Báo cáo COT hay được gọi là báo cáo cam kết của các nhà giao dịch và có chức năng quan trọng dùng để phân tích xu hướng giá của thị trường. Báo cáo COT được đánh giá là có vai trò cốt yếu mà đa số các nhà giao dịch không nên bỏ qua khi cung cấp thông tin số lượng lệnh mua và bán những tài sản. Nếu như bạn vẫn còn chưa biết báo cáo COT là gì hãy cùng bài viết này với Forexno1 tìm hiểu các thông tin xung quanh và cách để đọc báo cáo một cách chính xác nhất.
Sơ lược thông tin chung về báo cáo COT
Giải thích khái niệm báo cáo COT
Báo cáo COT (viết tắt của cụm từ Commitments of Traders Report) được biết đến với tên tiếng Việt là báo cáo cam kết của các nhà giao dịch. Trong mỗi tuần, báo cáo COT sẽ mang đến các thông tin về tổng số tài sản, tổng số các lệnh bán và lệnh mua của những thành phần đang tham gia trong thị trường kỳ hạn của Mỹ. Báo cáo COT được công bố vào thứ 6 của mỗi tuần trong khoảng thời gian từ 21h – 21h30 (GMT+7) do Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) thông cáo.
Báo cáo COT được đánh giá là mang lại nhiều hữu ích khi cung cấp cho những nhà đầu tư các thông tin kịp thời về những hoạt động trong thị trường kỳ hạn. Qua đó góp phần làm tăng tính rõ ràng và minh bạch của các sàn giao dịch có độ phức tạp như thị trường Forex.
Để hiểu rõ hơn về báo cáo COT là gì, trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thông tin chung mà mỗi nhà giao dịch cần biết về thị trường kỳ hạn.
Thị trường kỳ hạn hay thị trường giao chậm hoặc còn được gọi là thị trường tương lai. Thị trường kỳ hạn là nơi mà những nhà đầu tư sẽ đạt được một thỏa thuận về mua hoặc bán trong một thời điểm ở tương lai với mức giá niêm yết của thời điểm hiện tại. Đã có nhiều tranh cãi vì sao lại theo dõi các thông tin và dữ liệu từ thị trường trong tương lai mà không phải là thông tin của thị trường giao ngay. Bởi vì trên thực tế thị trường giao ngay (cách thức hoạt động khá giống thị trường Forex) là một dạng thị trường không tập trung và tại thị trường này cũng sẽ không thực hiện việc lưu lại “hóa đơn” cho những nhà giao dịch. Vì thế hầu hết các dữ liệu tổng hợp của nhà giao dịch sẽ không được ghi nhận lại.
Nhìn chung, hoạt động theo dõi thị trường kỳ hạn là tiền đề nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư có khả năng theo dõi được tình trạng đang xảy ra trên thị trường. Với mục đích nắm rõ được những thành phần tham gia và đặc biệt là những “bigboys” đang có diễn biến như thế nào kèm theo thông tin luân chuyển dòng tiền của những người đó.
Những yếu tố góp phần vào hoạt động thị trường kỳ hạn
Báo cáo COT và các thông tin của nó được dùng để đo lường cụ thể cho từng nhóm các nhà giao dịch khác biệt và tương ứng mỗi nhóm sẽ mang đến những ảnh hưởng khác nhau cho thị trường. Do đó, điều đầu tiên mà các nhà giao dịch cần biết về thông tin của những người này là ai và vai trò họ mang lại ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường tương lai này.
Nhóm 1: Hedgers – Những nhà giao dịch thương mại
Hedger hay còn được biết đến là nhà giao dịch thương mại hoạt động trong thị trường tương lai. Hedger là nhóm người có xu hướng muốn tự bảo vệ nguồn tài sản của mình trước các biến động về giá bất ngờ có thể xảy ra.
Những nhà sản xuất nông nghiệp luôn mong muốn có thể hạn chế tối đa rủi ro có việc biến đổi giá trị hàng hóa và những người này chính là thành viên của Hedger. Bên cạnh đó, nhưng doanh nghiệp hay ngân hàng mong muốn bảo vệ chính họ trước những sự biến động thất thường của giá thì cũng chính là các nhà giao dịch thương mại tiêu biểu.
Hãy cùng tìm hiểu ví dụ về Hedger sau đây để có thể rõ hơn về nhóm người này:
Công ty N ở Mỹ có mong muốn mua vào một khối lượng lớn hàng hóa từ Úc, hàng hóa này sẽ đến tay công ty N sau 3 tháng và đồng thời N phải thanh toán đơn hàng bằng đồng AUD khi nhận được hàng hóa này. Trong trường hợp trên, nếu trị giá của đồng AUD tăng lên sau thời gian 3 tháng thì công ty N cần phải chi ra nhiêu số lượng AUD hơn để có được khối lượng hàng hóa đã đặt.
Để hạn chế tình trạng này, công ty N sẽ lựa chọn mua hợp đồng tương lai của AUD. Tức là việc mua đồng AUD trong thời gian 3 tháng sau nhưng ở trị giá của thời điểm hiện tại. Hay nói theo một cách khác rằng công ty N chỉ cần chi trả đúng giá trị của đồng AUD ở thời điểm hiện tại cho đơn hàng họ sẽ nhận được trong 3 tháng tới bằng với tỷ giá USD cùng thời điểm. Với cách trên thì công ty N đã có thể hạn chế được rủi ro nếu đồng AUD tăng giá trong 3 tháng thới.
Cũng với hành động này, công ty N đã trở thành một trong những thành viên của nhóm các nhà giao dịch thương mại – Hedger. Đặc điểm của những Hedger chính là họ sẽ thường ra lệnh mua ở điểm đáy và bán ở điểm đỉnh. Điều mà nhóm Hedger quan tâm nhiều nhất chính là việc đảm bảo được khối lượng tài sản của mình trước những biến cố có thể xảy ra thay vì tập trung vào lợi nhuận mang về.
Nhóm 2: Những nhà đầu cơ lớn
Những nhà đầu cơ lớn hay những nhà giao dịch trường phái phi thương mại. Dựa vào tên gọi chắc hẳn mọi người cũng đã cảm nhận được sự khác biệt giữa nhà đầu cơ lớn và Hedger là khác nhau hoàn toàn về mục đích. Các nhà đầu cơ lớn chỉ quan tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giá và đối với những người này họ sẽ không chú ý đến việc đảm bảo nguồn tài sản hiện đang có.
Để có được tâm lý như vậy, thông thường đa số những nhà giao dịch phi thương mại sẽ sở hữu một khối lượng tài khoản đồ sộ và thường được gọi là các “big player” trên thị trường. Quá trình giao dịch của nhóm nhà đầu cơ lớn này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chung và thậm chí sẽ tạo ra những biến động mạnh.
Nguyên tắc chính của nhóm những nhà giao dịch phi thương mại đều chủ yếu thuận theo xu hướng đang diễn ra trên thị trường. Các nhà đầu cơ sẽ tiến hành lệnh mua vào khi xu hướng tăng và bán ra khi xu hướng thể hiện giảm. Thêm vào đó là thêm vào vị thế (hay hiểu là nhồi lệnh) cho đến khi giá thể hiện tín hiệu đổi chiều xu hướng.
Nhóm 3: Những nhà đầu cơ nhỏ – Retail Traders
Theo đánh giá chung, Retail Traders có những đặc điểm là một nhà đầu cơ dưới quy mô nhỏ nhưng số lượng của Retail Traders lại chiếm phấn đông nhất trên thị trường. Do số lượng đầu cơ với quy mô nhỏ nên nhìn chung số lượng tài sản họ nắm giữ sẽ không có sức tác động quá lớn đến thị trường. Đặc điểm của những nhà đầu cơ nhỏ trong giao dịch là đi ngược lại với xu hướng của thị trường và đặc trưng thường thấy của họ là cố gắng bắt đỉnh nhằm bán ra tại lúc xu hướng tăng hoặc cố gắng bắt đáy nhằm mua vào khi giá nằm trong xu hướng đang giảm.
Thông thường sẽ có nhiều thời điểm các nhà đầu cơ nhỏ bắt đỉnh và đáy thành công. Nhưng dù vậy thì sự tác động của Retail Traders đến toàn bộ thị trường chung là không đáng kể.
Hướng dẫn cách đọc báo cáo COT cho người mới
Sau khi tìm hiểu về các thông tin chung của báo cáo COT hay Commitments of Traders Report, ở phần tiếp theo sẽ hướng dẫn mọi người cách đọc báo cáo COT để nắm được các dữ liệu mà chúng mang đến.
Mở trang web thông tin báo cáo COT
Commitments of Traders được công bố bởi tổ chức CFTC, vì thế để có thể xem các báo cáo COT vào thứ 6 mỗi tuần bạn hãy tìm ở trang chủ của tổ chức thông qua đường link:
https://www.cftc.gov/MarketReports/CommitmentsofTraders/index.htm
Đường link này cho phép truy cập báo cáo COT dựa trên thời gian thực tế, tức là bạn sẽ tìm kiếm được báo cáo COT tại thời điểm được cập nhật mới nhất ngay khi truy cập vào trang. Sau khi truy cập vào trang web, bạn hãy kéo xuống dưới cho đến khi nhìn thấy 3 bảng số liệu khác nhau, chúng bao gồm:
- Current Disaggregated Reports: là báo cáo thể hiện thông tin của từng nhóm hàng hóa khác nhau trên thị trường. Các loại hàng hóa này có thể là hàng nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng hay kim loại,…
- Financial Futures Reports: là báo cáo tổng quan các thông tin chung về thị trường tài chính trong tương lai.
- Current Legacy Reports: được xem là báo cáo được những nhà giao dịch ưa chuộng nhất khi thể hiện các thông tin về xu hướng của những thị trường khác nhau và trong đó có bao gồm cả thông tin liên quan đến thị trường Forex.
Ví dụ đọc báo cáo COT của thị trường CME
Để có được cái nhìn cụ thể hơn và hạn chế nhầm lẫn các thông tin, ở phần tiếp theo hãy lấy ví dụ về báo cáo của thị trường CME – Chicago Mercantile Exchange. Có thể nói rằng CME được xem là thị trường phái sinh toàn cầu lớn nhất của thế giới, do đó các thông tin dữ liệu về thị trường này vô cùng quan trọng khi dùng nó phân tích về sức khỏe của thị trường.
Vậy để mở báo cáo của thị trường CME phải làm thế nào? Ở tại trang web vừa truy cập, bạn tìm đến hàng chữ Chicago Mercantile Exchange nằm trong bảng Current Legacy Reports.
Khi truy cập vào trang web, bạn sẽ quan sát được hai cột thông tin lớn là cột Futures Only (có nghĩa là hợp đồng tương lai) và cột Futures and Options Combined (bao gồm cả hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn). Để đọc báo cáo COT, bạn hãy chọn sử dụng loại hợp đồng tương lai.
Đối với cột lớn này sẽ xuất hiện tiếp hai cột nhỏ tiếp theo là Short Format và Long Format, được hiểu chúng lần lượt là định dạng báo cáo theo kiểu đầy đủ và rút gọn. Trong trường hợp này, bạn chỉ đang tập trung sử dụng và đọc thông tin của báo cáo rút gọn nên hãy chọn mở định dạng rút gọn – Short Format.
Sau khi mở định dạng Short Format sẽ xuất hiện một khối văn bản khá dài gây hoang mang nếu không biết cách thức đọc chúng. Tuy nhiên, đừng quá hoang mang khi mở ra vì các thông tin bạn đang cần rất dễ dàng có thể tìm thấy được nếu như bạn biết cách đọc. Ví dụ bạn đang muốn tìm hiểu thông tin về đồng tiền GBP thì hãy mở công cụ tìm kiếm trên thanh trình duyệt hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + F trên bàn phím và gõ vào từ khóa bạn cần tím là GBP, hoặc British Pound. Ngay lập tức, bạn sẽ được đưa đến nơi có thông tin về đồng tiền GBP mang bạn đang cần tìm.
Sau đó, hãy chỉ tập trung vào các thông tin được thể hiện trong khu vực của loại đồng tiền GBP. Bên dưới đây là hình minh họa màn hình khi tìm kiếm thông tin GBP bạn có thể tham khảo qua:
Theo đó, các thông tin mà bạn cần phải tìm hiểu về đồng GBP bao gồm:
- Commercial: là thông tin cam kết của nhóm Hedger – những nhà giao dịch thương mại (nhóm 1).
- Non-commercial: là thông tin báo cáo COT từ nhóm của những nhà đầu cơ lớn (cả 2 nhóm 2 và 3).
- Long: số lượng hợp đồng được mở ở vị thế mua vào.
- Short: số lượng hợp đồng được mở ở vị thế bán ra.
- Open interest: có ý nghĩa thể hiện số lượng hợp đồng chưa được thực hiện.
- Number of Traders: tổng số lượng nhà đầu tư tham gia thực thiện báo cáo COT.
- Non-reportable Positions: số lượng những vị thế không có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đưa vào báo cáo (thường thuộc về những nhà giao dịch đơn lẻ).
Dựa vào các dãy số được thể hiện ở bên dưới, bạn hoàn toàn có thể thông qua đó đọc và hiểu được loại số liệu tương ứng cho từng hạng mục đã được đề cập ở phía trên. Cụ thể như lượng hợp đồng mua vào của những nhà giao dịch thương mại – Hedgers có trị giá là 29.469 GBP và đã có 18 nhà giao dịch thực hiện việc báo cáo này.
Một báo cáo COT đã hoàn chỉnh sẽ giúp các nhà giao dịch có thể dùng nó để tiến hành phân tích các dữ liệu một cách đa dạng. Tuy nhiên trên thực tế bạn sẽ không cần phải quá chú trọng vào toàn bộ các thông tin trên.
Lưu ý rằng: nếu như bạn muốn tìm hiểu và theo dõi các thông tin của những loại tài sản khác thì có thể tìm kiếm bằng mã giao dịch hoặc tên của chúng. Bạn sẽ nhận được về kết quả tương tự như mẫu GBP ở trên.
Cách ứng dụng báo cáo COT vào các giao dịch
Chỉ báo COT trên biểu đồ
Khi các nhà giao dịch đã có thể hiểu được các thông tin thể hiện trong báo cáo COT thì biến những dữ liệu phức tạp này thành một cơ hội đầu tư hiệu quả luôn là một bài toán không phải ai cũng có thể giải được. Mặc dù các dữ liệu được thể hiện trên báo cáo COT là những dãy số có phần hơi phức tạp như tóm lại bản chất của nó vẫn là một bản báo cáo được thể hiện dưới hình thức là văn bản. Việc phát triển chúng để trở thành một loại chỉ báo kỹ thuật được tích hợp trên các trang Forex đã mang đến rất nhiều tiện ích cho quá trình phân tích thị trường.
Tuy nhiên cần phải nhớ rằng báo cáo COT là một loại công cụ dùng để phân tích tình trạng của thị trường trong quá trình giao dịch và các thông tin, dữ liệu luôn được xuất bản hàng tuần. Dựa vào tính chất này đã tạo điều kiện cho việc sử dụng thông tin từ báo cáo COT trở nên có ích đối với các nhà giao dịch trong thời gian dài với những biểu đồ khung thời gian lớn như từ tuần trở lên.
Dưới đây là hình minh họa mô hình COT và cùng đọc những thông tin được thể hiện trong đó:
- Đường màu đỏ thể hiện vị thế của nhóm những nhà giao dịch thương mại – Hedger (nhóm 1)
- Đường màu xanh lục thể hiện vị thế của nhóm những nhà đầu cơ lớn (nhóm 2)
- Đường màu xanh lam thể hiện vị thế của nhóm những nhà đầu cơ nhỏ lẻ (nhóm 3).
- Các đường nằm trên mức 0 thể hiện giá trị trong vị thế mùa vào và dưới mức 0 thể hiện giá trị trong vị thế bán ra.
Trên thực tế nếu như bạn tập trung vào nhóm những nhà đầu cơ lớn (nhóm 2) được thể hiện qua đường màu xanh lá thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Vì cơ bản nhóm 1 chỉ có mục đích duy nhất là phòng tránh rủi ro bảo đảm lợi nhuận, còn nhóm 3 thì sở hữu số lượng tài sản không đáng kể nên sẽ gây ra ảnh hưởng không quá lớn đến thị trường để bạn quan tâm. Do đó bạn có thể lựa chọn ẩn đi đường màu đỏ và đường màu xanh lam trên biểu đồ nếu muốn.
Chỉ báo COT và thời điểm giao dịch “vàng”
Hướng dẫn cách đọc báo cáo COT để giao dịch thành công
Vậy làm thế nào để sử dụng Commitments of Traders Report với mong muốn tìm kiếm cơ hội cho một giao dịch thành công? Để làm được việc nào, các nhà giao dịch cần phải xác định được vị trí của vị thế bán ròng hoặc mua ròng ở đâu thì mới có giá trị cao và từ đó tìm kiếm một cơ hội giao dịch đảo chiều.
Cách thức hoạt động của phương pháp giao dịch này được hiểu như sau: khi những vị thế mua đạt ở mức tối đa (quan sát các đỉnh của đường màu xanh lục), khi đó chính là tâm lý lạc quan được đẩy lên đến đỉnh điểm hay có thể hiểm là các nhà giao dịch khác cũng đang tiến hành. Đây cũng chính là thời điểm bạn cần tìm cơ hội để bán ra. Tuy nhiên chắc sẽ có bạn thắc mắc rằng vì sao lại giao dịch “ngược đời” như thế?
Bởi vì đơn giản rằng nếu như mọi người đều đổ xô mua vào thì lúc đó sẽ không còn người nào bán ra nữa thì lúc này giá rất khó có khả năng tăng mà thay vào đó chỉ có thể đi ngược đảo chiều xuống. Vì thế đó chính là lý do tại sao bạn nên tận dụng cơ hội này để tìm kiếm thời cơ bán ra. Ngược lại nếu như tìm kiếm một cơ hội mua trong khi các vị thế bán đạt ở ngưỡng tối đó (quan sát phần đáy của đường màu xanh lá cây) thì đây là thời điểm xu hướng giảm giá đang đạt ngưỡng cao nhất.
Ví dụ
Hình minh họa dưới đây sẽ thể hiện cụ thể các thông tin vừa trình bày ở trên:
Trong biểu đồ cặp ngoại tệ EUR/USD vào khung tuần, rollback lại trong khoảng thời gian từ 2008-2010:
- Đầu tiên bạn có thể nhận ra rằng khi thị trường đang thể hiện xu hướng giảm giá (đường màu xanh lá đi xuống) thì đồng thời tỷ giá của cặp ngoại tệ EUR/USD cũng giảm xuống theo đó.
- Vào tháng 9 năm 2008, tại thời điểm COT đã hình thành đáy thể hiện xu hướng thị trường giá giảm ở một ngưỡng cao nhất. Khi đó, những nhà giao dịch sẽ tiến hành mua vào hợp đồng trong tương lai của EUR và làm cho tỷ giá EUR/USD sẽ đổi chiều xu hướng chuyển sang tăng lên và tiếp tục giữ vững trạng thái tăng một cách mạnh mẽ.
- Vào tháng 10 năm 2009, đường xanh lá đã tạo đỉnh thể hiện xu hướng giá tăng đạt ở mức cực đại và khi đó tỷ giá cặp ngoại hối EUR/USD bắt đầu đổi chiều đi xuống.
Tóm lại trong quá trình sử dụng báo cáo COT sẽ giúp bạn nắm bắt được thông tin của 2 đợt dao động mạnh mẽ trên thị trường. Các dao động được tính toán có thể lên đến hàng ngàn pip chỉ trong một khoảng thời gian thích hợp.
Tuy nhiên chỉ sử dụng COT cho các giao dịch trên thị trường vẫn là chưa đủ. Sau thời điểm biểu đồ mỗi tuần xác định rằng đáy và đỉnh của COT đã được hình thành thì nhà giao dịch cần phải chuyển biểu đồ xuống khung thời gian nhỏ hơn. Đồng thời, phải kết hợp thêm những phương pháp phân tích kỹ thuật khác có thể là hành động giá (Price Action) nhằm tìm kiếm một điểm vào lệnh phù hợp. Với cách thức này sẽ giúp bạn có thể hạn chế việc bỏ lỡ những lợi nhuận khổng lồ có thể mang về.
Lưu ý: Khi quan sát báo cáo COT bạn sẽ nhận ra một điều rằng những đường màu đỏ và đường màu xanh lá luôn luôn di chuyển ngược chiều của nhau. Điều này cũng thể hiện rằng hành vi của nhóm những nhà giao dịch thương mại sẽ khác nhau với hành vi của nhóm những nhà đầu cơ lớn. Cũng trong biểu đồ COT thể hiện đường màu xanh lam thường xuyên dao động quanh đường số 0 và điều này càng khẳng định vai trò của nhóm những nhà đầu cơ nhỏ lẻ là không lớn để có thể tạo tác động mạnh đến xu hướng chung của thị trường và hành động giá.
Qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu được về cách đọc báo cáo COT trong việc sử dụng để phân tích sức khỏe thị trường trước mọi quyết định giao dịch. Việc làm này vô cùng cần thiết khi hiểu rõ được trạng thái tâm lý của thị trường để phán đoán về xu hướng thị trường trong tương lai. Bên cạnh đó đừng quên kết hợp những công cụ phân tích kỹ thuật khác để khả năng dự đoán được tăng lên. Hy vọng qua bài viết của Hướng dẫn Exness sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết để có được giao dịch thành công.
Xem thêm:
Có nên tin vào biểu đồ Dot Plot trong lúc giao dịch hay không?
So sánh sự giống và khác biệt giữa Risk Appetite và Risk Tolerance
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.