Mô hình 3 đáy và mô hình 3 đỉnh là hai dạng mô hình phản ánh được động thái của bên mua và bán. Vậy nắm chắc được hai dạng mô hình này liệu có giúp bạn giao dịch thành công hay không? Hay nó có thể giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ thua lỗ hay không? Làm sao để giao dịch hiệu quả với mô hình Triple Bottom & Triple Top? Mọi câu trả lời này sẽ được giải đáp thông qua bài viết phía sau đây của Exness nhé.
Phần I. Mô hình 3 đáy – Triple Bottom
Khái niệm mô hình 3 đáy (Triple Bottom)
Triple bottom còn được biết tới là mô hình 3 đáy. Đây là mô hình được sinh ra khi xu thế thị trường giảm đang bước vào thời kỳ cuối. Chính vì thế, khi nó sẽ là tín hiệu cho thấy thị trường sắp đảo chiều tăng. Do đó, nó thuộc một trong những dạng mô hình đảo chiều tăng giá.
Mô hình 3 đáy có cấu tạo từ ba đáy có giá xấp xỉ nhau.Trên biểu đồ, bạn có thể thấy nó như ba hình chữ V được ghép vào nhau. Hay cũng có nhiều nhà giao dịch thấy nó như được ghép từ hai hình chữ A. Dù là ba chữ V hay hai chữ A thì nó cũng sẽ kèm theo một điểm đột phá – điểm breakout của đường kháng cự.
Nếu như xét về bản chất thì mô hình 3 đỉnh và 3 đáy sẽ khá là giống nhau. Nếu như mô hình 3 đỉnh tạo ra hai đáy thì mô hình 3 đáy sẽ tạo ra hai đỉnh. Chính vì thế, các đặc điểm nhận dạng của hai loại mô hình này cũng giống nhau. Sẽ mất từ 3 đến 6 tháng để tạo ra được mô hình 3 đáy hoàn chỉnh.
Hướng dẫn nhận dạng mô hình 3 đáy
Nếu xét về khả năng xuất hiện thì mô hình ba đáy sẽ không bằng mô hình hai đáy. Tuy nhiên mô hình ba đáy lại được xem là mô hình có xác xuất thành công rất cao. Có khi nó chỉ nằm ở phía sau của mô hình vai đầu vai. Chúng ta có thể dễ dàng nhận diện ra được mô hình 3 đáy ở trên biểu đồ.
Sau đây, exness sẽ chỉ ra những đặc điểm để giúp bạn nhận dạng ra được mô hình ba đáy:
Khi thị trường có xu thế giảm với thời gian dài và sau đó xu hướng đảo chiều. Lúc này nó sẽ tạo ra đáy thứ nhất – Bottom 1. Đến một thời điểm, giá không đi lên nữa mà nó dừng lại và kết thúc đợt tăng giá. Khi đó, thị trường sẽ đảo chiều tạo ra đỉnh thứ nhất.
Tuy nhiên, khi mà lực bán trên thị trường tăng cao sẽ khiến cho giá giảm và bắt đầu đi xuống. Sau đó, lực bán yếu dần và lực mua tăng thì lúc này giá sẽ đi lên và tạo ra đáy thứ hai.
Đường hỗ trợ
Đáy thứ ba cũng sẽ được tạo ra tương tự như trên. Mức giá của ba đáy sẽ gần như ngang nhau. Trên biểu đồ, bạn sẽ thấy xuất hiện một đường thẳng đi ngang qua đáy thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Đường này được gọi là đường hỗ trợ.
Đường cổ – neckline sẽ đi qua hai đỉnh và nó được biết tới như là đường kháng cự
Mô hình 3 đáy triple bottom sẽ hoàn tất khi mà đáy thứ ba được tạo ra. Kèm theo đó là đường viền cổ hoặc là khu vực kháng cự bị đường giá breakout. Khu vực hỗ trợ mới sẽ dần thay thế cho khu vực kháng cự đã bị giá breakout. Cũng sẽ có vài lúc khu vực hỗ trợ này bị giá retest lại với những đợt điều chỉnh đầu tiên.
Mô hình ba đáy sẽ được cấu tạo từ rất nhiều cây nến. Khi mà xu hướng thị trường giảm và có sự xuất hiện của mô hình ba đáy. Lúc này, thị trường sẽ đảo chiều và tăng giá.
Như bạn thấy trên hình minh họa phía trên, mô hình ba đáy giống như là một phần của mô hình tam giác. Hay nó cũng là một phần của mô hình chữ nhật.
Hướng dẫn sử dụng mô hình ba đáy trong giao dịch
Ở nội dung này, Exness sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng mô hình ba đáy trong giao dịch bằng hai phương pháp.
Phương pháp thứ nhất
Khi đường neckline bị giá breakout và mô hình ba đáy được hoàn tất. Lúc này hãy vào lệnh.
Giao điểm giữa đường cắt và đường neckline chính là điểm để vào lệnh.
Thiết lập stop loss tại đáy thứ ba. Nhờ vậy, nó sẽ giúp bạn giảm thiểu được rủi ro. Hãy đặt stop loss vượt qua râu nến một xíu.
Bạn đo khoảng cách giữa đỉnh và đáy của mô hình. Sau đó thiết lập take profit của khu vực kháng cự bằng khoảng cách mới đo được.
Với tình huống này, hãy giao dịch bằng lệnh chờ buy limit. Bởi vì chúng ta sẽ không có nhiều thời gian để dán mắt vào biểu đồ.
Phương pháp thứ hai
Khi đường kháng cự và đường neckline bị giá retest. Sau đó, bạn hãy vào lệnh.
Thông thường, khi đường neckline bị giá breakout, sau đó giá sẽ retest lại neckline. Lúc này khu vực kháng cự mới sẽ thay thế cho khu vực hỗ trợ. Chúng ta sẽ vào lệnh khi mà có tín hiệu giá chuẩn bị giảm, chi tiết như sau.
Khi khu vực kháng cự bị đường giá retest, hãy vào lệnh lúc này.
Thiết lập stop loss tại vị trí của đáy thứ ba. Hãy đặt stop loss vượt qua râu nến một chút giống như phương pháp thứ nhất.
Bạn đo khoảng cách giữa đỉnh và đáy của mô hình. Sau đó thiết lập take profit trên khu vực kháng cự bằng khoảng cách mới đo được.
Với phương pháp thứ hai, chúng ta sẽ kiếm được khoản lãi cao hơn so với phương pháp đầu tiên. Tuy nhiên với phương pháp này chúng ta sẽ không kiếm được lợi nhuận khi mà đường neckline không bị đường giá retest.
Chính vì thế, tùy vào từng trường hợp chúng ta sẽ giao dịch theo các phương pháp khác nhau. Từ đó, sẽ giúp bạn có thể thu được khoản lợi nhuận tối ưu và hạn chế được những rủi ro khi giao dịch.
Ví dụ về mô hình 3 đáy
Thông qua các ví dụ sau sẽ giúp cho mọi người nắm chắc hơn về các kiến thức của mô hình ba đáy.
Ví dụ 1
Mô hình ba đáy được hình thành sau khi đường neckline được retest lại của cặp tiền CAD/JPY.
Ví dụ 2
Ở ví dụ này chúng ta sẽ khó có thể nhận biết được mô hình ba đáy. Nhưng nếu là nhà đầu tư có kinh nghiệm nhiều trong thị trường thì mô hình này vẫn sẽ được nhận ra khá rõ ràng.
Với trường hợp này, bạn có thể giao dịch như theo hình minh họa. Thời gian để tham gia giao dịch tốt có lẽ là khi thị trường giảm trở lại. Sau đó thì đường neckline thứ hai bị phá hủy. Lúc này bạn có thể thiết lập stop loss tại mức giá thấp nhất của pullback.
Sử dụng mô hình ba đáy cần chú ý những gì?
Để có thể sử dụng mô hình ba đáy trong giao dịch một cách hiệu quả. Sau đây là những điều bạn cần phải chú ý:
- Trước khi mô hình ba đáy xuất hiện thì thị trường phải nằm trong giai đoạn giảm giá.
- Khi mà khu vực kháng cự bị giá phá vỡ và tạo ra đáy thứ ba. Lúc này, mô hình ba đáy mới được hoàn thành.
- Khi mà đáy thứ hai thấp hơn so với đáy thứ ba thì chứng tỏ lực mua đang ngày càng mạnh hơn.
- Trong số các mô hình thì mô hình ba đáy có thời gian tạo ra rất lâu, cụ thể từ 3 đến 6 tháng. Chính vì thế, nó khiến cho các nhà giao dịch tưởng lầm đây là mô hình hai đáy.
- Với mô hình ba đáy thì mức kháng cự chính là đường neckline.
- Khi sử dụng mô hình ba đáy vào giao dịch, bạn cần phải thiết lập stop loss để giảm thiểu khả năng thua lỗ.
- So với mô hình hai đáy thì mô hình 3 đáy ít phổ biến hơn. Nhưng nó lại giúp các nhà giao dịch có thể kiếm được khoản lãi cao hơn.
Phần II. Mô hình 3 đỉnh – Triple Top
Khái niệm mô hình ba đỉnh Triple Top
Triple top còn được gọi là mô hình 3 đỉnh. Đây là mô hình được sinh ra sau khi xu thế thị trường tăng kết thúc. Nên do đó, nó còn được biết tới là một trong những dạng mô hình đảo chiều giảm.
Mô hình 3 đỉnh có cấu tạo từ ba đỉnh có độ cao ngang nhau. Trên biểu đồ, nó giống như ba ngọn núi. Ở giữa ba đỉnh sẽ có hai đáy xen lẫn nhau.
Mô hình ba đỉnh có ý nghĩa như thế nào?
Dựa vào mô hình ba đỉnh, chúng ta có thể biết được trạng thái của bên mua và bên bán. Mỗi đỉnh của mô hình sẽ phản ánh những điều khác nhau.
Đỉnh thứ nhất: Tại đỉnh này, nó phản ánh xu hướng của thị trường hiện tại đang là tăng. Điều này đồng nghĩa với việc bên mua đang chiếm ưu thế rất lớn. Nó khiến cho giá ngày càng tăng và tạo ra đỉnh đầu tiên.
Đỉnh thứ hai: Sau khi giá đã tăng cao thì tâm lý sợ đu đỉnh sẽ bắt đầu xuất hiện từ các nhà giao dịch. Chính vì thế, tại vị trí này, họ sẽ bắt đầu bán sản phẩm đầu tư để chốt lời. Điều này đồng nghĩa với việc bên mua đang có cường độ yếu đi và bên bán đang mạnh lên. Do đó, nó khiến cho giá không thể tăng tiếp được.
Ngày càng nhiều lệnh bán xuất hiện nên do đó nó khiến giá giảm xuống và tạo ra đáy thứ nhất. Tại vị trí này thị trường sẽ đảo chiều và giá quay đầu rồi tăng lên. Tuy nhiên, giá tạo ra không cao hơn so với đỉnh thứ nhất. Nên do đó giá bắt đầu đảo chiều và đi xuống hình thành nên đáy thứ hai.
Đỉnh thứ ba: Giống với đỉnh thứ hai thì giá không thể nào phá vỡ được mức giá của đỉnh thứ nhất. Sau khi rất nhiều lần thấy giá không thể nào lên cao hơn so với đỉnh thứ nhất. Thì nhiều nhà đầu tư đều sẽ có chung một suy nghĩ giá sẽ không thể nào đẩy lên cao hơn được nữa. Chính vì thế họ lập tức vào lệnh sell để kiếm lãi. Điều này đã khiến cho giá bị giảm mạnh hơn.
Khi đường nối giữa hai đáy (khu vực hỗ trợ) bị đường giá breakout. Lúc này, xu hướng thị trường vẫn sẽ tiếp tục giảm và mô hình ba đỉnh được hoàn tất.
Các lỗi thường gặp với mô hình 3 đỉnh
Thông qua nội dung về khái niệm cũng như ý nghĩa của mô hình ba đỉnh thì sẽ có nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng: Việc tìm ra điểm đóng lệnh hoặc bán tháo khi áp dụng mô hình ba đỉnh sẽ rất là dễ dàng. Tuy nhiên, ý nghĩ này hoàn toàn không hề chính xác nhé. Bởi vì đã có rất nhiều nhà đầu tư đi sai hướng khi áp dụng mô hình ba đỉnh vào trong giao dịch.
Có thể nói mô hình ba đỉnh hoàn tất sẽ là một tín hiệu mạnh để vào lệnh buy. Tuy nhiên không phải là khi nó hoàn tất là bạn sẽ vào lệnh buy ngay lập tức. Mời mọi người đọc nội dung về hai lỗi thường mắc phải khi sử dụng mô hình ba đỉnh sau đây.
Giao dịch khi mô hình quá rõ
Nếu như bạn lựa chọn giao dịch bán khi mà đỉnh thứ 3 giá đảo chiều. Kèm theo đó là giá nằm sát khu vực hỗ trợ thì coi như là đã quá muộn.
Bởi vì trong khu vực hỗ trợ lúc này, bên mua đang dần xuất hiện và khả năng cao giá sẽ tăng lên. Chính vì thế, nếu bạn bán tại thời điểm này bạn sẽ rất hối hận đấy vì sau đó giá có thể sẽ tăng lên.
Cố đuổi theo mô hình
Theo như lý thuyết thì chúng ta sẽ bán sản phẩm khi mà khu vực hỗ trợ bị giá breakout. Tuy nhiên, không phải lúc nào lý thuyết cũng đúng 100% cả. Vậy điều gì khiến cho thực tế lại xảy ra ngược lại?
Khi mà khu vực hỗ trợ bị đường giá breakout, thì lúc này thị trường sẽ bước sang một giai đoạn mới. Tại thời điểm này thì thị trường sẽ có mức giá thấp hơn. Do đó khu vực hỗ trợ sẽ bị thay thế bởi khu vực kháng cự mới. Chính vì thế, hãy tính toán lại các bước đi của mình, cụ thể:
Chúng ta sẽ không biết trước được tương lai giá sẽ có mức giá ra sao. Chính vì thế, vẫn có khả năng giá sẽ quay đầu và tăng lên sau khi mà bạn bán khống.
Khi mà giá đang trong thời kỳ giảm mạnh, đa số các nhà giao dịch sẽ không lựa chọn bán vào thời điểm này. Chính vì thế, nếu như bạn muốn giao dịch sell thì hãy đợi đến khi mà đỉnh thứ ba được hình thành. Lúc này, khu vực kháng cự sẽ không thể bị giá breakout.
Thời điểm này bạn cũng không nên vào lệnh buy. Tại vì xu thế hiện tại của thị trường đang là giảm và nhiều khả năng nó sẽ tiếp tục giảm mạnh hơn.
Hướng sử dụng mô hình 3 đỉnh trong giao dịch
Để để sử dụng mô hình ba đỉnh khi tham gia giao dịch một cách hiệu quả. Chúng ta sẽ sử dụng bốn phương pháp sau:
Phá vỡ giả
Trạng thái trung gian giữa breakout và pullback chính là phá vỡ giả. Tức là giá không thể tăng trong một thời gian dài mà sẽ đảo chiều đi xuống. Tuy rằng sẽ có một khoảng thời gian ngắn giá đi qua khu vực kháng cự một xíu.
Như biểu đồ bạn có thể thấy, bên mua đang cố gắng đẩy giá và phá vỡ khu vực kháng cự ở đỉnh thứ ba. Tuy nhiên, bên mua đã thất bại, lúc này chúng ta sẽ gọi là tình trạng phá vỡ giả. Vì đã thất bại nên nó thể hiện bên mua đã mất hết sức lực và không thể nào khiến giá tăng lên được. Chính vì thế, bạn nên vào lệnh sell tại đỉnh thứ ba.
Bạn hãy tham gia giao dịch tại phiên tiếp theo khi mà phá vỡ giả được sinh ra. Lưu ý, lúc này bạn đang lựa chọn hình thức bán khống tại forex. Đừng quên thiết lập stop loss tại vị trí cao hơn một bước giá so với phá vỡ giả.
Tích lũy của khu vực hỗ trợ
Vậy khi bạn bỏ lỡ dấu hiệu phá vỡ giả tại đỉnh thứ ba thì bạn sẽ gặp phải tình huống như thế nào? Rất tiếc phải nói rằng đã quá trễ để bán khống ra sản phẩm mà bạn đầu tư. Vì lúc này có khả năng cao giá sẽ đảo chiều tăng do đang nằm sát khu vực hỗ trợ.
Để tìm ra tín hiệu chính xác, chúng ta sẽ xem giá có đi qua giai đoạn tích lũy của khu vực hỗ trợ không.
Vậy lý do gì chúng ta phải đợi thời điểm tích lũy này?
Lý do đầu tiên là bởi vì khi giá có sự biến động ở trong một khu vực giá. Lúc này, sẽ có hai tình huống xảy ra:
Tình huống thứ nhất: Các nhà giao dịch nghĩ rằng thị trường đang trong thời kỳ tích lũy. Do đó, giá sẽ tăng trong các phiên tiếp theo. Chính vì thế họ sẽ vào lệnh buy. Khi lực mua mạnh lên nó sẽ đẩy giá giá tăng cao. Chính vì thế, khiến cho mô hình ba đỉnh bị vỡ. Do đó, bạn không cần phải chú ý đến mô hình này nữa.
Tình huống thứ hai: Bởi vì thời gian tích lũy rất dài nên nó làm cho tâm lý của các nhà đầu tư cảm thấy hoang mang. Lúc này họ nghĩ rằng giá sẽ không thể nào tăng thêm được nữa và có thể đảo chiều. Chính vì thế họ vào lệnh sell. Điều này đã khiến cho lực bán trở nên mạnh hơn và khiến cho giá bị giảm sâu và khu vực hỗ trợ bị breakout.
Vì thế, để an toàn hơn khi thời kỳ tích lũy được sinh ra. Bạn nên thiết lập stop loss ở phía trên một bước giá so với giai đoạn tích lũy. Tiếp theo đó hãy bán khống các sản phẩm bạn đầu tư.
Đợt pullback đầu tiên
Vậy khi mà mô hình ba đỉnh đã diễn ra, khu vực hỗ trợ đã bị đường giá breakout và bạn chưa kịp giao dịch. Tuy nhiên bạn vẫn muốn vào lệnh thì cần phải làm sao?
Như nội dung đã đề cập thì sau khi mà khu vực hỗ trợ bị đường giá breakout. Lúc này, thị trường sẽ bước vào một giai đoạn mới. Tại thời điểm này, khu vực kháng cự mới sẽ dần thay thế vị trí của khu vực hỗ trợ. Trong một vài trường hợp, hiện tượng pullback sẽ diễn ra.
Nếu như mô hình ba đỉnh đã xuất hiện và được tạo ra. Thì tại đợt pullback đầu tiên bạn hãy tham gia giao dịch. Bởi vì thời điểm này pullback sẽ sở hữu những cây nến ngắn. Chính vì thế mô hình cờ gấu sẽ được sinh ra.
Vậy lý do chúng ta phải giao dịch tại thời điểm pullback đầu tiên là gì?
Tại thời điểm này, sẽ có một điểm để thiết lập stop loss rất hiệu quả. Giả sử bạn có thể thiết lập stop loss ở phía trên của mức cao pullback.
Nhiều nhà đầu tư sẽ cảm thấy hối tiếc vì đã bỏ qua mô hình 3 đỉnh. Do đó, thời điểm pullback đầu tiên chính là lúc bạn nên giao dịch. Lúc này nó sẽ giúp cho tài sản của bạn được an toàn trước khi mà giá bắt đầu giảm sâu.
Tín hiệu Breakout – Retest
Vậy khi mà pullback diễn ra trong thời gian dài và đi quá sâu, lúc này bạn sẽ gặp tình huống ra sao? Trong trường hợp này, hãy đợi đến khi khu vực kháng cự mới bị đụng phải. Kèm theo đó là chờ xem liệu giá có thể phá vỡ khu vực kháng cự này không? Hoặc là liệu giá có đảo chiều và đi xuống hay không? Đây chính là phương pháp breakout-retest.
Đừng giao dịch vội, hãy chờ thêm một vài dấu hiệu của các mô hình nến đảo chiều giảm như: Shooting Star, Bearish Engulfing,…
Khi mà tín hiệu đã được xác nhận thì lúc này tại phiên tiếp theo chúng ta hãy tham gia giao dịch.
Nói chung, khi sử dụng mô hình ba đỉnh vào trong giao dịch. Chúng ta sẽ áp dụng phương pháp phá vỡ giá và thời kỳ tích lũy trước khi khu vực hỗ trợ bị đường giá breakout. Nếu như mà đường giá vượt ra khỏi khu vực hỗ trợ thì chúng ta sẽ áp dụng phương pháp pullback đầu tiên và breakout-retest.
Hướng dẫn nhận dạng mô hình 3 đỉnh thất bại
Vậy khi nào thì mô hình ba đỉnh bị thất bại? Nếu như giá đi ngược hướng với lại các dự đoán lý thuyết thì được gọi là thất bại. Có nghĩa là giá thay vì giảm thì giá lại tăng lên.
Vậy làm sao để có thể biết được khi nào thì mô hình ba đỉnh sẽ thất bại? Sau đây, Exness Việt Nam sẽ chỉ ra những dấu hiệu của mô hình ba đỉnh không thành công.
Đáy phiên sau cao hơn so với đáy phiên trước và đang có xu hướng nằm gần khu vực kháng cự
Với trường hợp này, bạn sẽ thấy trên biểu đồ, mô hình tương tự như hình tam giác tăng dần. Lúc này lực mua đang bắt đầu được hình thành. Chính vì thế mà xu hướng thị trường giá có khả năng tăng lên.
Mở rộng time frame lớn hơn khi thị trường đang trong xu thế tăng
Nếu như mô hình ba đỉnh được sinh ra lúc này, bạn hãy mở rộng time frame ra to hơn. Khi mà xu thế thị trường tăng trong time frame to hơn thì xác suất cao mô hình 3 đỉnh sẽ gặp thất bại.
Giả sử như mỗi ngày ngày mô hình ba đỉnh đều xuất hiện. Tuy nhiên nếu như ta mở rộng khung thời gian thành mỗi tuần và thấy thị trường đang nằm trong xu thế tăng. Lúc này, xác suất cao giá sẽ tăng chứ không phải giảm.
Với kinh nghiệm của Exness thì sau đây chúng mình sẽ cung cấp cho bạn một mẹo nhỏ để sử dụng mô hình ba đỉnh.
Nếu tại time frame lớn và khu vực kháng cự có sự sinh ra của mô hình ba đỉnh. Thì khả năng cao mô hình này sẽ không thất bại do khả năng cao bên bán sẽ chiếm ưu thế.
Bước tiếp theo, hãy áp dụng một trong bốn phương pháp mà sàn Exness đã đề cập ở phía trên. Nhờ đó mà bạn sẽ tìm ra được điểm vào lệnh lý tưởng.
Tổng quát lại về mô hình 3 đỉnh
Khi mô hình ba đỉnh xuất hiện thì chứng tỏ bên bán đang kiểm soát thị trường. Chính vì thế đây còn được coi là mô hình đảo chiều giảm giá.
Đừng đợi đến lúc mà mô hình ba đỉnh được hoàn thành mới giao dịch. Hay là trong trường hợp giá đang nằm trong khu vực hỗ trợ. Lý do không nên giao dịch lúc này là vì bên mua đang có sự chuẩn bị vùng lên.
Khi giao dịch, bạn phải luôn giữ cái đầu thật tỉnh táo và đừng đuổi theo mô hình và bán tháo các sản phẩm. Bởi vì vẫn có xác suất cao tình trạng pullback sẽ diễn ra.
Để sử dụng hiệu quả mô hình ba đỉnh, hãy áp dụng bốn phương pháp đã được đề cập phía trên. Đó là là phá vỡ giả, tích lũy tại khu vực hỗ trợ, thời kỳ pullback đầu tiên hay tín hiệu breakout-retest.
Nếu như trong khung thời gian rộng mà mô hình ba đỉnh xuất hiện khi thị trường có xu thế tăng. Khả năng cao mô hình này sẽ rơi vào thất bại. Ngược lại, mô hình ba đỉnh sẽ có tỉ lệ thành công cao khi nó xuất hiện trong khu vực kháng cự.
Kết luận
Mô hình 3 đáy và mô hình 3 đỉnh sẽ giúp bạn biết được tình trạng của hai bên bán và mua trong thị trường. Chính vì thế, nắm chắc được kiến thức về hai loại mô hình này sẽ giúp bạn giảm thiểu được khả năng thua lỗ. Chúc mọi người có một ngày thật vui vẻ và đừng quên đón đọc các bài viết sau của chuyên mục Exness Hướng Dẫn nhé.
Xem thêm:
Mô hình 2 đỉnh và mô hình 2 đáy – Hướng dẫn giao dịch hiệu quả
Mô hình nêm có ý nghĩa như thế nào trong giao dịch Forex?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.