Chỉ báo Aroon

Chỉ báo Aroon là gì? Tìm hiểu về chỉ báo Aroon Oscillator

Chỉ báo Aroon là gì? Đây là một công cụ quan trọng có khả năng hỗ trợ các nhà giao dịch xác định được thị trường đang trong giai đoạn nào. Chỉ báo Aroon hay chỉ báo Aroon Oscillator có những đặc điểm riêng và cách tính toán nhất định mà các trader cần nắm bắt được trong quá trình sử dụng. Vì thế, bài viết dưới đây của Forexno1.net sẽ giới thiệu cho bạn tất cả những thông tin về chỉ báo Aroon, chỉ báo Aroon Oscillator cũng như cách cài đặt, sử dụng một cách cụ thể nhất.

Chỉ báo Aroon là gì?

Đây là một chỉ báo khá mới mẻ, được phát triển vào năm 1995 bởi Tushar Chande. Aroon được tạo ra với vai trò đo lường sức mạnh cũng như khả năng tiếp diễn của một xu hướng cụ thể nào đó. Đồng thời xác định được thể loại và chất lượng của xu hướng đó: tăng, giảm hoặc trong trạng thái đi ngang sideway.

Khi có biến động xảy ra trên thị trường, các trader thường thay đổi chiến thuật của họ. Từ việc theo dõi xu hướng, họ chuyển sang các công cụ sử dụng trong thời gian củng cố của thị trường. Chỉ báo Aroon sẽ hỗ trợ các trader xác định được khi nào nên sử dụng chỉ báo khi thị trường trong giai đoạn củng cố và khi nào khi sử dụng chỉ báo theo xu hướng.

Chi báo Aroon được sử dụng trong giao dịch
Chi báo Aroon được sử dụng trong giao dịch

Chỉ báo Aroon Oscillator là gì?

Aroon Oscillator là gì?

Chỉ báo Aroon Oscillator là một biến thể của chỉ báo Aroon với sự kết hợp giữa Aroon Up và Aroon Down. Lấy Aroon Up trừ đi Aroon Down sẽ ra kết quả là Aroon Oscillator.

  • Nếu chỉ báo Aroon Oscillator có giá trị lớn hơn 50 nghĩa là xu hướng thị trường đang tăng mạnh.
  • Nếu chỉ báo Aroon Oscillator có giá trị nhỏ hơn 50 nghĩa là xu hướng thị trường đang giảm thấp.
  • Nếu chỉ báo Aroon Oscillator có giá trị gần zero nghĩa là thị trường đang không có xu hướng hoặc đang chuyển giao.
Chỉ báo Aroon Oscillator là một biến thể của Aroon
Chỉ báo Aroon Oscillator là một biến thể của Aroon

Giá trị của Aroon Oscillator là gì?

Khi Aroon Oscillator có giá trị tăng lên trên 50 thì đường giá có xu hướng tăng mạnh sẽ chiếm ưu thế và tại đây sự đảo chiều xu hướng sẽ có thể diễn ra. Khi Aroon Oscillator loanh quanh một khoảng thời gian tại vị trí 0 thì đó là một xu hướng không rõ ràng.

Khi Aroon Oscillator có giá trị giảm từ 0 đến – 50 thì đường giá có xu hướng giảm và khi giá trị này nằm dưới mức -50 hẳn có nghĩa là xu hướng thị trường đang giảm rất mạnh. Nếu sau đó, giá trị của Aroon Oscillator bắt đầu tăng trên mức -50 và di chuyển về zero tức là xu hướng giảm đã yếu dần và bắt đầu hình thành một sự đảo chiều. Nếu giá trị đó tiếp tục tăng trên đường zero thì giá đang có hướng đi chuyển từ không có xu hướng sang chuẩn bị hình thành xu hướng tăng.

Đây là một công cụ khá hữu ích trong việc đo lượng sự tốt xấu của các chỉ báo tiếp tục xu hướng, (Moving Averages). Khi giá trị của Aroon Up hoặc Aroon Down trên mức 70 nghĩa là chỉ báo xu hướng mạnh và xu hướng sẽ tiếp tục. Ngược lại nếu giá trị này dưới 30 báo hiệu chỉ báo xu hướng sẽ có hướng đảo chiều trong thời gian tới.

Sức mạnh của xu hướng đều được biểu diễn bởi Aroon và ADX. Tuy nhiên ADX không biểu hiện đường giá di chuyển theo hướng nào. Trong khi đó khi giá tăng thì Aroon sẽ tăng và ngược lại.

Hướng dẫn tính chỉ báo Aroon

Chỉ báo Aroon sử dụng dao động từ 0 – 100 và đại lượng % để đo lường. Aroon Up dựa vào các mức giá đỉnh còn Aroon Down sẽ dựa vào các mức giá đáy. Chúng được vẽ cùng nhau để so sánh dễ dàng hơn. Trong Sharpcharts, chúng được tùy chọn mặc định là 25. Sau đây sẽ là ví dụ về cách tính Aroon trong 15 ngày. Aroon-Up = ((25 – Days Since 25-day High)/25) x 100Aroon-Down = ((25 – Days Since 25-day Low)/25) x 100

Hướng dẫn cách tính toán chỉ báo Aroon
Hướng dẫn cách tính toán chỉ báo Aroon

Trong giai đoạn thay đổi mức đỉnh và đáy, đường Aroon đã sụt giảm. Điểm đảo chiều chính là mức 50. Bởi điểm giữa chỉnh là điểm 12.5 ngày. Trong đồ thị hàng ngày, không thể đọc chính xác được mức 50. Tại đồ thị này, Aroon có thể trên 50 (52) hoặc dưới 50 (48). Nếu chỉ số trên 50 đồng nghĩa với việc trong vòng 12 ngày đầu hoặc ít hơn (từ ngày 0 đến ngày 12), có một đáy hoặc đỉnh mới được thiết lập. Đây là nửa gần nhất trong giai đoạn xem xét. Nếu chỉ số dưới 50 đồng nghĩa với việc trong vòng 13 ngày cuối hoặc nhiều hơn (từ 13 đến 25), mức đáy và đỉnh được thiết lập. Đây chính là nửa cuối trong giai đoạn xem xét. Quan sát bảng dưới sẽ thấy được khoảng giá trị của Aroon Down và Aroon Up trong vòng 25 ngày.

Khoảng giá trị của Aroon Up và Aroon Down trong vòng 25 ngày
Khoảng giá trị của Aroon Up và Aroon Down trong vòng 25 ngày

Giao dịch sử dụng chỉ báo Aroon

Thị trường chứng khoán và hàng hóa có thể áp dụng phương pháp sử dụng chỉ báo Aroon cổ điển. Tuy nhiên phương pháp đó lại không thể được áp dụng tại thị trường tiền tệ hiện nay. Đó là nguyên nhân bạn cần lựa chọn những chính hiệu chính xác hơn được chỉ báo này đưa ra để không đi sai lệch so với hướng đi của thị trường.

Khi Aroon up – Aroon lên (được biểu diễn bằng một đường màu xanh) cắt với Aroon down – Aroon xuống (được biểu diễn bằng một đường màu đỏ) thì tín hiệu chính của chỉ báo Aroon sẽ được đưa ra.

Khi Aroon Up và Aroon Down giao cắt nhau theo hướng từ dưới lên thì xu hướng có khả năng sẽ đi lên trong trung hạn. Còn nếu sự giao cắt này diễn ra theo hướng từ trên xuống thì bạn nên chuẩn bị cho việc thực hiện cắt lệnh.

Một trường hợp khác là sự giao nhau của Aroon Up và Aroon Down có hướng từ trên xuống thì điều đó phản ánh khả năng đi xuống của xu hướng. Vì thế, quyết định bán sẽ là lựa chọn hợp lý. Khi tín hiệu giao nhau của hai đường này đi theo chiều ngược lại thì việc cắt lệnh có thể được thực hiện.

Khi tín hiệu xuất hiện trên dưới mức 40% thì khu vực được xem là vùng cực (không phải vùng quá bán và quá mua) sẽ khiến cho giá trị của tín hiệu tăng lên và có thể mức giá sẽ có sự gia tăng mạnh mẽ hơn.

Sự phân kỳ giữa Aroon Up và mức giá là một tín hiệu giao dịch mạnh hơn thế.

Khi đường giá đi xuống mà Aroon Up lại đi lên thì nhiều khả năng sẽ diễn ra sự đảo chiều của giá theo hướng từ đi xuống sang đi lên (tín hiệu phân kỳ). Khi mức giá đi lên mà Aroon Up lại đi xuống thì có thể giá sẽ giảm.

Hướng dẫn cài đặt chỉ báo Aroon

Trên nền tảng MT4

Trên nền tảng MT4, chỉ báo Aroon không được tích hợp sẵn mặc dù đây là nền tảng Forex thịnh hành hàng đầu hiện nay. Do đó, bạn sẽ phải tải cài đặt nếu muốn sử dụng chỉ báo này. Đầu tiên, hãy tiến hành tải phiên bản Aroon dành cho nền tảng MT4.

Sau đó, bạn hãy truy cập vào MT4, chọn File rồi vào Open Data Folder. Tiếp tục vào thư mục MQL4, nhấn chọn Indicators và tại thư mục này, hãy đưa tệp Aroon vừa tải vào đây rồi khởi động lại phần mềm.

Khi đó, ở phía bên trái màn hình, trong hộp Navigator, tại mục Indicators đã xuất hiện chữ Aroon_Horn. Khi nhấn đúp vào đó, cửa sổ cài đặt sẽ hiện ra.

Cửa sổ cài đặt Aroon tại MT4
Cửa sổ cài đặt Aroon tại MT4

Bạn sẽ cài đặt chu kỳ của chỉ báo tại mục Input, trong phần calculation period. Bạn có thể sử dụng luôn mức mặc định 25 hoặc cài đặt lại theo phong cách giao dịch của bản thân.

Sau khi lựa chọn chu kỳ, chỉ cần nhấn OK là biểu đồ giá sẽ xuất hiện chỉ báo Aroon.

Trên nền tảng TradingView

Nếu không muốn mất thời gian tải xuống và cài đặt thì bạn có thể sử dụng trực tiếp chỉ báo Aroon bằng cách mở tài khoản tại nền tảng TradingView. Đây là một nền tảng biểu đồ phổ biến và gần như tất cả các tài sản giao dịch đều được cung cấp đồ thị giá tại đây. Chỉ báo Aroon cũng có sẵn cho các nhà giao dịch sử dụng.

Để cài đặt chỉ báo tại đồ thị TradingView, bạn hãy truy cập phần “Các Chỉ báo & Chiến lược” rồi nhập vào thanh tìm kiếm chữ “Aroon”. Sau đó chỉ cần nhấn vào chỉ báo để hoàn tất.

Các thao tác cài đặt Aroon trên TradingView
Các thao tác cài đặt Aroon trên TradingView

Thông số chu kỳ Peroid sẽ hiển thị tại phần cài đặt chỉ báo Aroon. Aroon được mặc định mức chu kỳ phổ biến là 25. Tuy nhiên, mức mặc định tại nền tảng này lại là 14.

Hướng dẫn sử dụng Aroon trong Forex

Cách thức sử dụng Aroon

Aroon có công dụng chính là hỗ trợ xác định xu hướng, sức mạnh và sự thay đổi của xu hướng trên thị trường. Trong điều kiện thị trường có xu hướng, công cụ này sẽ hoạt động khá hiệu quả và khi thị trường đi ngang, tích lũy, nó sẽ trở nên kém hiệu quả hơn.

Bạn sẽ sử dụng chỉ báo Aroon này như sau:

Xu hướng tăng

  • Aroon Up cắt Aroon Down lên trên là dấu hiệu phản ánh sự bắt đầu của xu hướng tăng.
  • Aroon Up duy trì trên Aroon Down nghĩa là xu hướng tăng đang xảy ra.
  • Aroon Up duy trì gần mức 100, Aroon Down lại ở gần mức 0 nghĩa là xu hướng tăng đang cực mạnh.

Xu hướng giảm

  • Aroon Up cắt Aroon Down xuống dưới là dấu hiệu phản ánh sự bắt đầu của xu hướng giảm.
  • Aroon Up duy trì dưới Aroon Down nghĩa là đang xảy ra xu hướng giảm.
  • Aroon Down duy trì gần mức 100, Aroon Down ở gần mức 0 nghĩa là xu hướng giảm đang cực mạnh.

Ví dụ khi sử dụng chỉ báo Aroon trong Forex

Sự giao cắt của Aroon Up và Aroon Down
Sự giao cắt của Aroon Up và Aroon Down

Trong ví dụ trên, có thể thấy sự giao cắt theo hướng lên trên của đường Aroon Up màu vàng với đường Aroon Down màu xanh dương ngày 12/04/2021. Đó là tín hiệu cho thấy cặp EUR/USD bắt đầu xu hướng tăng trên đồ thị ngày. Sau đó Aroon Up duy trì gần mức 100 và Aroon Down ở gần mức 0, thể hiện một đà tăng mạnh.

Sau một thời gian, xu hướng tăng này yếu dần và bắt đầu có sự đảo chiều giá từ tăng sang giảm. Ngày 03/06/2021, Aroon Up đã cắt Aroon Down từ trên xuống và đó chính là sự cảnh báo cho sự đảo chiều. Sau đó EUR/USD đã giảm mạnh, được biểu hiện với sự duy trì gần mức 100 của Aroon Down và gần mức 0 của Aroon Up.

