ROE là gì

ROE là gì? Công thức tính toán chỉ số ROE và một vài lưu ý

Chỉ số ROE là gì mà được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong việc đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư? Chỉ số này có cách tính như thế nào, ý nghĩa ra sao và những ưu – nhược điểm cần quan tâm là gì? Tất cả sẽ được sàn Exness giải đáp cụ thể thông qua các thông tin hữu ích dưới đây. 

ROE là gì? 

ROE là thuật ngữ được viết ngắn gọn lại từ cụm Return On Equity, tức là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Hiểu đơn giản, đây là lợi nhuận trên vốn của một dự án. Theo đó, ROE có khả năng đo lường mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp. Đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó, cho thấy mức độ sinh lời của từng đồng vốn chủ sở hữu trong các kỳ. 

Hiểu đơn giản về chỉ số ROE trong đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp
Hiểu đơn giản về chỉ số ROE trong đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp

Nhìn chung, chỉ số ROE được khá nhiều trader yêu thích vì đây là công cụ hữu ích giúp đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tiền đầu tư của các doanh nghiệp. Từ đó, cung cấp những thông tin có giá trị về khả năng sinh lợi từ những đồng tiền đầu tư của các trader. Mặt khác, các bạn có thể so sánh sức khỏe của 2 doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực nhờ chỉ số Return On Equity.

Xác định ROE như thế nào?

Trong phần tiếp theo, Exness sẽ cung cấp đến bạn công thức tính toán chỉ số phản ánh lợi nhuận trên vốn đơn giản nhất, cụ thể:

ROE được xác định từ lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân của kỳ
ROE được xác định từ lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân của kỳ

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: Là phần tiền lời mà doanh nghiệp có được sau khi trừ đi các khoản thuế phải nộp, đồng thời phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian báo cáo. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế sẽ nằm ở mã thứ 60 của báo cáo kết quả kinh doanh do Bộ Tài Chính quy định trong thông tư 200/2014/TT-BTC 22.12.2014, thông tư 133/2016/TT-BTC 26.08.2016 cũng do Bộ Tài Chính quy định. 
  • Vốn chủ sở hữu chính là phần vốn đầu tư có được từ các cổ đông, thành viên tham gia đóng góp: vốn chủ sở hữu, thặng dư cổ phần, vốn chủ sở hữu khác và lợi nhuận sau thuế chưa được chia cho cổ đông, hay cổ phiếu và sự chênh lệch của tỷ giá hối đoái. Mặt khác, vốn chủ sở hữu sẽ được hiển thị trong mã thứ 40 của bảng cân đối kế toán, thông tư 200/2014/TT-BTC 22.12.2014 và thông tư 133/2016/TT-BTC 26.08.2016 theo quy định của Bộ Tài Chính.

Ý nghĩa của ROE trong lĩnh vực tài chính là gì?

Bên cạnh việc trở thành thước đo hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp thì ROE còn góp phần cung cấp các thông tin hữu ích về hiệu quả sử dụng nguồn vốn của họ. Trong đó, ROE có giá trị cao sẽ mang đến những tín hiệu tích cực, phản ánh doanh nghiệp đang sử dụng tốt nguồn vốn đầu tư. Nếu chỉ số này duy trì mức cao trong dài hạn, cụ thể là liên tục trong vài năm thì doanh nghiệp đó có vị trí vững chắc trên thị trường với sự phát triển mạnh mẽ và có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. 

Đồng thời, ROE còn là một trợ thủ đắc lực để lãnh đạo doanh nghiệp phát triển vững bền theo thời gian. Nhiều nhà đầu tư và các ngân hàng cũng có thêm một cơ sở đáng tin cậy để xem xét và ra quyết định đầu tư nhờ bức tranh toàn cảnh mà ROE cung cấp. Trong đó:

  • Chỉ số ROE tốt cho các nhà lãnh đạo biết rằng họ đang hoạt động kinh doanh khá tốt và có thể duy trì các chính sách và chiến lược như hiện tại. 
  • Trái lại, chỉ số ROE thấp phản ánh chiến lược kinh doanh của công ty đang có lỗ hỏng, chưa thực sự hợp lý khiến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả và các nhà lãnh đạo cần xem xét, điều chỉnh. 
  • Chỉ số ROE giúp các nhà đầu tư so sánh và xem xét tiềm năng của các cổ phiếu cùng ngành, nhằm đi đến quyết định đầu tư sáng suốt nhất. 
  • Các ngân hàng cũng có thể dựa vào ROE để ra quyết định cho các doanh nghiệp vay vốn hoặc không. 

Chỉ số ROE bao nhiêu thì tốt?

Như đã trình bày, ROE càng cao cho thấy doanh nghiệp đó đang tận dụng rất tốt nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động kinh doanh. Đồng thời, ROE dương sẽ phản ánh các hoạt động kinh doanh phát triển tốt, đầu tư có sinh lời. Trong khi ROE âm cho biết công ty sử dụng nguồn vốn chưa tốt, có thua lỗ và dự án không còn lợi nhuận sau khi trừ đi các nghĩa vụ về thuế. 

Về giá trị cụ thể phản ánh mức ROE lý tưởng thì chưa thể xác định được, thế nhưng Warren Buffett William O’Neil cho rằng nếu ROE lớn hơn hoặc bằng với 15% và được duy trì hơn 3 năm liên tục thì có thể kết luận ROE tốt. 

ROE cao trong nhiều năm chứng tỏ công ty đang hoạt động tốt
ROE cao trong nhiều năm chứng tỏ công ty đang hoạt động tốt

Tuy nhiên, để có thể đánh giá một doanh nghiệp dưới góc nhìn khách quan nhất thông qua ROE thì các bạn cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, cần cân nhắc đến việc so sánh mức lãi suất của ngân hàng, cũng như một vài doanh nghiệp khác cùng ngành. 

Trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, nếu doanh nghiệp có chỉ số ROE bé hơn hoặc bằng 15%, nhưng vẫn lớn hơn một số doanh nghiệp khác trong cùng khu vực thì giá trị đó vẫn được xem là một tín hiệu tốt. Những ngành nghề kinh doanh khác nhau có xu hướng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu khác nhau, khiến tiêu chuẩn đánh giá ROE có sự khác biệt nhất định. Thế nên các trader cần xem xét nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình đánh giá một doanh nghiệp để có được các nhận định chuẩn xác nhất. 

Lợi ích mà ROE mang lại là gì?

ROE mang lại những tiện ích nhất định cho các đối tượng khác nhau, bao gồm các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các ngân hàng. Hãy cùng Exness khám phá cụ thể các lợi ích của ROE là gì bạn nhé. 

Đối với các doanh nghiệp

Có thể thấy, ROE mang lại một bức tranh toàn diện với nhiều khía cạnh khác nhau trong việc đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, các nhà lãnh đạo có thể nhìn nhận hiệu suất tận dụng nguồn vốn dưới cái nhìn tổng quan nhất. Đồng thời, xác định được lý do khiến đầu tư không hiệu quả để khắc phục, hay điểm mạnh giúp kinh doanh có hiệu quả để duy trì. Từ đó có thể dẫn dắt doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả và thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. 

Nhờ ROE, các nhà lãnh đạo có thể xác định được hướng đi tiếp theo cho doanh nghiệp
Nhờ ROE, các nhà lãnh đạo có thể xác định được hướng đi tiếp theo cho doanh nghiệp

Đối với các nhà đầu tư

Chỉ số ROE là một thước đo khá lý tưởng cho các nhà đầu tư khi cần ra quyết định chi tiền cho một dự án nào đó. Trong đó, chỉ số này còn giúp so sánh tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác hoạt động cùng ngành. Cụ thể, các công ty có ROE cao sẽ được đánh giá tốt hơn và được ưu tiên lựa chọn vì họ đang duy trì các hoạt động kinh doanh khá tốt, đồng thời mang lợi nhiều lợi nhuận sau khi tính thuế. 

Đối với các ngân hàng

Các ngân hàng cần sử dụng ROE như một cơ sở để đánh giá tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp trong việc ra quyết định cho vay. Cụ thể, các doanh nghiệp có chỉ số ROE cao sẽ được các ngân hàng cho vay vốn dễ dàng hơn vì họ có khả năng thanh toán nợ trong tương lai. Điều này được phản ánh qua lợi nhuận mà họ kiếm được nhờ xác định ROE. Ngược lại các công ty có ROE thấp sẽ khó được cho vay hơn do các ngân hàng sẽ xếp họ vào nhóm có khả năng nợ xấu cao. 

Một vài hạn chế của ROE nên tham khảo

Bất kỳ công cụ tài chính nào cũng không hoàn hảo và như “một con dao 2 lưỡi” mà các trader cần nắm rõ “2 lưỡi” đó là gì, ROE cũng thế. Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà ROE cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các ngân hàng thì nó cũng tồn tại một vài hạn chế nhất định. 

Nắm rõ những nhược điểm về chỉ số này sẽ giúp các bạn áp dụng ROE hiệu quả nhất
Nắm rõ những nhược điểm về chỉ số này sẽ giúp các bạn áp dụng ROE hiệu quả nhất

ROE không ổn định khi lợi nhuận biến đổi bất thường

Nhược điểm đầu tiên có thể nhắc đến khi sử dụng ROE đó là chỉ số này sẽ có biến động nếu lợi nhuận có sự thay đổi kỳ lạ, bất thường. Vì ROE được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau khi trừ thuế chia cho vốn chủ sở hữu nên khi lợi nhuận sau thuế có biến đổi thì ROE cũng theo đó thay đổi. Trong đó, ROE biến động càng nhiều thì nhà lãnh đạo càng khó xác định chiến lược cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư và ngân hàng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

ROE có thể bị can thiệp, tác động

Trước những lợi ích mà ROE mang lại, doanh nghiệp nào cũng hy vọng chỉ số ROE của công ty mình tốt nhằm tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường, để có thể thu hút nguồn vốn đầu tư, dễ dàng vay ngân hàng. Do đó, họ thường tác động đến chỉ số này khiến ngân hàng và các nhà đầu tư khó có được những nhận định chuẩn xác từ đó ra quyết định sai lầm. 

Nhiều doanh nghiệp chọn cách tác động đến ROE để tăng sức cạnh tranh trên thị trường
Nhiều doanh nghiệp chọn cách tác động đến ROE để tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Cổ phiếu tác động đến chỉ số ROE

Một hạn chế khác mà các bạn cần lưu ý khi sử dụng ROE đó là nó có thể biến động khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu quỹ. Cụ thể, việc này sẽ khiến lượng cổ phiếu đang phát hành giảm xuống kéo theo sự sụt giảm của vốn chủ sở hữu. Đồng thời, chỉ số ROE có thể tăng lên nếu lợi nhuận nhuận sau thuế ổn định trong khi vốn chủ sở hữu giảm. 

Cần lưu ý gì khi ROE cao?

Trong một vài trường hợp, ROE cao mang đến những tín hiệu tốt khi thu nhập ròng có giá trị lớn hơn so với vốn chủ sở hữu. Thế nhưng ROE rất cao thường do vốn chủ sở hữu nhỏ hơn thu nhập ròng dẫn đến nhiều rủi ro. Thế nên các bạn cần lưu ý, xem xét ROE kỹ lưỡng dưới nhiều khía cạnh khi giá trị của chúng quá cao. Do đó, Exness sẽ liệt kê một vài nguyên nhân khiến ROE cao bất thường. 

Cần xem xét nhiều yếu tố khiến ROE cao để có được những nhận định chính xác
Cần xem xét nhiều yếu tố khiến ROE cao để có được những nhận định chính xác

Lợi nhuận của doanh nghiệp không nhất quán

Lý do đầu tiên giải thích nguyên nhân ROE là gì đến từ việc lợi nhuận của doanh nghiệp không có tính nhất quán. Cụ thể, nếu doanh nghiệp X kinh doanh không có khả năng sinh lợi trong nhiều năm liền, trong đó các khoản lỗ đều được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của nguồn vốn, cụ thể là tại danh mục giữ lỗ lại. Khi khoản lỗ âm, đồng thời vốn cổ đông giảm. Nếu doanh nghiệp X kinh doanh hiệu quả và sinh lợi trong nhiều năm liền và có lợi nhuận trở lại thì vốn chủ sở hữu lúc này nhỏ, vì đã có nhiều năm kinh doanh kém hiệu quả khiến ROE cao lên bất thường. 

Do sự dư nợ

Nguyên nhân tiếp theo tác động đến ROE khiến nó cao bất thường là do việc dư nợ. Trong đó, một doanh nghiệp đi vay ở mức lãi cao có thể khiến ROE tăng vì vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách lấy tài sản của doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ. Nếu doanh nghiệp có khoản nợ nhiều sẽ khiến vốn chủ sở hữu giảm xuống. 

Do thu nhập ròng

ROE biến động bất thường có thể đến từ việc thu nhập ròng và vốn chủ sở hữu có giá trị âm. Thế nên các công ty không nên xác định ROE khi doanh nghiệp đang có lỗ ròng hoặc nguồn vốn âm. Bên cạnh đó, nếu ROE âm hoặc có giá trị cao bất thường thì nên được kiểm tra và đánh giá lại vì nó có thể tạo ra chỉ số ROE giả. 

Ví dụ minh họa về ROE

Chỉ số ROE của Vinamilk

Biểu đồ thể hiện khả năng sinh lợi dựa trên vốn chủ sở hữu của tập đoàn Vinamilk
Biểu đồ thể hiện khả năng sinh lợi dựa trên vốn chủ sở hữu của tập đoàn Vinamilk

Từ hình minh họa có thể thấy mức ROE của Vinamilk khá ổn định với giá trị ROE duy trì ở mức lớn hơn hoặc bằng 30% từ năm 2015 đến 2018, cụ thể là  37.13%, 43.22%, 44.42%, 40.7%. Qua đó, ROE đã phản ánh được Vinamilk sử dụng nguồn vốn khá hiệu quả và duy trì được sự ổn định qua thời gian. Điều này góp phần làm tăng giá trị cổ phiếu của tập đoàn sữa Vinamilk, giúp cổ phiếu của họ được đánh giá là cổ phiếu có thể sở hữu trong dài hạn. Ngoài ra, các cổ phiếu như TTT, MWG… cũng có hệ số ROE khá ổn định nên các bạn có thể cân nhắc lựa chọn ở mức giá lợi lý để mang về lợi nhuận. 

Chỉ số ROE của tập đoàn FLC

Biểu đồ thể hiện khả năng sinh lợi dựa trên vốn chủ sở hữu của tập đoàn FLC từ 2018 - 2019
Biểu đồ thể hiện khả năng sinh lợi dựa trên vốn chủ sở hữu của tập đoàn FLC từ 2018 – 2019

Qua biểu đồ trên có thể thấy rằng hệ số ROE của tập đoàn FLC luôn duy trì ở mức bé hơn 15%. Từ đó, có thể biết được FLC hoạt động không mấy hiệu quả trong khoảng thời gian từ 03/2018 đến 03/2019. Thế nhưng, chỉ số ROE của tập đoàn này vẫn có vài điểm mạnh như là sự tăng trưởng. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thực sự lý tưởng trọng việc tận dụng nguồn vốn của chủ sở hữu. Dưới góc nhìn toàn cảnh nhất thì FLC không thích hợp cho việc đầu tư dài hạn mà chỉ nên áp dụng theo phong cách lướt sóng mà thôi. 

Mối quan hệ của Return On Equity và các chỉ số tài chính khác

Chỉ số ROA

Công thức xác định chỉ số ROA đơn giản nhất
Công thức xác định chỉ số ROA đơn giản nhất

Các bạn sẽ thường bắt gặp sự kết hợp của chỉ số ROE và ROA, trong đó ROA được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản. Điểm khác biệt rõ nhất giữa chúng chính là công thức xác định ROE dùng vốn chủ sở hữu còn ROA lại dùng tài sản. 

Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA

Trong đó, một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển sẽ có mức đòn bẩy tài chính phù hợp, hay có thể rất ít. Do đó các bạn cần lưu ý đồng thời cả chỉ số ROE và ROA trong quá trình đánh giá dự án đầu tư. 

Một doanh nghiệp có ROE = 30% trong khi ROA = 5% sẽ bị đánh giá thấp hơn so với doanh nghiệp có ROE = 20%, ROA = 15%. Một số ngành như ngân hàng sẽ có ROE cao trong khi ROA thấp do bản chất của lĩnh vực này là lấy tiền gửi của khách hàng để cho vay, hay mang đi đầu tư nên sẽ có sự chênh lệch khá lớn về mặt lợi suất, chính vì thế mà ROE cao hơn ROA. 

Các ngành đặc thù như ngân hàng thường sẽ có chỉ số ROE cao hơn so với ROA
Các ngành đặc thù như ngân hàng thường sẽ có chỉ số ROE cao hơn so với ROA

Lợi nhuận biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính

ROE = Lợi nhuận tại biên x vòng quay của tài sản x Đòn bẩy tài chính

Vì thế khi muốn tăng ROE thì các nhà lãnh đạo thường sẽ tăng một trong 3 yếu tố được nêu trong công thức trên. Đây cũng là một phương án để các trader xem xét khi ra quyết định đầu tư. Trong đó:

  • Lợi nhuận biên = Lợi nhuận khi trừ thuế thuế / Doanh thu. Khi đó, doanh nghiệp có thể nâng sức cạnh tranh của mình để đẩy mạnh doanh thu và giảm thiểu các chi phí để tăng lợi nhuận biên. 
  • Vòng quay tài sản = Doanh thu / Tài sản. Khi đó, doanh thu có thể tạo ra được nhiều doanh thu hơn dựa trên những tài sản sẵn có của doanh nghiệp. 
  • Đòn bẩy tài chính được xác định bằng các lập tỷ lệ của tài sản doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu. Vay vốn để đầu tư cũng là một phương án nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong đó, lợi nhuận trên tổng tài sản có tại công ty cao hơn lãi suất khi vay thì việc đi vay mang lại hiệu quả. 

Tổng kết

ROE là gì và những khía cạnh khác nhau về chỉ số này đã được chuyên mục Hướng Dẫn Exness tổng hợp cụ thể quả bài viết. Hy vọng bạn đọc có thể nắm rõ những lợi ích và hạn chế của chỉ số này cũng như cách tính toán để có thể vận dụng một cách hiệu quả nhất và mang đến những quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Giá trị của chỉ số ROA bao nhiêu là tốt trong từng lĩnh vực kinh doanh?

Ưu điểm và hạn chế của chỉ số ROCE nên tham khảo ngay

Bao nhiêu thì tốt đối với chỉ số PEG mà anh em đáng lưu tâm?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *