Lý thuyết Dow hiện đang được rất nhiều các nhà đầu tư sử dụng hiện nay. Vậy lý thuyết Dow là gì? Những điểm lưu ý của lí thuyết Dow mà chúng ta cần biết. Nếu đang tìm hiểu về lý thuyết Dow thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé. Exness Việt Nam sẽ giúp mọi người hiểu rõ thêm về lý thuyết này.
Nguồn gốc lý thuyết Dow là gì?
Cha đẻ của lý thuyết Dow
Charles H.Dow chính là cha của lý thuyết Dow bao gồm sáu nguyên lý cơ bản. Những nguyên lý này được ông viết qua các bài xã luận và được tờ Wall Street Journal đảng tải. Những phản ứng của Dow đối với các phản hồi của thị trường chứng khoán được ông viết trong những bài xã luận này. Ngoài ra nó còn thể hiện cách đo lường tài chính thị trường ở thời điểm hiện tại. Điều này giúp người dùng có thể kiếm được lợi nhuận tối ưu.
Dow bất ngờ qua đời vào năm 1902 trong khi các tài liệu vẫn chưa được hoàn thành. Chính vì thế, một đồng nghiệp của ông là William P.Hamilton đã thay ông tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện lý thuyết Dow.
Điều kiện
Thị trường chứng khoán chính là thước đo của sự đáng tin cậy trong điều kiện tổng thể của nền kinh tế. Hiện nay, chúng ta có thể đưa ra chính xác những điều kiện đó bằng kỹ thuật phân tích tổng thể. Ngoài ra, ta còn có thể xác định được thị trường cũng như các cổ phiếu lẻ hiện đang có xu hướng ra sao.
Phân loại
Có hai chỉ số được Dow đề ra như sau: Chỉ số vận tải (Chỉ số đường sắt Dow Jones) và chỉ số công nghiệp Dow Jones. Hai chỉ số này cũng được Dow viết và đăng trên tờ Wall Street Journal.Với hai chỉ số này, Dow nhận thấy chúng có thể phản ánh được các điều kiện kinh doanh một cách chính xác.
Theo ông, hai chỉ số này bao gồm hai phân khúc chính của kinh tế là vận tải (đường sắt) và công nghiệp. Hiện nay, lý thuyết Dow vẫn được áp dụng dù cho nó có bị thay đổi trong 1 thế kỷ qua. Không những vậy, nó còn được giao dịch ngoại hối forex cũng như thị trường hiện đại chọn làm nền tảng lý thuyết cơ bản.
Lý thuyết Dow chính là khởi nguồn cho lý thuyết phân tích kỹ thuật. Để có thể hiểu rõ hơn về kỹ thuật này chúng ta cần phải nắm rõ về sáu nguyên lý của lý thuyết Dow.
Sáu nguyên lý cơ bản trong lý thuyết Dow
Nguyên lý một: Mọi thứ được phản ánh thông qua thị trường
Tiền đề
Thị trường tài chính sẽ bị ảnh hưởng bởi mọi tin tức dù là ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. Chúng được thể hiện thông qua chỉ số và giá của cổ phiếu. Đây chính là tiền đề cho nguyên lí thứ nhất.
Nội dung
Những thông tin mà lý thuyết Dow nhắc tới bao gồm rất nhiều thứ. Đó có thể là dữ liệu lãi suất hay tâm lý, cảm xúc của trader cho đến vấn đề lạm phát,.. Chỉ có những yếu tố như sóng thần, động đất hoặc khủng bố là những điều không nằm trong thông tin mà Dow nhắc tới. Tuy vậy, những bất lợi của các vấn đề trên cũng ảnh hưởng đến vấn đề giá trên thị trường.
Dow có quan niệm rằng các thông tin sẽ giúp cho các nhà giao dịch dự đoán được các sự kiện có thể xảy ra ở tương lai. Chúng không thể giúp mọi người biết được mọi thứ. Các vấn đề dù là đã xảy ra, chuẩn bị xảy ra cũng sẽ góp phần liên quan đến giá thị trường. Khi các vấn đề biến động thì thị trường cũng phải biến động theo bằng cách định giá lại. Điều này giúp mọi người có thể nhận thấy những thay đổi của thị trường hiện tại. Vào năm 1960, giả thuyết thị trường hiệu quả của tác giả Eugene Fama cũng từng đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, có sự khác biệt là lý thuyết Dow có thể dùng để dự đoán những xu hướng có thể xảy ra.
Thị trường hiện tại
Trong thị trường tài chính, nguyên lý một được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng. Hiện nay,chỉ cần xem biến động giá nhiều nhà đầu tư có thể dự đoán được những xu thế xảy ra ở tương lai.
Tương tự với kỹ thuật phân tích chính thống thì lý thuyết Dow cũng tập trung chủ yếu vào giá cả. Tuy vậy, sự khác biệt của lý thuyết Dow là nó liên quan đến những thay đổi của toàn bộ thị trường.
Ví dụ như những ai sử dụng lý thuyết Dow thường sẽ xem các thay đổi giá thông qua các chỉ báo tại xu hướng chính. Khi đã nắm trong tay những xu hướng có thể xảy ra thì họ sẽ đưa ra cho mình những lựa chọn để đầu tư. Các trader sẽ giao dịch mua lại những cổ phiếu riêng lẻ với các mức giá phù hợp. Khi mà họ dự đoán những cổ phiếu ấy sẽ có xu hướng tăng trong tương lai.
Nguyên lý hai: Thị trường gồm ba xu thế
Các bạn cần phải nắm chắc được khái niệm xu thế là gì trước khi đi sâu vào nguyên lý thứ hai. Thị trường sẽ không bao giờ đi thẳng cho dù là xu thế của nó đã đang đi theo một chiều hướng xác định. Nó sẽ chỉ tăng đến đỉnh xu hướng rồi giảm xuống trở thành đáy xu hướng. Chúng vẫn sẽ đi theo một hướng nhất định cho dù có giảm hoặc tăng.
Theo lý thuyết Dow, thị trường sẽ gồm có ba xu thế chính. Đó là xu thế chính, phụ và nhỏ.
Xu thế chính (cấp 1)
Xu thế chính bao gồm hai xu thế là xu thế giảm và tăng. Nếu xét về bản chất thì xu thế phụ chính là một rào cản ngăn chặn sự phát triển của xu thế chính.
Ví dụ như thế giới đang phát triển thì đại dịch Covid bất ngờ xuất hiện. Nó ngăn cản không cho thế giới phát triển, khiến nhiều thứ rơi vào tình trạng trì trệ.
Ở hình ảnh trên, xu thế chính được thể hiện thông qua mũi tên màu đỏ. Nó là xu thế tăng và sau xu thế tăng sẽ xuất hiện xu thế giảm. Những xu thế giảm này khiến cho những xu thế tăng không thể phát triển. Xu thế phụ chính là tên của các xu thế giảm này.
Tương tự như thế, ở phía bên phải có những đường màu đỏ. Khi một đà giảm thì một đà tăng sẽ xuất hiện. Lúc này, xu thế tăng được gọi là xu thế phụ.
Vậy điểm mấu chốt ở đây là gì? Đó chính là xu thế tăng chỉ có thể tiếp tục khi có đỉnh hay đáy cao hơn được sinh ra. Có thể hình dung nó như những bậc thang.
Giống với ví dụ trên, các đỉnh hay đáy cao hơn đã được vàng tạo ra. Tuy rằng vùng giảm điều chỉnh có xuất hiện. Nhưng mức giảm điều chỉnh dường như không thấp hơn mà chỉ ngang với đáy phía trước. Tiếp theo đó, vàng tiếp tục tăng mạnh, rồi điều chỉnh giảm, và sau đó lại tiếp tục tăng. Có thể xem điều chỉnh giảm như một bước đệm.
Các đỉnh hoặc đáy thấp hơn xuất hiện chính là thể hiện xu thế chính cũng đang có khuynh hướng giảm.
Trong suốt năm 2019, cặp tiền EURUSD tạo ra rất nhiều những đỉnh và đáy thấp hơn. Điều này thể hiện cặp tiền này đang có xu hướng giảm mạnh.
Cặp tiền EURUSD đã được phục hồi và tăng lên sau vài lần giảm. Nhưng các đỉnh hay đáy cao hơn lại không xuất hiện. Do đó, có thể kết luận EURUSD đang giảm mạnh và sâu.
Một xu thế được hình thành bao lâu?
Xu thế chính là xu thế có thời gian lâu nhất vì chúng có thể kéo dài hàng năm. Ba tuần đến ba tháng là thời gian tồn tại của xu thế phụ. Đối với xu thế nhỏ thì thời gian kéo dài ngắn nhất, chỉ tầm dưới ba tuần.
Một chú ý mà các bạn cần biết đó chính là xu thế chính vẫn sẽ có hiệu lực cho đến khi có sự xuất hiện của xu hướng đảo chiều. Cho dù xu thế này có kéo dài bao lâu đi chăng nữa.
Trong việc xác định thị trường thì theo như thuyết Dow đề cập, xu thế chính là xu thế cực kỳ quan trọng. Không chỉ vậy, nó còn có sức ảnh hưởng mạnh đến sự thay đổi giá của xu thế phụ và nhỏ.
Một mẹo nhỏ dành cho các bạn như sau. Bạn nên sử dụng lệnh buy khi đã xác định được thị trường đang ở xu hướng tăng. Lựa chọn lệnh sell khi thị trường đang có xu hướng giảm nhé. Hay ghi nhớ một điều rằng, chống lại xu thế thị trường sẽ không mang đến nhiều lợi ích cho bạn.
Xu thế phụ (cấp 2)
Có thể nói xu thế này giống như một bước đệm hỗ trợ cho xu thế chính được liên tục. Xu thế cấp 2 luôn đi ngược chiều so với xu thế cấp 1.
Điều này có nghĩa là khi xu thế 1 đang ở giai đoạn tăng lên thì xu thế 2 sẽ ở giai đoạn giảm xuống. Ngược lại, nếu xu thế cấp 1 đang có khuynh hướng giảm xuống thì xu thế phụ đang điều chỉnh tăng lên.
Xu thế nhỏ (cấp 3)
Theo lý thuyết Dow thì xu thế 3 có thời gian tồn tại ngắn nhất. Xu thế này được các trader sử dụng với mục đích điều chỉnh hay có những thay đổi giá ngược với xu phụ.
Vì chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nên xu thế này không phải là mối bận tâm chính với các trader. Vì những thay đổi giá trong khoảng thời gian ngắn vẫn nằm trong hai xu hướng chính phụ. Do vậy mà xu thế cấp 3 vẫn được các trader theo dõi mà không bị bỏ qua.
Xu hướng chính là xu hướng được các trader theo dõi kỹ lưỡng vì xu hướng còn lại thường bị nhiễu và không rõ ràng. Tập trung quá nhiều vào xu thế nhỏ sẽ khiến các trader đi đến con đường sai lầm và dễ dàng bị phân tâm. Chúng sẽ làm cho tầm nhìn tổng quát về thị trường của các trader bị mất đi.
Nguyên lý ba: Xu thế chính gồm ba giai đoạn
Giai đoạn xu thế tăng – giảm (xu thế chính) sẽ được phân tích kĩ hơn về vấn đề hình thành. Vì xu chính là quan trọng nhất.
Xu thế cấp 1 gồm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn tích lũy, giai đoạn quá độ và giai đoạn bùng nổ.
Ngược lại, thị trường giảm sẽ gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn giảm mạnh, giai đoạn phân phối và giai đoạn tuyệt vọng.
Thị trường bò – xu hướng tăng chính
Giai đoạn tích lũy
Tại thị trường bò thì đây là giai đoạn đầu tiên và rất ngắn. Do đó nó là giai đoạn rất ít được đầu tư bởi các trader.
Trong xu thế giảm thì giai đoạn tích lũy nằm ở vị trí cuối. Đây là thời điểm mà mọi thứ đang gặp những vấn đề cực kỳ không tốt nhưng mức giá lại rất hấp dẫn. Vì tại thời điểm này, giá dường như không thể giảm thêm được. Do những thông tin xấu hầu hết đã được mọi người biết đến. Giai đoạn tích lũy cũng là khoảng thời gian rất khó để phát hiện ra. Vì thế nó làm cho trader hoang mang không biết nó đang ở tình trạng kết thúc hay tiếp tục.
Giai đoạn bùng nổ
Giai đoạn bùng nổ xảy ra sau giai đoạn tích lũy khi mà các nhà đầu tư quay trở lại ngày một nhiều. Vì vậy mà nó đang có xu hướng phục hồi trong tương lai.
Khi mà sự phục hồi bắt đầu diễn ra thì lúc này tâm lý của các trader cũng bắt đầu ổn định. Các điều kiện kinh doanh thông qua dữ liệu kinh tế và thu nhập tăng trưởng được cải thiện. Ngay lúc này, những dấu hiệu về sự lạc quan được nhiều trader biết tới và quay lại. Nhờ vậy mà giá càng ngày càng tăng cao.
Giai đoạn bùng nổ là giai đoạn lâu nhất và có sự thay đổi giá mạnh mẽ nhất. Vì vậy, tại giai đoạn này các trader sẽ bắt đầu thu lợi nhuận và nắm giữ vị thế lâu dài.
Giai đoạn quá độ
Giai đoạn quá độ sẽ diễn ra khi mà bên mua đang dần yếu đi do thị trưởng tăng quá nhanh. Với xu hướng tăng, đây là giai đoạn cuối cùng. Ngoài ra, cũng là lúc mà các trader mong muốn thu hẹp lại vị thế bằng cách bán chúng ra thị trường. Theo như Alan Greenspan thì thị trường lúc này giống như “sự phấn khích phi lý”.
Đây cũng chính là thời điểm mà những người mua bắt đầu gia nhập vào thị trường. Họ mong rằng sẽ lợi nhuận sẽ tăng cao hơn khi họ bỏ lỡ đi các cơ hội trước đó. Nhưng một điều đáng tiếc cho họ rằng là họ không biết mình đang ở vị trí đu đỉnh. Như vậy, cơ hội muốn lợi nhuận tăng cao là một điều rất khó.
Xu hướng giảm dần và sức mua giảm theo chính là dấu hiệu của giai đoạn quá độ. Sau đó thị trường sẽ chuyển sang xu thế mới – xu thế giảm chính.
Thị trường gấu – xu hướng giảm chính
Giai đoạn phân phối
Giai đoạn phân phối chính là giai đoạn bắt đầu của thị trường gấu. Đây là giai đoạn nằm sau giai đoạn quá độ của thị trường bò. Đây là thời điểm của việc xả hàng.
Ở giai đoạn này tâm lý của rất nhiều trader tin rằng lợi nhuận sẽ tiếp tục được tăng cao. Việc này khiến cho rất nhiều những nhà đầu tư bước vào con đường lạc lối của những ảo vọng quá cao. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm mà các trader cuối cùng tiếp tục mua tại thị trường mà không biết mình đang ở đỉnh.
Như bạn có thể thấy, lúc này những đỉnh và đáy thấp hơn đang dần xuất hiện. Chúng thay thế cho vị trí của các đỉnh và đáy cao hơn trước đó.
Giai đoạn giảm mạnh
Đây có lẽ là giai đoạn khiến nhiều trader phải khóc thét vì giá lúc này đang lao dốc rất nhanh.
Tại giai đoạn này thay vì tạo ra các đáy hoặc đỉnh cao hơn để xác định xu thế tăng thì chúng lại tạo ra theo cách ngược lại. Minh chứng là việc các đáy và đỉnh thấp hơn đang dần xuất hiện ngày một nhiều.
Lúc này, hàng loạt những tin tức xấu sẽ được mọi người biết đến khiến cho việc kinh doanh vô cùng xấu. Những thông tin này như một đòn giáng mạnh mẽ vô những nhà đầu tư khiến họ cảm thấy lo lắng và bất an. Lúc này, một số lượng lớn cổ phiếu được bán ra khiến cho giá trị cổ phiếu lúc này bị giảm mạnh.
Giai đoạn tuyệt vọng
Đây là giai đoạn cuối cùng của thị trường gấu và cũng là báo hiệu cho sự khởi đầu của giai đoạn tích lũy.
Ngoài ra, giai đoạn này cũng chứng kiến rất nhiều sự lo lắng và bất an dẫn đến việc bán gấp cổ phiếu.
Lúc này thị trường là một màu xám. Màu xám này được tạo ra bởi tâm lý hoang mang cùng với những tia hy vọng nhỏ nhoi của trader. Chính vì vậy mà ở giai đoạn này họ thường không để ý đến giá cả mà chỉ muốn bán chúng nhanh nhất có thể.
Kết thúc của một sự tồi tệ chính là khởi đầu của một giai đoạn mới – giai đoạn tích lũy trong xu hướng tăng.
Các chu kỳ cứ được lặp lại như vậy từ ngày này sang tháng nọ, từ thế kỷ này sang thế kỷ kia.
Nguyên lý bốn: Xác nhận các chỉ số bình quân
Theo như lý thuyết Dow thì không thể nào xác nhận được việc đảo chiều từ thị trường bò sang thị trường gấu. Trong điều kiện hai chỉ số (trung bình đường sắt và công nghiệp) không xác nhận.
Điều này có nghĩa là các tín hiệu chỉ số tại biểu đồ này cần tương ứng với chỉ số trên biểu đồ khác.
Ví dụ khi chỉ số trung bình vận tải đang có xu thế giảm giá. Cùng lúc đó xu hướng chỉ số trung bình công nghiệp đang tăng. Lúc này ta không thể xác định được xu thế nào có thể diễn ra.
Nguyên lý năm: Điều kiện xác nhận xu hướng là khối lượng giao dịch
Thông qua các thay đổi về giá thì tín hiệu bán hoặc mua sẽ được phản ánh theo lý thuyết Dow. Do đó các trader có thể dựa vào khối lượng giao dịch để đưa ra quyết định giao dịch.
Qua nguyên lý năm, người đọc có thể nhận ra một điều. Khi giá đi theo đúng xu hướng tăng cũng có nghĩa là khối lượng giao dịch cũng tăng theo. Ngược lại nếu giá giảm khối lượng giao dịch cũng sẽ giảm xuống. Ví dụ khi giá tăng thì sẽ kéo theo khối lượng giao dịch tăng và giá giảm thì khối lượng giao dịch giảm nếu xét trong xu hướng tăng.
Như vậy khi khối lượng không đi đúng hướng với xu hướng thì nó đang phản ánh xu hướng hiện tại đang khá là yếu kém. Sắp tới, xu hướng có thể sẽ bị đảo chiều.
Nguyên lý sáu: Đến khi xuất hiện dấu hiệu đảo chiều xu hướng vẫn sẽ có hiệu lực
Xác định được những xu hướng sẽ giúp cho chúng ta không mắc phải các vấn đề. Ví dụ như nó giúp ta không chống lại xu hướng hay giao dịch ngược. Nguyên lý thứ sáu chính là nguyên lý cuối cùng của lý thuyết Dow. Dow tin rằng đến khi dấu hiệu liên quan về các xu hướng bị đảo ngược xuất hiện thì cũng vẫn sẽ duy trì.
Các trader cần phải kiên nhẫn để có thể chờ và xác định những vấn đề xu hướng đảo ngược. Tại vì theo nguyên lý thứ hai thì thị trường có những xu hướng thứ cấp và xu hướng nhỏ. Chính vì vậy, nó dễ gây cho các trader sự nhầm lẫn liệu đây có phải là xu hướng chính không? Hay chỉ đơn giản là xu hướng đang được điều chỉnh.
Giao dịch theo phương pháp của lý thuyết Dow là gì?
Khi sử dụng lý thuyết Dow và đưa ra các lệnh sell hay buy ta cần xác định vài điều sau: Xu thế chính, phụ, điểm vào lệnh (entry) sẽ là vùng giá breakout, thủng vùng hỗ trợ hoặc phá vùng kháng cự. Theo lý thuyết Dow đánh thuận xu hướng (theo xu hướng chính) chính là trọng tâm.
Xây dựng cho riêng mình một hệ thống với tỷ lệ thắng cao là điều có thể xảy ra khi kết hợp giữa hai bài. Đó là lý thuyết Dow và bài hỗ trợ – kháng cự.
Giao dịch theo những gì bản thân thấy chứ không giao dịch như bản thân nghĩ là điểm quan trọng phải ghi nhớ. Trong thị trường tài chính thì quyết định và nhận định là hai điều không giống nhau.
Ngoài ra, kiếm được tiền và phân tích thuộc hai phạm vi khác nhau vì phân tích tốt không có nghĩa là kiếm được tiền. Khi có đủ hai yếu tố về tâm lý tốt và kiến thức chắc thì phần thắng mới có thể chủ động nắm trong tay. Cần xác định rõ khi nào là phá sản theo hỗ trợ – kháng cự, khi nào thì theo lý thuyết Dow. Đây là việc rất quan trọng
Trường hợp Dow Fake là trường hợp khá dễ gặp: Giá phá cản quay ngược trở lại mà không theo xu hướng chính. Thông thường, Dow fake có thể là hiện tượng thị trường bị cá mập thao túng hay là một “bẫy giá”.
Muốn xác định Dow thì trước hết cần xác định được chu kỳ tăng giảm và vùng hỗ trợ – kháng cự.
1-2-1 là cấu trúc duy nhất của Dow.
Lý thuyết Dow và những lưu ý không nên bỏ qua
Sự phát triển của internet và tâm lý đám đông chính là cội nguồn của những hạn chế trong lý thuyết Dow.
Hiện tại, giá của thị trường không còn biến động theo từng ngày mà theo từng giây từng phút. Do đó, các tin tức không chuẩn xuất hiện nhiều. Khi muốn trở thành trader trên thị trường Forex thì lý thuyết Dow là một điều không thể bỏ qua. Vì nó như một bí quyết thành công vậy.
Trải qua hơn một thế kỷ, tuy rằng lý thuyết Dow mang những hạn chế song nó vẫn được áp dụng nhiều hiện nay. Với mong muốn giúp bạn tối ưu được cách sử dụng lý thuyết Dow, chúng tôi đề ra mặt hạn chế. Hãy cũng exness.com.co tìm hiểu những hạn chế này như sau:
Độ trễ lớn
Xu thế chính gồm ba giai đoạn chính được đề cập trong nguyên lý thứ ba. Một khoản lợi nhuận sẽ bị mất đi khi trader lựa chọn thời điểm hai giai đoạn sau để giao dịch. Thời điểm đó là giai đoạn bùng nổ (thị trường bò) và giai đoạn tuyệt vọng (thị trường gấu).
Lý thuyết Dow không phải là hoàn toàn chính xác
Mọi vấn đề như tâm lý, lạm phát,… đều có thể làm thay đổi giá cả khi xét về mặt cơ bản. Nhưng lý thuyết Dow bỏ qua các trường hợp như sóng thần, động đất hay khủng bố,… Trong thực tế, giá bị ảnh hưởng lớn bởi những yếu tố này.
Giao dịch ngắn và trung hạn không áp dụng nhiều
Tập trung chủ yếu của lý thuyết Dow là những thay đổi và sự phát triển của xu hướng. Do đó nó giúp các trader có thể nhận ra được mức thấp hoặc cao một cách rõ ràng. Để có thể nhận thấy điều này, các trader thường dùng khá nhiều thời gian cho việc phân tích, tìm kiếm xu thế chính. Điều này giúp họ không bỏ qua các khoản đầu tư lợi nhuận cao hơn với giao dịch xoay vòng, theo ngày và tỷ lệ.
Xu thế khó được xác định
Thị trường bao gồm ba giả định: Xu thế chính, xu thế phụ và xu thế nhỏ. Nhờ biến động về giá trong một khoảng thời gian mà xu hướng này được ra đời và phát triển. Thực tế, khá khó để các trader có thể xác định được xu thế hiện tại do giá biến động liên tục. Ngoài ra, các trader dễ mắc phải những lựa chọn sai lầm vào thời điểm cuối của xu thế do chúng thể hiện không rõ ràng.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin chi tiết về lý thuyết Dow. Mong rằng thông tin trên đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích và thực sự hiểu rõ lý thuyết Dow là gì. Hãy đón chờ những bài tiếp theo của chuyên mục Exness hướng dẫn nhé.
Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng công cụ Gann
Nguồn gốc hình thành và cơ sở tạo nên sóng Wolfe
Tìm hiểu các cấp độ trong sóng Elliott
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.