Chỉ báo Accumulation/Distribution hay chỉ báo A/D là một chỉ báo Volume được đánh giá cao về độ hiệu quả. Đây là một loại chỉ báo Tích lũy/ Phân phối có ý nghĩa riêng và có cách tính toán, cách sử dụng cùng tính năng khá đặc biệt. Nếu bạn muốn làm quen với chỉ báo này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi – Exness sẽ mang đến cho bạn những thông tin quan trọng về khái niệm, sự đặc biệt, cách tính toán và sử dụng chỉ báo Accumulation/Distribution một cách chi tiết nhất.
Chỉ báo Accumulation/Distribution (A/D) là gì?
Accumulation/Distribution là một loại chỉ báo kỹ thuật, nó được tính toán dựa vào sự thay đổi của khối lượng và giá. Khi đó, khối lượng là một hệ số có vai trò dùng để đo lường sự thay đổi về giá. Khối lượng hay hệ số càng lớn thì chỉ báo càng phản ánh mức độ lớn mà biến động giá ảnh hưởng trong giai đoạn đó.
Chỉ báo Accumulation/Distribution còn được gọi là chỉ báo A/D hay chỉ báo Tích lũy/ Phân phối.
Định nghĩa chỉ báo A/D là gì?
Accumulation – Tích lũy: Tích lũy chính là khối lượng giao dịch khi giá đóng cửa thời điểm hiện hành cao hơn so với giá đóng cửa thời điểm ngày hôm trước. Khái niệm “ngày tích lũy” cũng được hiểu dựa trên cơ sở đó.
Distribution – Phân phối: Phân phối chính là khối lượng giao dịch khi giá đóng cửa thời điểm hiện hành thấp hơn so với giá đóng cửa thời điểm ngày hôm trước. Vì thế nhiều nhà đầu tư gọi khái niệm này là “Ngày phân phối.”
Chỉ số Accumulation/Distribution có dạng gần giống với một chỉ số khác, đó là Khối Lượng Cân Bằng (On Balance Volume – OBV). Tuy nhiên so với A/D thì OBV có độ phổ biến cao hơn, rộng rãi hơn. Cả hai loại chỉ số này đều có thể được áp dụng trong việc kiểm tra, xác nhận mức giá trong quá trình khối lượng giao dịch bị điều chỉnh. Chúng đều được sử dụng với vai trò xác định các biến động giá bằng cách thực hiện đo lường khối lượng giao dịch trên thị trường.
Tuy nhiên, giữa A/D và OBV vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Nếu như OBV chỉ dựa vào khối lượng một cách thuần túy thì A/D lại đưa một hệ số điều chỉnh thêm vào. Hệ số này sẽ căn cứ vào giá đóng cửa qua mỗi phiên, từ đó biểu thị trạng thái của thị trường một cách chính xác hơn với sự tính toán kết hợp giữa khối lượng và giá.
Càng đi sâu tìm hiểu về chỉ báo A/D, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một cách chi tiết hơn về những yếu tố này.
Sự đặc biệt của đường chỉ báo Accumulation/Distribution là gì?
A/D là một chỉ số kỹ thuật phản ánh sự thay đổi của khối lượng và mức giá. Khi mức giá thay đổi, ta tiến hành đo lường chỉ số thì sẽ tìm ra được khối lượng. Khi chỉ số tăng lên nghĩa là nó đang phản ánh mức giá cũng tăng lên.
Khi chỉ báo Accumulation/Distribution bắt đầu tăng lên đồng nghĩa với việc bạn có thể bắt đầu tiến hành mua hoặc có thể tích lũy giao dịch. Bởi giữa khối lượng giao dịch và sự dịch chuyển giá lên có sự liên quan, tương quan với nhau.Thời điểm chỉ số này bắt đầu giảm có thể là thời điểm thực hiện việc bán hoặc phân phối giao dịch. Bởi giữa sự dịch chuyển giá đi xuống và khối lượng giao dịch có một sự liên quan khá chặt chẽ với nhau.
Trong trường hợp có sự phân kỳ giữa một chứng khoán với chỉ số A/D thì sự điều chỉnh mức giá sắp xảy ra là điều có thể dự đoán trước. Thông thường, mức giá sẽ thay đổi sao cho phù hợp với chỉ số khi có sự phân kỳ.
Ví dụ: Nếu chỉ số tăng thì giá cả của các loại tài sản như chứng khoán, hàng hóa, tiền tệ sẽ giảm nhẹ. Vì thế nhiều khả năng sự điều chỉnh giá sẽ diễn ra vào thời điểm này.
Vì thế, nếu là một ngày tích lũy thì đường chỉ báo A/D sẽ được cộng thêm khối lượng giao dịch vào đó. Tương tự như thế, nếu là một ngày phân phối thì khối lượng giao dịch trong ngày sẽ bị trừ bớt đi giá trị của đường chỉ báo A/D.
Làm sao để tính chỉ số Accumulation/Distribution?
Cách tính toán chỉ báo Accumulation/Distribution
Chỉ báo A/D được sử dụng với vai trò chính là đo lường phân kỳ của biến động giá là như thế nào và khối lượng giao dịch vận động ra sao.
Tính hiệu quả của chỉ báo A/D trong việc xác nhận hướng mà đường giá di chuyển là khá cao. Đồng thời chỉ báo này cũng có khả năng đưa ra những cảnh báo về việc đường giá sẽ có khả năng đảo chiều.
Giá trị tích lũy hiện tại của đường chỉ số A/D sẽ được cộng hoặc trừ thêm một phần của khối lượng giao dịch hàng ngày. Khi giá đóng cửa càng tiến lại gần đến mức cao nhất trong ngày thì phần được cộng thêm sẽ lớn hơn.
Tương tự như thế, khi giá đóng cửa càng tiến lại gần đến mức thấp nhất trong ngày thì phần bị trừ đi cũng càng lớn hơn. Trường hợp giá đóng cửa nằm tại vùng chính giữa của giá thấp nhất so với giá cao nhất trong ngày thì trị số chỉ báo sẽ không có sự thay đổi.
Công thức tính chỉ báo Accumulation/Distribution
Dưới đây là công thức tính chỉ báo Accumulation/Distribution:
A/D = SUM (((CLOSE – MINIMUM) – (MAXIMUM — CLOSE))*VOLUME/(MAXIMUM – MINIMUM), N)
Trong đó:
- CLOSE: biểu thị cho mức giá đóng cửa.
- LOW: biểu thị mức giá thấp nhất của cột.
- HIGH: biểu thị mức giá cao nhất của cột.
- N: Biểu diễn số chu kỳ được dùng.
- SUM (…, N): tổng N chu kỳ.
- VOLUME: biểu thị khối lượng giao dịch.
Ý nghĩa cụ thể của chỉ báo Accumulation/Distribution là gì?
OBV là giá trị tích lũy thành công khối lượng giao dịch và ở đó tỷ lệ tăng giá trải các phiên đã có sự điều chỉnh. Về ý nghĩa, chỉ báo A/D cũng có ý nghĩa tương đương với chỉ báo OBV. Tuy nhiên, như đã trình bày phía trên, sự khác biệt nằm ở chỗ OBV chỉ thuần túy dựa vào khối lượng giao dịch thành công để căn cứ vào đó phán đoán hành vi, tâm lý của các nhà đầu tư cũng như nhận định trạng thái của thị trường.
Trong khi đó, A/D có sự tham gia của khối lượng và mức giá. Vì thế chỉ báo này có thể coi là một dạng phân tích biểu thị dòng chảy vào hoặc ra trên thị trường của tiền tệ đối với một loại cổ phiếu nào đó đang được xem xét. Vì thế, các tín hiệu và sự xác nhận mà chỉ báo A/D cung cấp là nhiều hơn so với các dấu hiệu đến từ OBV.
Sự biến đổi giá và khối lượng
Nếu giá có sự điều chỉnh tăng mạnh nhưng khối lượng giao dịch lại nhỏ hoặc giá có dấu hiệu giảm nhẹ trong khi khối lượng giao dịch lại lớn thì có thể thấy tốc độ tăng của đồ thị A/D là khá chậm. Ngược lại, nếu giá điều chỉnh giảm mạnh nhưng khối lượng giao dịch lại lớn hoặc giá có dấu hiệu tăng mạnh trong khi khối lượng giao dịch lại nhỏ thì tốc độ giảm của đồ thị A/D là khá chậm.
Đồ thị A/D chỉ tăng mạnh trong trường hợp giá có sự biến đổi tăng mạnh cùng khối lượng giao dịch lớn. Tương tự, đồ thị A/D chỉ giảm mạnh trong trường hợp giá có sự biến đổi giảm mạnh cùng khối lượng giao dịch lớn.
Như thế, việc hình thành phân kỳ âm hoặc dương của chỉ báo A/D cùng với sức tăng của đường A/D sẽ là cơ sở để căn cứ vào đó có thể đưa ra kết luận và khẳng định xu thế tăng hoặc giảm giá hiện tại có chắc chắn hay không.
Xuất hiện phân kỳ âm
Khi một phân kỳ âm xuất hiện nghĩa là một số phiên bán tháo đã xen kẽ vào cùng một khối lượng lớn với giá giảm mạnh. Khối lượng của các phiên tăng tiếp theo sẽ nhỏ hoặc giá sẽ tăng ở mức không đủ mạnh. Do đó đỉnh mới không thể được thiết lập cao hơn đỉnh cũ.
Các hiện tượng này đưa ra cảnh báo về khả năng giá sẽ suy giảm sức tăng nếu giá đang trong một xu thế tăng. Nếu giá đang trên xu thế giảm thì hiện tượng này sẽ củng cố cho sức mạnh tụt giảm của giá.
Xuất hiện phân kỳ dương
Khi một phân kỳ dương xuất hiện đồng nghĩa với việc một số phiên thu gom đã xen kẽ vào cùng với khối lượng lớn và giá tăng mạnh. Khối lượng của các phiên tăng tiếp theo sẽ nhỏ hoặc giá sẽ không giảm mạnh. Vì thế đáy mới không thể được thiết lập thấp hơn đáy cũ.
Các hiện tượng này đưa ra cảnh báo về khả năng giá sẽ có sự suy giảm sức giảm nếu nó đang trong một xu thế giảm. Còn nếu giá đang trong xu thế tăng thì hiện tượng này sẽ củng cố ch sức mạnh gia tăng của giá.
Cách sử dụng công cụ chỉ báo Accumulation/Distribution
Tương tự như tác dụng của chỉ báo OBV, đường A/D cũng có khả năng lần theo dấu vết của dòng tiền lớn. Tuy nhiên, tính cách cũng như cách sử dụng hai công cụ này là có phần khác nhau. Mặc dù vậy, khi chúng kết hợp lại cùng một số chỉ số khối lượng khác sẽ cho ra một hệ thống giao dịch khá hiệu quả.
Như bạn đã biết, chỉ báo A/D là công cụ có vai trò phát hiện ra thị trường đang trong trạng thái tích lũy, phân phối. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ báo này có khả năng lần ra được dấu vết của dòng tiền. Tức là A/D sẽ ghi lại hết tất cả các hành động gom hàng, dìm giá, đẩy giá trên thị trường.
Như vậy, các nhà giao dịch sẽ sử dụng chỉ báo A/D với vai trò là một công cụ chỉ báo hỗ trợ giúp tìm ra dấu vết và đi theo chúng. Lẽ đương nhiên, chúng ta không nên tin vào công cụ này 100% một cách mù quáng mà khi sử dụng, phải khéo léo kết hợp với một số công cụ khác để hiệu quả giao dịch được nâng cao hơn.
Sự lợi hại của công cụ chỉ báo A/D
Tín hiệu phân kỳ với giá chính là cái hay mà chỉ báo A/D mang lại. Vì thế ở đây, chúng tôi sẽ tập trung phân tích cho các bạn sức mạnh đặc biệt này.
Đường A/D đi theo giá và bám sát chúng là một hiện tượng bình thường. Điều này phản ánh sự đồng thuận giữa giá và dòng tiền ra vào. Nghĩa là không có sự bất thường nào xảy ra sau hành động giá và dấu hiệu dìm hàng tích lũy, phân phối, xả hàng cũng không tồn tại.
Tuy nhiên khi giá và chỉ báo A/D có sự lệch pha nghĩa là giai đoạn bất thường đang xảy ra. Cụ thể là khi hai yếu tố này không có sự đồng thuận với nhau.
Áp dụng A/D xác định xu hướng đảo chiều
Phía trên chính là một trường hợp xu hướng tiếp diễn. Tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày về trường hợp sử dụng chỉ báo A/D để xác định xu hướng đảo chiều.
Chỉ báo A/D sẽ đi trước giá, vì thế khi nó bắt đầu giảm thì giá vẫn đang trong trạng thái sideway hoặc vẫn đang tăng. Đó chính là dấu hiệu của việc phân phối đỉnh hay còn có cách gọi khác là chuẩn bị rớt giá.
Khi đó, chỉ báo Accumulation/Distribution sẽ được áp dụng trong việc xác định xu hướng hoặc các dấu hiệu suy yếu xuất hiện, cụ thể như sau:
Xác định xu hướng
- Chỉ số tăng là dấu hiệu xác nhận cho một xu hướng tăng.
- Chỉ số giảm là dấu hiệu xác nhận cho một xu hướng giảm.
Các dấu hiệu phân kỳ xuất hiện
- Xu hướng tăng có dấu hiệu suy yếu khi việc tăng giá đến mức tối đa mới không được xác nhận chỉ báo có sự chuyển biến và khả năng xảy ra sự đảo chiều dưới.
- Xu hướng giảm có dấu hiệu suy yếu khi việc giảm giá đến mức thấp mới nhất không được xác nhận sự chuyển biến của chỉ báo và khả năng xảy ra sự đảo chiều lên.
Sự Tích lũy/ Phân phối này căn cứ vào chỉ số khối lượng giao dịch của chỉ báo được tạo ra để phản ánh dòng tiền đầu vào tích lũy và đồng tiền đầu ra thông qua việc so sánh giá đóng cửa tương ứng mức thấp nhất và mức tối đa.
Sử dụng chỉ báo Accumulation/Distribution trong giao dịch
Khi chỉ báo này có chỉ số tăng lên nghĩa là mức mua vào – tích lũy tăng. Đi kèm với khối lượng giao dịch tăng sẽ là một xu hướng đang đi lên. Ngược lại khi chỉ báo này giảm đồng nghĩa với việc sự bán ra – phân phối nhiều hơn khiến cho xu hướng có chiều hướng đi xuống.
Phân kỳ giữa giá chứng khoán và chỉ báo Accumulation/Distribution phản ánh việc biến động giá có thể sẽ xảy ra trong thời gian tới. Tại thời điểm phân kỳ, chuyển động của giá sẽ có hướng trùng với xu hướng của chỉ báo như một quy tắc không thay đổi. Chính vì vậy nếu giá chứng khoán đang giảm trong khi chỉ báo đang tăng thì các bạn có thể đặt kỳ vọng cho khả năng xảy ra đảo chiều.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cách giao dịch một cách đầy đủ và chi tiết nhất về chỉ báo Accumulation/Distribution. Chỉ báo này sẽ phát huy được hiệu quả cao hơn khi kết hợp với một số công cụ chỉ báo khác. Chúng sẽ tạo nên một hệ thống giao dịch mạnh giúp bạn có thể giao dịch hiệu quả. Vì thế hãy nắm bắt được những thông tin cơ bản về chỉ báo A/D để tích lũy kinh nghiệm và giao dịch thành công nhé.
Xem thêm:
Cách giao dịch với chỉ báo DMI – Directional Movement Indicator hiệu quả nhất
Phân biệt chỉ số chuyển động định hướng (DMI) và chỉ số Aroon
Nên hay không nên sử dụng chỉ báo OBV – On Balance Volume?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.