là lúc Dot Plot không tránh khỏi những tranh cãi về ý nghĩa và hiệu quả của nó. Vậy ý nghĩa thật sự của Dot Plot là gì? Tất cả sẽ được trả lời qua bài viết sau cùng Exness.

Biểu đồ Dot Plot là gì?

Biểu đồ Dot Plot là một công cụ trực quan đặc biệt quan trọng trong việc phân tích và dự đoán chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Trên biểu đồ này, các dấu chấm tròn đại diện cho mức lãi suất mà các thành viên trong Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) kỳ vọng sẽ áp dụng tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Biểu đồ Dot Plot là biểu đồ gì?
Biểu đồ Dot Plot là biểu đồ gì?

Bằng cách nghiên cứu sự phân bố và tập trung của các dấu chấm trên biểu đồ, các nhà đầu tư và chuyên gia có thể dự đoán xu hướng chính sách tiền tệ sắp tới của FED, xem thử tình hình kinh tế sắp tới có khả quan hay không? Hơn nữa, biểu đồ Dot Plot cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc về quan điểm cá nhân của từng thành viên FOMC về mức lãi suất phù hợp. Việc phân tích những sự khác biệt trong quan điểm này có thể giúp các nhà đầu tư dự đoán những thay đổi tiềm năng trong chính sách tiền tệ và đưa ra quyết định đầu tư thông minh hơn.

Mặc dù biểu đồ Dot Plot là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá quan điểm của các thành viên FOMC về lãi suất trong tương lai, nhưng khả năng dự đoán chính xác của nó vẫn còn nhiều tranh cãi. Bởi tính chất của nó phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố không chắc chắn, tương tự như việc dự đoán kết quả của một tấm vé xổ số với xác suất thấp. Thực tế, nhiều chuyên gia trong thị trường tài chính đã đặt câu hỏi về mức độ tin cậy của công cụ này trong việc phản ánh chính xác xu hướng chính sách tiền tệ.

Chủ tịch FED – Jerome Powell đã bày tỏ những quan ngại của bản thân trong cuộc họp công bố lãi suất vào ngày 18/6-19/6. Ông nhấn mạnh rằng “Nếu tập trung quá nhiều vào các dấu chấm xuất hiện trên Dot Plot, bạn có thể không nhìn được bức tranh kinh tế thế giới một cách tổng thể nhất”. 

Quả thực, các dự báo hàng quý của các quan chức FED trong năm 2019 và 2020 đã không phản ánh đúng hướng đi cuối cùng của chính sách tiền tệ mà Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ áp dụng. Thay vào đó, đầu năm 2020 là khoảng thời gian mà các ngân hàng trung ương Hoa Kỳ dự kiến giữ nguyên chính sách tiền tệ hiện tại. Tuy nhiên, sau đó, nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với cuộc sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 bất ngờ bùng phát, buộc FED phải có những điều chỉnh chính sách không thể dự đoán trước.

Sẽ thật sai lầm nếu nhà đầu tư chỉ chú trọng vào những gì Dot Plot thể hiện mà bỏ qua sự thay đổi thực tế của thị trường
Sẽ thật sai lầm nếu nhà đầu tư chỉ chú trọng vào những gì Dot Plot thể hiện mà bỏ qua sự thay đổi thực tế của thị trường

Tại Hoa Kỳ, các ngân hàng trung ương đã phải hành động nhanh chóng để ứng phó với tác động kinh tế nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Trong vòng 13 ngày, FED đã tổ chức hai cuộc họp khẩn cấp và quyết định giảm lãi suất. Sau khi công bố quyết định giảm lãi suất khẩn cấp lần thứ hai do sự bùng phát nghiêm trọng của đại dịch, Chủ tịch Jerome Powell đã thừa nhận rằng các dự báo về lãi suất tương lai “có thể mang lại sự hiểu nhầm hơn là đem lại lợi ích”.

