Kết hợp RSI và MACD trong giao dịch sẽ giúp các nhà đầu tư tăng khả năng phân tích, từ đó nâng xác suất thành công cho mỗi thương vụ đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trader chưa nắm rõ bản chất của chiến lược này dẫn đến việc áp dụng sai và thua lỗ nặng. Do đó, Exness sẽ giúp bạn tổng hợp các thông tin cụ thể về chiến lược này thông qua bài viết dưới đây.
Tổng quan
MSI là gì?
RSI được viết tắt từ thuật ngữ Relative Strength Index, tạm dịch là chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ số này được xếp vào nhóm chỉ báo kỹ thuật đo lường dao động, tốc độ và cả sự thay đổi trong biến động giá trên thị trường Forex.
Chỉ báo RSI thường được sử dụng trong thị trường chứng khoán, tiền ảo, cổ phiếu và đặc biệt là Forex, vì đây là thị trường sở hữu những tài sản có sự biến động mạnh về giá. Dựa vào tốc độ và những thay đổi về giá mà RSI có thể giúp các nhà đầu tư dự đoán xu hướng trong tương lai.
MACD là gì?
MACD là thuật ngữ được viết tắt từ cụm Moving Average Convergence, tạm dịch là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. MACD cũng được xếp vào nhóm các chỉ báo phân tích kỹ thuật, hỗ trợ đo lường sức mạnh, hướng động lượng và thời gian của một xu hướng bất kỳ.
MACD sẽ được cấu tạo từ những thành phần dưới đây, bao gồm:
– Đường MACD: có EMA 12 – EMA 26
– Đường Signal: gồm đường EMA 9
– Histogram: gồm đường MACD, đường Signal
Tại sao nên kết hợp MSI và MACD?
Đặc điểm của đường RSI
- Có biểu đồ nằm ngang và gắn với phần dưới cùng của biểu đồ cặp tiền tệ và chỉ có duy nhất một đường dao động từ 0 đến 100.
- RSI dao động từ 0 đến 30 báo hiệu thị trường quá bán, cần điều chỉnh tăng giá ở mức cao.
- RSI dao động từ 30 đến 70 báo hiệu vùng trung lập, lúc này không nên mua quá nhiều hay bán quá mức.
- RSI dao động từ 70 đến 100 báo hiệu thị trường quá mua, cần điều chỉnh giảm giá thấp hơn.
- RSI cắt từ mức 50 đến vùng phía trên báo hiệu xu hướng giá tăng trong cặp tiền bị ảnh hưởng.
- RSI cắt từ phía trên đường trung tâm, tức là mức 50 đến vùng phía trên báo hiệu xu hướng giá tăng trong cặp tiền bị ảnh hưởng.
Đặc điểm của đường MACD
- Đường MACD: chọn đường EMA dài hạn hơn và loại bỏ nó khỏi EMA ngắn hạn. Trong đó, EMA dài hạn thường chọn thông số là 26 ngày trong khi đối với EMA ngắn là 12 ngày.
- Đường tín hiệu: có giá trị là 9 được xem là lựa chọn thích hợp nhất.
Mối liên hệ giữa RSI và MACD
- RSI ra đời với mục tiêu đo lường tốc độ và những biến đổi về giá. Chính vì thế, các nhà đầu tư có thể chọn chỉ số này để xác định thời điểm mua và bán lý tưởng nhất. Cụ thể hơn, chỉ số này giúp các nhà đầu tư dự đoán xu hướng của giá trong thời gian gần nhất.
- MACD được nghiên cứu nhằm đo lường động lượng, từ đó giúp xác định thời điểm xung lượng tăng hoặc giảm để tìm được các điểm vào lệnh, thoát lệnh phù hợp nhất. Từ đó, các bạn có thể nhanh chóng xác định được mốc thời gian gia nhập vào thị trường chuẩn xác.
Từ những phân tích trên, có thể thấy 2 chỉ báo này có liên hệ mật thiết với nhau trong việc hỗ trợ các trader phân tích thị trường. Cụ thể RSI sẽ cung cấp các tín hiệu về xu hướng giá, giúp các bạn xác định thời điểm mua và bán. Sau đó, MACD sẽ hỗ trợ các bạn tìm điểm vào lệnh lý tưởng nhất sau khi biết được xu hướng.
Tối ưu chiến lược kết hợp RSI và MACD
Tuy rằng RSI và MACD có những khác biệt nhất định, thế nhưng mục đích chính của chúng vẫn là xác định xu hướng thị trường. Từ đó, hỗ trợ các nhà giao dịch ra quyết định đầu tư dựa vào các phân tích về biểu đồ giá.
Tiếp theo đây, bài viết sẽ lần lượt trình bày các bước kết hợp RSI và MACD sao cho lý tưởng trong các giao dịch Forex.
Thiết lập chỉ báo trên biểu đồ
Đầu tiên, các bạn cần vẽ được đường chỉ báo trên biểu đồ. Trong đó, mọi người có thể chọn nền tảng giao dịch thực hiện giao dịch thử để vẽ 2 chỉ báo này.
- Tradingview: mô phỏng giao dịch thực tế, hỗ trợ phân tích giao dịch
- MT4: Nền tảng giao dịch thật
- MT5: Giao dịch
- Tài khoản demo
Bài viết sẽ hướng dẫn các bạn thiết lập các chỉ báo này trên nền tảng thông dụng nhất – MT4.
Vẽ chỉ báo RSI
- Mở ứng dụng MT4 trên máy tính và đăng nhập vào tài khoản.
- Từ giao diện chính của nền tảng, chọn Insert > Indicator > Oscillators > Relative Strength Index.
- Điền các thông số của chỉ báo để tiến hành cài đặt.
# Tag Parameters
- Period 14 : Số lượng cây nến hiển thị, bạn có thể chọn 14 vì đây là con số quen thuộc với nhiều trader.
- Apply to: “Close” – tính toán dựa trên giá đóng cửa của 14 cây nến nêu trên. Trong khi đó, Open cho phép người dùng tính toán dựa trên giá mở cửa, giá cao nhất của phiên (High), hoặc giá thấp nhất của phiên (Low) tùy sở thích mỗi người.
- Style: Thiết lập màu sắc của đường chỉ báo trên biểu đồ
- Fixed Minimum và Fixed Maximum: có giá trị đường biên dưới là 0 và giá trị đường biên trên là 100.
# Tag Level
- Thẻ biểu thị, đồng thời hỗ trợ thiết lập các mức giá quá mua, quá bán trên biểu đồ. Trong đó, mọi người có thể thiết lập dựa trên sở thích, hoặc các bạn có thể thiết lập theo chuẩn thế giới là 30 – 70
- Phần bên dưới là màu sắc sẽ hiển thị trên giao diện chính, mọi người cũng có thể chọn những màu nổi bật cho đường chỉ báo của mình.
# Tag Visualization
-
Chọn khung thời gian diễn ra các giao dịch.
Vẽ chỉ báo MACD
- Tương tự như chỉ báo vừa rồi, bước đầu tiên bạn cần thiết lập chỉ báo này trên MT4.
- Sau khi khởi động MT4 và đăng nhập vào tài khoản, các bạn lần lượt chọn Insert > Indicator > MACD.
# Tag Parameters
- Chọn Fast EMA có 12 chu kỳ trừ đi đường EMA slow có 26 chu kỳ.
- Apply To: Colse – Đóng, thế nhưng các bạn có thể thay đổi thành Typical Price nếu muốn. Đây chính là giá điển hình được tính theo công thức: (Cao + Thấp + Đóng) / 3.
- Fixed Minimum and Fixed : có giá trị là 0 và 100
# Tag Color
- Thay đổi màu sắc của : Đường tín hiệu (Fast – Slow) và màu của Đường chính (MACD) trên biểu đồ.
# Tag Level
- Nhấn vào Add để chèn thêm các cấp độ cần được theo dõi và thực hiện.
# Tag Visualization
- Chọn khung thời gian chỉ báo xuất hiện và thời điểm hiển thị đường chỉ báo trên biểu đồ.
Xác định tín hiệu mua Forex
Đối với đường RSI
Thông qua việc cung cấp tình trạng quá mua hoặc quá bán, các nhà đầu tư sẽ nhận được tín hiệu nên mua hay bán tại thời điểm đang xét. Trong đó, mức quá mua và quá bán được thiết lập mặc định từ 30 – 70. Các bạn nên giữ nguyên thông số này để phân tích vì đây là số liệu các chuyên gia đưa ra và được xem là mức chuẩn nên được áp dụng nhiều năm.
- Đo lường sức mạnh trong vòng 14 ngày
- Đo lường dao động biên độ từ 0 – 100
- Vùng quá mua, quá bán: 30 – 70
Trong khoảng giá trị biến thiên từ 0 đến 30 của vùng quá mua, quá bán thì bạn nên vào lệnh mua khi:
- Đường RSI cắt trên mức 50, nếu vượt qua 55 sẽ báo hiệu một xu hướng tăng.
- Mua tại vùng quá bán là lời khuyên tốt nhất trong trường hợp đường giá sụt giảm xuống dưới 30 sẽ báo hiệu thị trường quá bán. Lúc này các bạn chắc chắn sẽ lỗ khi vào lệnh mua nên bán là phương án tối ưu nhất.
