Time frame là gì

Time frame là gì? Cách lựa chọn time frame để giao dịch hiệu quả

Time frame là gì? Mỗi phương pháp và chiến lược riêng sẽ có từng khung thời gian khác nhau. Nếu lựa chọn cho mình những time frame hợp lý sẽ giúp cho mọi người thu được khoản lợi nhuận cao hơn. Để hiểu rõ hơn về time frame, mời mọi người đọc bài phân tích sau của sàn giao dịch Exness nhé.

Khái niệm Time frame là gì?

Time frame được định nghĩa là khung thời gian. Các bạn có thể hình dung như sau: Nó là khoảng thời gian mà chứng kiến những thay đổi của một cây nến trong một phiên giao dịch. Cụ thể hơn là nó sẽ chứng kiến từ lúc cây nến được sinh ra, thay đổi giá lên xuống. Time frame sẽ kết thúc khi mà có một cây nến mới xuất hiện.

Tại thị trường tài chính forex có rất nhiều time frame khác nhau. Có thể là trong thời gian ngắn một phút hay cũng có thể lên đến trong vòng một năm. Đối với những cây nến có time frame 1 ngày thì nó sẽ thể hiện tuổi thọ của cây nến ấy là một phút. Trong vòng 1 phút ấy, cây nến sẽ phản ánh những sự thay đổi về giá. Sau khoảng thời gian này thì sẽ có một cây nến mới xuất hiện. Với những cây nến có khoảng thời gian là một ngày thì cứ sau một ngày sẽ có một cây nến được sinh ra. Một ngày được tính từ lúc 0 giờ cho đến 23 giờ 59 phút.

Các trader đã hiểu khái niệm time frame là gì?
Các trader đã hiểu khái niệm time frame là gì?

Các khung thời gian được sử dụng nhiều hiện nay

Tại nền tảng MetaTrader 4 sẽ bao gồm có chín khung thời gian khác nhau. Sau đây exness Việt Nam sẽ giới thiệu cho mọi người những Time frame được sử dụng nhiều tại thị trường tài chính forex.

Tìm hiểu các cụm từ viết tắt

  • M (Minute) có nghĩa là phút.
  • H (Hour) có nghĩa là giờ.
  • D (Day) có nghĩa là ngày.
  • W (Week) có nghĩa là tuần.
  • MN (Month) có nghĩa là tháng.

Các khung thời gian phổ biến

  • M1: Time frame có độ dài 1 phút
  • M5: Time frame có độ dài 5 phút
  • M15: Time frame có độ dài 15 phút
  • M30: Time frame có độ dài 30 phút
  • H1: Time frame có độ dài 1 giờ
  • H4: Time frame có độ dài 4 giờ
  • D1: Time frame có độ dài 1 ngày
  • W1: Time frame có độ dài 1 tuần
  • MN: Time frame có độ dài 1 tháng
Các khung thời gian (time frame) trên phần mềm MT4
Các khung thời gian (time frame) trên phần mềm MT4

Ý nghĩa của time frame là gì?

Thông qua khung thời gian, các nhà đầu tư có thể biết được những khoảng thời gian mà giá  biến động. Hay họ có thể xem lại được sự biến động ấy diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hay dài. Các mức giá mở và đóng cửa của sản phẩm họ đầu tư có mức giá thấp và cao nhất là bao nhiêu. Hoặc là cũng có thể theo dõi được cả mức giá đóng mở cửa trong bất kỳ một khoảng thời gian nào.

Ví dụ 1

Các bạn hãy quan sát cặp tiền EUR/USD trong khoản Time frame H1 tại biểu đồ giá. Dựa vào đó, nó sẽ phản ánh được những tin tức như sau:

Các cây nến đều có tuổi thọ là 1 giờ và trong khoảng thời gian này chúng sẽ chứng kiến sự thay đổi giá. Ví dụ như chúng ta lựa chọn cây nến có Time frame từ 14 giờ cho đến 14 giờ 59 phút. Thông qua đó các bạn có thể biết được trong khoảng thời gian này sẽ có những sự biến động nào. Hay cũng có thể biết được các thông tin như sản phẩm có giá thấp nhất và cao nhất là bao nhiêu. Hoặc cũng có thể xem được các mức giá đóng và mở cửa của sản phẩm mà bạn đầu tư.

Chẳng hạn như bây giờ bạn đang theo dõi một cây nến vào lúc 15 giờ 20 phút. Điều này chứng tỏ cây nến được sinh ra 20 phút trước, tức là 15 giờ. Sẽ có một cây nến khác xuất hiện sau 15 giờ 59 phút .Như vậy tại mức 15 giờ ta sẽ quan sát được mức giá mở cửa. Mức giá đóng cửa sẽ xuất hiện vào lúc 15 giờ 59 phút. Nếu chúng ta coi vào lúc 15:20 thì chúng ta sẽ không thể xác định được mức giá cao nhất và thấp nhất. Phải đợi cho đến khi cây nến mới xuất hiện thì chúng ta mới xác định được.

Khung thời gian H1 của cặp tiền EUR/USD
Khung thời gian H1 của cặp tiền EUR/USD

Hình minh họa trên biểu thị hình sự biến động giá của cặp tiền EUR/USD trong time frame H1. Muốn biết được các thông tin như: Mức giá mở, đóng cửa, giá trị cao, thấp nhất, lượng giao dịch và thời điểm cây nến sinh ra,… chúng ta phải làm sao? Cách thực hiện rất đơn giản, đó là chỉ cần nhấp chuột vô cây nến mà bạn muốn biết. Lúc này đây mọi thông tin sẽ được hiện ra ngay trên màn hình.

Không chỉ biết được sự thay đổi giá của sản phẩm mà bạn đầu tư tại một khoảng thời gian xác định. Chúng ta còn có thể biết được sự thay đổi giá của một chu kỳ. Chẳng hạn như bạn chọn time frame H1 thì các bạn sẽ có các chu kỳ giờ như 24 giờ, 12 giờ, 9 giờ,… Nếu như chọn time frame D1 thì nó sẽ bao gồm các chu kì như 52 ngày, 20 ngày, 14 ngày, 7 ngày,…

Ví dụ 2

Trong tháng 12 chúng ta lựa chọn chu kỳ 14 ngày. Ngày đầu tiên của tháng 12 sẽ là ngày mà chu kỳ bắt đầu. Thời gian kết thúc sẽ diễn ra vào ngày 18 tháng 12, lưu ý các ngày thứ bảy, chủ nhật sẽ không được tính tới. Trong chu kì 14, nếu xét trong time frame D1 thì sẽ có 14 cây nến. Dựa vào đó chúng ta có thể biết được sản phẩm có giá trị cao và thấp nhất là bao nhiêu trong một chu kì. Hay cũng có thể biết được trong một chu kỳ sẽ có mức giá trung bình là bao nhiêu. Cách tính như sao: Lấy tất cả giá trị đóng cửa của 14 cây nến cộng lại rồi đem chia cho 14 là ra giá trung bình.

Xét chu kỳ 14 ngày trong tháng 12 của cặp tỷ giá EUR/USD
Xét chu kỳ 14 ngày trong tháng 12 của cặp tỷ giá EUR/USD

Hướng dẫn cách sử dụng Time frame

Sau đây, sàn exness sẽ giới thiệu sơ lược cho mọi người bốn phương pháp được sử dụng khá nhiều hiện nay. Đó là giao dịch lướt sóng, giao dịch trong ngày, giao dịch trung hạn, giao dịch vị thế. Bốn phương pháp này sẽ phù hợp với từng time frame khác nhau. Hãy cùng exness.com.co tìm hiểu qua nội dung sau nhé.

Giao dịch lướt sóng (Scalping trading)

Đây là phương pháp giao dịch rất ngắn, sở hữu vị thế chỉ từ vài phút cho đến vài giờ. Thông thường những người chơi yêu thích sự mạo hiểm và mau lẹ, sẽ lựa chọn phương pháp này để giao dịch. Ưu điểm của phương pháp Scalping trading là giúp cho họ có thể mở được rất nhiều lệnh trong vòng một ngày. Vì thế phương pháp này sẽ phù hợp với các khoảng thời gian ngắn như M15, M1 hoặc M5.

Giao dịch trong ngày (Day trading)

Phương pháp Day trading sẽ có thời gian sở hữu vị thế dài hơn so với Scalping trading. Chiến lược này sẽ giữ vị thế trong vài giờ và trước khi ngày mới bắt đầu các lệnh sẽ được đóng. Do đó khi sử dụng chiến thuật này bạn sẽ không cần phải giữ lệnh qua đêm. Tuy rằng có thời gian dài hơn so với Scalping nhưng nó vẫn được xếp trong phương pháp giao dịch ngắn. Khoảng thời gian tương thích với Day trading là H1, M30 hoặc M15.

Giao dịch trung hạn (Swing trading)

Nếu là người bận rộn với nhiều công việc và khó theo dõi liên tục thị trường thì đây là phương pháp dành cho bạn. Chính vì thế, Swing trading được xếp vào loại giao dịch dài hạn, vị thế được sở hữu từ vài ngày cho đến vài tuần. Time frame tương thích với Day trading là H1, M30 hoặc M15.

Giao dịch vị thế (Position trading)

Trong bốn phương pháp giao dịch được được đề cập thì đây là phương pháp sở hữu vị thế dài nhất. Thời gian sẽ dao động từ vài tháng cho đến vài tháng. Đối tượng của chiến lược này chính là những người yêu thích lãi dài hạn hoặc không thích mạo hiểm. Khoảng thời gian tương thích với Position trading là MN, W1 hoặc D1.

Sai lầm của nhà đầu tư khi giao dịch với khung thời gian

Đối với những nhà giao dịch còn khá non trẻ trong thị trường tài chính, họ sẽ thường rất nóng vội. Chứng minh qua việc họ mong muốn thu về lợi nhuận nhanh nhất có thể. Do đó mà khung thời gian họ chọn lựa thường là M1 hoặc M5. Tuy nhiên, vì chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên đa số họ đều nhận lấy sự thua lỗ. Trong số những phương pháp được đề cập ở trên thì phương pháp lướt sóng là một phương pháp rất dễ thực hiện. Tuy nhiên để có thể thành công ở chiến lược này thì lại rất thấp. Bởi vì nó đòi hỏi nhà giao dịch cần phải có kiến thức và kinh nghiệm chắc chắn. Để có thể phản ứng được với những thay đổi bất ngờ từ thị trường. Exness khuyên những nhà giao dịch mới nên làm việc với khung thời gian H1 để tích lũy kinh nghiệm trước. Giao dịch ở những khung thời gian ít hơn thường sẽ khá là mạo hiểm với bạn.

Quan tâm đến số vốn của bản thân

Ngoài việc lựa chọn khung thời gian thông qua kinh nghiệm, chúng ta còn dựa trên số tiền có trong tài khoản. Nếu số tiền bạn giao dịch thấp thì lựa chọn thời gian giao dịch ngắn sẽ phù hợp nhất với bạn. Ngược lại, nếu bạn giao dịch với số tiền cao thì lúc này bạn hãy nên lựa chọn các khung thời gian lớn như W1 hay D1 nhé.

Hình minh họa time frame M5 và time frame D1
Hình minh họa time frame M5 và time frame D1

Như bạn có thể thấy ở hình trên, phía bên tay trái chính là khung thời gian M5. Còn phía bên tay phải là thể hiện khung thời gian D1. Tại time frame M5 thì điểm đặt stop loss cách xa so với điểm lệnh và rõ nét. Tại khung thời gian D1 thì khoảng cách ấy không còn xa, tuy nhiên số pip tương ứng không đổi.

Phân tích và giao dịch theo đa khung thời gian

Thế nào là giao dịch với nhiều time frame? Các trader áp dụng tối thiểu hai khoảng thời gian để đặt và phân tích giao dịch thì gọi là giao dịch đa time frame. Vậy việc áp dụng nhiều time frame vào trong giao dịch giúp ích được gì cho các nhà đầu tư? Nhờ vào việc ứng dụng như thế mà họ có cái nhìn chung nhất về thị trường tài chính. Nếu chỉ quan sát trong một khung thời gian thì họ khó có thể bao quát được thị trường. Sẽ dẫn tới việc gặp những tình huống thua lỗ không muốn có.

Sai lầm khi dùng một khung thời gian duy nhất

Đối với những trader mới bước chân vào thị trường tài chính thì thông thường họ sẽ dùng một khung thời gian duy nhất. Điều đó sẽ làm cho họ mất đi cái nhìn tổng quát nhất về thị trường. Khiến cho họ dễ đi ngược hướng với xu thế của thị trường hay không biết rằng giai đoạn đảo chiều sắp xảy ra. Hoặc có thể là mắc phải những trường hợp không mong muốn. Do đó sàn exness khuyên các nhà giao dịch mới là: Hãy sử dụng nhiều khung thời gian khác nhau để có thể không mắc phải sai lầm.

Vậy thông thường các nhà giao dịch sẽ lựa chọn time frame nào? Thông thường họ sẽ ưu tiên lựa chọn những time frame mà họ yêu thích thích. Hay là những time frame có độ tương thích cao với phương pháp, chiến lược của họ. Tiếp theo đó, họ mới mở rộng khung thời gian ấy ra để có thể bao quát được thị trường. Khi mà càng mở rộng khung thời gian của mình thì bạn sẽ càng có cái nhìn bao quát hơn, tổng thể hơn. Từ đó có thể dự đoán được những xu hướng của thị trường. Sau đó, bạn sẽ quay trở về time frame nhỏ hơn để thực hiện giao dịch, chốt lợi nhuận và loại rủi ro.

Nên sử dụng nhiều khung thời gian kết hợp

Không chỉ giúp cho các nhà giao dịch có một cái nhìn tổng quát hơn về thị trường tài chính. Mà nó còn giúp cho họ có thể phân tích chính xác hơn về xu thế của thị trường. Chẳng hạn như tại khung D1, bạn lựa chọn nghiên cứu cây nến tăng. Bạn sẽ chỉ có thể biết được rằng vào ngày đấy thì nó sẽ có mức giá tăng lên bao nhiêu. Hay mức giá mở và đóng cửa ra sao, các mức giá trị cao nhất và thấp nhất có thể đạt. Tuy nhiên khi mà bạn mở rộng khung thời gian của mình lên đến M30. Lúc này, bạn sẽ thấy được tổng quát hơn về sự biến động giá của sản phẩm mà mình theo dõi. Cụ thể là xem được cây nến trước đó có đáy cao hơn hay thấp hơn hiện tại. Đỉnh phía sau thấp hơn hay cao hơn đỉnh hiện tại. Chính vì thế, sàn exness mong rằng mọi người hãy làm việc với nhiều time frame nhé. Tử đó sẽ giúp các bạn có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn.

Khung D1 và khung M30

Phân tích kĩ hơn khung thời gian D1 qua M30
Phân tích kĩ hơn khung thời gian D1 qua M30

Nhìn vào hình minh họa có thể thấy cây nến giảm pin-bar được xuất hiện trong time frame D1. Thông qua nến này nó phản ánh giá đang bị đẩy xuống bởi bên bán. Tuy nhiên giá lại đang có xu hướng tăng lên bởi vì bên mua đang gia tăng. Đó chính là lý do bóng nến dưới bị kéo dài ra. Khi kết thúc giá đóng cửa vẫn thấp hơn giá mở cửa. Vậy giá sẽ thay đổi như thế nào tại thời điểm cuối phiên? Để trả lời câu hỏi đó, mời mọi người đọc tiếp nội dung sau:

Chúng ta sẽ tiến hành phân tích kỹ hơn khung thời gian D1 qua time frame M30. Bởi vì dựa trên M30 câu hỏi phía trên mới có thể trả lời.

Qua đó cho thấy được là việc phân tích các time frame nhỏ hơn rất là hữu ích khi làm việc với mô hình nến.

Phân tích cặp tiền USD/JPY trên khung thời gian D1 và H1
Phân tích cặp tiền USD/JPY trên khung thời gian D1 và H1

Nhìn vào hình trên có thể thấy, nến inside bar đang dần xuất hiện tại time frame D1. Vì nó được sinh ra trong xu hướng tăng khá dài nên có khả năng xu hướng đảo chiều giá sắp được sinh ra. Tuy nhiên để việc xác định chính xác hơn thì chúng ta cần phải có thêm các thông tin khác.

Chúng ta sẽ tiến hành phân tích kỹ hơn thông qua time frame nhỏ hơn, H1. Có thể thấy mô hình tam giác giảm đang dần xuất hiện. Điều đó chứng tỏ khả năng phá giá tăng sẽ thấp hơn là giảm. Hãy đặt lệnh Sell ngay lúc này.

Trở lại time frame D1, lúc này chúng ta có thể để chờ đến khi mô hình inside bar được sinh ra rồi vào lệnh.

Lý do nên lựa chọn nhiều khung thời gian để quan sát
Lý do nên lựa chọn nhiều khung thời gian để quan sát

Nên sử dụng Time frame nào để giao dịch hiệu quả?

Theo như kinh nghiệm của exness thì để đỡ rối trong phân tích, các bạn nên làm việc với 2-3 khung thời gian. Để xác định xu thế chính chúng ta sẽ sử dụng khung thời gian lớn nhất. Để xác định xu thế trung hạn chúng ta sẽ sử dụng khung thời gian thứ hai. Để xác định xu thế ngắn hạn chúng ta sẽ sử dụng khung thời gian nhỏ nhất.

Sau đây, exness Việt Nam sẽ giới thiệu cho các bạn những time frame kết hợp phổ biến: (M30, H1, H4), (H1, H4, D1),  (M5, M30, H4), (H4, D1, W1), (M5, M15, M30), (M30, H4, D1).

Nói tóm lại, việc sử dụng nhiều time frame sẽ giúp cho nhà giao dịch có cái nhìn tổng quát nhất về thị trường. Giúp cho mọi người không bước vô những tình huống dở khóc dở cười. Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng việc áp dụng lại khá khó. Bởi vì nó yêu cầu các nhà đầu tư cần phải tích lũy đủ bài học cũng như kinh nghiệm trong phân tích. Để làm được vậy, các bạn cần phải luyện tập và thực hành nhiều.

Những điểm cần chú ý về Time frame

Để có thể lựa chọn những time frame phù hợp với bản thân thì chúng ta dựa vào những yếu tố nào? Exness Việt Nam khuyên rằng các bạn nên lựa chọn chúng dựa vào sở thích cũng như hoàn cảnh của bản thân để quyết định. Để có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt và kiếm được khoản lãi cao thì các trader cần phải chuẩn bị gì?

Thứ nhất mọi người cần phải tìm hiểu, tích lũy những kiến thức về thị trường tài chính. Thứ hai đó chính là sự kiên định trong lựa chọn. Có thể nói đây là một yếu tố rất quan trọng trong thị trường tài chính.

Bởi vì nó giúp bạn không bị dao động bởi những thông tin, sự kiện nhất thời, chớp nhoáng. Một tính cách mà rất dễ bắt gặp từ những nhà đầu tư non trẻ đó chính là: Họ thường hay chạy theo xu hướng đám đông mà không hề có bất kỳ kiến thức nào về lĩnh vực đó.

Những điểm cần chú ý khi giao dịch theo khung time frame là gì?
Những điểm cần chú ý khi giao dịch theo khung time frame là gì?

Xác định những phương pháp giao dịch cũng như lựa chọn thời điểm thích hợp hay không sẽ tùy thuộc vào quyết định của bạn. Ở đây, exness.com.co sẽ không đánh giá phương pháp nào hay khung giờ nào sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Mà qua bài phân tích trên nó sẽ giúp mọi người có thể đưa những lựa chọn phù hợp cho bản thân. Như những khoảng thời gian phù hợp hay những phương pháp, chiến thuật hợp lý. Nhờ đó mà mọi người có thể thu được các khoản lãi cao hơn.

Kết luận

Time frame là gì? Tùy thuộc vào những chiến lược riêng mà mỗi nhà giao dịch sẽ lựa chọn những khung thời gian khác nhau. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết trên, các bạn đã có cho mình những time frame phù hợp. Hẹn gặp mọi người ở bài viết sau của chuyên mục “Hướng Dẫn Exness” nhé.

Xem thêm:

Kênh giá là gì? Cách giao dịch hiệu quả với price channel

Long Short là gì? Tổng quan về Long và Short Position

Khái quát về phương pháp giao dịch Price action toàn tập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *