Ichimoku là gì đang là câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy Ichimoku cloud là gì? Chỉ báo này được cài đặt như thế nào? Nếu đang tìm hiểu về Ichimoku thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé. Sàn Exness sẽ giúp mọi người hiểu rõ thêm về chỉ báo này.
Khái niệm và lịch sử hình thành của Ichimoku cloud là gì?
Ichimoku là gì?
Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo có tên viết tắt là Ichimoku. Nó cũng có nghĩa là biểu đồ cân bằng trong nháy mắt. Ichimoku gồm có năm phần chính. Trong đó một bộ phận có hình dạng như đám mây được tạo bởi hai trong số năm thành phần đó. Vì vậy, chỉ báo này còn được gọi là Mây Ichimoku hay Ichimoku Cloud.
Vai trò của Ichimoku là gì? Chỉ báo Ichimoku là một indicators, dùng để xác định được xu hướng trong phân tích kỹ thuật. Bởi vì các chỉ báo này dùng công thức trung bình cộng để tính toán các thành phần này. Chỉ báo đơn giản MA (Moving Average) là một trong những chỉ báo cực kì nổi tiếng trong việc xác định xu hướng thị trường.
Không chỉ có thể xác định được xu hướng mà Ichimoku còn được dùng để phản ánh mức kháng cự, hỗ trợ, động lượng của xu hướng. Ngoài ra nó còn có thể cung cấp cho khách hàng những tín hiệu ra hoặc vào các lệnh chính xác. Vì vậy, Ichimoku chính là một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh và bạn không cần phải dùng thêm những công cụ hỗ trợ khác.
Lịch sử hình thành Ichimoku cloud là gì?
Cha đẻ
Ông Goichi Hosoda – nhà báo người Nhật Bản là cha đẻ của hệ thống giao dịch Ichimoku. Từ khi còn nhỏ, ông đã có niềm đam mê to lớn với biểu đồ nến Nhật. Ông chính là tổng giám đốc của tờ báo Tokyo (trước kia là tờ Iyako) – một tờ báo tài chính, kinh tế lớn nhất Nhật Bản lúc đó. Có thể leo lên được vị trí này chính là nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ông.
Cách dùng
Chỉ báo Ichimoku được tạo ra với mong muốn có thể để xác định được những xu hướng của thị trường trong một khoảng thời gian ngắn. Chỉ báo này ra đời ngay sau khi trung tâm nghiên cứu biểu đồ được thành lập bởi ông Goichi Hosoda. Để tạo ra hệ thống giao dịch hoàn thiện nhất, những đường trung bình của biểu đồ nến nhật đã được ông sử dụng.
Ông cùng với một nhóm sinh viên – cộng sự của ông cùng nhau ngày đêm thực hiện nhiều công thức khác nhau. Đáp lại sự nỗ lực và cố gắng ấy, bốn năm sau họ đã tạo ra được hệ thống Ichimoku. Tuy rằng hệ thống được ra đời vào năm 1935 nhưng phải đến năm 1969 ông mới cho ra mắt công chúng chỉ báo này. Hệ thống Ichimoku được ông chia sẻ, phát hành ra bên ngoài thông qua những quyển sách.
Độ phổ biến
Tại các sàn giao dịch Nhật Bản lúc đó, chỉ báo Ichimoku nhanh chóng được sử dụng phổ biến nhờ vào tính năng linh hoạt. Cho đến ngày nay, nó vẫn được rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp yêu thích. Không chỉ được sử dụng tại thị trường chứng khoán mà nó còn phổ biến tại các thị trường như tiền điện tử hay Forex.
Hướng dẫn sử dụng Ichimoku và cách cài đặt trên Tradingview và MT4
Hướng dẫn sử dụng Ichimoku và cài đặt trên MT4
Tại thị trường giao dịch forex và nền tảng mt4 thì hệ thống Ichimoku đã được tích hợp sẵn.
Vậy muốn mở chỉ báo Ichimoku này ta phải làm sao? Thì sau đây exness.com.co sẽ hướng dẫn sử dụng Ichimoku và cách cài đặt trên MT4:
Hay các bạn cũng có thể lựa chọn insert, sau đó chọn Indicators, chọn Trend và cuối cùng là Ichimoku Kinko Hyo.
Các thông số của chỉ báo đã được cài đặt sẵn bởi hệ thống ở phần tab Parameters. Nếu màn hình của bạn xuất hiện những những thông số khác thì bạn không cần lo lắng đâu. Bởi vì các bạn có thể thay đổi chúng như hình sau sau:
Lúc này, bạn sẽ thực hiện việc chọn lựa màu sắc cho chỉ báo tại Phần tab colors.
Để các bạn có thể tiện theo dõi exness.com.co sẽ chọn màu sắc giống với hình minh họa phía trên và giữ xuyên suốt bài.
Chỉ báo Ichimoku bao gồm hai thành phần là Senkou-Span A và Senkou-Span B (Up Kumo và Down Kumo).
Hướng dẫn cài đặt hệ thống Ichimoku trên Tradingview
Sau đây khi exness.com.co xin giới thiệu với mọi người hướng dẫn sử dụng Ichimoku và cách để cài đặt qua video sau:
Sau khi có tài khoản Tradingview, bạn nhấp chuột vào “Biểu đồ” để vào chart phân tích.
Khi đã vào chart, bạn tiến hành thực hiện theo 3 bước cụ thể là:
- Nhấp chuột vào biểu tượng Fx ở thanh trên cùng.
- Ngay tại khung tìm kiếm, tiến hành điền vào chữ “Ichimoku”.
- Giao diện hiện ra kết quả, nhập chuột vào dòng đầu tiên (hoặc dòng nhiều like nhất).
Thế là các trader đã set up thành công chỉ báo Ichimoku Cloud. Khi tắt khung này thì chỉ báo hiện ra dưới giá.
Hoặc bạn có thể tự tạo chỉ báo Ichimoku Cloud theo hướng dẫn như sau:
Bước 1: Bạn vào Indicator => Tìm kiếm từ khoá “ichimoku => Chọn Ichimoku cloud trong phần Build Ins thì sau đó chỉ báo Ichimoku hiện ra.
Bước 2: Tại chỉ thanh trạng thái chỉ báo, hãy click chuột vào biểu tượng {}. Sau đó giao diện sẽ xuất hiện bảng Scripts của chỉ báo ichimoku. Lúc này chưa thể thay đổi thông số được.
Bước 3: Bạn tiếp tục nhấp chuột vào mục “Make a copy” và có thể tiến hành thay đổi được thông số. Bây giờ đặt lại tên cho chỉ báo của bản thân, ở đây có thể đặt là “Ichimoku Cloud Trading” cho dễ phân biệt.
Bước 4: Bạn tiến hành chỉnh sửa các chỉ số theo quy đổi tham khảo như sau:
- 9 => 10
- 26 => 30
- 52 => 60
Các mục này đều nằm ngay sau input(…Sau đó thì tiến hành đặt tên ở phần tiêu đề để dễ phân biệt nhé.
Bước 5: Sau khi hoàn tất thì bạn tiến hành lưu lại nhé. Tắt Ichimoku Cloud hiện tại đi và mở lại “Indicator”.
Bước 6: Tìm kiếm từ khoá “Ichimoku..”. Tiến hành kéo xuống dưới phần My Scripts, giao diện sẽ xuất hiện chỉ báo Ichimoku Cloud Trading là chỉ báo mà bản thân đã cài đặt và đặt tên trước đó theo thông số cho như đã đề cập trên. (hoặc có thể chọn ngay mục My Scripts cột bên tay trái).
Thành phần hệ thống Ichimoku và cách để biết được xu hướng
Đường Cơ sở – Base Line (Kijun-Sen)
Đường xu hướng chính là tên gọi khác của Kijun-Sen. Như hình minh họa, đường Kijun-Sen là đường có màu đỏ.
Công thức: (High + Low) / 2 = Kijun-Sen, Chu kỳ 26
Cách để tính giá trị như sau: Lấy tổng giá trị thấp nhất và giá trị cao nhất chia cho 2. Các giá trị này nằm trong 26 phiên giao dịch trước đó, đồng thời tính cả phiên hiện tại.
Kijun-Sen được dùng như đường MA dài hạn nhưng có phần tính hơi khác so với đường MA. Trong hệ thống Ichimoku khi so sánh các thành phần còn lại, mức hỗ trợ và kháng cự được tạo bởi Kijun-Sen thường là vững chắc hơn.
Giá trị Kijun-Sen sẽ thay đổi khi và chỉ khi khi giá vượt ra khỏi vùng thấp nhất và cao nhất của chu kỳ 26 phiên. Do giá trị này phụ thuộc vào giá trị cao nhất và thấp nhất. Nếu trong các chu kỳ tiếp, giá vẫn nằm trong khu vực nhỏ hơn và cao hơn thì giá trị Kijun-Sen sẽ không bị thay đổi mà vẫn giữ nguyên. Thị trường sẽ nằm trong xu hướng sideway khi đường Kijun-Sen di chuyển ngang.
Cách để biết được xu hướng:
- Thị trường có xu thế giảm khi đường giá nằm trên Kijun-Sen.
- Thị trường có xu thế tăng khi đường giá nằm dưới Kijun-Sen.
Đường chuyển đổi – Conversion Line (Tenkan-Sen)
Trong hình minh họa, đường màu xanh lục chính là đường Tenkan-Sen hay còn được gọi là đường tín hiệu.
Công thức: (High + Low) / 2 = Tenkan-Sen, Chu kỳ 9
Lấy giá trị cao nhất cộng với giá trị thấp nhất sau đó chia cho 2 sẽ ra được Tenkan-Sen. Công thức này cũng tương tự như công thức của Kijun-Sen nhưng có điều nó diễn ra trong một chu kỳ ngắn hơn là 9.
So với Kijun-Sen, Tenkan-Sen bám sát đường giá và phản ứng nhanh hơn do nó có chu kỳ ngắn hơn. Vì vậy nó thể hiện là một đường MA ngắn hạn trong hệ thống chỉ báo Ichimoku. Các nhà đầu tư có thể xác định được khi nào thì vào lệnh phù hợp tại chỉ báo Ichimoku này. Thông qua đường giao cắt giữa Tenkan-Sen (MA nhanh) và Kijun-Sen (MA chậm).
Cách để xác định xu hướng:
- Xu hướng thị trường tăng: Tenka-sen nằm dưới đường giá.
- Xu hướng thị trường giảm: Tenka-sen nằm trên đường giá.
Đường trễ – Lagging Span (Chikou-Span)
Trong hình minh họa, đường màu xanh lá chuối chính là đường Chikou-Span.
Công thức: Close (phiên hiện tại) = Chikou-Span, lùi về trước 26 phiên.
Phiên giao dịch hiện tại có giá đóng cửa bằng với giá của đường Chikou. Nó được vẽ lùi về phía trước 26 phiên.
Hệ thống Ichimoku xác định được động lực của xu hướng chính là nhờ vào chức năng của thành phần Chikou-Span này. So với thời điểm 26 phiên trước, cường độ lực của xu thế hiện tại sẽ được thể hiện thông qua khoảng cách từ đường Chikou-Span đến đường giá. Nếu xếp khoảng thời gian D1 thì độ dài một tháng chính là 26 ngày. Do đó trong tài chính con số 26 này rất là quan trọng. Xu hướng của thị trường tăng khi Chikou-Span cách xa và nằm trên đường giá. Lúc này, so với tháng trước thì giá đang có xu hướng tăng mạnh và chuẩn bị lập đỉnh mới.
Cách xác định xu hướng:
- Đường giá nằm dưới Chikou-Span: Xu hướng thị trường tăng. Cường độ sẽ càng tăng mạnh khi đường giá cách càng xa Chikou-Span.
- Đường giá nằm trên Chikou-Span: Xu hướng thị trường giảm. Cường độ sẽ càng giảm mạnh khi đường giá cách càng xa Chikou-Span.
Xu hướng sideway sẽ được hình thành khi đường giá sát và dọc theo Chikou-Span.
Leading Span A – Đường dẫn A – Senkou-Span A
Trong hình minh họa, màu cam chính là đường biểu diễn cho Senkou-Span A
Công thức: (Kijun-Sen + Tenkan-Sen) / 2 = Senkou-Span A, tiến về trước 26 phiên.
Lấy tổng hai đường Kijun-Sen và Tenkan-Sen chia cho hai sẽ ra được Senkou-Span A. Tuy nhiên trong đồ thị, đường Senkou-Span A sẽ được vẽ phía trước 26 phiên giao dịch.
Leading Span B – Đường dẫn B – Senkou-Span B
Trong hình minh họa, đường màu xám chính là đường Senkou-Span B.
Công thức: (High + Low) / 2 = Senkou-Span B , chu kỳ 52, tiến về trước 26 phiên.
Lấy tổng hai đường Kijun-Sen và Tenkan-Sen chia cho hai sẽ ra được Senkou-Span B. Công thức này tương tự với Senkou-Span B và vẽ về trước 26 phiên. Tuy nhiên, ở đây nó khác ở chỗ chu kỳ dài hơn, 52.
Hình minh họa phía dưới sẽ mô tả công thức tính cho Senkou-Span A và Senkou-Span B.
Kumo – Ichimoku cloud là gì?
Đám mây Kumo (Kumo cloud) hay Ichimoku cloud được hình thành từ hai đường dẫn A và B.
Nếu Senkou-Span A nằm trên Senkou-Span B thì Kumo cloud sẽ mang màu cam. Ngược lại, Kumo cloud sẽ mang màu xám khi Senkou-Span A nằm dưới Senkou-Span B.
Kumo cloud được gọi là mây tăng khi Senkou-Span A nằm trên Senkou-Span B. Ngược lại, Kumo cloud sẽ được gọi là mây giảm khi Senkou-Span A nằm dưới Senkou-Span B.
Kumo cloud tương lai sẽ xuất hiện khi giá đi phía sau Kumo.
Để xác định xu hướng phía sau biến động của thị trường, các trader có thể dựa vào khoảng cách của đường giá và Kumo. Ngoài ra còn có thể dựa vào độ dày của Kumo cloud. Một điều mà mọi người cũng cần biết đó là trong hệ thống giao dịch Ichimoku thì Kumo cloud là bộ phận quan trọng nhất.
Cách để biết được xu hướng:
- Xu hướng tăng: Kumo cloud nằm dưới đường giá.
- Xu hướng giảm: Kumo cloud nằm trên đường giá.
- Xu hướng đi ngang: Kumo cloud nằm ngoài đường giá.
Lực xu hướng sẽ càng lớn khi độ dày của Kumo cloud càng lớn, giá sẽ khó có thể breakout khỏi mây. Ngược lại khi độ dày Kumo cloud càng nhỏ thì lực xu hướng sẽ càng thấp.
Các mức kháng cự và hỗ trợ với Ichimoku
Hệ thống Ichimoku có khả năng xác định được những mức kháng cự, hỗ trợ của giá. Đây là một trong những những chức năng nổi bật của chỉ báo này. Một điều mà mọi người cần biết là chức năng này có thể được thực hiện bởi tất cả thành phần của hệ thống Ichimoku.
Ngưỡng kháng cự và hỗ trợ quan trọng của Tenkan-Sen và Kijun-Sen
Trong hệ thống Ichimoku, Kijun-Sen là đường MA chậm. Khi thị trường xác định được xu thế một cách rõ nét thì Kijun-Sen sẽ thể hiện mức kháng cự hoặc hỗ trợ.
- Kijun-Sen là mức kháng cự mạnh khi xu thế giảm.
- Kijun-Sen là mức hỗ trợ mạnh khi xu thế tăng.
Hãy lưu ý, tại thời điểm mà Kijun-Sen bị đường giá cắt, chúng ta cần cẩn thận khi tham gia giao dịch lúc này. Bởi vì nó chính là dấu hiệu của sự biến đổi mạnh sắp xảy ra.
Vùng hỗ trợ
Trong hình minh họa trên thì tại xu hướng tăng Kijun-Sen thể hiện là mức hỗ trợ mạnh. Đường giá chạm vào Kijun-Sen một cách liên tục rồi quay đầu đi lên => xu hướng tăng tiếp tục.
Tenkan-Sen có bản chất là đường MA nhanh. Chính vì vậy, các ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ có thể được xác định bởi Tenkan-Sen trong khoảng thời gian ngắn. Bởi vì Tenkan-Sen rất bám vào đường giá và chu kỳ rất là ngắn do đó mà độ chuẩn xác thấp. Chính vì vậy Tenkan-Sen không được sử dụng phổ biến.
Nếu bạn biết sử dụng các đường MA (đường trung bình động) vào giao dịch thì vùng kháng cự, hỗ trợ khá là quen thuộc. Bởi vì những vùng này được tạo bởi những đường trung bình cộng với nhau. Hệ thống chỉ báo ichimoku bao gồm 2 đường MA chậm và nhanh: Kijun-Sen và Tenkan-Sen. Khi thị trường có xu thế giảm hoặc tăng rõ nét thì hai đường này có thể kết hợp với nhau tạo ra các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mạnh.
Vùng kháng cự
Hai đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen Kết hợp với nhau tạo ra vùng kháng cự mạnh tại xu hướng giảm. Điều này có nghĩa là khi giá đi vào vùng kháng cự thì thì nó sẽ sẽ quay đầu lại và đi xuống. Vì vậy, xu hướng tiếp tục giảm. Lưu ý, nó không đi qua Kijun-Sen mà chỉ vượt qua Tenkan-Sen.
Ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mạnh của Chikou-span
Bản chất của đường Chikou-Span này là những đáy và đỉnh của giá trong quá khứ. Do đó chúng có khả năng xác định được các vùng kháng cự và hỗ trợ quan trọng.
Giá và Chikou-Span sẽ tạo đáy khi kết thúc xu thế giảm. Tiếp theo đó sẽ tới giai đoạn tích lũy của thị trường, lúc này giá sẽ đi ngang. Trong xu thế giảm rất sâu thì đáy Chikou-Span sẽ như một mức hỗ trợ mạnh. Khi giá đi vào vùng này thì sẽ quay đầu, lúc này giai đoạn tích lũy kết thúc và xu hướng tăng mới sẽ bắt đầu.
Kumo cloud – Hệ thống toàn diện
Các vùng giá tại đỉnh và đáy của mây Kumo (Senkou-Span A) Là các vùng giá rất quan trọng. Bởi vì giá sẽ thể hiện mạnh tại những vùng này.
Công thức để tính đường Senkou-Span B giống với Kijun-Sen. Nhưng có điều khác biệt là vì tần suất đường Senkou-Span B đi ngang cao hơn do đó mà chu kỳ cũng sẽ dài hơn. Đường Senkou-Span B lúc này sẽ thể hiện là các mức kháng cự và hỗ trợ quan trọng. Lực cản sẽ càng mạnh khi mà đường Senkou-Span B đi ngang trong một khoảng thời gian càng dài.
Mức biến động của giá sẽ thể hiện thông qua độ dày của các đám mây Kumo. Điều này có nghĩa là khi các đám mây Kumo càng dày thì giá sẽ biến đổi càng mạnh. Những đám mây kumo sẽ thể hiện là các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ quan trọng khi thị trường có xu thế rõ nét. Lúc này lực cản sẽ càng lớn khi các đám mây kumo có độ dày càng cao.
Khi giá luôn ở phía dưới của các đám mây kumo thì nó thể hiện xu hướng giảm. Xu hướng này sẽ tiếp tục giảm khi giá chạm vào các đám mây và quay đầu. Sẽ có vài lúc giá breakout không thành công do xu hướng có lực giảm mạnh.
Giao dịch với hệ thống Ichimoku Cloud như thế nào?
Giao dịch với đường giao cắt của Tenkan-Sen và Kijun-Sen
Xu hướng của thị trường hiện tại sẽ được phản ánh thông qua biểu đồ giá mà được cung cấp cho các nhà đầu tư. Nhờ vào các vị trí của đường MA. Đó là Kijun-Sen (MA chậm) và Tenkan-Sen (MA nhanh). Nếu Kijun-Sen nằm dưới Tenkan-Sen thì lúc này thị trường có xu thế tăng. Ngược lại, khi Kijun-Sen nằm trên Tenkan-Sen thì thị trường có xu thế giảm.
Tín hiệu vào lệnh sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư khi hai đường Kijun-Sen và Tenkan-Sen cắt nhau, cụ thể như sau:
- Kijun-Sen bị cắt bởi đường Tenkan-Sen từ dưới lên => vào lệnh buy.
- Kijun-Sen bị cắt bởi đường Tenkan-Sen từ trên xuống => vào lệnh sell.
Giao dịch với đường giao cắt của Tenkan-Sen và Kijun-Sen
Bao gồm ba lệnh sell và bốn lệnh buy khi các nhà đầu tư lựa chọn giao dịch với đường cắt giữa Kijun-Sen và Tenkan-Sen. Trong số đó, chỉ có Sell 3 và Buy 1, Buy 2, Buy 3 là mang lại hiệu quả cao. Còn những lệnh khác thì vẫn có thể kiếm được lợi nhuận nhưng không thể bù vào phí giao dịch. Hoặc cũng có thể là bị thua lỗ.
Thực tế giao cắt của hai đường Kijun-Sen và Tenkan-Sen gây ra lượng tín hiệu sai và xảy ra bất thường rất nhiều. Chính vì vậy, để có thể hạn chế được những giao dịch một cách rủi ro này thì chỉ giao dịch dịch khi thuận xu hướng. Đây chính là một lưu ý nhỏ cho các nhà giao dịch mới. Điều này có nghĩa là khi muốn vào lệnh buy thì nên chờ đợi. Chờ cho đến khi hai đường này cắt nhau từ dưới lên khi xu hướng tăng. Ngược lại vào lệnh sell khi hai đường này cách nhau từ trên xuống tại xu thế thị trường giảm.
Giao dịch với đường giao cắt
Củng cố xu hướng bằng cách kết hợp các tín hiệu với nhau:
Hai đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen sẽ có sự giao cách hiệu quả hơn khi mà các tín hiệu củng cố xu hướng xuất hiện. Những tín hiệu này được sinh ra bởi các thành phần khác của hệ thống Ichimoku, cụ thể như sau:
- Nếu đường giá nằm dưới Chikou-Span và nằm trên Kumo cloud thì sẽ củng cố được xu thế tăng. Nếu nó nằm càng cách xa nhau thì càng tốt.
- Nếu đường giá nằm trên Chikou-Span và nằm dưới Kumo cloud thì sẽ củng cố được xu thế giảm.
Khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên thì đây là lúc xác suất để vào lệnh buy sẽ có thành công cao hơn. Lưu ý, Kumo cloud sẽ nằm dưới điểm giao cắt và đường giá nằm dưới Chikou-Span. Ngược lại, Khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ trên xuống thì đây là lúc xác suất để vào lệnh sell sẽ có thành công cao hơn. Lúc này, Kumo cloud sẽ nằm trên điểm giao cắt và đường giá cũng nằm trên Chikou-Span.
Lệnh Buy 1
Lệnh Buy 1 vẫn sẽ hiệu quả khi đường giá nằm dưới Chikou-Span, củng cố được xu thế tăng. Cho dù Kumo cloud không nằm dưới điểm giao cắt đi nữa.
Lệnh buy 2
Tuy rằng khoảng cách không xa nhưng lệnh này vẫn có hai tín hiệu xu hướng tăng được củng cố. Đó là đường giá nằm dưới Chikou-san và Kumo cloud nằm dưới điểm giao cắt.
Lệnh sell 1
Thứ nhất, đây là lệnh có nguyên tắc trái với thuận xu hướng. Thứ hai, lệnh này đều bị các tín hiệu củng cố xu hướng chống lại. Tức là là Kumo cloud nằm dưới điểm giao cắt và đường giá nằm dưới Chikou-san.
Lệnh buy 3
Với lệnh này, nó được ủng hộ bởi mọi điều kiện giao dịch.
Giao dịch với đường giao cắt của đường giá và Chikou-san
Xu hướng thị trường cũng dùng để xác định vị trí giữa đường giá và Chikou-san. Tín hiệu vào lệnh sẽ được cung cấp cho các nhà đầu tư khi đường giá và Chikou-san cắt nhau.
- Đường giá bị cắt bởi Chikou-san từ trên xuống thì vào lệnh sell.
- Đường giá bị cắt bởi Chikou-san từ dưới lên thì vào lệnh buy.
- Đường giá và Chikou-san có tín hiệu giao cắt rất phổ biến trong thực tế. Để có thể giao dịch một cách cách hiệu quả nhất thì các nhà đầu tư phải biết kết hợp thêm các tín hiệu để có thể củng cố được xu hướng của thị trường hiện tại.
Khi mà đường giá bị cắt bởi Chikou-san từ dưới lên thì lúc này đường giá và Chikou-san cách khá xa nhau. Điều này, phản ánh rằng thị trường đang trong giai đoạn xu hướng tăng. Ngoài ra lúc này đường Kijun-Sen bị cắt bởi đường Tenkan-Sen từ dưới lên cùng với đường giá nằm trên Kumo cloud. Thì đây chính là lúc vào lệnh buy lý tưởng nhất. Sẽ càng lý tưởng hơn khi mà các nhà đầu tư đặt một vài pips dưới Kumo cloud tương lai.
Theo dõi kết quả cùng exness.com.co qua hình bên dưới nhé.
Giao dịch với các tín hiệu có nguồn gốc từ Kumo cloud
Giao cắt của đường Senkou-Span B và đường Senkou-Span A
Tín hiệu đổi màu Kumo cloud chính là tên của tín hiệu giao cắt giữa hai đường Senkou-Span A và Senkou-Span B.
- Khi Senkou-Span B bị cắt từ dưới lên bởi Senkou-Span A thì Kumo cloud sẽ đổi từ màu xám sang màu cam. Lúc này vào lệnh Buy.
- Khi Senkou-Span B bị cắt từ trên xuống bởi Senkou-Span A thì Kumo cloud sẽ đổi từ màu cam sang màu xám. Lúc này vào lệnh Sell.
Chú ý: Đây không phải là Kumo cloud song song đường giá và hiện tại mà nó là tín hiệu được tạo ra từ phần mây đi trước giá (Kumo cloud tương lai).
Lúc này, có thêm nhiều cơ hội để có thể vào một lệnh buy lý tưởng dành cho các nhà giao dịch.
Tín hiệu giao dịch: Kumo cloud được đổi từ màu xám sang màu cam.
Đường giá nằm dưới Chikou-san: Lúc này xu hướng thị trường tăng, lực xu hướng sẽ càng mạnh khi mà đường giá và Chikou-san nằm cách xa nhau.
Vào lệnh buy khi có tín hiệu Kijun-Sen bị cắt từ dưới lên bởi Tenkan-Sen.
Các nhà đầu tư có thể đặt vào lệnh buy khi đường Senkou-Span B đi ngang khá dài. Bởi vì lúc này mức hỗ trợ là mạnh nhất.
Kumo Cloud có tín hiệu giá breakout
Một trong những giao dịch có mức độ rủi ro tiềm ẩn nhất đó chính là giao dịch phá vỡ. Tuy trong một vài trường hợp các điều kiện phản ánh sự phá vỡ có thể xảy ra với xác suất cao. Nhưng tình huống false breakout vẫn có thể xảy ra.
Không nên sử dụng giao dịch breakout này trên thị trường nếu mà kinh nghiệm của bạn vẫn chưa đủ vững chắc.
Giá breakout Kumo cloud khi mây bị đâm thủng bởi nó, bên ngoài Kumo bị đóng cửa rõ nét và xu hướng mới bắt đầu. Sẽ có nhiều lúc giá sẽ đâm thủng hay đi lên hoặc xuống thẳng mà không vì retest lại. Ngoài ra cũng có trường hợp giá sẽ được retest lại Kumo trước khi đi vào một xu hướng mới chính thức.
Hầu hết các nhà giao dịch đều lựa chọn việc chờ đợi retest lại trước rồi mới vào lệnh một cách chính thức. Tuy nhiên nếu giá không retest lại thì lợi nhuận tiềm năng có thể bị giảm xuống.
Làm sao để có thể tăng được xác suất giao dịch thành công khi lựa chọn giao dịch breakout Kumo cloud? Lúc này các nhà đầu tư cần phải có thêm 1 sự xác nhận. Đó chính là sự xác nhận của các xu hướng củng cố khác có từ các thành phần còn lại của hệ thống Ichimoku . Ngoài ra nó còn giúp hạn chế được những thua lỗ và rủi ro cao.
Cách thực hiện giao dịch
Nếu Kumo cloud bị đâm thủng từ dưới lên bởi đường giá và phía trên Kumo cloud bị đóng cửa rõ nét thì lựa chọn lệnh Buy.
Nếu Kumo cloud bị đâm thủng từ trên xuống bởi đường giá và phía dưới Kumo cloud bị đóng cửa rõ nét thì lựa chọn lệnh sell.
Tín hiệu giá breakout
Trên hình minh họa ở vị trí thứ nhất có thể quan sát thấy Kumo cloud bị đường giá đâm thủng. Ngoài ra còn có thể thấy phía dưới đám mây bị đóng cửa. Điều này có nghĩa là Kumo cloud lúc này khá mỏng và dễ bị đường giá đâm thủng hơn.
Lệnh sell được hỗ trợ bởi các tín hiệu khác trong trường hợp này như sau:
- Kijun-Sen bị cắt bởi Tenkan-sen từ trên xuống, vào lệnh sell.
- Đường giá nằm trên và cách xa Chikou-Span, củng cố được xu thế giảm, lực xu hướng cũng giảm mạnh.
Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng lúc này giá đóng cửa không được rõ ràng ở bên dưới Kumo cloud. Để có thể chắc chắn hơn thì các nhà giao dịch nên sử dụng tín hiệu cây nến. Khi mà cây nến này xác nhận ăn đóng cửa thì lúc này vào lệnh sell sẽ lý tưởng hơn nhiều.
Lúc này vùng kháng cự mạnh sẽ được đường thể hiện. Đừng quên là khi vào lệnh sell ở mức giá này hãy đặt stop loss nhé.
Một trường hợp khác tín hiệu giá breakout
Sau đây là một ví dụ về trường hợp khác: Có thể thấy khi Kumo cloud bị đường giá đâm thủng lần đầu. Lúc này vào lệnh Buy là phù hợp nhất. Tuy vậy độ dày của Kumo cloud khá lớn cùng với việc đám mây có giá đóng cửa trên không được rõ ràng. Do đó mà giao dịch breakout có khả năng sẽ không thành công.
Chính vì thế chờ đợi biến động giá tiếp theo theo sẽ là điều nên làm lúc này.
Lúc sau, giá retest lại Kumo. tiếp theo đó là đường giá đóng cửa bên trên và đâm thủng Kumo rõ ràng hơn so với lần đầu. Lúc này bạn có thể thu được lợi nhuận bởi lệnh buy nhưng nó sẽ không nhiều, tỷ lệ R:R sẽ không được cao. Lúc này có thể xem như giao dịch breakout không được thành công.
Tổng kết hoàn chỉnh về Ichimoku
Khi sử dụng hệ thống giao dịch Ichimoku, khách hàng không cần sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ hay phương pháp nào khác. Bởi vì chỉ báo Ichimoku có thể tự tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh giao dịch. Hệ thống Ichimoku có thể làm được điều đó là nhờ sự phát ra tín hiệu và kết hợp của các thành phần với nhau.
Chúng ta sẽ có một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh khi kết hợp các tín hiệu ở phần trên lại.
Lệnh buy
Kijun-Sen bị cắt bởi Tenkan-Sen từ dưới lên, mây Kumo nằm dưới điểm giao cắt.
Đường giá nằm dưới và cách càng xa Chikou-Span càng tốt.
Senkou-Span A cắt Senkou-Span B từ dưới lên: Mây Kumo chuyển từ màu xám sang cam.
Kumo cloud bị giá đâm thủng từ dưới lên một cách rõ nét.
Tại các điểm giao cắt thì vào lệnh. Ví dụ như vào lệnh tại giá đóng cửa của breakout bar khi giao dịch breakout Kumo. Tại mức hỗ trợ quan trọng như đường Senkou-Span B đi ngang hay đáy mây Kumo, đặt stop loss là một điều rất cần thiết.
Đóng lệnh bằng cách dùng những tín hiệu ngược lại. Ngoài ra cũng có thể kết hợp các phương pháp như mô hình nến lại với nhau.
Lệnh sell
Kijun-Sen bị cắt từ trên xuống bởi Tenkan-Sen, mây Kumo nằm trên điểm giao cắt.
Đường giá nằm trên và cách càng xa Chikou-Span càng tốt.
Senkou-Span A cắt Senkou-Span B từ trên xuống: Mây Kumo chuyển từ màu cam sang xám.
Mây Kumo bị giá đâm thủng từ trên xuống một cách rõ nét.
Tại các điểm giao cắt thì vào lệnh. Vào lệnh tại giá đóng cửa của breakout bar khi giao dịch breakout Kumo. Tại mức kháng cự quan trọng như đường Senkou-Span B đi ngang hay đỉnh mây Kumo, đặt stop loss là một điều rất cần thiết.
Đóng lệnh bằng cách dùng những tín hiệu ngược lại. Ngoài ra cũng có thể kết hợp các tỷ lệ R:R thích hợp hay mô hình nến,…
Kết luận
Trên đây là một số thông tin chi tiết về Ichimoku là gì. Mong rằng thông tin trên đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích và thực sự hiểu rõ về chỉ báo Ichimoku. Hãy đón chờ những bài tiếp theo của sàn Exness nhé.
Xem thêm:
Keltner Channel – Chỉ báo giảm thiểu rủi ro khi thị trường Sideway
Volume là gì? Cách sử dụng chỉ báo volume cụ thể nhất
CCI là gì? Hướng dẫn giao dịch với chỉ số CCI
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.