Có thể thấy sử dụng chỉ báo Aroon không hề phức tạp. Bạn có thể kết hợp sử dụng cùng một chỉ báo khác hoặc các mô hình giá, mô hình nến để nâng cao hiệu quả của chỉ báo này.

Chiến lược sử dụng Aroon trong giao dịch Forex hiệu quả

Aroon khá nhạy cảm với diễn biến giá, vì thế nó có thể đem đến nhiều tín hiệu nhiễu trong một số giai đoạn thị trường. Chúng ta có thể kết hợp nó với một vài chỉ báo bớt nhạy cảm hơn như đường trung bình động hàm mũ 200 chu kỳ (EMA 20) để lọc bớt các tín hiệu nhiễu.

Sự kết hợp này sẽ được sử dụng như sau:

Tín hiệu mua

  • Giá chạy trên đường trung bình EMA 200
  • Aroon Up giao cắt Aroon Down lên trên

Tín hiệu bán

  • Giá chạy dưới đường trung bình EMA 200
  • Aroon Up giao cắt Aroon Down xuống dưới

Ví dụ:

Tín hiệu mua và bán từ Aroon và EMA 20
Tín hiệu mua và bán từ Aroon và EMA 20

Khi sử dụng hệ thống này, hãy lưu ý những mẹo sau đây:

Tất cả các cặp tiền trên các khung thời gian đều có thể áp dụng hệ thống này. Tuy nhiên bạn nên tìm ra cài đặt chu kỳ phù hợp nhất cho hai chỉ báo này đối với từng cặp tiền bằng cách backtest nhằm tối ưu hóa hệ thống.

Khi vào lệnh, mức cắt lỗ có thể được thiết lập ở trên hoặc dưới đỉnh hoặc đáy gần nhất. So với mức cắt lỗ, hãy đặt mức chốt lời ít nhất gấp đôi. Ví dụ mức cắt lỗ là 50 pip thì mức chốt lời ít nhất là 100 pip.

Phân biệt chỉ số chuyển động định hướng (DMI) và chỉ số Aroon

Cả hai loại chỉ số này đều được Welles Wilder phát triển. Chúng đều hiển thị hướng của một xu hướng bằng cách sử dụng các đường lên xuống. Tuy nhiên chúng vẫn tồn tại những điểm khác biệt. Chỉ báo Aroon có công thức tập trung chủ yếu vào lượng thời gian giữa các mức thấp và mức cao. Trong khi đó DMI đo lường mức cao hoặc thấp nhất của giá hiện tại chênh lệch so với mức cao hoặc thấp nhất của giá trước đó. Vì thế, trong DMI, thời gian không phải yếu tố chính mà yếu tố đó phải là giá.

Một số hạn chế khi sử dụng Aroon

Trong một vài trường hợp, chỉ báo này có thể dự báo tín hiệu ra vào thị trường tốt nhưng có lúc tín hiệu sẽ kém hoặc sai. Tín hiệu mua bán có thể xảy ra sau khi một động thái giá diễn ra đáng kể, nghĩa là xảy ra muộn. Điều này xảy ra do bản chất của chỉ báo không phải để dự đoán và chúng đang nhìn về phía sau.

Sự giao nhau trên chỉ báo có thể là tín hiệu tốn nhưng nó không đồng nghĩa với việc sẽ có một bước di chuyển lớn của giá. Kích thước của các bước di chuyển không nằm trong chỉ báo, chỉ có số ngày kể từ khi cao hay thấp mới được quan tâm. Sự giao nhau có thể xảy ra ngay cả khi giá có vẻ bằng phẳng bởi cuối cùng, trong vòng 25 giai đoạn cuối sẽ thực hiện mức cao hoặc thấp mới. Các thương nhân vẫn cần quyết định giao dịch dựa vào phân tích giá và các chỉ số khác chứ không nên sử dụng duy nhất một chỉ số.

Kết luận

Hy vọng rằng những thông tin hướng dẫn trên sẽ giúp bạn hiểu được chỉ báo Aroon là gì cũng như biết cách giao dịch với công cụ này trên thị trường Forex. Aroon cung cấp tín hiệu vào và thoát tốt nhưng nhiều khi nó sẽ mang đến những tín hiệu kém hoặc sai. Vì vậy bạn cần nắm bắt được cách sử dụng chúng sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả giao dịch cao. Hãy cố gắng tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để thành công trên sàn giao dịch nhé.

Xem thêm:

Chỉ báo DMI là gì? Cách sử dụng chỉ báo DMI trong giao dịch

Ý nghĩa cụ thể của chỉ báo Accumulation/Distribution là gì?

Chỉ báo OBV có ý nghĩa là gì? Tương quan với giá ra sao?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *