Lệnh Stop Loss là gì? Stop Loss được xem là một lệnh khá quan trọng khi giao dịch trên thị trường Forex. Bởi vì không biết Stop Loss có nghĩa là gì cùng với tác dụng của nó, cho nên lệnh này thường ít được Trader chú ý tới. Hậu quả khi không dùng Stop Loss khiến cho nhiều người thua lỗ một cách nghiêm trọng. Để tìm hiểu kỹ hơn về lệnh Stop Loss thì tiếp tục di chuột xuống để đọc bài viết này của sàn Exness nhé!
Stop Loss là gì?
Lệnh Stop Loss là lệnh được Trader dùng để cắt lỗ tự động hoặc dừng lỗ. Khi sử dụng Stop Loss, các Trader sẽ thiết lập một mức thua lỗ cho phép. Bằng việc đặt lệnh Stop Loss sẽ giúp các Trader kiểm soát được tình trạng thua lỗ của mình. Vì vậy, nếu là một nhà giao dịch thông minh thì hãy luôn đặt lệnh Stop Loss để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra nhé!
Đặt lệnh Stop-Loss để làm gì?
Một điều mà ai cũng biết khi tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối đó chính là có thắng có thua. Sẽ có lúc thị trường đi theo đúng hướng như dự đoán và bạn sẽ thu được một khoản tiền lớn. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng đúng. Sẽ có những lúc bạn giao dịch bị thua lỗ. Và Stop Loss sẽ là công cụ giúp cho các nhà đầu tư hạn chế mức thua lỗ này lại. Bằng việc đặt lệnh Stop Loss bạn sẽ có thể yên tâm hơn khi giao dịch. Bởi vì bạn biết rằng, cho dù thị trường biến đổi có xấu như thế nào đi chăng nữa thì bạn chỉ lỗ ở mức tiền tối đa như đã thiết lập trước đó mà thôi.
Bên cạnh đó, đặt lệnh Stop Loss sẽ giúp bạn biết được dự đoán của mình là đúng hay sai. Lệnh Stop Loss giúp bạn dừng giao dịch ở một mức giá cụ thể. Lúc này, sẽ có rất nhiều người thắc mắc rằng sao không đợi thêm một thời gian, biết đâu giá có thể trở lại mức tốt thì sao? Nhưng không hề có một cơ sở nào để đảm bảo rằng điều này sẽ xảy ra cả. Nếu như nó trở về mức giá tốt thì đó là một điều may mắn.
Tuy nhiên, nếu giá vẫn hạ và bạn vẫn tiếp tục giao dịch thì việc mất hết vốn liếng chỉ là điều sớm muộn mà thôi. Do đó, khi mức giá vừa chạm Stop Loss có nghĩa là hệ thống giao dịch không còn hiệu quả nữa. Lệnh Stop Loss có thể là dấu hiệu của một dự đoán xấu và bạn nên kết thúc với một sự mất mát có thể chấp nhận được.
Lý do gì mà Stop-Loss bị bỏ quên?
Stop Loss là công cụ giúp Trade kiểm soát được mức thua lỗ cho phép của bản thân. Tuy nhiên lại có rất nhiều người không sử dụng công cụ Stop Loss mỗi khi giao dịch. Có phải họ chủ quan và quá tự tin vào dự đoán của bản thân không? Dưới đây là những nguyên nhân mà các Trader không sử dụng công cụ giao dịch này.
Không biết đến lệnh Stop-Loss
Khi mới tham gia vào thị trường Forex thì không phải ai cũng biết đến lệnh Stop Loss. Điều này khiến cho những người mới chân ướt chân ráo vào nghề gặp nhiều khó khăn và thua lỗ không kiểm soát. Vậy nên, để tránh bỡ ngỡ thì trước khi tham gia vào thị trường ngoại hối Forex thì hãy dành thời gian tìm hiểu về những thuật ngữ cơ bản nhé.
Không biết cách để đặt lệnh Stoploss
Nếu như bạn đã biết Stop Loss là một công cụ kiểm soát tài chính hiệu quả ở thị trường Forex mà vẫn không biết cách đặt lệnh thì đó chính là do bạn chưa tìm hiểu kỹ mà thôi. Việc đặt lệnh Stop Loss không phải là quá phức tạp nhưng cũng không hề dễ dàng. Vậy nên, bạn cần phải có hướng dẫn mới làm được. Cách đặt lệnh Stop Loss có thể dễ dàng tìm kiếm trên các diễn đàn, website, các group,… Do đó, hãy tìm nguồn trang uy tín hướng dẫn chi tiết các bước đặt lệnh SL và làm theo.
Traders không muốn bị sàn quét chỉ vì đặt lệnh stop loss
Không phải ai cũng bị sàn quét khi đặt Stop Loss. Hầu hết những người bị quét là những người có dự đoán sai xu hướng hoặc xác định điểm Stop Loss không đúng. Nếu như bị sàn quét quá nhiều thì lúc này bạn cần phải xem lại khả năng dự đoán xu hướng thị trường cùng hệ thống giao dịch của mình.
Muốn đóng lệnh khi mức thua lỗ chạm mức được phép
Bạn hoàn toàn có thể tự tay đóng lệnh khi mức thua lỗ chạm mức cho phép. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý 2 vấn đề sau nếu muốn đóng lệnh thủ công.
Rất khó để đóng lỗ thủ công
Đầu tiên, có một sự thật là có đến 99% nhà giao dịch không thể đóng kịp lệnh khi mức thua lỗ chạm mức cho phép. Nếu muốn tự tay đóng lệnh bạn cần phải ngồi bên máy tính liên tục để theo dõi biến động của thị trường. Khi thấy mức giá vừa chạm mức lỗ cho phép là phải đóng ngay lập tức. Tuy nhiên, các nhà đầu tư liệu có đảm bảo được bản thân mình sẽ ngồi trước màn hình máy tính suốt cả ngày trời không? Sẽ có những lúc bạn đi rót nước hay đi vệ sinh, lúc đó xảy ra biến động thì làm sao. Bên cạnh đó, cũng sẽ có lúc giá đột ngột giảm mạnh và bạn không kịp đóng lệnh trước khi giá chạm mức lỗ cho phép.
Xác định được mức thua lỗ cho phép
Thứ 2 là các nhà đầu tư cần phải xác định được mức thua lỗ mà bản thân mình có thể chịu đựng được là bao nhiêu? Ví dụ như bạn dự đoán mức thua lỗ tối đa là 80 pips, tuy nhiên, trong quá trình giao dịch bạn lại thay đổi ý định và muốn chờ để nó quay về giá tốt. Bạn có thể mất nhiều hơn là được vì quyết định này đấy. Vậy nên, khi tham gia Forex, cần phải có một cái đầu lạnh chứ đừng thiên về cảm tính quá nhiều. Hãy luôn đi theo kế hoạch mà bản thân mình đã vạch sẵn. Chỉ như vậy bạn mới có thể dừng giao dịch đúng thời điểm được.
Để có thể kiểm soát được tốt tài chính của mình thì bạn luôn phải đặt lệnh Stop Loss. Những Trader giỏi hầu như ai cũng đặt lệnh Stop Loss khi giao dịch cả. Vậy tại sao bạn không học hỏi họ để trở thành một trong những Trader giỏi chứ?
Cách đặt lệnh stop loss đạt hiệu quả là gì?
Làm thế nào để đặt lệnh Stop Loss cho hiệu quả? Có 2 cách đặt lệnh Stop Loss đó là đặt lệnh khi đã xác định được khối lượng giao dịch. Hoặc là đặt Stop Loss trước khi xác định được khối lượng. Nếu như bạn đặt lệnh trước khi xác định được khối lượng giao dịch thì tiếp theo, hãy xem thử xem số tiền thua lỗ tối đa mà bạn có thể chấp nhận được là bao nhiêu. Sau đó, các trader mới tính tới vị trí đặt lệnh take profit và lệnh stop loss.
Tuy nhiên cách đặt lệnh mà chưa có xác định được khối lượng giao dịch không thực sự hiệu quả. Vậy nên, để tối ưu hóa thì hãy xác định khối lượng giao dịch trước khi đặt lệnh nhé! Các bước đặt lệnh StopLoss theo cách này được Exness hướng dẫn cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định trước điểm vào lệnh
Trader sử dụng Fibonacci Retracement để tìm điểm vào lệnh. Khi các nhà đầu tư để ý thì sẽ thấy giá điều chỉnh đang tăng đến mức thoái lui FR 0.618 thì dùng giai đoạn xu hướng giảm gần nhất cùng kỳ vọng. Lúc này, nếu giá đảo chiều lại thì bạn vẫn giữ xu hướng như vậy nhé. Bạn chờ đến khi giá chạm vào mức FR 0.618 thì đặt ngay lệnh Buy. Mức giá vào lệnh này là 0.78119.
Bước 2: Tiếp đến xác định vị trí stop loss cũng như take profit
Việc xác định vị trí còn tùy thuộc vào điều kiện thị trường và hệ thống giao dịch nữa. Các xu hướng mà tăng giảm thể hiện rõ ràng thì đáy và đỉnh chính là các vị trí tốt để Trader đặt lệnh Stop Loss. Còn nếu hệ thống giao dịch của các nhà đầu tư sử dụng mô hình giá để vào lệnh thì những vị trí đặt Stop Loss sẽ tương ứng với một mô hình giá khác nhau.
Ở trường hợp này, nếu mức giá vượt ra khỏi đỉnh gần nhất của xu hướng giảm và xu hướng này có khả năng bị phá vỡ thì lựa chọn không ngoan là đặt Stop Loss ở vị trí phía trên đỉnh. Xác định SL tại mức 0.79876 và mức thua lỗ cao nhất là 175.7 pips.
Để tìm được lợi nhuận mục tiêu thì sử dụng Fibonacci Extension. Nhưng mức cho phép đặt lệnh take profit gồm có: FE 1.5, FE 1.382 hoặc FE 1.0. Cụ thể là trong tình huống này, bạn sẽ chọn điểm đặt take profit tại FE 1.382. Quy ra mức giá là 0.74357 và lợi nhuận mục tiêu là 376.2 pips.
Xác định trước take profit là cơ sở để bạn tính toán ra tỷ lệ Risk: Reward. Bạn tính ra tỷ lệ 1:2 thì hãy nghĩ đến việc xem xét và vào lệnh. Còn nếu thấp hơn 1:2 thì có nghĩa là hệ thống giao dịch sẽ không đem lại mức lợi nhuận tốt lâu dài cho bạn. Ví dụ như tỷ lệ Risk: Reward lúc này bằng 175.7 : 376.2 = 1: 2.14 thì bạn vào lệnh được.
Bước 3: Xác định mức tiền thua lỗ tối đa mà bạn có thể chịu được
Bạn không thể nào dự đoán đúng được 100%. Sẽ có những lúc bạn có những quyết định sai lầm và thua lỗ là một điều không thể tránh khỏi. Quan trọng là bạn thua lỗ bao nhiêu? Kỹ thuật quản lý vốn cần được áp dụng trong bước này để các Trader có thể xác định được mức tiền thua lỗ tối đa của mình. Thường thì các nhà đầu tư, các nhà giao dịch sẽ áp dụng công thức Kelly, quy tắc 2%. Giả sử như tài khoản của bạn đang có 15,000$, mức tiền thua lỗ tối đa là 300$ ( 2% x 15.000$).
Bước 4: Tính toán khối lượng giao dịch
Bước tiếp theo đó chính là xác định khối lượng giao dịch. Chúng ta có công thức như sau:
Số tiền thua lỗ = khối lượng (lot)* đơn vị lot tiêu chuẩn * số pip thua lỗ * giá trị pip trên 1 đơn vị tiền tệ.
Nghe có vẻ trừu tượng quá nhỉ? Bây giờ chúng ta thay số vào cho nó dễ hiểu hơn nhé! Ví dụ bạn có số tiền thua lỗ là 300$, đơn vị lot tiêu chuẩn là 100.000, giá trị pip trên 1 đơn vị AUD/USD = 0.0001$, số pip thua lỗ (stop loss) = 175.7 pips. Công thức lúc này là:
300$ = Khối lượng (lot)* 100000*175.7*0.0001. Lúc này, khối lượng tính ra được là 0,17.
Bước 5: Vào lệnh Stop-loss
Nếu đã tính toán xong thì khi mà mức giá đặt tới FR 0.618 thì hãy vào lệnh Buy 0.17 lots cặp AUD/ USD. Nếu không, bạn cũng có thể sử dụng lệnh Sell Limit để khớp lệnh được chính xác hơn ở mức 0.78119.
Sau cùng thì Stop Loss 175.7 pips ở mức giá 0.79876, take profit: 376.2 pips với mức giá 0.74357. Giá này quay đầu tại FR 0.618 và giảm xuống vượt FE 1.382. Giao dịch hoàn thành, lợi nhuận đạt được là 376.2 pips = 639.54$.
Những tư tưởng sai lầm khi đặt lệnh stop loss
Đặt ở mức quá xa
Khi đặt Stop Loss quá xa, sẽ có 2 hướng xảy ra. Một mặt, bạn cảm thấy yên tâm hơn phần nào khi nghĩ lệnh khó dính SL. Mặt khác, nếu như bạn dự đoán sai hoặc hệ thống giao dịch của bạn trục trặc thì số tiền thua lỗ sẽ rất lớn.
Đặt ở mức quá gần
Không nên đặt Stop Loss ở mức quá xa nhưng cũng đừng nên đặt ở mức quá gần nhé! Đặt SL ở mức quá gần có thể hạn chế được mức thua lỗ của bản thân, Tuy nhiên, nếu thấy nó quá gần với điểm đặt lệnh thì bạn nên suy nghĩ đến việc nới lỏng 2 điểm ra. Bởi vì khi đặt Stop Loss gần quá thì lệnh sẽ rất dễ bị sàn quét trước khi giao dịch kịp đi đúng hướng đấy!
Ví dụ cụ thể
Khung thời gian là H4 với cặp tiền tệ AUD/USD. Khi xu hướng tăng kết thúc thì thị trường sẽ có chiều hướng giảm. Cây nến Bearish Reversal Pin bar là báo hiệu cho một sự đảo chiều giảm. Hãy vào lệnh Buy vào lúc câu nến đóng cửa ở mức giá 0.77445.
Vị trí Stop Loss được chọn đặt ở phía trên đỉnh gần nhất so với xu hướng, cụ thể là ở mức 0.77903. Khoảng cách của vị trí SL và vị trí vào lệnh là 45.8 pips. Nếu nhìn thực tế thì khoảng cách này hơi gần nhau. Để có thể kiểm chứng một cách chính xác nhất thì các trader hãy nhìn cặp tỷ giá trên khung thời gian lớn hơn D1 nhé!
Đồ thị D1 sẽ cho bạn thấy được khoảng cách giữa điểm Sell Entry với điểm SL. Vào lệnh Sell tại điểm gần với đỉnh của xu hướng giảm xuống mới được tạo thì vùng giá đỉnh cao nhất sẽ là mức giá mạnh nhất lúc này.
Giả sử đồ thị D1 đang cho thấy khoảng cách giữa stop loss và sell entry. Vùng giá đỉnh cao nhất sẽ là mức cản mạnh nhất khi vào lệnh sell tại điểm gần với đỉnh của xu hướng giảm xuống mới được tạo ra. Ở những vị trí thấp hơn thì giá sẽ có khả năng chạm đến trước khi quay trở lại xu hướng chính. Vậy nên, các trader nên nới lỏng stop loss lên trên đỉnh cao nhất của xu hướng giảm (bằng với mức giá 0.78232). Như vậy thì lúc này, khoảng cách giữa vị trí vào lệnh và vị trí SL sẽ an toàn hơn (78.7 pip).
Dời stop loss
Nếu bạn thấy dấu hiệu giao dịch tiềm năng thì đừng bao giờ phá vỡ nguyên tắc đó mà nên thuận theo nó nhé. Chỉ cần không đặt vị trí Stop Loss quá xa hoặc quá gần thì bạn nên đặt theo những vị trí mà hệ thống giao dịch đã đặt ra. Còn nếu như phải thay đổi thì phải vạch ra chiến lược rõ ràng chứ không được dựa theo cảm tính để đặt.
Nhiều Trader đã dời lệnh Stop Loss trong khi lệnh đang chạy. Họ thấy mức giá đi ngược dự đoán ban đầu và gần chạm tới vị trí Stop Loss và họ nới rộng vị trí đặt SL ra với niềm tin là nó sẻ đảo chiều. Nhưng nếu nó không đảo chiều thì bạn sẽ phải chịu phần lỗ nặng hơn. Ngoài ra, có một số Trader khi thấy mọi thứ đang đi đúng như dự đoán thì lại đặt lệnh SL gần hơn, có lúc sẽ vượt qua điểm đặt lệnh để đạt được lợi nhuận. Hành động này không sai nhưng hãy làm vậy nếu bạn đã chắc chắn rằng đây là giá chính thức, nó đã đi đúng hướng và không có sự quay đầu nào.
Ví dụ cụ thể
Giả sử bạn Buy cặp EUR/USD với stop loss bằng 100 pips với mức giá 1.22300
- Giá tăng vượt lên 1.22300, thì bạn nên dời stop loss xuống còn 50 pips, lúc này giá đang ở quanh mức 1.21800. Còn nếu giá giảm xuống chạm 1.21800 và đi lên đúng như kỳ vọng của bạn thì lệnh đã bị sàn quét stop loss so với mức ban đầu.
- Khi giá vượt qua mức 1.22300 và tăng 100 pips nữa, thì bạn nên di chuyển stop loss lên vị trí đặt lệnh 50 pips nhằm chốt lợi nhuận.
- Giá bỗng nhiên giảm mạnh và chạm SL mới, sau đó lại tăng lên và chạm tới mức giá 1.32300 (tăng 1000 pips so với ban đầu) thì lệnh đóng ngay lúc này và bạn sẽ có lợi nhuận là 50 pips. Nếu bạn giữ mức cắt lỗ ban đầu là bạn đã nhận được 1000 pips lợi nhuận rồi, vì vậy hãy cứ tin tưởng vào kế hoạch giao dịch của mình, chỉ thay đổi khi nó thực sự cần thiết và có cơ sở.
Kết luận
Stop Loss là công cụ hỗ trợ, kiểm soát tài chính rất tốt đối với những ai tham gia thị trường ngoại hối Forex. Khá là đáng tiếc khi một công cụ tài chính tốt như thế này lại bị nhiều Trader bỏ quên. Sau khi đọc xong bài viết này thì hãy sử dụng Stop Loss mỗi khi giao dịch như một thói quen bạn nhé. Bằng việc sử dụng Stoploss thì bạn có thể ngăn chặn được việc thua lỗ quá nhiều đấy!
Xem thêm:
Lệnh Buy stop là gì? Sell stop là gì? Hướng dẫn cài đặt và cách sử dụng
Lệnh Buy Limit là gì? Sell Limit là gì? Hướng dẫn sử dụng
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.