Mô hình Island Reversal được xem là một tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ trong giao dịch thị trường ngoại hối. Nếu biết cách tận dụng mô hình này, các Traders sẽ thu về cho mình những khoản lợi nhuận tương đối lớn. Tuy nhiên, điểm trừ của nó là tính hiếm gặp trên đồ thị. Ngoài ra cũng có thể xuất hiện những tín hiệu đảo chiều giả đánh lừa các nhà giao dịch. Vậy giao dịch mô hình Island Reversal sao cho hiệu quả? Đọc ngay bài viết mà forexno1 chia sẻ sau để biết thêm thông tin nhé!
Mô hình Island Reversal – Hòn đảo đảo chiều là gì?
Mô hình Island Reversal hay còn có một tên gọi khác là Hòn đảo đảo chiều. Đây là một mẫu hình phân tích kỹ thuật thường xuyên được áp dụng trong thị trường tài chính. Vai trò cụ thể của Island Reversal chính là dùng để nhận biết sự thay đổi của xu hướng giá hiện tại. Mô hình Island Reversal thường xuất hiện trên thị trường sau khi thị trường vừa trải qua một đợt tăng giá, giảm giá mạnh mẽ. Điều này cho thấy sự bất ngờ và đột ngột của thị trường ngoại hối.
Mẫu hình Island Reversal xảy ra khi có một khu vực của biểu đồ giá bị phân tách bởi hai khoảng trống. Hai khoảng trống này được gọi là gap, gồm có khoảng trống lên và khoảng trống xuống. Phần gap này sẽ bao quanh một phần của xu hướng thị trường trước đó. Các Traders có thể hiểu hơn về khái niệm này thông qua hình minh họa phía trên.
Điều mà các nhà giao dịch cần chú ý đó là các khoảng trống không được bù đắp gap trong một khoảng thời gian tương đối dài. Chính vì vậy mà nó hình thành nên một hòn đảo (island) ở trên biểu đồ thị trường.
Cách nhận biết mô hình này trên thị trường tương đối đơn giản, các nhà giao dịch chỉ cần quan sát sự xuất hiện của các khoảng gap tại những Time Frame lớn như D1. Việc quan sát mô hình Island Reversal dựa vào các gap sẽ dễ dàng hơn khi theo dõi trên D1 thay vì các khung thời gian nhỏ khác trên thị trường Forex.
Mẫu hình Bullish Island Reversal và Bearish Island Reversal
Mô hình Island Reversal được phân thành hai dạng chính: tăng và giảm. Thông tin chi tiết và hai loại mô hình này như sau:
Mô hình Bullish Island Reversal
Mô hình Island Reversal tăng xuất hiện khi thị trường đang trong giai đoạn giảm giá. Đồng thời, xuất hiện một khu vực giá bị cách ly bởi hai khoảng trống (gap).
Trong thời gian đầu, giá có sự sụt giảm mạnh mẽ, đã tạo ra một khoảng trống giữa các thanh nến liên tiếp. Tiếp theo đó, giá tiếp tục có sự điều chỉnh khi sideway và xuất hiện một thanh nến tăng trên biểu đồ. Thanh nến này đóng cửa ở mức trên mức giá của thanh nến trước đó, tạo nên một khoảng trống khác. Khoảng trống này đã hình thành nên hòn đảo – island trên thị trường Forex.
Nếu như mô hình Island Reversal thì đây được hiểu như là một dấu hiệu đảo chiều mạnh mẽ. Nó cho biết sự thay đổi của thị trường, từ giảm sang tăng. Ngoài ra, nó cũng sẽ đi cùng với sự gia tăng số lượng giao dịch cũng như sự tăng giá nhanh chóng.
Mô hình Bearish Island Reversal
Ngược lại với mô hình tăng giá, mô hình Island Reversal giảm xuất hiện khi thị trường đang trong giai đoạn tăng giá. Điểm giống nhau của hai mô hình tăng và giảm đó là đều có một khu vực giá bị cách ly bởi gap.
Ở khoảng thời gian ban đầu, giá đi theo chiều hướng tăng mạnh mẽ, tạo ra một khoảng trống ở các thanh nến liên tiếp trước đó. Sau khoảng thời gian tăng giá mạnh mẽ, giá bắt đầu có diễn biến đi ngang và bất ngờ hình thành nên một thanh nến giảm trên biểu đồ thị trường. Thanh nến giảm này đóng cửa thấp hơn mức giá của thanh nến trước đó, vô tình hình thành nên một khoảng trống khác. Cũng chính vì sự xuất hiện của hai khoảng trống này đã khiến cho hòn đảo – Island xuất hiện trên biểu đồ.
Mô hình Island Reversal giảm chính là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy khả năng đảo chiều lớn của thị trường. Nó cho thấy sự thay đổi xu hướng giá của thị trường từ tăng sang giả,. Nó cũng sẽ đi cùng với lượng giao dịch tăng và sự giảm giá nhanh chóng.
Cả hai mô hình Island Reversal tăng và giảm đều thể hiện sự tách rời của phạm vi giá thông qua hai khoảng trống. Đây được xem là một dấu hiệu mạnh mẽ để nhận biết được sự đảo chiều giá của thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, như với bất kỳ các mẫu hình nến khác trên thị trường, Island Reversal cũng không có tính tuyệt đối 100%. Chính vì vậy mà các nhà đầu tư nên sử dụng thêm các chỉ báo và các phương pháp kỹ thuật khác để xác nhận và chắc chắn hơn về tính chính xác của tín hiệu thay đổi xu hướng giá.
Những đặc điểm cụ thể của mẫu hình Island Reversal là gì?
Như đã đề cập ở nội dung trên, mô hình Island Reversal đảo chiều sẽ hiện diện trên thị trường ở thời điểm cuối xu hướng (tăng hoặc giảm). Mô hình này gồm có 5 đặc điểm đặc trưng như sau:
- Mô hình xuất hiện sau một chu kỳ xu hướng tăng hoặc giảm bất kỳ trên thị trường.
- Có sự xuất hiện của một khoảng trống trên biểu đồ giá.
- Sau khi xuất hiện khoảng trống, giá tiếp tục di chuyển theo xu hướng hiện hành của thị trường. Đồng thời tạo ra một hoặc nhiều cụm nến chuyển động trong một phạm vi cụ thể.
- Khối lượng giao dịch tăng dần trong quá trình hình thành mô hình, nhưng xu hướng giá bắt đầu có dấu hiệu đi xuống.
- Trên biểu đồ bắt đầu xuất hiện một khoảng trống khác và giá di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng ban đầu.
Những kiến thức quan trọng cần biết khi giao dịch với mẫu hình nến Island Reversal
Tìm kiếm điểm vào lệnh (Entry Point)
Đối với mô hình Island Reversal, có hai phương pháp xác định điểm vào lệnh như sau:
Lệnh Mua (Buy): Thời điểm xuất hiện Island Reversal tăng giá, các nhà giao dịch có cơ hội tham gia vào lệnh Mua. Có hai cách để vào lệnh trong trường hợp này.
Cách thứ nhất là chờ cho đến khi khoảng cách (gap) thứ hai hình thành sau mô hình Island Reversal. Cách thứ hai là các nhà giao dịch chờ sự xuất hiện của một cây nến nữa để chắc chắn điểm vào lệnh, nếu cây nến này vẫn tiếp tục là cây nến tăng, điều này xác nhận xu hướng tăng của thị trường → Traders nên vào lệnh ở thời điểm này.
Lệnh Bán (Sell): Khi xuất hiện mô hình Island Reversal giảm giá cũng chính là cơ hội để các nhà giao dịch có cơ hội tham gia lệnh Sell. Tương tự như lệnh Buy, các nhà giao dịch cũng có hai phương thức tham gia lệnh Sell này. Cách thứ nhất là vào lệnh sau khi hoàn tất khoảng gap thứ 2 sau mô hình. Cách thứ 2 là chờ cho đến khi xuất hiện cây nến xác nhận xu hướng giảm rồi mới bắt đầu vào lệnh.
Một trong những thách thức lớn đối với các Traders sử dụng mô hình Island Reversal đó là không biết chính xác rằng đà mua của thị trường đã cạn kiệt hay vẫn còn sẵn. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra đó là khi các Traders quyết định đặt lệnh bán ngay sau khoảng trống nhưng lại đối diện với một làn sóng mua ngược. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư thị trường gặp thua lỗ vì thị trường bắt đầu có xu hướng tăng giá. Vậy để tối ưu hóa lợi nhuận và không rơi vào trường hợp như trên, các nhà đầu tư sử dụng mô hình Island Reversal nên làm gì? Cách giải quyết trường hợp này đó là cần phải kiểm định trước đó.
Hành động này có sự tương đồng lớn đối với ví dụ triển khai chiến dịch tiếp thị để bán hàng hóa. Nhiệm vụ của các nhà giao dịch là thực hiện định giá sản phẩm một cách chính xác, đồng thời đảm bảo thị trường tiềm năng, thu hút được lượng lớn người mua hàng. Do đó, việc thực hiện một thử nghiệm kiểm định nhỏ để xác nhận tính hiệu quả của sản phẩm như: tính tiềm năng, giá cả, thông điệp phù hợp được xem là điều vô cùng quan trọng.
Tương tự như ví dụ trên, khi áp dụng mô hình Island Reversal, các nhà giao dịch cũng cần thực hiện bước kiểm định. Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư thường kiên nhẫn chờ xác nhận từ cây nến sau sự xuất hiện từ mô hình để biết được đà mua đã kết thúc hay vẫn đang tồn tại. Nếu phe mua vẫn tiếp tục và có sự đẩy nến sau mô hình mình thành nến xanh, các nhà giao dịch nên thận trọng và không nên mở lệnh ở thời điểm này. Trong trường hợp ngược lại, khi đà mua đã cạn kiệt và phe bán thực hiện hành động đẩy giá nến xuống vị trí đáy của cây nến xanh đầu tiên. Đây được xem là thời điểm an toàn để các nhà đầu tư mở lệnh bán, bởi động lực mua trong khoảng thời gian này gần như đã chạm đáy.
Theo hai cách triển khai trên, có thể thấy cách tiếp cận thứ hai đảm bảo khả năng thành công cao hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận mà các Traders thu về sẽ không hấp dẫn như cách tiếp cận đặt lệnh thứ nhất.
Xác định vị trí dừng lỗ (Stop loss)
Khi đã nắm vững phương pháp xác định điểm vào lệnh với mô hình nến Island Reversal, người dùng cần phải có thêm kiến thức về việc đặt điểm dừng lỗ. Đặt điểm dừng lỗ (Stop Loss) sẽ giúp các nhà đầu tư bảo toàn được nguồn vốn của chính mình.
Được biết, vị trí cắt lỗ chính là mức giá mà các nhà đầu tư quyết định đóng lệnh giao dịch nếu giá thị trường có chiều hướng đảo chiều, đi ngược lại với suy đoán ban đầu của Traders.
Vị trí cắt lỗ lý tưởng của giao dịch trên mô hình Hòn đảo đảo chiều được thể hiện qua những điểm sau:
- Trong trường hợp mô hình Island tăng, mức cắt lỗ nên được đặt phía dưới các đáy của các nến trong mô hình.
- Trong trường hợp mô hình Island giảm, mức cắt lỗ nên được đặt phía trên các đỉnh của các nến trong mô hình.
Xác định mức chốt lời (Take profit)
Bên cạnh xác định điểm vào lệnh, điểm dừng lỗ thì việc xác định điểm chốt lời cũng là một hành động không thể thiếu trong giao dịch dựa trên mô hình nến Island Reversal. Khái niệm về điểm chốt lời được hiểu đơn giản là mức giá các Traders sẽ thực hiện đóng lệnh nếu xu hướng thị trường di chuyển theo chiều hướng mà bạn đã dự đoán trước đó.
Ví dụ, trong trường hợp mô hình Island Reversal xuất hiện tại đáy (mô hình Island tăng giá), để xác định khoảng chốt lời, các nhà đầu tư thực hiện đo khoảng cách trong hai điểm. Điểm đầu là khoảng gap thứ nhất và điểm cuối là vị trí đáy nến thấp nhất trong mô hình.
Sau đó, các nhà giao dịch cộng thêm điểm kết thúc của khoảng bằng cách cộng thêm khoảng cách này vào điểm kết thúc của khoảng trống thứ hai là sẽ có vị trí chốt lời tối thiểu.
Hãy nhớ rằng đây chỉ là điểm chốt lời thấp nhất, nếu như các Traders bước vào khu vực này, bạn có thể quyết định thoát lệnh để thu thêm lợi nhuận hoặc mở rộng khoảng cách chốt lời lên những ngưỡng cao hơn. Điển hình như là ngưỡng hỗ trợ hoặc ngưỡng kháng cự.
Phân tích ưu điểm – nhược điểm của quá trình giao dịch với Island Reversal
Như Exness đã giải thích trong tất cả các bài viết về nến trước đây, bạn cần phải hiểu rằng không có một mô hình nến nào hoàn hảo 100%. Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích mà mô hình nến mang lại trong giao dịch thị trường. Nhà đầu tư cần phải chấp nhận những khuyết điểm của nó. Những nội dung sau đây của bài viết sẽ giới thiệu những ưu điểm và khuyết điểm của mô hình này để các nhà giao dịch có góc nhìn khách quan nhất. Cụ thể như sau:
Ưu điểm của mô hình hòn đảo đảo chiều là gì?
Ưu điểm của mô hình Island Reversal gồm có:
- Tín hiệu mạnh mẽ: Sự xuất hiện của Island Reversal trên thị trường được hiểu là một tín hiệu cho thấy sự biến đổi xu hướng thị trường. Khi mô hình Island Reversal xuất hiện trên biểu đồ giá, no sẽ cho thấy sự thay đổi xu hướng giá rõ rệt trong Forex. Nhờ vào điều này, các nhà giao dịch sẽ có nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn nhờ vào cách đón đầu thị trường.
- Dễ nhận biết: Mô hình Island Reversal tương đối dễ nhận thấy trên biểu đồ vì có hai khoảng trống bên cạnh, tạo ra sự phân tách lớn giữa các cây nến liên tiếp. Điều này giúp nhà giao dịch nhận ra mô hình một cách nhanh chóng và cung cấp một tín hiệu rõ ràng cho các Traders. Các Traders lúc này có thể lựa chọn tham gia để kiếm lợi nhuận hoặc rời khỏi thị trường để bảo toàn nguồn vốn hiện tại.
- Tiềm năng lợi nhuận lớn: nếu như biết cách xác nhận, Island Reversal chính là mô hình cho biết sự thay đổi xu hướng mạnh mẽ, mang lại lợi suất kỳ vọng khả quan. Cụ thể, các nhà đầu tư có thể tận dụng sự thay đổi giá mạnh mẽ sau mô hình Island Reversal để tạo ra các lệnh giao dịch với tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận hợp lý.
Nhược điểm của mô hình hòn đảo đảo chiều là gì?
Nhược điểm của mô hình Island Reversal gồm có:
- Tần suất xảy ra ít: Mô hình Island Reversal thường không xuất hiện quá nhiều trên biểu đồ giá. Nếu muốn bắt gặp mô hình này trên biểu đồ, nhà giao dịch cần phải tham gia thị trường Forex một khoảng thời gian tương đối dài. Việc này yêu cầu tính kiên nhẫn cũng như khả năng quan sát tỷ mỉ của anh em Trader.
- Bắt buộc phải xác nhận bổ sung: Island Reversal cũng như các mô hình nến khác, tính chính xác của nó không hoàn toàn là tuyệt đối. Chính vì vậy mà mô hình này cần phải được xác nhận bằng nhiều công cụ và chỉ báo khác nhau để nâng tỷ lệ chắc chắn. Nếu như người giao dịch chỉ tin tưởng duy nhất vào tín hiệu của mô hình, việc xảy ra rủi ro và mất tiền là điều rất dễ xảy ra.
- Khả năng sai lệch: Trong nhiều trường hợp, Island Reversal xảy ra và không mang đến sự đảo chiều xu hướng như dự đoán. Đôi khi, nó còn sản sinh ra những tín hiệu giả mạo, đánh lừa các nhà đầu tư Forex.
Một vài điều nhà đầu tư nên biết khi sử dụng nến hòn đảo đảo chiều trong giao dịch
Trong quá trình giao dịch với mô hình hòn đảo đảo chiều, các nhà giao dịch cần phải nắm được một vài lưu ý đặc biệt sau:
- Mô hình Island Reversal xuất hiện tương đối ít trên biểu đồ.
- Mô hình Island Reversal có thể bắt gặp trong cả xu hướng tăng lẫn xu hướng giảm.
- Khoảng gap của mô hình Island Reversal ( khoảng trống lên và khoảng trống xuống) thường có mức giá tương đối cân xứng.
- Sự xuất hiện của mô hình Hòn Đảo Đảo Chiều thể hiện sự chuyển biến lớn về tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường.
Để có thể tối ưu hóa giao dịch khi sử dụng mô hình nến Island Reversal, Exness cung cấp cho bạn một vài mẹo và phương pháp giao dịch hữu hiệu như sau:
- Sử dụng kết hợp các chỉ báo hỗ trợ: Như đã đề cập ở trên, mặc dù mô hình Island Reversal cho thấy một sự điều chiều xu hướng mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều này không được đảm bảo tuyệt đối. Chính vì vậy mà để tối ưu hóa hiệu quả của mô hình Island Reversal, hãy kết hợp nó với các chỉ báo hỗ trợ khác như đường trung bình động, đường xu hướng và cả các thông tin, tin tức liên quan đến dữ liệu kinh tế.
- Quản lý rủi ro: Anh em Traders cần phải biết cách áp dụng chiến lược quản lý rủi ro phù hợp trong quá trình Trading trên thị trường Forex. Các nhà giao dịch có thể quản lý rủi ro thông qua việc thiết lập mức Stop Loss và Take Profit hợp lý. Đồng thời, cũng phải biết cách áp dụng quy mô R:R sao cho hợp lý, đem lại lợi nhuận cao.
- Thực hành trên tài khoản demo cá nhân: Trước khi thực hiện giao dịch thực tế với mô hình Island Reversal trên thị trường Forex. Các nhà giao dịch nên dành thời gian thực hành trên tài khoản demo để có thêm kinh nghiệm và không bị bỡ ngỡ khi tham gia thị trường thật.
Như vậy, tất cả nội dung của bài viết trên đã được Hướng Dẫn Exness giới thiệu được Island Reversal là gì và thế nào là mô hình hòn đảo đảo chiều trong thị trường ngoại hối. Nhìn chung, có thể thấy rằng khi mô hình Island Reversal xuất hiện đem lại không ít cơ hội đầu tư cho các nhà giao dịch thị trường. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng Island Reversal một cách thuần thục và tối ưu hóa lợi nhuận, các nhà đầu tư cần phải biết cách kết hợp với nhiều chỉ báo và công cụ kỹ thuật khác nhau. Đồng thời dành thời gian luyện tập mô hình này trên các tài khoản demo để nâng cao kỹ năng của bản thân.
Tham khảo thêm:
Chiến lược kết hợp mô hình Pitchfork trong forex trading
Mô hình nến xuyên thấu hay Piercing Pattern là gì?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.