Đối với đường MACD
- MACD cắt trên đường trung bình động báo hiệu xu hướng tăng giá. Lúc này, vào lệnh mua sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư.
- MACD vượt qua đường trung bình động báo hiệu xu hướng tăng mạnh sẽ còn được duy trì.
- Trong trường hợp MACD cắt đường giá, hay có xu hướng di chuyển từ âm sang dương báo hiệu xu thế sẽ còn tăng mạnh và mọi người nên vào lệnh mua.
Kết hợp 2 chỉ báo kỹ thuật
Để tìm ra tín hiệu qua dựa vào chiến lược kết hợp RSI và MACD, các bạn cần tuân theo các bước sau:
- Đầu tiên, mọi người cần xác định xu hướng của đường MACD. Sau đó, tiến hành phân tích đường RSI và so sánh các kết quả nhằm xem xét độ chính xác trong phân tích của 2 đường này.
- Trong khi RSI báo hiệu sức mạnh của xu hướng thì MACD sẽ hỗ trợ bạn tìm ra mức giá mua lý tưởng.
Xác định tín hiệu bán Forex
Đối với đường RSI
- Tín hiệu bán được cung cấp khi đi vào vùng thời gian quá mua. Nguyên nhân là vì giá trong khu vực này khá cao, nên mua thì sẽ có xác suất cao thua lỗ. Do đó, nên chọn lệnh bán trong thời điểm này.
- RSI và đường giá cùng phân kỳ theo hướng đi xuống báo hiệu xu hướng giảm của giá. Khi đó, tìm điểm vào lệnh bán sẽ giúp giảm thiểu thua lỗ.
- Khi RSI vượt mức 50 thì vào lệnh bán là phương án tối ưu nhất.
Đối với đường MACD
- MACD cắt dưới đường trung bình động báo hiệu xu hướng giá đang giá, các nhà đầu tư nên vào lệnh bán nhanh chóng.
- MACD di chuyển từ dương sang âm theo đường giá thì xu hướng giá đnag giảm, các nhà đầu tư nên tìm điểm bán bằng cách kết hợp cùng các chỉ báo khác.
- Đường giá và MACD cùng đi ngang cũng là lúc giá bắt đầu đi ngang.
Chiến lược kết hợp RSI và MACD
Kết hợp lệnh Stop và Limit
Hai chỉ báo này được kết hợp cùng nhau chủ yếu là để xác định chính xác xu hướng, cũng như tìm điểm vào lệnh, mua bán thích hợp để tăng lợi nhuận cũng như tránh thua lỗ. Thông qua Stop – lệnh dừng và Limit – Lệnh giới hạn, chiến lược kết hợp RSI và MACD sẽ đạt hiệu quả tốt nhất và giảm thiểu được các rủi ro thua lỗ.
Hai lệnh này đều có chung một quy tắc đó là người dùng sẽ được thiết lập mức giá giao dịch. Cụ thể, các bạn chỉ cần tìm xu hướng ra tăng hay giảm của giá. Kế đến, xác định nên đặt lệnh mua hay bán rồi chọn mức giá muốn giao dịch và đặt lệnh. Khi thị trường đạt giá mong muốn thì lệnh sẽ được thực hiện, nếu không khớp lệnh sẽ tự động bị hủy.
Việc kết hợp lệnh Stop và Limit trong giao dịch, đặc biệt là khi thị trường biến động mạnh mẽ sẽ có lợi thế rất nhiều. Chẳng hạn như nó sẽ giúp bạn thực hiện tuần tự các kế hoạch được vạch ra ban đầu mà không chịu sự chi phối của cảm xúc.
Kết hợp MACD và RSI cùng những chỉ báo kỹ thuật khác
Đối với thị trường đầy những biến động như Forex, cũng là một sản phẩm đầu tư khá mới và chưa có nhiều chuyên gia, hay có bất kỳ chu kỳ chính xác nào thì mọi người không nên sử dụng riêng biệt một chỉ báo. Vậy nên lời khuyên tốt nhất cho trường hợp này là kết hợp phân tích thêm các chỉ báo khác, để tăng độ chính xác của các kết quả.
Dưới đây là một vài chỉ báo điển hình, có thể kết hợp với MACD và RSI để tối ưu hóa hiệu quả giao dịch:
- Đường trung bình động đơn giản (SMA): SMA có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về khả năng thay đổi hướng của chuyển động giá ngoại hối.
- Giá trung bình theo khối lượng (VWAP): Dựa trên chuyển động giá và khối lượng, VWAP cung cấp một phép tính khác để xác nhận thông tin chi tiết do MACD và RSI cung cấp.
- Dải Bollinger: giúp bạn xác định xem giá có tiếp cận một trong các dải này hay không khi bạn nghi ngờ giá có thể đổi chiều. Đặc biệt trong trường hợp các bạn đang mong đợi những nhà giao dịch khác mở hoặc đóng các vị thế theo các mức này.
- Mô hình nến đảo chiều Forex: cung cấp các tín hiệu chính xác về điểm giá bán, hay mua cũng như sự đảo chiều của xu hướng thị trường.
Kết hợp RSI và MACD trong Forex có chính xác không?
Chiến lược nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định và kết hợp RSI với MACD cũng không ngoại lệ. Chính vì thế mà kết quả phân tích được từ chiến lược này chỉ mang tính tương đối mà thôi. Quá trình phân tích kỹ thuật các cặp tỷ giá Forex chỉ giúp bạn đưa ra các dự đoán về xu hướng chuyển động của giá trong một khoảng thời gian ngắn thông qua kết quả phân tích giá cũ.
Vì vậy mà dự đoán cũng có thể sai, vì bản chất của thị trường giao dịch ngoại hối là luôn biến động không ngừng và chịu nhiều yếu tố tác động khiến giá cả liên tục thay đổi. Đôi khi một tin tức nhỏ, hay chỉ đơn giản là dựa trên nhu cầu mua bán mà giá có thể tăng hoặc giảm. Do đó, bạn cũng không thể nào lường trước được sự kiện nào sẽ xảy ra.
Vậy nên phân tích RSI và MACD sẽ không đúng hoàn toàn 100% mà chỉ mang tính tương đối, dĩ nhiên sẽ có lúc kết quả không chính xác. Đặc biệt nếu người phân tích chọn sai 1 dữ liệu thì kết quả sẽ không đúng. Do đó, để đảm bảo độ chính xác trong quá trình phân tích thì các nhà đầu tư cần nắm chắc từng bước, đồng thời nên thử nhiều lần để đảm bảo hiệu quả trong phân tích kỹ thuật.
Ví dụ minh hoạ chiến lược kết hợp RSI và MACD trong giao dịch
Để giúp các bạn có thể hình dung cụ thể hơn về cách RSI và MACD kết hợp cùng với nhau, chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ nhỏ sau đây.
Hình minh họa phía trên thể hiện một tín hiệu mua được kích hoạt đầu tiên nhờ chỉ số RSI 7 vượt qua mức 50. Một vài phiên tiếp theo, biểu đồ MACD cũng di chuyển và phá vỡ phía trên đường 0. Đây chính là thời điểm mà vị trí mua được thực hiện.
Điểm dừng sẽ được thiết lập tại mức thấp của nến và vị trí chốt lời sẽ được để mở. Sau một thời gian, chỉ số RSI 7 có xu hướng giảm trở lại xuống dưới mức 50, theo sau là biểu đồ MACD cũng sụt giảm xuống phía dưới của đường 0. Đây là thời điểm thoát các vị trí mua.
Dựa vào hình minh họa phía trên, các bạn có thể nhận ra cách tín hiệu bán được kích hoạt. Cụ thể, tín hiệu bán bắt đầu hoạt động thông qua chiến lược giao dịch kết hợp. Sau khi RSI quay đầu lần đầu tiên và sụt giảm dưới mức 50 thì MACD cũng sụt giảm theo sau vài phiên kế tiếp. Mô hình nến được kích hoạt với các vị trí bán được thiết lập, cùng với vị trí cắt lỗ khá ổn định. Lúc này, giá vẫn có xu hướng giảm đều và vào tín hiệu mua tiếp theo. Cuối cùng, giao dịch kết thúc với mức lợi nhuận tương đối ổn.
Lời kết
Chiến lược kết hợp RSI và MACD được đánh giá là một trong những chiến lược giao dịch đơn giản và dễ dùng với các nhà đầu tư. Nhờ đó, các bạn có thể tăng xác suất vào lệnh, cũng như khả năng thành công cho các thương vụ của mình. Quan trọng hơn hết vẫn là thường xuyên luyện tập, trau dồi các bước kết hợp nhiều loại chỉ báo cùng nhau trong phân tích giao dịch.
Hy vọng những chia sẻ trên của chuyên mục Giao Dịch Exness về chiến lược kết hợp RSI và MACD có thể giúp các nhà đầu tư có được một bức tranh toàn cảnh về một phương pháp hỗ trợ phân tích kỹ thuật.
Xem thêm:
Hướng dẫn giao dịch dựa trên chiến lược kết hợp RSI và MA
Hướng dẫn giao dịch thực tế khi kết hợp chỉ số RSI và ADX
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.