SMC trong Forex là gì? SMC được biết đến là một phương pháp giao dịch khá nổi tiếng trong thời gian gần đây. Không dừng lại ở một chỉ báo kỹ thuật hay một công cụ phân tích, nó còn mang lại những lợi ích không ngờ cho những nhà giao dịch mới tham gia thị trường Forex. Trong bài viết hôm nay, cùng sàn Exness tìm hiểu về phương pháp Smart Money Concept, lợi ích và hạn chế khi sử dụng phương pháp SMC và cách giao dịch với phương pháp này.
Smart Money Concept – SMC trong Forex là gì?
Phương pháp SMC tên đầy đủ là Smart Money Concept, xuất phát từ một chương trình đào tạo mang tên The Inner Circle Trader (ICT), cha đẻ của phương pháp Smart Money Concept là Michael J. Huddleston.
Nói về ICT, thì đây là một chương trình được tạo ra với mục đích đào tạo các nhà giao dịch trẻ trở thành những chuyên gia. ICT cung cấp đa dạng các tài nguyên miễn phí bằng ebook, video trên youtube,…cho tới những khóa học về SMC có tính phí,…
SMC không đơn giản chỉ là một phương pháp giao dịch mà trong phạm vi diện rộng SMC còn là một lý thuyết giao dịch hiệu quả. Với tính chất là một lý thuyết giao dịch, Smart Money Concept gồm có các nguyên lý mô tả về cách hoạt động của thị trường Forex. Với tính chất là một phương pháp giao dịch, SMC hướng dẫn các nhà giao dịch cách để tiến hành một giao dịch cụ thể thông qua những nguyên tắc của nó.
Smart Money (Dòng tiền thông minh) không còn là một cụm từ xa lạ với các trader. Những lý thuyết về Smart Money đã có từ lâu nhưng sự hình thành của phương pháp SMC đã giúp cho lý thuyết về dòng tiền thông minh được ứng dụng nhiều hơn ở hiện tại.
Smart Money đề cập đến hoạt động của những nhà tạo lập thị trường (Market Maker), họ là những ông lớn (Bigboy), những tổ chức có tác động đến sự điều chỉnh giá cả trên thị trường. Ví dụ như ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ,…mà với lý thuyết Wyckoff, họ là những Composite Man. Trên thực tế, với mỗi một phương pháp sẽ có tên gọi riêng biệt, nhưng xét về bản chất thì không có sự khác nhau.
Thực chất dòng tiền của các BigBoy được xem là dòng tiền thông minh, vì họ đầu tư nguồn tiền của mình vào thị trường thì khoản tiền này sẽ làm cho giá cả biến động mạnh theo hướng họ mong muốn. Tức là, toàn bộ mọi hành đồng đều nằm trong tính toán của các BigBoy.
Phương pháp Smart Money Concept cho rằng, các ông lớn có xu hướng thao túng thị trường và đang nỗ lực chống lại mọi nhà giao dịch đơn lẻ, không ai khác chính là những nhà giao dịch như chúng ta. Vì vậy, để không trở thành con mồi của những ông lớn này, bạn cần giao dịch theo cách mà họ giao dịch.
Phương pháp SMC xét cơ bản sẽ tập trung nhận biết những phạm vi cung – cầu và xu hướng thị trường để phân tính động thái của các BigBoy. Bên cạnh đó, thông qua phân tích xu hướng thị trường, các trader sẽ có thể xác định những phạm vi thiết lập vị thế lý tưởng.
Một lợi ích của SMC nhưng cũng có thể trở thành hạn chế (chúng ta sẽ làm rõ ở nội dung tiếp theo) chính là kế hoạch giao dịch dựa trên phương pháp SMC có tỷ lệ risk:reward cực tốt, ít nhất là 1.5 và tối đa là 1:10 hoặc hơn thế. Khi tỷ lệ phần thưởng tăng cao thì đồng nghĩa với rủi ro cũng sẽ cao.
Cơ bản thì SMC là như thế, cụ thể phương pháp này được tiến hành như thế nào và có thật sự là hiệu quả hay không như những lời đồn đoán? Anh em hãy cùng sàn Exness tìm kiếm câu trả lời ở phần kế tiếp nhé.
Những thuật ngữ quan trọng trong phương pháp SMC
Bạn có hứng thú và tìm kiếm các video của những trader chia sẻ về Phương pháp Smart Money Concept, bạn sẽ thấy họ dùng những thuật ngữ chuyên ngành và khó hiểu. Đừng lo lắng vì chúng tôi sẽ giải đáp các thuật ngữ liên quan đến SMC dưới đây.
Order Block
Order Block là các phạm vi hay khối giao dịch mà ở đó hình thành một khối lượng lớn lệnh bán hay mua. Những lệnh giao dịch này là của các BigBoy, cụ thể là ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ, những tổ chức kinh doanh Forex,…
Khi hình thành một lượng lớn các lệnh giao dịch mua, giá sẽ tăng mạnh. Ngược lại, nếu thấy một lượng lớn lệnh bán, giá sẽ giảm. Trong một thị trường có xu hướng tăng giá, Order Block được nhận biết bằng khu vực giá của cây nến giảm sau cùng, trước nó là một đợt tăng. Trong một thị trường có xu hướng giảm giá, Order Block được nhận biết bằng khu vực giá có cây nến tăng sau cùng, trước đó là một đợt giảm.
BOS (Break Of Structure)
Với một xu hướng tăng, BOS hình thành khi giá bứt phá khỏi đỉnh gần nhất (Swing High) trước đó. Với một xu hướng giảm, BOS hình thành khi giá bứt phá khỏi đáy gần nhất (Swing Low) trước đó. BOS là một dấu hiệu quan trọng thể hiện giá đang trong xu hướng tiếp diễn của nó hay là một dấu hiệu để nhận biết Order Block chính xác.
CHoCH (Change of Character)
Bạn có thể dịch cụm từ này là sự thay đổi về bản chất của giá. Với phương pháp SMC, CHoCH thể hiện giai đoạn xu hướng thị trường có sự điều chỉnh, có nghĩa là giá chuyển sang một xu hướng mới.
Với một xu hướng tăng, khi BOS cho thấy giai đoạn giá bứt phá đỉnh gần nhất để tăng liên tiếp thì CHoCH thể hiện giai đoạn giá bứt phá đáy gần nhất để thể hiện xu hướng đảo chiều thành xu hướng giảm.
Với một xu hướng giảm, BOS hình thành khi giá bứt phá đáy gần nhất để thể hiện xu hướng giảm liên tiếp, CHoCH lúc này hình thành khi giá bứt phá đỉnh gần nhất để thể hiện xu hướng tăng.
Khi BOS hình thành thường xuyên ở một xu hướng bất kỳ thì CHoCH chỉ hình thành 1 lần duy nhất khi xu hướng chính dừng lại.
Liquidity (Thanh khoản)
Liquidity đã quá quen thuộc trong giao dịch Forex. Nó cho thấy tài nguyên dồi dào trong những giao dịch trên thị trường. Tức là, nếu bạn cần bán, sẽ có người mua ngay lập tức và ngược lại, nếu cần mua thì sẽ có mức giá tốt cho bạn.
Phương pháp SMC cùng một số mô hình dưới đây hỗ trợ các nhà giao dịch nhận biết được thị trường đang có tính thanh khoản lớn. Cụ thể:
- Mô hình thanh khoản trendline (TLL – trendline liquidity)
- Mô hình thanh khoản 2 hoặc nhiều đỉnh bằng nhau (EQH – Equal Highs)
- Mô hình thanh khoản 2 hoặc nhiều đáy bằng nhau (EQL – Equal Lows)
- Mô hình thanh khoản hỗ trợ – kháng cự (Support – Resistance liquidity)
Phương pháp Smart Money Concept áp dụng tính thanh khoản như thế nào?
Với một xu hướng tăng, khi đã nhận biết chính xác Order Block, với mô hình trendline liquidity tăng, thanh khoản Equal Highs hay thanh khoản hỗ trợ – kháng cự hình thành thì khả năng giá lui về phạm vi Order Block tạo đà tăng mạnh mẽ hơn.
Ngược lại, ở một xu hướng giảm, khi đã nhận biết Order Block, khi mô hình trendline liquidity giảm, thanh khoản Equal Lows hay thanh khoản hỗ trợ – kháng cự hình thành thì khả năng giá thoái lui về phạm vi Order Block tạo lực giảm mạnh hơn.
Imbalance
Imbalance đôi lúc sẽ thay thế bằng Fair Value Gap (FVG), tức là sự mất cân bằng. Mất cần bằng trong trường hợp này tức là giá giảm liên tiếp và không hình thành các khoảng trống về giá hay sơ hở. Ngược lại, nếu giá tăng và hơn cả mức tăng cao nhất trong quá khứ, cho thấy cầu đang tăng so với cung. Nếu giá giảm, giảm mạnh hơn mức trước đó, thể hiện cung đang tăng so với cầu.
Imbalance với phương pháp SMC được nhận biết như sau:
- Với một xu hướng tăng, Imbalance hình thành nếu có khoảng trống giữa mức giá cao nhất của nến thứ nhất và mức giá thấp nhất của nến thứ 3. Khoảng trống được nhận biết là vùng mất cân bằng.
- Với một xu hướng giản, Imbalance hình thành nếu có khoảng trống giữa mức thấp nhất cây nến thứ nhất và mức giá cao nhất của nến thứ 3. Khoảng gap này là vùng mất cân bằng.
Phương pháp SMC ngầm thể hiện rằng, các phạm vi mất cân bằng tương tự một thỏi nam châm, chúng hút giá hồi về để lấp đầy hoặc ít nhất một phần của các khoảng trống để thị trường cân bằng.
Khi đã nắm được các thuật ngữ bên trên, chúng ta sẽ đi đến tìm hiểu phương án giao dịch với SMC trong Forex là gì.
Hướng dẫn giao dịch với phương pháp SMC
Để giao dịch hiệu quả và đơn giản nhất với phương pháp SMC, hãy giao dịch ở các khối OB (Order Block). Cụ thể, chúng ta sẽ bao gồm 2 chiến lược trading: Giao dịch theo xu hướng và giao dịch ngược xu hướng.
Với chiến lược giao dịch theo xu hướng, nhà giao dịch sẽ nhận biết các Order Block đi theo xu hướng chính và giao dịch tại vị trí này. Với chiến lược giao dịch ngược xu hướng, hãy đợi CHoCH hình thành, tiếp theo, nhận biết các Order Block của xu hướng mới và giao dịch tại khu vực này.
Với bất kỳ chiến lược nào trong hai, chúng ta cũng phải tiến hành giao dịch ở các Block Order. Và với phương pháp SMC, có hai lựa chọn vào vị thế: Risk Entry và Confirmation Entry. Thực tế, các bạn có thể coi đây là hai chiến lược khác nhau tuyệt đối, không chỉ dừng lại ở cách thiết lập lệnh.
Risk Entry: Vào lệnh rủi ro
Nhà giao dịch thực hiện phân tích xu hướng thị trường và nhận biết các Order Block ở khung thời gian lớn như H4, D1 và tiến hành vào vị thế ở khung thời gian này.
Chiến lược giao dịch theo xu hướng
Với chiến lược trading theo xu hướng, khi đã nhận biết các Order Block theo xu hướng chủ đạo:
- Xu hướng tăng: Vào lệnh Buy Limit ở phạm vi giá ứng với điểm cao nhất của Order Block. Đồng thời, vào stop loss bên dưới điểm thấp nhất của Order Block.
- Xu hướng giảm: Vào lệnh Sell Limit ở phạm vi giá ứng với điểm thấp nhất của Order Block. Thiết lập cắt lỗ bên trên điểm cao nhất của Order Block.
Chiến lược giao dịch ngược xu hướng
Với chiến lược này, ta chia ra hai trường hợp:
Xu hướng mới nhất là tăng:
- Đợi CHoCH hình thành
- Nhận biết Order Block mới của xu hướng giảm giá
- Vào lệnh Sell Limit ở mức giá ứng với điểm thấp nhất của Order Block, thiết lập stop loss bên trên điểm cao nhất của Order Block.
Xu hướng mới nhất là giảm:
- Đợi CHoCH hình thành
- Nhận biết Order Block mới của xu hướng tăng giá
- Vào lệnh Buy Limit ở mức giá ứng với điểm cao nhất của Order Block, vào stop loss bên dưới điểm thấp nhất của Order Block.
Ví dụ:
Confirmation Entry: Vào lệnh xác nhận
Nhà giao dịch sẽ thực hiện nghiên cứu xu hướng và nhận biết các Order Block ở khung thời gian lớn như H4 hay D1. Đợi giá giao với Order Block thì chuyển sang giao dịch với khung thời gian nhỏ hơn. Thông thường chúng ta chọn M15.
Với khung thời gian M15, bạn có thể thực hiện quá trình giống như trên và giao dịch tương tự các chiến lược (Nội dung Risk Entry). Điều quan trọng là xác định xu hướng ở 2 khung thời gian phải có sự nhất quán, khi đó bạn mới có thể vào lệnh.
Ngoài việc vào lệnh tại điểm cao nhất hoặc thấp nhất của Order Block, bạn cũng có thể thiết lập lệnh tại điểm tương ứng với 0,5 hoặc 0,25 của Order Block, tùy thuộc vào độ rộng của khối OB và mục đích của bạn. Cụ thể là muốn tăng/giảm tỷ lệ R:R.
Về cách chốt lời, phương pháp SMC cho rằng, các chiến lược được thực hiện dựa trên dòng tiền thông minh có tiềm năng lớn, giá thường biến động mạnh sau đó nên việc take profit 5R, 10R là chuyện bình thường và dễ dàng đạt được. Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường cũng sẽ di chuyển như cách mà chúng ta mong muốn và phương pháp SMC cũng không phải chén thánh mà lúc nào cũng chính xác. Do đó, cách chốt lời hiệu quả mà hạn chế được rủi ro nhất khi giao dịch theo phương pháp SMC chính là take profit tại các swing high hoặc swing low gần đó.
Với phương án chốt lời, phương pháp SMC cho rằng chiến lược dựa trên dòng tiền thông minh có tiềm năng lớn, giá thường biến động dữ dội sau đó nên chốt lãi ở mức 5R và 10R là điều bình thường và rất dễ đạt được. Tuy nhiên, thị trường không phải lúc nào cũng đi theo ý muốn của chúng ta, cách tiếp cận của SMC không phải là chén thánh, không phải lúc nào cũng đúng. Vì vậy, khi giao dịch theo phương pháp SMC, cách hiệu quả nhất để kiếm lợi nhuận đồng thời giảm thiểu rủi ro là chốt lãi ở các đỉnh hoặc đáy dao động gần đó.
Đây là chiến lược giao dịch đơn giản và chính nhất của phương pháp SMC, ngoài ra phương pháp này còn bao gồm một số thuật ngữ và phương thức giao dịch khác, khi bạn tìm hiểu kỹ phương pháp, bạn sẽ có những hướng dẫn chi tiết mới, có thể đến từ các nhà giao dịch theo phương pháp SMC hoặc thông qua các khóa học tính phí.
Sự phổ biến của phương pháp SMC
Hiện nay, phương pháp Smart Money Concept rất được ưa chuộng ở nhiều đất nước, và Việt Nam cũng là một trong số đó. Hiện có đa dạng các khóa học hướng dẫn về phương pháp SMC, được giảng dạy bởi nhiều chuyên gia theo đuổi phương pháp này.
Hoặc nguồn tài nguyên chất lượng nhưng không tính phí mà bạn có thể học bất cứ lúc nào, ở đâu chính là các video trên youtube. Bạn sẽ hình dung về SMC rõ ràng hơn, từ đó có thể áp dụng phương pháp này một cần dễ dàng.
Lợi ích và hạn chế của phương pháp SMC
Với bất cứ một phương pháp giao dịch, phân tích kỹ thuật nào cũng sẽ có lợi ích và hạn chế riêng dành cho nhà đầu tư.
Lợi ích của phương pháp Smart Money Concept là gì?
- Đơn giản, không nhất thiết phải kết hợp thêm các chỉ báo kỹ thuật nào khác.
- Những chiến lược giao dịch với phương pháp SMC dễ dàng thực hiện dù đó là một nhà giao dịch mới tìm hiểu về phương pháp này.
- Những chiến lược giao dịch theo SMC có tỷ lệ risk:reward cao.
Hạn chế của phương pháp Smart Money Concept là gì?
- Không thích hợp khi thị trường có tính thanh khoản kém
- Phương pháp SMC căn cứ vào việc phân tích động thái của các nhà tạo lập thị trường. Tuy nhiên thực tế sẽ không dễ dàng để xác định chính xác họ sẽ làm những gì trên thị trường.
- Các trader cần trả phí nếu một giao dịch như một SMC thực thụ.
- Còn nhiều nghi vấn về phương pháp SMC.
Phương pháp SMC có thực sự hiệu quả không?
Sau khi tìm hiểu SMC trong Forex là gì, trước khi đi đến trả lời cho câu hỏi SMC có thực sự hiệu quả không, hãy làm rõ hai vấn đề gây nhức nhối các nhà giao dịch đang nghiên cứu phương pháp này. Cụ thể:
Đầu tiên, SMC có thực sự là một phương pháp mới?
SMC là một phương thức giao dịch mới. Chính xác. Nó được tạo ra bởi các nhà giao dịch hiện đại và tên của phương pháp này cũng chưa từng có – Thuật ngữ Smart Money Concept.
Nhưng lý thuyết và nội dung của phương pháp SMC không mới. SMC sử dụng lý thuyết về smart money, lý thuyết cung cầu và lý thuyết xu hướng thị trường. Những lý thuyết này không phải là mới; thay vào đó, chúng là những lý thuyết cơ bản, là tiền đề của phân tích kỹ thuật.
Về nội dung, phương pháp SMC gọi tên các sự kiện và hành động giá trên biểu đồ theo những thuật ngữ mới, nhưng về bản chất chúng quen thuộc với những nhà giao dịch tài chính.
Ví dụ, Order Block trong phương pháp SMC thực sự là khu vực cung và cầu, nhưng đã xảy ra sự điều chỉnh. Phạm vi của khối Order Block được điều chỉnh hẹp hơn thay vì nhận biết vùng cung cầu rộng hơn như chúng ta vẫn hãy làm.
Ví dụ: vùng cung được nhận biết từ giá mở cửa của nến tăng cuối cùng cho đến đỉnh cao nhất gần đó. Với Order Block ở một xu hướng giảm được nhận biết thông qua khu vực cây nến tăng cuối cùng.
Thuật ngữ BOS thực chất là hiện tượng giá bứt phá ngưỡng kháng cự được hình thành bởi mức cao nhất trước đó để tiếp tục xu hướng tăng hoặc phá vỡ mức hỗ trợ được hình thành bởi đáy thấp nhất trước đó để tiếp tục xu hướng giảm. Hoặc CHoCH về cơ bản là một cấu trúc phá vỡ xu hướng giá….
Toàn bộ những điều này là những khía cạnh rất quen thuộc của phân tích hành động giá. Phân tích xu hướng theo phương pháp SMC thực chất là một phần của phân tích hành động giá. Nội dung cũ kèm theo tên mới làm cho nhiều nhà giao dịch bối rối khi tìm hiểu phương pháp này. Đặt tên cho các sự kiện giá như vậy bằng thuật ngữ hoàn toàn mới đôi lúc có thể khiến các nhà giao dịch nghĩ rằng mọi thứ họ đã học được về hành động giá đều khác với cách tiếp cận SMC này.
Thứ hai, liệu lý thuyết về dòng tiền thông minh của SMC có chính xác?
Phương pháp Smart Money Concept tin rằng hành vi của các ông lớn là yếu tố chính khiến giá thay đổi theo cách này hay cách khác, hình thành mô hình này, mô hình khác nhưng SMC lại không cung cấp các bằng chứng thể hiện động thái của BigBoys đang hoạt động và chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện các mẫu mà SMC đề cập.
Hơn nữa, cách tiếp cận của SMC luôn đề cập đến bản chất thao túng thị trường của các ông lớn. SMC nhấn mạnh rằng các ông lớn luôn cố gắng thu hút các nhà giao dịch bán lẻ tham gia giao dịch và quét sạch các điểm dừng của họ. Trên thực tế, các big boy không quan tâm đến hành vi của các trader nhỏ lẻ mà họ chỉ quan tâm đến mục đích và chiến lược giao dịch của họ, và vai trò chính của các big boy là tạo thanh khoản cho thị trường chứ không phải thao túng thị trường.
Nói đến đây, có lẽ nhiều nhà giao dịch theo phương pháp SMC sẽ nổ ra một cuộc tranh cãi nảy lửa. Lý thuyết Wyckoff có nhắc đến Composite Man và cũng cho rằng Composite Man có khả năng thao túng thị trường, vậy nguyên nhân phương pháp SMC cũng đề cập đến vấn đề này nhưng lại bị phản đối?
Lý thuyết Wyckoff thực sự được áp dụng hiệu quả cho thị trường chứng khoán, cho loại tài sản chính – cổ phiếu. Chuyện một cổ phiếu bị thao túng giá là hãy xảy ra, tuy nhiên nếu một đồng nội tế của các BigBoy bị thao túng là không thể hoặc xác suất xảy ra rất ít, đặc biệt là với giai đoạn hiện tại.
Cuối cùng, giao dịch theo SMC có thực sự là đang giao dịch giống như dòng tiền thông minh?
Những người dạy phương pháp SMC nói rằng nó sẽ giúp các nhà giao dịch giao dịch theo cách mà các ông lớn giao dịch trên thị trường. Nhưng thực tế là một chiến lược giao dịch theo phương pháp SMC chỉ được thực hiện do hành động của các ông lớn có nghĩa là bạn chỉ giao dịch giống như bất kỳ nhà giao dịch bán lẻ nào khác. Không có gì khó khăn.
Có nên giao dịch theo phương pháp SMC hay không?
Tuy rằng có nhiều tranh cãi về phương pháp SMC, nhưng công bằng mà nói thì SMC cũng là một dạng phân tích hành động giá. Do đó, về hiệu quả, chúng ta sẽ không thảo luận ở đây, điều quan trọng là sự hợp lý.
Chúng ta cũng không nói về những nhà giao dịch luôn theo phương pháp SMC, bởi vì hiện tại họ vẫn thích SMC hơn và chắc chắn họ đã đạt được kết quả từ phương pháp này. Đối với những nhà giao dịch hoàn toàn mới làm quen với SMC, bạn cũng có thể trải nghiệm nếu muốn. Ngược lại, nếu bạn thấy quá nhiều thuật ngữ mới khó hiểu, hay mong muốn tìm ra những hệ thống kiến thức mới, miễn phí (không cần trả phí để tham gia các khóa học chuyên sâu về SMC) thì bạn có thể học phân tích hành động giá. Hệ thống kiến thức hành động giá rộng hơn và gồm những nội dung về SMC, thay vì theo hoàn toàn phương pháp SMC, hãy tìm hiểu về hành động giá.
Câu hỏi về SMC thường gặp
Khái niệm SMC là gì?
Tiền thông minh (SMC – Smart Money Concept) là phương pháp giao dịch tập trung vào việc phân tích và áp dụng những biến động thị trường do các tổ chức lớn trong thị trường tạo nên như ngân hàng hay quỹ phòng hộ. Chiến lược này xuất phát từ ý tưởng: Nếu hiểu được cách thức hoạt động và ra quyết định của những “tay chơi” sành sỏi, nhà đầu tư cá nhân có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt và gia tăng cơ hội thành công.
Chiến lược SMC trong giao dịch là gì?
Bằng cách điều chỉnh theo những tín hiệu này, nhà đầu tư có thể đặt mục tiêu định vị giao dịch sao cho phù hợp với hành động của “tiền thông minh”.
Chiến lược giao dịch Ngoại hối theo nguyên tắc Tiền thông minh (SMC) tập trung vào việc xác định và phân tích các yếu tố cho thấy sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức, thường được ví như “cá mập” trong thị trường. Trader cần phân tích khối đơn hàng, vùng thanh khoản, sự phá vỡ cấu trúc, thay đổi về đặc tính và khoảng trống giá trị. Bằng cách hiểu được hành vi và dự đoán xu hướng của họ, nhà đầu tư cá nhân có thể gia tăng cơ hội thành công trong chiến lược SMC.
Nên sử dụng khung thời gian nào cho giao dịch SMC?
Khung thời gian đóng vai trò quan trọng trong chiến lược giao dịch SMC, giúp nhà đầu tư điều chỉnh cách tiếp cận thị trường và đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu.
Biểu đồ 1 giờ và 4 giờ cung cấp thông tin chi tiết về biến động giá trong ngắn hạn, thích hợp cho các chiến lược giao dịch trong ngày hoặc lướt sóng. Biểu đồ hằng ngày và hằng tuần phân tích xu hướng thị trường trong khung thời gian dài hơn, phù hợp với chiến lược giao dịch theo xu hướng hoặc vị thế dài hạn.
SMC có tốt hơn hành động giá không?
Phương pháp SMC và hành động giá phục vụ cho các khía cạnh khác nhau của phân tích thị trường. Trong khi SMC tập trung vào hành vi giao dịch của nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng và quỹ phòng hộ, hành động giá tập trung vào mô hình hình thành bởi giá chứ không phải hành vi giao dịch cụ thể. Không có phương pháp nào có thể được xem là vượt trội hơn, hiệu quả của mỗi phương pháp phụ thuộc vào chiến lược giao dịch cụ thể và sự hiểu biết về thị trường của nhà giao dịch. Kết hợp cả hai phương pháp có thể mang lại cách tiếp cận toàn diện hơn để trader phân tích thị trường.
Với SMC trong Forex là gì, các bạn đã biết SMC đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà giao dịch tham gia trading hiệu quả. Với khái niệm SMC, cách giao dịch với phương pháp SMC, các bạn đã bổ sung thêm cho mình một phương pháp giao dịch hay và linh hoạt. Sàn Exness chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm:
Khung H4 là gì? Cách thức giao dịch hiệu quả với khung thời gian H4
Ưu điểm và hạn chế của chiến thuật Pyramid là gì?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.