Chiến lược Pyramid

Chiến lược Pyramid – Phương án để nắm giữ vị thế dài hạn

Chiến lược Pyramid là gì? Pyramid nổi tiếng là một chiến lược giao dịch hiệu quả của các position trader với mục đích gia tăng kích thước vị thế khi hold lệnh dài hạn. Tuy nhiên, để sử dụng chiến lược này, yêu cầu nhà giao dịch cần có sự tuân thủ theo các quy tắc chặt chẽ và có tinh thần kỷ luật. Trong bài viết này, cùng sàn giao dịch Exness tìm hiểu về chiến thuật Pyramid, lợi ích và hạn chế khi áp dụng chiến thuật này là gì?

Tìm hiểu chiến lược Pyramid là gì?
Tìm hiểu chiến lược Pyramid là gì?

Nền tảng tạo nên chiến lược Pyramid là gì?

Đối với thị trường ngoại hối, khi thực hiện mở một vị thế với kích thước lô định sẵn, đồng thời thị trường đang đi theo hướng mà nhà giao dịch mong đợi. Khi đó, nếu muốn bổ sung kích thước lệnh đang nắm giữ, chúng ta có chiến lược Pyramid, một trong những phương pháp hàng đầu được áp dụng cho mục đích này.

Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về chiến lược Pyramid, chúng ta sẽ nhận ra nhiều lợi ích mà phương pháp này mang lại, điển hình là tối đa lợi nhuận và tối ưu rủi ro trong quá trình giao dịch. Và trước khi tìm hiểu cách áp dụng Pyramid trong trading Forex, hãy cùng tìm hiểu chiến lược Pyramid là gì nhé.

Cơ sở của chiến lược Pyramid đến từ việc phương pháp boosting position size profits, phương pháp giao dịch này bao gồm hành động mở thêm các vị thế sau các lệnh trước đó, thông thường sẽ là sau khi thị trường điều chỉnh theo hướng rủi ro thấp mà bạn mong muốn.

Giải thích theo cách khác, đây là một kỹ thuật thường được áp dụng để tăng quy mô vị thế khi thị trường đang điều chỉnh theo một xu hướng. Bạn có thể hiểu rõ hơn trong ví dụ sau đây:

Phương pháp Boosting position size profits (Nguồn: TradingView)
Phương pháp Boosting position size profits (Nguồn: TradingView)

Phải nói rằng, nhiều nhà giao dịch có thể thấy phương pháp này hoàn toàn không mấy xa lạ, vì nó giúp chúng ta liên tưởng đến hành vi của “giá trung bình” – một phương pháp khá gây tranh cãi giữa các nhà giao dịch. Nhưng không, hai phương pháp này không giống nhau bạn nhé. Cụ thể:

Boosting position size profits

Trung bình giá 

Nghĩa là tăng thêm quy mô mở lệnh khi đang chiếm ưu thế (thị trường đi đúng như dự đoán của bạn và vị thế mở đầu tiên đã có lợi nhuận).

Tăng thêm vị thế giao dịch nếu đang trong tình thế bất lợi (thị trường không đi đúng hướng bạn dự đoán, lệnh đầu tiên bị lỗ). Việc sử dụng trung bình giá với mục đích giảm giá ở lệnh trung bình, hy vọng giá sẽ đảo chiều và lợi nhuận tăng nhiều hơn, bù đắp lại lệnh lỗ đầu tiên.

Hướng dẫn sử dụng chiến lược Pyramid để bổ sung kích thước vị thế

Chiến lược pyramid là gì?

Trong giao dịch ngoại hối, chiến lược giao dịch kim tự tháp hay chiến lược Pyramid có liên quan đến việc gia tăng một vị thế trở thành một vị thế áp đảo với xác suất thành công lớn. Hay giải thích theo cách khác, đó là một chiến lược mua hoặc bán bổ sung vào một vị thế hiện có sau một biến động lớn trên thị trường theo hướng dự kiến.

Chiến thuật Pyramid hoàn toàn thích hợp với tư duy nói trên, vì nó kết hợp các giao dịch có lợi nhuận của bạn với khả năng lợi nhuận lúc đầu lên gấp hai đến ba lần, đồng thời giảm thiểu mức độ rủi ro chung về mức thấp nhất. Ưu điểm nổi trội của chiến lược kim tự tháp là khi được thực hiện chính xác, rủi ro bằng 0 hoặc không đáng kể.

Hiểu chiến lược Pyramid là gì một cách đơn giản nhất
Hiểu chiến lược Pyramid là gì một cách đơn giản nhất

Những tiêu chí cần đáp ứng để áp dụng chiến thuật Pyramid:

  • Biểu đồ trên thể hiện thị trường đang trong xu hướng tăng rõ rệt với các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, với việc thị trường liên tiếp bứt phá mức kháng cự và sau đó kiểm tra lại mức kháng cự đó dưới dạng là đường hỗ trợ mới. Các biểu hiện thị trường như thế này rất phù hợp để bổ sung quy mô vị thế của bạn, đặc biệt là nếu bạn giao dịch theo trường phái position trading.
  • Vị thế mua lúc đầu trong biểu đồ trên(Initial buy order) có hiệu lực khi thị trường kiểm tra lại ngưỡng kháng cự cũ trở thành mức hỗ trợ mới. Lệnh mua thứ hai và thứ ba cũng giống như lệnh thứ nhất ở chỗ chúng đều được kích hoạt khi thị trường kiểm tra lại ngưỡng kháng cự cũ trở thành mức hỗ trợ mới.
  • Lưu ý rằng giá phải cho thấy sự đột phá của từng cấp độ và tiếp đó có tín hiệu nắm giữ để hỗ trợ bổ sung vị thế lúc đầu. Đây là nguyên nhân vì sao một xu hướng cần thể hiện rõ ràng là điều quan trọng để áp dụng chiến thuật Pyramid thành công.

Các ví dụ về chiến lược Pyramid

Điều mấu chốt để việc áp dụng chiến lược Pyramid hiệu quả chính là luôn duy trì tỷ rủi ro trên lợi nhuận phù hợp. Phù hợp ở đây chính xác là như thế nào?Cụ thể, tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận hiện là 1:2, bạn có thể gọi là tỷ lệ 2R. Do đó, nếu các bạn kỳ vọng mức lợi nhuận là 200 pips, mức cắt lỗ của bạn không được quá 100 pips.

Sau đây là một ví dụ khác, lần này chúng ta sẽ sử dụng nó vào lệnh từ từ – position sizing và một phương pháp cắt lỗ phù hợp.

Một ví dụ về cách áp dụng chiến thuật Pyramid
Một ví dụ về cách áp dụng chiến thuật Pyramid

Giả sử lấy một tài khoản trị giá 20.000 đô la để giao dịch, chúng ta sẽ mua vào 40.000 đơn vị (4 lô nhỏ) khi kiểm tra lại từng phạm vi giá chính. Kỳ vọng lợi nhuận cho mỗi lệnh là khác nhau và mức cắt lỗ cho mỗi lệnh mới là 100 pips.

Ví dụ thị trường nói trên đang trong xu hướng tăng mạnh mẽ, đà tăng đang đứng về phía người mua. Vị thế mua ban đầu là 40.000 đơn vị.

  • Thị trường bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự, test lại đường hỗ trợ mới, các bạn xác định pinbar tăng nên bổ sung thêm 40.000 đơn vị (tỷ lệ rủi ro 20%).
  • Các bạn quyết định cho phép giao dịch này kích hoạt vì thời điểm này các bạn thấy thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh rõ rệt.
  • Thị trường đã phá vỡ đường kháng cự thứ hai và kiểm tra lại mức hỗ trợ mới một lần nữa.
  • Bạn thấy rằng thị trường đang nỗ lực giao dịch trên ngưỡng hỗ trợ mới, vì vậy bạn quyết định tăng thêm 40.000 đơn vị và thay đổi vị trí cắt lỗ của mình ra sau vị thế thứ hai.
  • Thị trường lại bứt phá các ngưỡng quan trọng và test lại các mức hỗ trợ mới thêm một lần nữa.
  • Xu hướng chính vẫn mạnh mẽ như vậy, các bạn quyết định bổ sung thêm 40.000 đơn vị và lại thay đổi vị trí cắt lỗ ra sau vị thế thứ ba một lần nữa.

Sau một số lệnh mua, ngay tại lúc này, bạn đã thiết lập một vị thế với kích thước tương đối lớn là 120.000 đơn vị. Tuy nhiên, làm thế nào để đánh giá rủi ro thực sự trong số đó?

Hầu như rủi ro bằng 0! Khi bạn bổ sung vị thế thứ ba là 40.000 đơn vị, trường hợp rủi ro nhất là bạn thu về 6% lợi nhuận.

Vậy khả năng lợi nhuận nếu thị trường tăng 200 pip sau lần mua thứ ba 40.000 đơn vị? Lợi nhuận siêu hấp dẫn 24%.

Minh họa bên dưới sẽ giải thích cho bạn con số lợi nhuận 24% ở đâu mà có:

Chiến lược Pyramid với lợi ích gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro
Chiến lược Pyramid với lợi ích gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro

Lưu ý rằng, khả năng lợi nhuận cho mỗi lần bổ sung kích thước giao dịch sẽ tăng lên trong toàn bộ quá trình trading, cùng lúc đó, tỷ lệ rủi ro liên tiếp được hạ xuống.

Tiếp theo, chúng ta cùng phân tích cách tình huống tích cực và tiêu cực khi thực hiện lần lượt từng bước chiến thuật Pyramid.

Giai đoạn vào lệnh mua lúc đầu với 40.000 đơn vị

  • Tình huống tiêu cực: lỗ 2% ở vị trí cắt lỗ đầu tiên.
  • Tình huống tích cực: lãi 12% nếu giá tăng như dự đoán.

Giai đoạn vào lệnh mua thứ hai với 40.000 đơn vị

  • Tình huống tiêu cực: Huế vốn (có lãi + 2% từ lệnh đầu tiên và lỗ – 2% của khối lệnh thứ hai).
  • Tình huống tích cực: Thu lợi nhuận 20% (thêm 12% từ khối thứ nhất và + 8% từ khối thứ hai).

Giai đoạn vào lệnh mua thứ ba và với 40.000 đơn vị

  • Tình huống tiêu cực: Có lãi 6% (thêm 6% khối thứ nhất và 2% khối thứ hai và trừ đi 2% khối thứ ba).
  • Tình huống tích cực: Có lãi 24% (thêm 12% khối thứ nhất và 8% khối thứ hai và 4% khối thứ ba).

Như bạn có thể nhận thấy từ biểu đồ trên, tình huống rủi ro nhất tại bất cứ giai đoạn nào trong giao dịch sẽ là lỗ 2% và tình huống tốt nhất là lãi đến 24%. Điều này giúp cho chiến lược Pyramid không chỉ mang lại lợi nhuận cực cao mà còn có nhiều lợi thế hơn so với đa số các phương pháp giao dịch khác.

Minh họa về biểu đồ giá EUR/USD trên khung thời gian hàng ngày, nắm giữ vị thế theo trường phái position trading trong gần 4 tháng với hai lần tăng quy mô vị thế.

Minh họa biểu đồ giá EUR/USD với 2 lần bổ sung quy mô lệnh
Minh họa biểu đồ giá EUR/USD với 2 lần bổ sung quy mô lệnh
  • Về việc áp dụng chiến lược kim tự tháp trên, giá tại điểm (1) thỏa mãn điều kiện đầu tiên: thị trường đang trong xu hướng giảm rõ rệt, với các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn, và thị trường đang trong xu hướng giảm liên tục. Hỗ trợ này sau đó được kiểm tra lại trở thành một kháng cự mới (1.19366). Các điều kiện thị trường như thế này rất phù hợp để bổ sung quy mô vị thế của bạn, đặc biệt là nếu bạn giao dịch theo position trading. Trong trường hợp này, mức R/R đã lớn hơn 2R nên lệnh đầu tiên tại điểm (1) được kích hoạt.
  • Giá tại điểm (2) không đáp ứng điều kiện thứ 2 ở trên nên chúng ta sẽ không vào lệnh tại điểm (2) bây giờ.
  • Tiếp tục, tại điểm (3), giá đáp ứng điều kiện thứ hai: Lệnh điểm (3) giống như lệnh ban đầu và được kích hoạt khi thị trường kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ cũ trở thành mức kháng cự mới (1.1607). Lúc này, mức R/R cũng lớn hơn 2R, vì vậy lệnh tăng cường này tại điểm (3) được kích hoạt.

Lợi ích và hạn chế của của chiến lược Pyramid

Lợi ích của chiến lược kim tự tháp là gì?

  • Các nhà đầu tư có thể thực hiện không chỉ một giao dịch có lãi mà còn nhiều giao dịch khác mang lại lợi nhuận nhiều hơn.
  • Một kỹ thuật giao dịch, nếu được thực hiện đúng, có thể nhanh chóng tăng tài khoản của bạn chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn.
  • Rủi ro duy nhất khi tiến hành nhiều giao dịch là rủi ro của giao dịch đầu tiên, vì tất cả các giao dịch còn lại sẽ luôn có mức cắt lỗ theo sau để giữ lợi nhuận đã thu được.

Hạn chế của chiến lược kim tự tháp là gì?

  • Chiến lược Pyramid không thể áp dụng cho tất cả các giao dịch vì đôi lúc hệ thống giao dịch của bạn chỉ có thể đưa ra tín hiệu hoặc sự di chuyển của xu hướng có thể bị điều chỉnh.
  • Một vài nhà giao dịch có thói quen thay đổi vị trí cắt lỗ (tăng khoảng cách cắt lỗ, đồng nghĩa làm tăng rủi ro) khi thấy giá đang dịch chuyển theo hướng khác và sắp bứt phá khỏi phạm vi cắt lỗ. Đừng vô kỷ luật như vậy. Rủi ro duy nhất của bạn là thua lỗ trong giao dịch đầu tiên. Như với tất cả các giao dịch khác, khi lệnh cắt lỗ bị tác động, sẽ không có tổn thất nào trong trường hợp xấu nhất.

Thông qua bài viết này, chúng ta đã biết chiến lược Pyramid là một chiến lược hữu ích, giúp trader bổ sung vị thế giao dịch và từ đó tăng lợi nhuận lên mức cao nhất. Đặc biệt, nếu bạn là một trader giao dịch theo trường phái position trading, phương pháp này cực kỳ thích hợp với bạn. Tuy nhiên, trước khi tiến hành chiến thuật Pyramid, các bạn cần lưu ý tuân theo các nguyên tắc chặt chẽ của nó và có một tinh thần kỷ luật. Thị trường luôn luôn biến đổi và tâm lý giao dịch của chúng ta cũng sẽ có nhiều thay đổi, do đó, để thực hiện Pyramid thành công, các bạn cần rèn luyện và đáp ứng những điều kiện mà chiến lược này yêu cầu. Sàn Exness chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:

Khung thời gian H4 là gì? Áp dụng giao dịch cùng khung H4

Phương pháp SMC hay Smart Money Concept trong Forex là gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *