Chỉ báo fractal là gì thường là câu hỏi chung của nhiều trader trên thị trường ngoại hối. Thực tế, chỉ báo này khá khó tiếp cận và áp dụng so với những công cụ khác. Tuy nhiên nó sẽ là một trợ thủ đắc lực giúp các bạn phát hiện những mẫu hình đảo chiều. Bài viết dưới đây của sàn Exness sẽ mang đến cho người đọc các thông tin tổng hợp về fractal, cùng như cách sử dụng chỉ báo này.
Chỉ báo fractal là gì?
Về bản chất, fractal được định nghĩa là phân dạng và thường được dùng để nói đến một vật thể hình học có hình dạng gấp khúc dù cho tỷ lệ phóng đại bao nhiêu.
Từ đó, chỉ báo fractal ra đời và được Bill Williams nghiên cứu phát triển. Trong các giao dịch ngoại hối, chỉ báo này sẽ thể hiện các đỉnh và đáy ở những khu vực mà giá ngừng di chuyển và quay đầu. Theo đó, những điểm này sẽ có hình dạng gấp khúc tương ứng với đỉnh và đáy của một đồ thị giá.
Chỉ báo fractal thường được dùng để tìm ra điểm đảo chiều (các đỉnh và đáy) và sẽ đánh dấu chúng bằng các mũi tên. Thông qua đó, người dùng có thể nhanh chóng xác định chiều hướng phát triển của giá.
Nhìn chung, các trader có thể sử dụng chỉ báo này như một công cụ để phát hiện các mẫu hình đảo chiều cơ bản và có thể dự đoán được các diễn biến tiếp theo. Kế đến là vẽ các mũi tên để đánh dấu sự tồn tại của chúng. Giá có thể sẽ tăng cao hơn nữa với một mô hình fractal tăng giá, chúng sẽ được kí hiệu bằng một mũi tên hướng xuống nằm phía dưới đường giá. Ngược lại, mũi tên hướng lên và nằm phía trên đường giá sẽ thể hiện mô hình fractal giảm giá.
Cấu trúc fractal trên biểu đồ giá
Nắm được cấu trúc của fractal, người dùng sẽ dễ dàng tiếp cận chỉ báo này và có được một cái nhìn toàn diện nhất.
Các bạn sẽ tìm thấy những cách tính toán vô cùng phức tạp của fractal ở những tài liệu nước ngoài và cả trong nước. Thế nhưng hiểu được nó lại là một bài toán khó với nhiều trader. Chính vì thế, bài viết sẽ mô tả một cách đơn giản nhất về công thức hình thành nên chỉ báo này.
Trước hết, fractal sẽ được chia thành 2 loại khác nhau bao gồm Bearish Fractal chỉ mô hình giảm giá, thể hiện giá đảo chiều từ tăng sang giảm. Tiếp theo là mô hình Bullish Fractal chỉ mô hình tăng giá, thể hiện giá đảo chiều từ giảm sang tăng.
Cả 2 loại mô hình này đều được xác định nhờ vào cấu trúc 5 thân nến liên tiếp, hoặc nhiều hơn ở một vài trường hợp.
Mô hình Bearish Fractal là gì?
Về cơ bản, mô hình Bearish Fractal sẽ được cấu tạo từ cây nến chính nằm ở giữa, mỗi bên sẽ có thêm 2 cây nến thấp hơn bao gồm cả râu nến. Cụ thể:
- Nến giữa sẽ được đánh dấu bằng một mũi tên hướng lên trên, tạm gọi là nến chính.
- Giá cao nhất của hai nến liền trước nến chính không được vượt quá giá cao nhất của nến giữa.
- Giá cao nhất của hai nến liền sau nến chính cũng phải thấp hơn giá cao nhất của nến giữa, để xác nhận cấu trúc fractal.
Mô hình Bullish Fractal là gì?
Ngược lại với mô hình Bearish Fractal, mô hình Bullish Fractal sẽ có 2 cây nến ở 2 bên nến giữa thấp hơn nến chính bao gồm cả râu nến. Cụ thể:
- Nến chính sẽ được vẽ một mũi tên hướng xuống dưới
- Giá thấp nhất của hai nến liền trước nến chính phải cao hơn giá thấp nhất của nến giữa.
- Giá thấp nhất của hai nến liền sau nến chính cũng phải cao hơn giá thấp nhất của nến giữa, để xác nhận cấu trúc fractal.
Mô tả cấu trúc chỉ báo Fractal
Từ hình minh họa, các bạn có thể hình dung mỗi thanh màu đen sẽ đại diện cho kích thước của cả cây nến, kể cả râu nến. Theo đó, Bearish Fractal sẽ xuất hiện như hình chữ V ngược hoặc chữ U ngược có đỉnh là phần cao nhất, bao gồm cả râu của nến giữa. Ngược lại, mô hình Fractal giảm giá sẽ xuất hiện có dạng như hình chữ V hoặc chữ U với phần đáy là mức thấp nhất, bao gồm cả râu của nến giữa.
Hình minh họa dưới đây thể hiện Bearish Fractal đã được đánh dấu tại điểm cao nhất nằm giữa 5 nến của mô hình:
Hình minh họa dưới đây thể hiện Bullish Fractal đã được đánh dấu tại điểm thấp nhất nằm giữa 5 nến của mô hình:
Ý nghĩa của chỉ báo Fractal trong giao dịch forex là gì?
Sau khi tìm hiểu khái niệm và cấu trúc của Fractal trong biểu đồ giá, bài viết sẽ tiếp tục cung cấp ý nghĩa của chỉ báo này trong các giao dịch ngoại hối. Đầu tiên là những thông tin mà Fractal cung cấp đến người dùng, kế đến là điểm khác biệt của Fractal so với những mẫu biểu đồ khác.
Những thông tin có được từ chỉ báo Fractal
Thực tế, chỉ báo Fractal tạo ra rất nhiều tín hiệu với tần suất đánh dấu các mô hình khá lớn trong biểu đồ giá. Vì thế mà các bạn có thể bỏ qua sự tồn tại của một Fractal ngẫu nhiên, thế nhưng các nhận biết mô hình mới là vấn đề cần được chú trọng.
Thông qua chỉ báo fractal, người dùng có thể nhận ra khả năng đảo chiều của giá và những thay đổi trong tương lai của xu hướng. Như đã trình bày ở phần trên của bài viết, một mô hình Fractal có hình chữ U hoặc chữ V xuôi hay đảo ngược sẽ hình thành một đỉnh hoặc đáy mới.
Một lần nữa, chỉ báo này sẽ xuất hiện với tần suất cao tuy nhiên không phải tín hiệu nào cũng quan trọng. Do đó, các bạn cần sử dụng đồng thời cùng những công cụ phân tích kỹ thuật khác để lọc ra được những Fractal thật sự có giá trị.
Chẳng hạn như sử dụng cùng chỉ báo Alligator, hay còn gọi là chỉ báo cá sấu do Bill Williams phát minh. Mọi người có thể dùng Alligator để cô lập các xu hướng, sau đó kết hợp Fractal để xuôi theo xu hướng nhằm tối ưu hóa hiệu quả.
Điểm khác biệt của Fractal và các mẫu biểu đồ khác
Thực tế, mô hình giá và các mẫu biểu đồ sẽ có cấu tạo từ các cây nến, tạo thành một cấu trúc hình học như Fractal. Thế nhưng Fractal lại được xem là chỉ báo có cấu trúc riêng biệt thay vì nằm trong số các biểu đồ khác.
Đó là do Fractal được xác định chủ yếu nhờ vào 5 thân nến, trong đó nến giữa là đỉnh hoặc đáy, chứ không dựa vào một dạng hình cụ thể nào. Trong trường hợp các mẫu hình không giới hạn số lượng nến, hay quy định cụ thể về vị trí của các nến mà chỉ cần tạo ra những hình dạng như tam giác, hình cờ hay cái nêm…
Bên cạnh đó, fractal sẽ hỗ trợ người dùng đánh dấu các mẫu một cách tự động, riêng việc xác định mô hình sẽ phụ thuộc vào các nhà giao dịch.
Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt chỉ báo Fractal
Tiếp theo đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách cài đặt chỉ báo này trên các nền tảng thông dụng như MT4 hay tradingview, cũng như cách thiết lập các thông số của chỉ báo này để mang về hiệu quả giao dịch tối ưu nhất cho người dùng.
Tải và cài đặt chỉ báo Fractal trên nền tảng MT4 như thế nào?
Vì phần mềm tradingview được tích hợp sẵn chỉ báo Fractal nên mọi người chỉ việc mở nó lên như bình thường.
Tuy nhiên với MT4, các bạn sẽ cần tải về và mất một chút thời gian để cài đặt trên máy.
Trước hết, mọi người sẽ phải truy cập vào kho chỉ báo MQL5 và tiến hành tải chỉ báo fractal về thiết bị của mình.
Kế đến, các bạn cần khởi động phần mềm MT4. Sau đó, lần lượt truy cập vào File, chọn Open, Data Folder rồi nhấn vào MQL4, tiếp tục chọn Indicators rồi sao chép file vừa tải về vào thư mục vừa mở.
Cuối cùng, mọi người chỉ cần khởi động lại phần mềm và tìm fractal trong phần Navigator/Indicator.
Thiết lập các thông số của Fractal
Các bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau đây để thiết lập các thông số cho chỉ báo Fractal của mình. Cụ thể bao gồm cài đặt Input 24/24 và cài đặt Input Input 6/6. Tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập cụ thể hơn về cách cài đặt của từng phương thức.
Cách 1: Cài đặt Input 24/24
Cài đặt Input (24,24) giúp người dùng tìm ra được nến cao nhất hoặc thấp nhất trong phạm vi 24 nến. Qua đó, các bạn có thể quan sát những biến động trên thị trường trong 1 tháng, tính trên khung thời gian ngày.
Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt, chỉ báo này sẽ mở ra một hộp thoại cài đặt tương tự như hình minh họa. Khi đó, các bạn chỉ việc điền vào cả hai thông số là 24/24 là được. Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể tùy chỉnh màu sắc yêu thích cho các chỉ báo trong thẻ “Colors”.
Cách 2: Cài đặt Input 6/6
Cài đặt Input (6,6) để tìm ra được nến cao nhất hoặc thấp nhất trong phạm vi 6 nến. Qua đó, các bạn có thể quan sát những biến động trên thị trường trong 1 tuần, tính trên khung thời gian ngày.
Tương tự như cài đặt Input 24/24, các bạn chỉ cần thay đổi bước nhập thông số thành 6/6 là được.
Mọi người cũng có thể thiết lập đồng thời Input 6/6 và Input 24/24 để phát hiện những điểm khác biệt. Lúc đó, mọi người nên chọn màu sắc khác nhau giữa 2 loại để dễ dàng quan sát nhé!
Cách dùng chỉ báo Fractal trong giao dịch forex
Sau khi hiểu rõ chỉ báo Fractal là gì, chúng ta sẽ cùng nhắc lại các thông tin mà chỉ báo này cung cấp, bao gồm:
- Đầu tiên là với Fractal giảm giá, đỉnh của cụm nến sẽ là vị trí được đánh dấu bằng một mũi tên màu xanh hướng lên trên, báo hiệu giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm (tín hiệu bán).
- Kế đến, một Fractal tăng giá sẽ có đáy của cụm nến sẽ là vị trí được đánh dấu bằng một mũi tên màu đỏ hướng xuống, báo hiệu giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng (tín hiệu mua).
Với những trader mới tiếp cận với chỉ báo này thì cần chú ý vì tín hiệu tăng sẽ được vẽ bằng mũi tên hướng xuống, trong khi tín hiệu giảm sẽ xuất hiện với một mũi tên quay lên. Chỉ cần sử dụng chỉ báo này 1 vài lần thì mọi người sẽ có thể dễ dàng làm quen.
Fractal được dùng để cung cấp tín hiệu đảo chiều, do vậy các trader sẽ vào lệnh mua khi Fractal tăng giá. Ngược lại, các bạn sẽ thực hiện lệnh bán khi mô hình giảm giá xuất hiện.
Như đã đề cập ở phần trên của bài viết, chỉ báo Fractal thường sẽ xuất hiện trong biểu đồ giá với tần suất dày đặc. Chính vì thế, các bạn cần kết hợp đồng thời với những công cụ kỹ thuật khác để chọn ra được những tín hiệu quan trọng.
Sử dụng đồng thời chỉ báo Fractal và đường trung bình động MA
Đơn giản nhất là sử dụng chỉ báo Fractal cùng lúc với một chỉ báo xu hướng, chẳng hạn như đường trung bình động MA. Nhờ đó, các bạn đã có thể loại bỏ được phần lớn tín hiệu nhiễu từ Fractal. Quá trình này bắt đầu từ việc đường trung bình động MA xác nhận xu hướng, sau đó các bạn có thể sử dụng chỉ báo Fractal xuôi theo xu hướng để tìm ra điểm vào lệnh thích hợp.
Biểu đồ dưới đây thể hiện một số lệnh giao dịch có thể được tiến hành với MA100 và chỉ báo Fractal. Trong đó, đường trung bình động MA đang xác nhận xu hướng giảm của giá trên thị trường. Từ đó, các nhà giao dịch có thể cân nhắc vào lệnh bán nếu mô hình Fractal giảm giá được hình thành.
Ngược lại, khi đường trung bình động MA nằm phía dưới đường giá xác nhận xu hướng tăng của thị trường thì các bạn chỉ nên thực hiện lệnh mua khi Fractal tăng giá. Đa phần những mô hình Fractal giảm giá trong trường hợp này sẽ không đem đến một kết quả giao dịch như mong đợi.
Mặc dù các tín hiệu đã được đường trung bình động MA lọc qua, thế nhưng chúng có thể không phải là tín hiệu tốt. Như ví dụ phía trên, dù mô hình có Fractal tăng trong xu hướng tăng, nhưng giá tăng ít rồi lại đảo chiều. Tuy nhiên, các bạn có thể khắc phục việc này bằng cách quản lý vốn thật tốt. Rủi ro vốn dĩ là điều không thể tránh trong giao dịch Forex.
Kết hợp chỉ báo Fractal với Fibonacci
Khi đã thành thạo khái niệm Fractal là gì, cũng như các tính chất của chỉ báo này thì các trader có thể sử dụng đồng thời cùng với Fibonacci để tăng hiệu quả phân tích giao dịch.
Hình minh họa dưới đây bao gồm một đường trung bình động MA, hỗ trợ xác nhận xu hướng tăng lên của thị trường. Thế nhưng, tại thời điểm giá pullback về mức Fibonacci quan trọng là 23,6 thì tín hiệu mua càng được xác nhận mạnh mẽ hơn. Từ đó giúp các nhà đầu tư có thêm cơ sở để chọn được điểm vào lệnh lý tưởng.
Sử dụng đồng thời chỉ báo Fractal và Williams Alligator
Để khắc phục một vài yếu điểm của Fractal, Williams đã tiếp tục nghiên cứu và phát minh ra chỉ báo Alligator hay còn gọi là chỉ báo cá sấu. Nhìn chung, Alligator là một công cụ phân tích kỹ thuật với 3 đường trung bình động nằm trên biểu đồ giá tượng trưng cho phần hàm, răng và miệng của cá sấu. Đó cũng là lý do mà Williams gọi chỉ báo này là Alligator.
Với Alligator, người dùng có thể dự báo xu hướng chuyển động của một loại tài sản trong tương lai. Alligator sẽ mang đến hiệu quả phân tích tối ưu nhất khi sử dụng cùng với chỉ báo dạng dao động, chứ không chỉ riêng chỉ báo Fractal.
Alligator mang vai trò tương tự như đường trung bình động MA thế nhưng “bộ lọc” của chúng được tối ưu hóa, mạnh mẽ và hiệu quả hơn hẳn một đường trung bình động riêng biệt.
Tín hiệu mua thường sẽ xuất hiện phía dưới đường trung bình động ở giữa của mô hình. Trong khi tín hiệu bán sẽ được tìm thấy ở phía trên của đường MA chính giữa.
Nhờ vào sự kết hợp này, các bạn sẽ có được những dự báo đáng tin cậy. Từ đó có thể tìm được điểm vào lệnh hiệu quả cũng như dễ dàng dự đoán xu hướng thị trường ở bất kỳ khung thời gian nào, hay bất kỳ nội dung nào.
Tuy nhiên, nếu dao động giá quá lớn sẽ khiến tổ hợp này cung cấp tín hiệu sai. Chính vì thế các bạn nên kết hợp cùng các chỉ báo khác để tăng hiệu quả giao dịch của mình.
Một vài lưu ý trong quá trình sử dụng chỉ báo Fractal
Bất kỳ công cụ kỹ thuật nào đều có những ưu và nhược điểm riêng trong quá trình sử dụng và chỉ báo Fractal cũng không ngoại lệ. Mặc dù Fractal giúp người dùng tối ưu hóa chiến lược giao dịch thế nhưng nó vẫn có một vài hạn chế cần phải chú ý trong quá trình sử dụng. Đừng lo lắng vì chúng tôi sẽ tổng hợp chúng trong phần tiếp theo của bài viết cũng như cách khắc phục.
Chỉ báo Fractal tạo quá nhiều tín hiệu
Nhược điểm đầu tiên và cũng là hạn chế lớn nhất của chỉ báo Fractal đó là nó tạo ra quá nhiều tín hiệu với tần suất dày đặc. Điều này sẽ khiến các trader bối rối trong việc chọn tín hiệu để giao dịch. Nếu các bạn cố gắng vào lệnh với tất cả những tín hiệu được tạo ra thì việc cháy tài khoản sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Chính vì thế, các bạn cần quản lý cảm xúc của bạn thân thật tốt bên cạnh việc sử dụng các công cụ hỗ trợ khác, để tránh khỏi tình trạng giao dịch quá nhiều (overtraining).
Chỉ báo tín hiệu trễ (Lagging Indicator)
Vấn đề thứ hai của chỉ báo Fractal cần được quan tâm đó là việc nó là một chỉ báo tín hiệu trễ, hay còn gọi là Lagging Indicator. Các nhà giao dịch có thể dễ dàng nhận thấy điều này thông qua việc chỉ báo Fractal hình thành sau khi các nến trong mô hình đã đóng cửa. Có trường hợp các bạn phải đợi đến khi 2 nến tiếp theo đóng cửa thì Fractal mới bắt đầu đánh dấu các tín hiệu.
Với đặc tính chậm trễ như đã nêu trên thì bạn nên dùng nó như một công cụ hỗ trợ phát hiện tín hiệu đảo chiều để tối ưu hóa chiến lược. Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng chúng đồng thời với những chỉ báo khác để dự báo thời điểm nó tạo đỉnh và đáy.
Tín hiệu đảo chiều sẽ càng được củng cố với độ tin cậy cao hơn khi mô hình không hình thành Fractal mới trong một khoảng thời gian dài. Chính vì thế, các bạn có thể tùy chỉnh thông số của chỉ báo này ở một chu kỳ cao hơn để tạo ra được những tín hiệu đáng tin hơn. Hạn chế của việc này là sẽ có ít tín hiệu được cung cấp và các bạn sẽ phải mất thời gian chờ đợi một tín hiệu phù hợp để vào lệnh.
Bằng cách vẽ các Fractal ở nhiều khung thời gian khác nhau và kết hợp chúng đồng thời sẽ giúp khắc phục hạn chế nêu trên.
Lời kết
Bài viết đã lần lượt trình bày những vấn đề liên quan đến Fractal là gì, cũng như cách cài đặt, sử dụng và một vài lưu ý trong quá trình dùng chỉ báo này. Nhìn chung, chỉ báo Fractal khá khó tiếp cận thế nhưng nó lại mang đến những hiệu quả giao dịch nhất định. tùy thuộc vào chiến lược và phong cách của mỗi người mà các bạn có thể kết hợp chỉ báo Fractal cùng với chỉ báo cá sấu (Alligator) hay Fibonacci Retracement đều được.
Một điều cần lưu ý đó là Fractal chỉ thật sự hiệu quả khi được sử dụng đồng thời cùng những chỉ báo kỹ thuật khác. Vì vậy hãy tìm ra cho mình một công cụ hỗ trợ phù hợp nhất cùng với Fractal bạn nhé.
Dĩ nhiên việc luyện tập và tìm hiểu kỹ về chỉ báo này luôn là một phần quan trọng nếu các bạn muốn sử dụng nó. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin và hướng dẫn hữu ích cho quá trình giao dịch của các trader. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
VWAP là gì? Cách sử dụng VWAP indicator trong giao dịch
Tổng quát về chỉ báo Bollinger Band Width nên tham khảo ngay
Nguyên tắc sử dụng chỉ báo Zig Zag là gì?
Tôi là Võ Chí Quang hiện là CEO của Exness – Trang website chuyên cung cấp các thông tin uy tín và chi tiết liên quan đến sàn giao dịch Exness.