Trong thực tế, tương lai của nền kinh tế vẫn đầy bất định. Mặc dù các quan chức FED vẫn đưa ra dự báo, nhưng nhà đầu tư không nên xem xét chúng một cách quá nghiêm túc, bởi chúng vẫn tiềm ẩn rủi ro nhất định. Bởi các dự báo của họ không phải là những cam kết chính xác 100%, mà sự thay đổi của nó còn phụ thuộc nhiều vào quá trình phục hồi kinh tế trong tương lai.

Tuy nhiên, việc công bố các dự báo vẫn là một phần không thể thiếu trong quy trình thông báo thông tin minh bạch của FED. Nếu trong nhiều năm tới, các ngân hàng trung ương Hoa Kỳ không đưa ra các quyết định mới, nghĩa là lãi suất có khả năng duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài.

Dot Plot đem lại ý nghĩa gì trong quá trình phân tích thị trường?

Như đã đề cập trước đó trong nội dung Dot Plot là gì, cụ thể, biểu đồ Dot Plot là biểu đồ thể hiện quan điểm của từng quan chức thuộc FED về tỷ lệ lãi suất ngắn hạn mà các ngân hàng trung ương có khả năng áp dụng trong tương lai. Hiện tại, mức lãi suất mục tiêu của FED nằm trong khoảng 0% – 0,25%, là mức thấp kỷ lục kể từ thời kỳ suy thoái kinh tế tới nay. Theo dự báo của các thành viên FOMC, mức lãi suất này dự kiến sẽ được giữ nguyên trong thời gian tới nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Trên biểu đồ, mỗi thành viên FOMC, từ Chủ tịch Jerome Powell, Phó Chủ tịch Lael Brainard, cho đến các Chủ tịch các chi nhánh FED khác như James Bullard (St. Louis) hay John Williams (New York), sẽ được đại diện cho một dấu chấm riêng biệt. Tuy nhiên, danh tính của từng cá nhân đứng sau dấu chấm sẽ không được công bố công khai.

Mỗi dấu chấm thể hiện quan điểm của thành viên đó về mức lãi suất trung bình phù hợp vào thời điểm cuối năm (dương lịch) với giả định nền kinh tế phát triển theo đúng kỳ vọng của họ. Ngoài ra, các thành viên cũng sẽ đưa ra dự báo cho 3 năm tới và dự báo dài hạn bằng các dấu chấm riêng biệt.

Trên biểu đồ Dot Plot, trục tung (Y) thể hiện các mức lãi suất khác nhau. Trong khi trục hoành (X) biểu thị các năm mà các thành viên FOMC đưa ra dự báo. Vị trí phân bổ của các dấu chấm trên biểu đồ sẽ cho thấy rõ ràng quan điểm của các thành viên về mức lãi suất phù hợp cho từng năm.

Biểu đồ Dot Plot dự đoán lãi suất thông qua hai trục: X (hoành) và Y (tung)
Biểu đồ Dot Plot dự đoán lãi suất thông qua hai trục: X (hoành) và Y (tung)

Bằng cách quan sát vị trí tập trung của các dấu chấm, bạn có thể nhận ra xu hướng chính sách tiền tệ mà đa số thành viên FOMC đang hướng tới. Ví dụ, trong phiên đưa ý kiến tháng 6/2020, hầu hết các dấu chấm tập trung ở mức thấp trong năm 2022, điều này cho thấy các quan chức FED dự kiến sẽ duy trì lãi suất thấp cho đến năm đó. Tuy nhiên, sự phân tán của các dấu chấm cũng phản ánh sự khác biệt trong quan điểm giữa các thành viên. Chẳng hạn, nếu có một dấu chấm đơn lẻ nằm cao hơn đáng kể so với nhóm chính vào tháng 6/2020, điều này cho thấy có một quan chức đã đề xuất tăng lãi suất trung bình lên trên 0,5% vào thời điểm đó.

Từ đây, có thể thấy mức lãi suất cho vay trong tương lai được dự đoán sẽ duy trì ổn định, không tăng đột ngột với mục tiêu hồi phục và tăng trưởng kinh tế. Các quan chức FED huy vọng giữ lãi suất huy động vốn ở mức 2.5% trong thời gian tới. Tuy nhiên, dự báo này có thể thay đổi khi họ cập nhật thông tin và đưa ra quyết định chính thức vào tháng 6/2021.

Khi nói về các nội dung lý thuyết, biểu đồ Dot Plot có thể gây khó hiểu đối với một số người. Tuy nhiên, giả sử bạn là một nhà đầu tư có khoản tiền tiết kiệm hoặc một người đi vay với lãi suất thả nổi, biểu đồ này sẽ cung cấp cho bạn những dự đoán hữu ích về xu hướng lãi suất trong tương lai gần.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu về biểu đồ Dot Plot, nhà đầu tư cần phải cẩn trọng. Trước đây, FED thường dự báo về mức lãi suất ổn định, nhưng sau đó đã buộc phải cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục để ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế. Điều này cho thấy rằng biểu đồ Dot Plot không phải là một công cụ dự đoán hoàn hảo và không thể dự đoán chính xác tuyệt đối chính sách tiền tệ của FED.

Vì sao lại thiết lập nên biểu đồ Dot Plot?

Vào thời điểm kinh tế Hoa Kỳ đang trên đà phục hồi sau sự suy thoái, cụ thể là năm 2012, mức lãi suất vẫn đang duy trì ở ngưỡng xấp xỉ 0%. Các quan chức FED bắt đầu sử dụng biểu đồ Dot Plot như một công cụ giao tiếp mới. Mục đích là cung cấp cho thị trường một cái nhìn sâu hơn về tương lai định hướng chính sách lãi suất của FED trước khi các quyết định chính thức được đưa ra.

Điều này được coi là một phần của chính sách “Hướng dẫn tích cực” do cựu Chủ tịch Ben Bernanke khởi xướng, nhằm tác động đến sự thay đổi lãi suất của FED trong tương lai. Nếu như FED cung cấp tỷ lệ lãi suất hợp lý, sẽ có khả năng ổn định các kỳ vọng của thị trường và hỗ trợ tốt hơn cho kinh tế trong bối cảnh biến động như hiện nay. 

Cựu chủ tịch Ben Bernanke đưa ra một góc nhìn tích cực đối với biểu đồ Dot Plot
Cựu chủ tịch Ben Bernanke đưa ra một góc nhìn tích cực đối với biểu đồ Dot Plot

Biểu đồ Dot Plot ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính. Kể từ năm 1969, nhờ áp dụng hiệu quả các dự báo từ Dot Plot, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp kỷ lục và nền kinh tế trải qua giai đoạn mở rộng dài nhất trong lịch sử (tính từ năm 1800). Tuy nhiên, so với cuộc khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế hiện nay chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân khác, điển hình là các hệ lụy sau đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh nguy cơ khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra, việc sử dụng Dot Plot để đưa ra “hướng dẫn tích cực” đóng vai trò then chốt cho quá trình phục hồi kinh tế.

Mặc dù vậy, việc dự đoán diễn biến của nền kinh tế trong tương lai và sự thay đổi của chính sách lãi suất là điều không hề đơn giản, bởi nó phụ thuộc rất lớn vào diễn biến của đại dịch COVID-19. Nếu có một đợt phong tỏa trên diện rộng xảy ra do làn sóng lây nhiễm thứ hai, điều đó sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế. Ngược lại, nếu vắc-xin được phát triển thành công và triển khai rộng rãi, quá trình phục hồi kinh tế có thể diễn ra nhanh chóng hơn.

Chính vì sự bất định này, việc thiết lập kế hoạch tăng lãi suất trong tương lai của FED trở nên khó khăn hơn, mặc dù họ có nền tảng vững chắc hơn để xây dựng các kịch bản dự đoán. Theo Sarah House – một quan chức cấp cao tại Wells Fargo có nói rằng: “Kịch bản này phải đi theo con đường phát triển như kỳ vọng, nếu không, kịch bản này hoàn toàn không thể xảy ra và bị thay thế bằng một kịch bản mới để bắt kịp thị trường”.

Những lý do bạn không nên tập trung và tin tưởng tuyệt đối vào dự báo trên biểu đồ Dot Plot

Từ nhiều năm về trước, các quan chức FED đã khẳng định rằng rằng họ sẽ tập trung chủ yếu vào dữ liệu khi đưa ra các quyết định về việc tăng lãi suất sau đại dịch COVID-19. Điều này cho thấy một ý nghĩa rằng: FED sẽ không đột ngột tăng lãi suất mà sẽ tuân theo một lộ trình được xác định trước. Quyết định điều chỉnh lãi suất của FED sẽ căn cứ vào các số liệu kinh tế thực tế để thiết lập sao cho phù hợp nhất.

Theo Ryan Sweet (Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô tại Oxford Economics): “Bởi vì các quyết định của FED căn cứ vào các số liệu cơ sở là chủ yếu. Hãy theo dõi nền kinh tế hiện tại để đưa ra quyết định điều chỉnh lãi suất tài chính hợp lý nhất. Ngoài ra, Ryan Sweet cũng nhấn mạnh rằng biểu đồ Dot Plot không phải là dự báo chính xác hay một cam kết chắc chắn về lãi suất trong tương lai. Do nền kinh tế và thị trường tài chính luôn biến động, lãi suất cũng sẽ thay đổi theo. Vì vậy mà biểu đồ Dot Plot nên được cập nhật thường xuyên để phản ánh những thay đổi này.

phụ thuộc quá nhiều vào dữ liệu kinh tế, họ cần thay đổi cách tiếp cận và linh hoạt hơn với tình hình sức khỏe của nền kinh tế… Đặc biệt, cần lưu ý rằng biểu đồ Dot Plot không nên được xem như là một dự báo hoặc cam kết chắc chắn”. Khi tình hình kinh tế và thị trường tài chính thay đổi, các dự báo lãi suất cũng sẽ thay đổi tương ứng. Do đó, biểu đồ Dot Plot sẽ được cập nhật và điều chỉnh một cách nhanh chóng.

Julia Coronado, người đã từng làm việc tại FED, cho rằng “Bối cảnh bất ổn của nền kinh tế sẽ làm suy giảm mức độ chính xác của biểu đồ Dot Plot”. “Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, ‘Tóm tắt các Dự báo Kinh tế’ (Summary of Economic Projections – SEP) sẽ gặp nhiều thử thách nếu muốn dự báo chính xác. Trong SEP, họ sẽ không thể dự đoán được các tác động không lường trước được đối với nền kinh tế ở khoảng thời gian sau này.

Biểu đồ Dot Plot cũng tiềm ẩn rủi ro bị hiểu sai hoặc bị đánh giá quá mức. Vào tháng 12/2018, phố Wall đã “đứng ngồi không yên” sau tuyên bố “diều hâu” của FED. Theo như cuộc họp của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ, khả năng tăng lãi suất dần dần và tăng cao hơn nữa là điều có thể áp dụng trong thời gian tới. Đồng thời, biểu đồ Dot Plot lúc bấy giờ cũng cho thấy hai đợt tăng lãi suất nữa cho năm 2019.

Mặc dù Chủ tịch Powell đã tuyên bố rõ ràng rằng các quyết định chính sách của FED sẽ không cố định theo một lộ trình cụ thể nào và có thể bị thay thế nếu nền kinh tế có nhiều biến số mới trong tương lai. Tuy nhiên, các nhà đầu tư trên phố Wall vẫn có những phản ứng tiêu cực. Cuộc họp này đã khiến chứng khoán Mỹ trải qua tháng 12 tồi tệ chưa từng có trong lịch sử (kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008)

Sự kiện này minh chứng rằng thị trường đôi khi có thể hiểu sai hoặc phản ứng quá mức với các thông tin từ biểu đồ Dot Plot. Các nhà đầu tư có xu hướng tập trung quá nhiều vào các con số cụ thể trên biểu đồ mà quên mất rằng đây chỉ là các dự báo tạm thời, chưa phải là những cam kết chính thức về chính sách lãi suất.

Dot Plot đang đứng giữa ranh giới cải tiến hoặc bị loại bỏ trong tương lai

Biên bản cuộc họp của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED) vào tháng 1 năm nay đã cho thấy có một số thành viên đặt câu hỏi về tính hữu dụng của biểu đồ Dot Plot trong bối cảnh hiện tại.

Biên bản cuộc họp ghi nhận một số ý kiến lo ngại về việc dự báo lãi suất chính sách hiện nay không phản ánh đầy đủ tình hình bất ổn gia tăng của môi trường kinh tế. Những lo ngại này nảy sinh trong bối cảnh FED đang xem xét lại các chiến lược truyền thông và khung chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu tốt hơn. Một trong những lựa chọn được đề cập là có thể thay đổi hoặc xóa bỏ hoàn toàn công cụ dự báo lãi suất như biểu đồ Dot Plot.

Tháng 6/2023, FED dường như vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này. Biểu đồ Dot Plot vẫn tiếp tục được sử dụng song song với các công cụ truyền thông khác để theo dõi chính sách tiền tệ. Chủ tịch Fed Jerome Powell thừa nhận biểu đồ Dot Plot có thể gây hiểu lầm trong dự đoán lãi suất, nhưng ông vẫn tin tưởng vào giá trị của công cụ này nếu được sử dụng đúng cách.

Biểu đồ này đang đứng trên bờ vực bị loại bỏ? Liệu điều này có trở thành sự thật?
Biểu đồ này đang đứng trên bờ vực bị loại bỏ? Liệu điều này có trở thành sự thật?

Bên cạnh đó, theo Julia Coronado, người đã từng làm việc tại FED: “Mặc dù các Thống đốc không tham gia vào giai đoạn bỏ phiếu nhưng ý kiến của họ vẫn được lắng nghe. Các quyết định của FED thường gặp nhiều phản ứng từ Thống Đốc, Dot Plot sẽ là công cụ gia tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin vào thể chế”

“FED cũng phải đưa ra lời giải thích hợp lý cho các hành động của mình. SEP (Tóm tắt Dự báo Kinh tế) và biểu đồ Dot Plot là một phần bắt buộc để minh bạch quyết định trước công chúng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nó hiệu quả và hữu ích cho thị trường kinh tế. Bởi đôi khi nó có thể khiến các nhà đầu tư nhầm lẫn và làm việc thiếu hiệu quả hơn.

Jonathan Wright (Giáo sư kinh tế tại Johns Hopkins University) đã chỉ ra rằng sẽ có 19 dấu chấm trên Dot Plot, tượng trưng cho các thành viên Ban Lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed). Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 17 dấu chấm, bởi hai thành viên đang thuộc Ban Cố vấn Đốc thống của Fed. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến mâu thuẫn và nhiễu loạn trong quá trình ra quyết định.

Ý kiến dự đoán của mỗi thành viên đại diện cho một dấu chấm hiển thị trên Dot Plot
Ý kiến dự đoán của mỗi thành viên đại diện cho một dấu chấm hiển thị trên Dot Plot

Việc mỗi nhà lãnh đạo đưa ra các dự báo riêng biệt sẽ không cung cấp thông tin gì đáng kể, vì chỉ có 12 thành viên có quyền bỏ phiếu trong Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Trong các dự báo dài hạn của Fed, một dấu chấm nữa cũng sẽ vắng mặt. Vị trí này đến từ Chủ tịch Fed St. Louis, Jim Bullard – người đã bày tỏ ý muốn xóa bỏ các dự báo của bản thân.

Jim Bullard, Chủ tịch Fed St. Louis, đã bày tỏ quan điểm như sau: “Người ta có thể nghĩ rằng nhiều thông tin hơn sẽ tốt hơn, nhưng khi có đến 19 người với các mô hình kinh tế khác nhau gửi dự báo cùng một lúc sẽ khó mang lại hiệu quả cao. Bởi không phải tất cả họ đều có quyền bỏ phiếu về chính sách tiền tệ, và cũng không phải ai cũng dự báo lãi suất của mình trên một kiểu biểu đồ giống nhau.

Câu hỏi được đặt ra là liệu biểu đồ Dot Plot có truyền tải thông điệp thật sự của nền kinh tế hay không? Mặc dù có nhiều thông tin được tập hợp, nhưng các dự báo lãi suất riêng lẻ của các thành viên (những “dấu chấm” trên biểu đồ) lại gây ra sự tranh cãi không hề nhỏ tại FED.

Nhiều người cho rằng biểu đồ Dot Plot thực tế đang tạo ra tín hiệu mâu thuẫn và gây nhầm lẫn cho công chúng hơn là cung cấp thông tin rõ ràng. Điều này đi ngược lại mục đích ban đầu của việc công bố biểu đồ này, đó là tăng cường tính minh bạch của chính sách tiền tệ.

Có nên tin tưởng biểu đồ Dot Plot để ra quyết định giao dịch hay không?

Như chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhấn mạnh, biểu đồ Dot Plot không nên được coi là một kế hoạch hay tuyên bố chính thức của FED về lộ trình lãi suất trong tương lai. Do đó, các nhà đầu tư không nên phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả của biểu đồ này để xác định xu hướng sẽ diễn ra của thị trường. Chính điểm này là nguyên nhân khiến biểu đồ Dot Plot dễ dẫn đến hiểu lầm và nhầm lẫn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế luôn biến động. Bởi lẽ các dự báo lãi suất riêng lẻ trên biểu đồ không thể phản ánh chính xác kỳ vọng tương lai của Ngân hàng Dự trữ Liên bang.

Chủ tịch FED lên tiếng về việc nhà đầu tư coi rằng Dot Plot là lộ trình điều chỉnh lãi suất chính thức trong tương lai
Chủ tịch FED lên tiếng về việc nhà đầu tư coi rằng Dot Plot là lộ trình điều chỉnh lãi suất chính thức trong tương lai

Một vấn đề khác liên quan đến tính hiệu quả của biểu đồ Dot Plot là sự tồn tại của dự báo lãi suất từ cả những thành viên FOMC không có quyền bỏ phiếu về chính sách. Trong tổng số 19 quan chức Fed đưa ra dự báo lãi suất trên biểu đồ, chỉ có 12 người được quyền bỏ phiếu quyết định chính sách tiền tệ. Điều này dẫn đến nguy cơ tạo ra tín hiệu nhầm lẫn nếu phần lớn những người không có quyền quyết định lại đưa ra cùng một dự báo?

Cuối cùng, đối với các Traders theo phong cách ngắn hạn, biểu đồ Dot Plot của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ không phải là công cụ hàng đầu trong quá trình phân tích. Lý do là vì biểu đồ Dot Plot thể hiện các dự báo lãi suất trong dài hạn, phục vụ mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng bền vững. Do đó, nó không đem lại quá nhiều thông tin hữu ích cho những người tham gia thị trường trong ngắn hạn hoặc nhằm mục đích đầu cơ.

Tóm lại, đối với các nhà giao dịch Forex, biểu đồ Dot Plot của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) không nên được coi là công cụ phân tích duy nhất và quan trọng nhất. Thay vào đó, họ nên sử dụng nó như một tín hiệu xác nhận hoặc bổ sung, kết hợp linh hoạt với các yếu tố phân tích khác để có được bức tranh kinh tế tổng quát nhất.

Từ những nội dung của bài viết về Dot Plot làExness Hướng dẫn chia sẻ, có thể thấy biểu đồ Dot Plot đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp về chính sách tiền tệ của Fed đến thị trường tài chính. Biểu đồ này giúp các nhà đầu tư dự đoán hướng đi của lãi suất trong tương lai, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Tuy nhiên, các lo ngại về tính hữu dụng của biểu đồ Dot Plot trong bối cảnh kinh tế bất ổn vẫn đang tồn tại. Nhiều chuyên gia cho rằng FED nên tìm cách cải thiện hoặc điều chỉnh công cụ này để đảm bảo nó phản ánh chính xác hơn triển vọng chính xác trong tương lai, đặc biệt là trong những giai đoạn biến động lớn của nền kinh tế.

Xem thêm:

Ứng dụng báo cáo COT trong khi giao dịch như thế nào?

Những mức độ chính trong khẩu vị rủi ro là gì?

Cách quản lý vốn tuyệt đối an toàn dựa vào mức độ rủi ro

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *