Nến Hammer

Nến Hammer là gì? Cách giao dịch với nến búa hiệu quả

Mô hình nến Hammer không còn quá xa lạ với nhiều nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối. Kết hợp linh hoạt nến Hammer cùng các chỉ báo đảo chiều khác sẽ giúp các trader gia tăng cơ hội thành công trong mỗi phiên giao dịch. Bài viết hôm này sẽ trình bày những vấn đề xoay quanh mô hình nến Hammer, cách giao dịch với chúng, hay những ưu và nhược điểm của mô hình này cùng nhiều khía cạnh khác. Hãy cùng sàn giao dịch Exness tìm hiểu chi tiết hơn mô hình nến hammer bạn nhé!

Mô hình nến Hammer là gì? Hình dáng của nến Hammer như thế nào?

Mô hình nến Hammer là một trong những mô hình nến quen thuộc với nhiều trader, nến này là một mô hình nến Nhật đảo chiều. Mỗi nến trong mô hình nến Hammer có phần thân chỉ bằng 1/3 kích thước của toàn bộ nến. Bạn sẽ thường bắt gặp nến búa ở cuối xu hướng giảm. Vì nó đang làm nhiệm vụ báo hiệu khả năng điều chỉnh tăng hoặc đảo chiều hoàn toàn xu hướng.

Tuy nhiên, nếu nến búa lại có mặt ở phần đỉnh của đợt điều chỉnh thì bạn hãy xem nó như một tín hiệu báo hiệu xu hướng có thể tiếp tục giảm sâu trong tương lai. Dưới đây là một vài đặc điểm nhận dạng mô hình nến Hammer:

  • Ở phía dưới của nến sẽ có bóng nến với kích thước dài hơn phần thân của nến thực
  • Kích thước tối thiểu của bóng nến phải gấp 2 lần thân nến thực
  • Nến Hammer có thể xuất hiện dưới dạng nến giảm (Bearish) hoặc nến tăng (Bullish)
  • Phần phía trên của nến của râu nến thường có kích thước rất nhỏ, đôi khi không có.
Mô hình nến Hammer là một dạng nến đặc biệt thuộc mô hình nến Nhật đảo chiều
Mô hình nến Hammer là một dạng nến đặc biệt thuộc mô hình nến Nhật đảo chiều

Tương tự như Shooting Star, mô hình nến Hammer sẽ cho bạn biết thị trường đang từ chối giá mạnh mẽ. Chẳng hạn như sau một đợt giảm giá kéo dài, hay khi kết thúc đợt điều chỉnh giá mạnh thì tín hiệu chốt lời cùng với sự góp mặt của phe Bull – những người luôn hành động theo niềm tin rằng thị trường sẽ tăng trưởng, khiến giá không thể giảm hơn nữa. Từ đó, nó sẽ quay trở lại và tạo ra hình dạng nến Hammer.

Hai loại nến búa trên thị trường

Nến búa

Nến búa thường ám chỉ khi giá giảm chạm mức thấp mới, nhưng giá lại đóng cửa cao hơn do áp lực mua quá lớn sẽ mang đến một cơ hội đảo ngược tiềm năng. Bóng thấp hơn cũng đồng nghĩa với việc từ chối giá đang thấp hơn trên thị trường.

Nến búa ngược

Với những khả năng tương tự như búa tăng, nến búa ngược mang đến sự báo hiệu cho tình huống đảo chiều tăng trên thị trường. Như tên gọi của mình, nến búa ngược có hình dạng như một cái búa đảo ngược vậy. Nến sẽ có bóng trên khá dài và thân thì nhỏ cùng rất ít bóng dưới hoặc đôi khi không có. 

Bóng trên của nến búa ngược sẽ phản ánh tình huống nến mở ở phía dưới của một xu hướng giảm trước khi giá đột phá tăng mạnh. Sau đó, giá rồi cũng sẽ trở về mức giá mở cửa ban đầu tuy nhiên sẽ đóng cửa trên mức mở cửa nhằm cung cấp các tín hiệu tăng giá. Nếu tình hình này liên tục kéo dài thì hành động giá trong tương lai sẽ tăng cao hơn.

2 loại nến hammer trên thị trường
2 loại nến hammer trên thị trường

Những điểm mạnh và hạn chế cần khắc phục của mô hình nến Hammer

Thực tế chứng minh bất kỳ mô hình nến nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng trong suốt quá trình sử dụng. Vì vậy mà các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ từng loại mô hình để hiểu rõ chúng. Càng hiểu rõ bản chất, tính năng cùng những ưu điểm, khuyết điểm của mỗi công cụ mà bạn sử dụng sẽ càng mang về khả năng thành công cao hơn. Một lời khuyên chung cho các trader đó là không bao giờ vội vàng tiến hành giao dịch ngay khi nến búa đã được xác định.

Chính vì thế, ở phần tiếp theo của bài viết chúng tôi sẽ trình bày lần lượt những điểm yếu và điểm mạnh của nến Hammer. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm một cái nhìn toàn diện hơn về mô hình.

Điểm mạnh của mô hình nến Hammer

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điểm mạnh khiến nến Hammer nhận được nhiều sự ưu ái từ các nhà đầu tư trên thị trường, cụ thể bao gồm: 

  • Nến Hammer hỗ trợ cung cấp một tín hiệu đảo chiều. Khi mô hình nến Hammer xuất hiện trong một xu hướng giảm, nó sẽ cho mọi người biết áp lực bán đã dừng lại và giao dịch bắt đầu đi ngang hoặc có thể đảo ngược lên phía trên.
  • Nến Hammer cung cấp một tín hiệu thoát. Các nhà giao dịch có thể sử dụng mô hình nến Hammer như một công cụ hỗ trợ quyết định thời gian thoát khỏi thị trường. Đó là vì nó sẽ báo hiệu áp lực bán trên thị trường đang giảm dần.

Những mặt hạn chế cần khắc phục của mô hình nến Hammer

Sau những ưu điểm vừa được liệt kê phía trên, bài viết sẽ đề cập đến mặt còn lại của mô hình. Dưới đây là những điểm còn hạn chế, cần phải khắc phục của mô hình nến Hammer.

  • Mô hình nến vẫn chưa cung cấp các dấu hiệu của xu hướng. Một trong những nhược điểm của mô hình nến Hammer chính là nến búa không xem xét đến xu hướng. Chính vì thế mà khi xét đến nó trong trạng thái cô lập thì những tín hiệu do mô hình nến cung cấp có thể không chính xác. Từ đó độ tin cậy của mô hình cũng bị giảm sút.
  • Mô hình nến vẫn còn những hạn chế về mặt bằng chứng hỗ trợ. Để tham gia vào các giao dịch có xác suất cao, điều quan trọng là các nhà giao dịch phải tìm kiếm những thông tin bổ sung có trong biểu đồ hỗ trợ cho các trường hợp đảo ngược. Việc này có thể được tìm thấy thông qua việc đánh giá xem nến có đang ở gần mức hỗ trợ chính mức Fibonacci trọng điểm hoặc tín hiệu quá mua có được tạo ra trên RSI hay phân kỳ không.

Cách cài đặt mô hình nến Hammer trên nền tảng Tradingview

Bài viết sẽ tiếp tục trình bày cách cài đặt mô hình nến Hammer trên các nền tảng giao dịch, cụ thể là Tradingview.

Bước đầu tiên trong bất kỳ thao tác cài đặt mô hình trên các nền tảng nào cũng sẽ là tạo tài khoản và đăng nhập, cuối cùng là vào chart. Sau khi hoàn tất bước đăng ký nêu trên, bạn hãy truy cập vào ô “Biểu đồ” xuất hiện trên thanh công cụ để có thể chuyển sang phần chart phân tích.

Chọn biểu đồ để truy cập chart phân tích
Chọn biểu đồ để truy cập chart phân tích

Khi giao diện đã chuyển bạn sang phần chart, thì bạn cần thực hiện 3 bước sau:

  • Một là chọn biểu tượng Fx xuất hiện ở thanh trên cùng
  • Hai là, bạn hãy gõ “Hammer” tại ô tìm kiếm
  • Cuối cùng, hãy chọn vào dòng đầu tiên trên màn hình khi kết quả xuất hiện.
Các bước cài đặt mô hình nến Hammer
Các bước cài đặt mô hình nến Hammer

Chỉ với những thao tác đơn giản vừa rồi, bạn đã cài đặt thành công mô hình nến Hammer trên Tradingview. Ngoài ra, khi bạn nhấn dấu x tắt khung này thì chỉ báo sẽ hiển thị dưới giá. 

Dưới đây là một chart minh họa sử dụng chỉ báo Hammer – Bullish. Khung H1 cung cấp một tín hiệu vùng này khá chuẩn xác. Với khung thời gian này, các bạn có thể cài take profit dao động từ 1 đến 3%. Tuy nhiên, bạn cần điều chỉnh take profit cao hơn khi trade ở những khung thời gian lớn hơn.

Chart minh họa sử dụng chỉ báo Hammer – Bullish
Chart minh họa sử dụng chỉ báo Hammer – Bullish

Ngoài Hammer – Bullish, nền tảng còn cung cấp nhiều chỉ báo Hammer khác, bạn có thể dần dần khám phá nhé. 

Những chỉ báo Hammer khác trong thư viện
Những chỉ báo Hammer khác trong thư viện

Hướng dẫn cách xác định entry cho nến búa cần xác nhận

Nếu bạn đã thành thạo các bước giao dịch cơ bản với nến Hammer, thì phần tiếp theo của bài viết sẽ giới thiệu một phương pháp giao dịch nâng cao hơn – giao dịch với nến Hammer cần xác nhận. 

Nến xác nhận là nến Bullish Engulfing đủ tiêu chuẩn
Nến xác nhận là nến Bullish Engulfing đủ tiêu chuẩn

Về điểm tham gia thị trường (Entry):

  • Nếu là nến Bearish Hammer, chúng ta sẽ chờ giá Pullback về giá đóng nến Bearish Hammer để có thể khớp lệnh.
  • Nếu là nến Bullish Hammer, chúng ta sẽ chờ giá Pullback về giá mở cửa của nến Bearish Hammer để có thể khớp lệnh.

Về điểm thoát khỏi thị trường (Exit):

  • Với Stop Loss: Đặt thấp hơn mức nhỏ nhất của nến Hammer từ 5 đến 10 pips.
  • Với Take Profit: chọn tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2, kết hợp đồng thời các đường xu hướng để có thể mở rộng biên lợi nhuận.

Giao dịch với nến búa như thế nào?

Vậy các nhà đầu tư nên giao dịch với mô hình nến này như thế nào để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nhất? Bốn bước dưới đây sẽ giúp bạn hình dung quá trình sử dụng nến hammer này trong các phiên giao dịch.

Bước 1: Việc đầu tiên cần làm đó là bạn cần xác định xu hướng dài hạn và điểm vào thích hợp cho mình.

Bước 2: Bạn cần lên kế hoạch quản lý rủi ro và thiết lập một điểm dừng lỗ sao cho hợp lý. Nến dừng lỗ ở điểm dừng dưới cây nến ngày đầu tiên khoảng 2 pip bạn nhé.

Bước 3: Bắt đầu đặt giao dịch của mình với điểm vào lệnh là khi kết thúc cây nến thứ 2.

Bước 4: Đặt ra câu hỏi “Khi nào nên dừng lại và kết thúc giao dịch?” và tìm ra câu trả lời.

Trong bất kỳ phiên giao dịch nào bạn cũng nên ở trong trạng thái chấp nhận mạo hiểm 1 nửa những gì bạn hy vọng sẽ đạt được. Tức là tỷ lệ thua trên tỉ lệ thắng là 1:2 bạn nhé.

Điều này cũng đồng nghĩa với khoảng cách từ điểm vào lệnh đến mức chốt lời bạn thiết lập phải gấp đôi khoảng cách từ điểm vào lệnh đến mức cắt lỗ của bạn. Theo đó, dù cho bạn chỉ nhận được một nửa số giao dịch nhưng đổi lại, bạn sẽ có được một tài khoản giao dịch tích cực.

Thời gian lý tưởng để sử dụng mô hình nến Hammer

Với mô hình nến Hammer, thời điểm lý tưởng nhất để áp dụng nó trong các giao dịch ngoại hối sẽ là khung thời gian D1, hoặc ít nhất là rơi vào khung H4. Nếu bạn áp dụng mô hình nến trên khung H4 và D1 thì khả năng mang lại lợi nhuận sẽ cao hơn những khung thời gian khác. Ngoài ra, trên khung W1 thì bạn có thể kiếm được lợi nhuận khoảng 1000+ pips. Tiếp theo đây chúng tôi sẽ cung cấp những lời khuyên cụ thể theo từng khung thời gian.

Khung M1 – 1 phút

Phổ biến trong các giao dịch Forex vì spread thấp và thường biến động mạnh mẽ. Nên chọn khung thời gian này cho các tài sản như vàng – GBPUSD hay các cặp tiền sở hữu biên độ dao động mạnh. Evening star dùng cho khung 1 phút thích hợp với các trader chọn phong cách Scalping, tức là giao dịch siêu ngắn. Lúc này tài khoản của họ buộc phải có spread cực thấp, bé hơn hoặc bằng 0.5 pips. Ngoài ra, thời gian hoạt động trên thị trường sẽ duy trì trong khoảng từ 3 đến 5 phút với mục tiêu từ 10 đến 20 pips.

Khung M5 – khung H1

Đây là thời điểm lý tưởng để áp dụng mô hình nến Hammer cho các trader theo đuổi phong cách Intraday, tức là giao dịch trong ngày. Lúc này, mục tiêu tối thiểu của bạn ít nhất là 20pips và tối đa bằng đúng biên độ của ATR chu kỳ 14. Bạn có thể sử dụng trên mọi cặp tiền trên thị trường ngoại hối.

Tuy nhiên, chúng mình không nên dùng để giao dịch CFDs trên các Timeframe này nhé. Đặc biệt với chứng khoán có cơ sở ở Việt Nam thì là càng không, tuyệt đối không trừ trường hợp Day Trading được cấp phép hoạt động ở Việt Nam.

Khung D1 – hàng ngày

Khung thời gian này thích hợp với những trader chọn giao dịch theo cách Swing Trading với mục tiêu 150 pips và giữ lệnh trong thời gian ngắn hạn, hoặc đôi khi là trung hạn. Thậm chí vào thời điểm đỉnh của một đợt điều chỉnh báo hiệu khả năng tiếp diễn của xu hướng, các nhà đầu tư có thể đặt kỳ vọng từ 500 – 1000 pips.

04 lưu ý không thể bỏ qua trong giao dịch với mô hình nến Hammer

Thứ 1, nến Hammer tăng sẽ cung cấp tỉ lệ chuẩn xác hơn so với nến Hammer giảm. Nến Hammer thể hiện sự giằng co giữa bên mua và bên bán. Một nến Hammer được hình thành là nến tăng (cam) sẽ góp phần tăng thêm hy vọng là phe mua đã chiến thắng. Tuy nhiên, cũng có nhiều tình huống nến Hammer xuất hiện là nến đen (giảm) nhưng giá lại đảo chiều bất ngờ từ giảm thành tăng.

Thứ 2, nến Hammer sở hữu khối lượng giao dịch càng lớn càng là tín hiệu tốt. Tức là một nến Hammer có volume càng cao thì càng chứng minh được số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch ở đó càng nhiều. Theo đó, tỉ lệ chuẩn xác của mô hình cũng được tăng thêm đáng kể.

Thứ 3, những vùng giá hỗ trợ có sự xuất hiện của nến Hammer sẽ mang đến một tỉ lệ chiến thắng cao hơn. Những vùng hỗ trợ giá như là hỗ trợ tĩnh, Band dưới Bollinger Band, hay Trendline… có sự hình thành của các nến Hammer sẽ góp phần làm tăng độ tin cậy của mô hình. Khi đó, mục tiêu giá thường sẽ chạy rất xa.

Cuối cùng, nên sử dụng đồng thời mô hình nến Hammer cùng các chỉ báo khác trong quá trình giao dịch. Việc này sẽ giúp bạn tăng xác suất thành công khi vào lệnh bất kỳ. Các bạn có thể cân nhắc một vài chỉ báo đảo chiều kết hợp cùng nến Hammer như là MACD, RSI hay Stoch,… Ngoài ra, nếu nến Hammer hình thành ở những nơi có tín hiệu phân kỳ đảo chiều thì sự chuẩn xác sẽ được tăng thêm nhiều hơn nữa.

Kết luận

Vừa rồi là toàn bộ những chia sẻ về nến Hammer là gì, phân loại nến cũng như những lưu ý nhỏ giúp các trader tăng khả năng thành công trong các giao dịch. Bài viết trên của Exness Hướng Dẫn đã đề cập đến cả những điểm mạnh và những mặt hạn chế của mô hình này trong quá trình sử dụng. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có được một bức tranh toàn diện hơn về độ hiệu quả của mô hình này.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cần chú ý đừng nhầm lẫn nến Hammer với nến Dragonfly Doji. Hãy nhớ rằng, phần thân của nến Hammer sẽ có kích thước lớn hơn. Bên cạnh đó, với nến Dragonfly Doji thì gần như không có điểm khác biệt giữa giá mở cửa và giá đóng cửa trên thị trường. Cuối cùng, chúc bạn sẽ có được một cái nhìn sâu sắc về mô hình nến này, cũng như cách vận dụng chúng sao cho phù hợp với chiến lược giao dịch và mang về phần lợi nhuận cao nhất.

Xem thêm:

Mẫu hình nến Tweezer Top và Bottom có ý nghĩa là gì?

Ý nghĩa mô hình nến 3 con quạ đen biểu hiện là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *