Sàn ôm lệnh là gì? Đâu là các sàn Forex ôm lệnh uy tín nhất hiện nay? Sàn ôm lệnh hay Dealing Desk là một trong những sàn giao dịch hiện đang được yêu thích. Sàn có rất nhiều ưu điểm nổi trội như: Lệnh khớp nhanh, thanh khoản cao. Nếu bạn là một trader Forex, bạn đang quan tâm đến sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh? Đây chính là bài viết Forexno1 dành cho bạn!
Dealing Desk là gì? Hay sàn ôm lệnh là gì?
Bạn có thể liên tưởng sàn ôm lệnh giống như một chiếc bàn giao dịch, mọi hành động mua và bán sẽ thông qua chiếc bàn giao dịch này. Một cách chi tiết hơn, các sàn Forex ôm lệnh sẽ tự đưa ra giá, thanh khoản lớn để hình thành một thị trường, mà ở đó các giao dịch sẽ được khớp một cách nhanh chóng.
Chúng ta có thể gọi các Dealing Desk này là các nhà tạo lập thị trường (Cá mập thao túng giá). Họ đưa giá và tính thanh khoản cao. Điều này rất tốt đối với các nhà giao dịch trên các sàn này. Khi xuất hiện lệnh mua vào, sàn sẽ mở lệnh bán để thực hiện khớp lệnh của khách hàng và cân bằng quy luật cung – cầu.
Bên cạnh sàn ôm lệnh, chúng ta sẽ có sàn đẩy lệnh (No Dealing Market – NDD). Các sàn này đóng vai trò là bên trung gian, giúp nhà giao dịch tìm được vị trí khớp lệnh và không có chức năng cung cấp giá giống với Dealing Desk.
Cách mà sàn ôm lệnh hoạt động
Chúng ta lấy cặp tiền EUR/USD làm ví dụ, khi bạn mua vào cặp tiền này trên sàn ôm lệnh, họ sẽ tìm cho bạn một lệnh bán thích hợp để tiến hành giao dịch. Nếu họ không tìm thấy, lệnh của bạn sẽ được chuyển sang một nhà cung cấp thanh khoản khác trên sàn để khớp lệnh. Cụ thể là Ngân hàng, Tổ chức tài chính lớn như: Barclay, JPMorgan,…
Bên cạnh đó, sàn ôm lệnh (Dealing Desk) còn có thể hoạt động như một sàn đẩy lệnh. Trường hợp sàn không có lệnh mua/bán đáp ứng nhu cầu của nhà giao dịch, họ sẽ tiến hành trao đổi với một bên khác.
Ví dụ: Một trader thực hiện lệnh mua vào 100 lot vàng, nếu trên sàn hiện có sẵn người bán 100 lot vàng thì trader này sẽ được khớp lệnh. Sàn ôm lệnh sẽ thu phí chênh lệch giữa bên mua và bán.
Tuy nhiên trong trường hợp sàn không có sẵn lệnh để khớp, lúc này thị trường chỉ có sẵn lệnh bán 50 lot vàng thì sao?
- Cách thứ 1: Sàn ôm lệnh sẽ ôm hết tất cả các lệnh. Tức là họ sẽ mở lệnh bán 50 lot vàng để đáp ứng sự cân bằng của nguyên tắc cung – cầu trên thị trường.
- Cách thứ 2: Sàn ôm lệnh sẽ nhận ôm một phần, phần còn lại sẽ được đẩy qua cho một nhà cung cấp khác, ví dụ như Barclay, JPMorgan,… Tức là họ chỉ ôm 30 lot, còn 20 lot sẽ đẩy đi.
Với ví dụ chi tiết bên trên, bạn đã nắm được cách thức hoạt động của một sàn ôm lệnh. Sàn ôm lệnh có thể bao gồm cả chức năng của một sàn đẩy lệnh và họ luôn phải tạo ra sự cân bằng cho thị trường. Qua đó, bạn có thể thấy rằng sàn ôm lệnh là một sàn giao dịch rất cần thiết và nó cần cho một thị trường ngoại hối.
Sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh khác nhau ở điểm nào?
Khi đã nắm được các thông tin cơ bản của sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh. Chúng ta cần phân biệt được sự khác nhau của hai loại sàn này để đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn. Cụ thể:
Sàn ôm lệnh (Dealing Desk) |
Sàn đẩy lệnh (Non Dealing – Desk) |
Sàn ôm lệnh (Dealing Desk) còn có tên gọi khác là các Market Maker (MM). Khách hàng sẽ được khớp lệnh trực tiếp qua sàn. Sau khi được khớp lệnh, sàn ôm lệnh sẽ thu phí chênh lệch giữa người mua và người bán. Chính vì vậy mức giá trên sàn thường không chính xác với thị trường thực tế. |
Sàn đẩy lệnh được chia ra làm hai sàn. Đó là:
Cả ECN và STP đều là bên trung gian, trên 2 sàn này, trader có thể tự liên kết với nhau để khớp lệnh. |
Dealing Desk trực tiếp thực hiện khớp lệnh cho trader. Sàn sẽ có 2 cách để làm điều này:
|
No Dealing Market là bên thứ ba, hỗ trợ nhà giao dịch liên kết và trao đổi với nhau hoặc với các bên cung cấp thanh khoản khác. Nói một cách đơn giản hơn, sàn sẽ đẩy lệnh nhà giao dịch cho một ngân hàng, tổ chức có thanh khoản lớn để khớp lệnh. |
Lợi nhuận: Sàn ôm lệnh thu lợi nhuận phần lớn từ đặt cược. Tức là nếu nhà giao dịch thành công thì họ lỗ, nếu thua thì họ lời. Bên cạnh đó, họ sẽ kiếm tiền thông qua thu phí chênh lệch giữa giá mua vào thấp, bán ra cao giữa các lệnh được giao dịch. |
Lợi nhuận: Sàn đẩy lệnh thu phí hoa hồng và phí chênh lệch giữa bên mua và bên bán. Thực hiện lệnh trên sàn này tỷ lệ rủi ro khá thấp. |
Ngoài ra, sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh có thể hoạt động cùng lúc. Sàn đẩy lệnh có thể đẩy lệnh cho một sàn ôm lệnh nào đó. Còn sàn ôm lệnh có thể hoạt động như một No Dealing Desk, thực hiện đẩy lệnh cho một nhà cung cấp thanh khoản khác.
Lợi ích và hạn chế của sàn ôm lệnh là gì?
Vậy khi giao dịch trên một sàn ôm lệnh, có thể xảy ra rủi ro hay không? Ở nội dung phía trên, chúng ta có thể thấy sàn ôm lệnh có vai trò rất tiện ích cho nhà giao dịch. Ở phần tiếp theo, cùng đi sâu hơn về điểm mạnh và điểm yếu của một sàn ôm lệnh là gì nhé!
Lợi ích của Dealing Desk là gì?
Đến với các sàn Forex ôm lệnh, bạn sẽ nhận được các lợi ích sau:
- Tính thanh khoản cao: Một Dealing Desk sẽ tiến hành khớp lệnh của nhà giao dịch một cách nhanh chóng. Các trader sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí giao dịch. Thay vì một sàn giao dịch truyền thống, việc tìm điểm giao dịch chính xác sẽ cần thời gian và phân tích kỹ càng.
- Mức chênh lệch (Spread) thấp: Như đã đề cập ở phía trên, sàn ôm lệnh sẽ trực tiếp khớp lệnh cho người mua và người bán. Chính vì thế mà phí chênh lệch sẽ thấp hơn so với các No Dealing Desk.
- Không thu phí commission: Dealing Desk chỉ thu phí chênh lệch và miễn phí phí hoa hồng. Ngoài ra có những sàn ôm lệnh còn miễn phí cho lệnh qua đêm.
- Mức độ tin cậy cao: Rủi ro trên sàn rất thấp. Nhà giao dịch có thể yên tâm về vấn đề lừa đảo hoặc lệnh không được khớp. Bởi vì sàn ôm lệnh nếu không tìm ra lệnh có sẵn, họ sẽ đẩy lệnh, một trong hai cách này nhất định sẽ tìm ra điểm khớp lệnh cho trader.
Hạn chế của Dealing Desk là gì?
Tuy sàn ôm lệnh có rất nhiều ưu điểm nổi trội, nhưng cũng giống như các sàn giao dịch Forex khác, sẽ có những hạn chế đi kèm. Bao gồm:
- Thanh khoản lớn: Mặc dù có tính thanh khoản lớn sẽ là một điểm cộng cho nhà môi giới ôm lệnh, nhưng nó cũng sẽ là một rủi ro. Trường hợp số lượng nhà giao dịch yêu cầu rút tiền tăng cao, sàn không đáp ứng được sẽ gây ra tình trạng khó khăn. Nếu trường hợp này kéo dài, nhà môi giới sẽ bị phá sản, dẫn đến các trader cũng bị mất tiền.
- Cách thức hoạt động: Khi lựa chọn một sàn ôm lệnh không có kế hoạch hoạt động minh bạch, nhà giao dịch và các nhà môi giới cũng sẽ có những vấn đề riêng. Cụ thể như lệnh giao dịch thường xuyên bị đứt mạch, không rõ ràng.
- Không có sự công bằng: Có những sàn ôm lệnh sẽ ưu tiên thực hiện lệnh cho các tổ chức, cá nhân có nguồn vốn cao. Bởi lúc này, họ sẽ dễ dàng thu phí nhiều hơn. Vì vậy nếu là một nhà giao dịch với các lệnh ít ỏi, sẽ cần thời gian để khớp lệnh. Với những nhà giao dịch này, một sàn đẩy lệnh sẽ là lựa chọn thích hợp hơn.
Chính vì những bất lợi này, nhà giao dịch cần kỹ lưỡng hơn trong việc chọn một sàn ôm lệnh để giao dịch. Bên cạnh đó, hãy căn cứ vào chính sách quản lý thua lỗ của các sàn Forex ôm lệnh, loại trừ các sàn không được cấp phép. Bạn có thể chọn các sàn ôm lệnh có giấy phép hoạt động từ NFA, CFTC của Mỹ, FCA của Anh, FINRA của Thụy Sỹ,…Đây là những cơ quan tài chính cấp cao, họ thực hiện kiểm soát, quản lý các sàn Forex. Chính vì thế mà những sàn có giấy phép này sẽ uy tín và chất lượng hơn. Từ đó bảo vệ được quyền lợi của nhà giao dịch.
Top các sàn Forex ôm lệnh hàng đầu hiện nay
Mặc dù vẫn tồn động một số rủi ro đi kèm nhưng như chúng tôi đã nói, rủi ro chiếm tỷ lệ rất thấp và đây là một trong những loại hình sàn được ưa chuộng nhất hiện tại. Bên cạnh đó, sàn ôm lệnh Forex hiện nay đa phần sẽ đảm nhiệm luôn vai trò của sàn đẩy lệnh. Các sàn này sẽ đảm bảo tính thanh khoản, lệnh khớp nhanh. Có thể kể đến như XM, Saxo Bank,..có chức năng là một sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh. Cách thức hoạt động của hai sàn này là ôm lệnh và cung cấp tài khoản ECN cho trader.
Dưới đây là top những sàn ôm lệnh uy tín, được nhiều anh em giao dịch tin tưởng nhất trong vài năm trở lại đây:
- Sàn AvaTrade
- Sàn Exness
- Sàn IC Markets
- Sàn EasyMarkets
- Sàn XTB
- Sàn Forex.com
- Sàn Plus500
- Sàn Saxo Bank
- Sàn Roboforex
- Sàn City Index
- Sàn Oanda
Những sàn mà chúng tôi đã đề cập phía trên là những sàn luôn đem đến cho nhà giao dịch sự công bằng, minh bạch. Những sàn này được cấp phép hoạt động từ các cơ quan tài chính hàng đầu, đội ngũ CSKH cực kỳ chuyên nghiệp và là những nền tảng ngoại hối được yêu thích bởi các nhà giao dịch chuyên nghiệp.
Các sàn ôm lệnh có đáng tin cậy không?
Sàn ôm lệnh (Dealing Desk) có lừa đảo hay không?
Đặc điểm của sàn ôm lệnh hay những nhà tạo lập thị trường (Các nhà cái) là cung cấp giá giao dịch dựa theo giá của các cặp tiền trên thị trường. Có thể lệnh của bạn sẽ không được khớp trực tiếp thông qua sàn mà sẽ qua một sàn đẩy lệnh khác.
Tuy nhiên một đặc điểm có thể thấy ở một nhà tạo lập thị trường đó là thao túng giá. Trên thực tế vẫn có một vài sàn ôm lệnh hàng đầu liên quan đến các vấn đề về giao dịch ngoại hối không rõ ràng, vi phạm luật. Họ bị phạt tiền, tạm dừng hoạt động đề điều tra. Người chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là các trader đăng ký tài khoản trên các sàn này.
Những cách lừa gạt phổ biến của các sàn Forex ôm lệnh
Những sàn Forex ôm lệnh đã bị dính phốt lừa đảo như: FX Trading Markets, Liberforex, GG Trade,… Thông qua đó có thể thấy các hình thức lừa gạt thường thấy sẽ là:
- Mạo danh các sàn Forex ôm lệnh uy tín, chất lượng khác để lừa tiền nhà giao dịch.
- Làm giả giấy phép hoạt động được cấp bởi các cơ quan tài chính hàng đầu. Tạo niềm tin cho trader.
- Giam lệnh của trader, họ không thể giao dịch một lệnh nào khác. Thời gian lâu, nhà giao dịch có thể cháy tài khoản.
- Lấy lý do và nhà giao dịch không thể rút tiền về tài khoản cá nhân. Thực hiện giam tiền trong thời gian dài.
- Đảm bảo về lợi nhuận cao, thanh khoản lớn cho các nhà giao dịch.
Phổ biến nhất là họ làm giả thông tin, giả mạo các sàn ôm lệnh uy tin để lừa gạt khách hàng. Nhà giao dịch cần có một cái nhìn khách quan nhất, lựa chọn sàn một cách kỹ càng nhất để quá trình giao dịch của mình diễn ra tốt đẹp.
Vậy là bạn vừa biết thêm một loại hình sàn giao dịch Forex mới, chính là sàn ôm lệnh. Với bất kỳ một sàn Forex nào cũng sẽ có những cơ hội và rủi ro riêng cho nhà giao dịch, điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn. Sàn ôm lệnh (Dealing Desk) là một trong những thị trường tiềm năng dành cho nhà đầu tư hiện nay. Việc gì mà không thử đăng ký một trong các sàn ôm lệnh mà chúng tôi đã giới thiệu bên trên? Chúc các anh em thành công! Đừng quên đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác tại chuyên mục Exness Hướng Dẫn nhé,
Xem thêm:
Top những sàn forex có đòn bẩy cao nên tham khảo ngay
Các sàn forex lâu đời nhất tính đến thời điểm hiện nay tại Việt Nam và toàn thế giới
Sàn forex nào rút tiền nhanh nhất tại thị trường Việt Nam?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.